Nam Thành Có Mưa

Chương 7

Mốc dịch

Diệp Gia Thụ ngẩn ngơ rất lâu, anh ngồi xổm dưới gốc cây hút xong điếu thuốc, ngẩng đầu lên mới nhận ra Tống Uyển đang đứng dưới hành lang trước nhà, làn gió lùa từ lá cây chuối tây và phong Nhật Bản thổi bay mái tóc cô, trong ánh nắng giữa hè con người bỗng trở nên mơ hồ như không tồn tại.

Cô đang nhìn anh, ánh mắt ấy không rõ có đang chứa đựng ý gì khác, chỉ nhìn anh chăm chú.

Diệp Gia Thụ lấy làm lạ sao cô không gọi, anh nhanh chóng dập tắt điếu thuốc mở cửa xe ra.

Lần này Diệp Gia Thụ đưa Tống Uyển vào núi. Mẹ của Tống Uyển và Tống Giới là Hoàng Tri Tuệ, sáu năm trước chuyển vào núi sâu sống không màng thế sự. Bà sống trong căn nhà đơn sơ nơi lưng chừng núi, ru rú trong nhà ăn uống đạm bạc, dù chưa xuất gia nhưng đã bước nửa chân khỏi chốn hồng trần.

Hoàng Tri Tuệ không muốn gặp Tống Uyển, bảo cô đừng tới, nhưng Tống Uyển vẫn không yên lòng, cứ dăm bữa nửa tháng lại đến thăm bà.

Xe vào trong núi, mặt trời khuất bóng, người trong chốn âm u.

Đến nơi, Tống Uyển bảo Diệp Gia Thụ dừng xe lại, cầm túi xuống xe. Giầy cao gót mảnh khảnh loạng choạng đi trên con đường núi được rải đá hơi dốc. Diệp Gia Thụ không yên tâm, chặn hai viên đá vào bánh xe trước rồi đi theo cô.

Hoàng Tri Tuệ sống trong nơi vắng vẻ sâu thẳm, đó là một ngôi nhà ngói, hàng rào bằng tấm phên tre vây xung quanh mảnh sân, trong vườn có giàn mướp, một người phụ nữ trung niên mặc bộ quần áo vải gai đang ngồi dưới hiên nhà nhặt rau.

Nghe thấy tiếng bước chân, Hoàng Tri Tuệ ngẩng đầu lên nhìn, rồi lại cúi đầu xuống, dường như người đến không hề có quan hệ gì với bà.

Tống Uyển gọi: “Mẹ”.

Hoàng Tri Tuệ cầm chậu rau lên, bước vào trong phòng.

Diệp Gia Thụ đến trước ngôi nhà thì dừng lại, nhìn Tống Uyển sải bước qua thềm cửa, đi loanh quanh khắp nhà như đang kiểm tra.

Anh vào trong nhìn xung quanh, nhận ra căn nhà rất sạch sẽ gọn gàng, khác xa vẻ tuềnh toàng mà anh tưởng tượng, đá lát sàn được xếp chỉnh tề, tường sơn màu hồng nhạt, đồ gia dụng gỗ màu nâu sẫm, giống hệt những nhà dân trong núi trước đây anh đã từng thấy.

Bóng lưng Tống Uyển lay động, qua mấy cánh cửa vào nhà bếp.

Diệp Gia Thụ không nhìn rõ bóng lưng cô, tự anh ra ngoài sân ngồi trên chiếc ghế đẩu dưới gốc cây táo ta. Luống rau dưa cải trong vườn xanh mướt đáng yêu, cà chua vừa mới chín có màu đỏ mọng nước. Anh liếc mắt về phía nhà bếp, thấp thoáng vọng ra tiếng nói chuyện. Anh do dự trong chốc lát, đứng lên đi vào trong vườn.

Tống Uyển không nói chuyện lâu, chỉ lát sau đã đi ra, cô cúi đầu, đẩy cặp kính đen trên sống mũi, nói với Diệp Gia Thụ bằng giọng khàn khàn: “Đi thôi.”

Cho đến lúc lên xe, Tống Uyển vẫn không tháo kính xuống.

Xe quay đầu về, đến mốc ranh giới thôn, cuối cùng Tống Uyển lên tiếng chỉ đường, nhưng không phải bảo anh quay về thành phố.

Xe quẹo trái rẽ phải, đến trước một hộ gia đình nông dân, Tống Uyển kêu anh dừng xe lại. Cô kéo kính đen xuống bỏ vào túi, vòng qua đống hoa quả khô đang phơi trên đất đi đến mở cửa.

Không bao lâu sau, một người phụ nữ trung niên ăn mặc giản dị từ bên trong bước ra.

Tống Uyển thân thiết gọi chị ta là “chị Trương”, lấy một phong bao lì xì thoạt nhìn rất dày dặn trong túi ra nhét vào tay “chị Trương” đó.

Diệp Gia Thụ đã hiểu, Tống Uyển đang nhờ người nọ thỉnh thoảng vào núi thăm mẹ mình, nhân tiện đưa ít nhu yếu phẩm.

