Hi Guys!
Kết thúc bộ "Tần đế trọng sinh truy ái tử" rồi, Lan có 2 vấn đề chia sẻ với mấy bồ nhé!
Là vấn đề mà "Có thể bạn đã biết"
+ Cảm hứng.
Trong một lần tui nuôi ý định viết luận văn nghiên cứu về Tần Thủy Hoàng. Tui đọc hết thông tin về ông, rồi lịch sử Trung Hoa nói chung, lịch sử nhà Tần nói riêng. Đọc rồi, tui bỏ ý định viết luận văn bẻ qua viết đam mỹ luôn
Vì sao ư?
Lý do đây:
-> Tần Thủy Hoàng thời gian trị vì không lập hậu là có thật. Không ai biết rõ người ông yêu là ai.
-> Mẹ của Công tử Phù Tô và mẹ của nhị Công tử Hồ Hợi cũng không được nhắc đến trong lịch sử một cách rõ ràng. Một số nguồn tin tui đọc thì hai bà mẹ này đến nay còn là ẩn số.
-> Tần Thủy Hoàng rất xem trọng và yêu thương Công tử Phù Tô, là thật.
-> Nhị công tử Hồ Hợi tráo đổi thư để hại chết Công tử Phù Tô, là thật.
-> Nói về công trạng của Thủy Hoàng đế, nhiều vô số kể. Nhưng mà tội trạng thì cũng hằng hà.
-> Những năm cuối đời ông đi tìm thuốc trường sinh, là có thật. Bên cạnh đó, việc "Đốt sách chôn Nho" mà chúng ta hay nghe vẫn còn nhiều tranh cãi.
Một số nhà Sử học tìm về quá khứ để xác minh sự việc đó. Và kết quả là dưới thời Tần được cai trị bởi Thủy Hoàng đế, Ngài tạo ra chữ viết, chiêu mộ nho sĩ về triều. Thử hỏi nếu như "Đốt sách chôn Nho" kia là thật thì sao lại có chữ viết vào thời của ông? Hơn nữa, văn sĩ thời Chiến Quốc, Tần cũng nhiều nữa.
Oan "Đốt sách chôn Nho" kia chính là chôn thuật sĩ giả mạo, khoác lác tìm ra thuốc trường sinh mê hoặc bá tánh, lừa gạt đế vương.
-> Cho đến tận bây giờ vẫn chưa có ai đi vào mộ của Thủy Hoàng đế. Ngay cả trộm mộ cũng không nghe nói tới. Vậy bên trong mộ ông có gì? Đây vẫn còn là bí mật.
Thế là tui bắt đầu để ý tưởng bay cao bay xa~~~
-> Thủy Hoàng đế kia cả đời không hề nghe nói đến việc lập hậu. Có phải chăng đã có người trong lòng, nhưng vì lý do nào đó không thể đưa người đó lên làm hậu được?!
-> Công tử Phù Tô được Thủy Hoàng đế vô cùng sủng ái. Là người đọc sách Thánh Hiền, tấm