Đi theo Tống Uyển hơn bốn tháng, lần đầu tiên anh thấy thái độ cô mềm mỏng giọng nói nhẹ nhàng đến vậy, như sợ nếu đắc tội với người phụ nữ nông thôn ấy thì Hoàng Tri Tuệ ở nơi chó ăn đá gà ăn sỏi này không có ai chăm sóc.

Diệp Gia Thụ bỗng nhiên không muốn nhìn thêm, annh quay đầu đi châm một điếu thuốc.

Tống Uyển nói chuyện với chị Trương nọ rất lâu mới trở về xe. Vẻ thân thiết làm người ta thấy xa lạ ấy lập tức biến mất khi cô mở cửa xe. Diệp Gia Thụ nhìn qua kính chiếu hậu, cảm thấy vẻ lạnh lùng không gần khói lửa trần gian của cô vẫn đẹp hơn.

Anh hỏi: “Đi chưa?”

Tống Uyển ừ một tiếng.

Đột nhiên anh nhớ tới chuyện gì đó, lấy một vật từ túi áo khoác ngoài đưa về phía sau: “Cầm lấy này.”

Cô ngẩn người, giơ tay nhận lấy.

Là một quả cà chua, lớn cỡ nửa bàn tay.

Diệp Gia Thụ nói: “Trộm được trong vườn mẹ cô đấy.”

Tống Uyển bật cười thành tiếng, trong lời nói đầy ý châm biếm: “Vậy đây là thứ quả do bà ấy cực khổ trồng rồi.”

Cô cũng không cầu kì, lau quả cà chua lên chiếc váy bằng lụa thật không một nếp nhăn, há miệng cắn một miếng, nước quả bắn ra ngoài, cô lúng búng nói: “... Người nhà họ Tống đều có cái tính đấy, sống trong mơ không muốn tỉnh lại.”

Diệp Gia Thụ hé miệng nhưng không nói gì.

Anh nghĩ, nếu không phải chỉ có cách sống “sống trong cuộc say, chết trong mơ màng” này, ai bằng lòng mình như cái xác không hồn phiêu bạt nhân gian.

* * * * *

Đường Kiển Khiêm vẫn gọi điện thoại đến, không nhắc đến cuộc cãi vã hôm đó.

“Đến đường Đồng Nguyên, lập tức.”

Ba chữ đó đã đánh thức linh hồn của Tống Uyển đang chìm trong giấc ngủ say, lưng cô đổ mồ hôi, giọng nói bất giác mang theo sự cầu xin: “Giám đốc Đường...”

Đường Kiển Khiêm không cho cô cơ hội mặc cả, thẳng tay cúp điện thoại.

Tống Uyển ngồi dậy đi thay quần áo, thay được một nửa mới nhớ ra phải gọi điện thoại cho Diệp Gia Thụ. Cuộc điện thoại vang lên mấy tiếng “tút tút” kéo dài, cô chợt hi vọng tốt nhất Diệp Gia Thụ không nhận cuộc gọi này, vừa hay để cô tìm một cái cớ từ chối cuộc gặp mặt tối nay.

“Cô Tống...”

Tống Uyển nhìn nửa cơ thể trần trụi của mình qua gương, thì thầm: “... Qua đây đón tôi, giám đốc Đường muốn gặp tôi.”

Đây là khoảng thời gian dài nhất Đường Kiển Khiêm lạnh nhạt với cô, trong quãng thời gian dài rãnh rỗi không có gì làm, cô chợt có một vài ảo tưởng, tưởng rằng đã đến ngày Đường Kiển Khiêm mất sạch hứng thú với cô.

Xe đến, Tống Uyển đã trang điểm xong, là kiểu trang điểm rất đậm, như gương mặt cô đeo một chiếc mặt nạ.

Lúc mở cửa xe cho cô, Diệp Gia Thụ nhận ra cô đang run rẩy, hương nước hoa đắt tiền vừa xịt lên người vẫn chưa tan, mùi thơm nồng xộc vào trong khoang mũi.

Anh nhẹ nhàng hỏi: “Cô Tống?”

Hơi thở hơi nóng ấy sượt qua tóc mái, Tống Uyển rùng mình hoàn hồn lại, cúi người chui vào trong, cuộn tròn người tựa vào cửa xe.

Xe ô tô như hồn ma u ám im lặng xuyên qua con đường thênh thang không bóng người trong màn đêm như con thoi, trong lòng Diệp Gia Thụ có một trực giác kì lạ, cảm thấy Tống Uyển đêm nay rất khác thường, ba từ “đường Đồng Nguyên” cũng giống thế, mang một ý nghĩa sâu xa làm người khác tò mò.

Diệp Gia Thụ dừng xe ở số 99 đường Đồng Nguyên, ghế phía sau không có tiếng động, anh chờ một lát, cuối cùng quay đầu lại nhắc: “Cô Tống, đã đến rồi.”

Bóng hình đang cuộn tròn trong bóng tối hơi nhúc nhích, anh xuống xe, đi qua giúp cô mở cửa.

Ngọn đèn đường lờ mờ không soi rõ khuôn mặt trang điểm đậm như đeo mặt nạ của cô, khoảnh khắc xuống xe, ngón tay cô bỗng nhiên nắm chặt lấy cổ tay Diệp Gia Thụ, ánh mắt nhìn anh như đang cầu cứu, lớp mặt nạ kia nứt thành một đường nhỏ, trong đáy mặt cô là nỗi sợ vô bờ.

Diệp Gia Thụ giật mình.

“Tống...”

Nhưng chỉ một giây sau đó, Tống Uyển buông tay ra, sải bước vào trong, “... Anh về đi, hôm nay không cần chờ tôi đâu.”

Cô đi giày cao gót, bước chân vẫn thẳng tắp, hệt như chú chim công bị người ta nhổ sạch bộ lông sặc sỡ trên người nhưng vẫn ngẩng cao đầu ưỡn thẳng ngực.

Người càng đi vào trong, màn đêm càng sâu dần, cho đến khi bóng lưng cô hoàn toàn bị bóng tối nuốt chửng.

* * * * *

Một luồng ánh sáng mạnh mẽ rọi vào trong xe, Diệp Gia Thụ duỗi chân ra giật mình tỉnh giấc. Chiếc xe đang đi tới bật đèn pha, chói đến nỗi anh không mở nổi mắt. Sau khi chiếc xe đó đi, anh nhìn đồng hồ trên điện thoại, đã năm giờ sáng.

Trời sắp sáng rồi.

Anh xuống xe, hoạt động gân cốt một chút, lấy thuốc trong túi quần ra châm, nhìn về phía căn nhà số 99 ở cuối con đường. Đó là căn nhà nhỏ ba tầng, cửa sổ tầng hai vẫn đang sáng đèn.

Trời chầm chậm hửng sáng, vậy mà ngọn đèn đó vẫn sáng, nhưng ảm đạm đến nỗi dần dần không nhìn thấy.

Không bao lâu sau, Diệp Gia Thụ nhìn thấy Đường Kiển Khiêm vừa gọi điện thoại, vừa bước ra khỏi ngôi nhà, lên một chiếc xe chờ sẵn trước cửa và rời đi.

Anh đứng khỏi mặt đất, cử động đôi chân tê rần do ngồi xổm quá lâu, nhìn chằm chằm cánh cửa lớn căn nhà số 99.

Khoảng nửa tiếng sau, một bóng hình quen thuộc từ bên trong đi ra, dáng đi loạng choạng, mỗi bước chân như giẫm trên băng mỏng.

Diệp Gia Thụ dằn lòng lại không để mình xông tới đỡ cô, đi theo Tống Uyển đến đầu đường, rồi bước chân dần nhanh hơn, nắm lấy cổ tay Tống Uyển nhẹ nhàng kéo cô lại.

Cả người cô lảo đảo, ngoảnh đầu lại nhìn xem là ai, lớp trang điểm ấy đã phai đi ít nhiều, nhưng trên gương mặt lạnh lùng kia thấp thoáng sự đau khổ khó thể che giấu được.

Cô hé miệng, Diệp Gia Thụ phải rất vất vả mới nghe ra hai chữ “hiệu thuốc” cô nói.

Trong chiếc xe đậu dưới tán cây, Tống Uyển run rẩy mở vỉ thuốc ra, cho viên thuốc vào miệng, sau đó đón lấy chai nước lọc mà Diệp Gia Thụ đưa, nuốt cả nước và thuốc xuống cổ họng, cô uống gấp gáp, nét mặt như sắp ăn tươi nuốt sống thứ gì đó vậy.

Diệp Gia Thụ không phải là người không ăn không học, vỉ thuốc trong tay Tống Uyển anh biết, thường được dùng trong thường hợp tránh thai khẩn cấp.

Tống Uyển dụi mặt mình thật mạnh, vứt chai lọ sang một bên, cất giọng nói khàn khàn: “Tìm một nơi, tôi muốn tắm rửa.”

“Đường Phù Dung ư?”

Tống Uyển lắc đầu.

Anh đắn đo trong giây lát, “... Chỗ này cách nhà tôi khá gần, nếu cô không để ý.”

“Đi thôi.”

Trong kính chiếu hậu, Tống Uyển lấy khăn ướt trong túi ra, lau từng li từng tí vết son và phấn nhòa trên gương mặt. Màu u ám trong mắt cô dần lan ra, như cái cây bị sâu bênh đυ.c khoét, đang chờ đợi mồi sét quyết định sống chết.

Chưa bao giờ Diệp Gia Thụ thấy một Tống Uyển như vậy.

Anh chợt nhớ đến mấy câu luyên thuyên của Lão Lưu khi say rượu lúc uống cùng anh, mà bây giờ không tiện để nghĩ tới: “Nghe nói Đường Kiển Khiêm... khi làm chuyện đó muốn đủ loại tư thế, rất biếи ŧɦái...”

Tim anh nhói đau mà không thể dằn lại được, dường như không còn nằm ở vị trí vốn dĩ của nó.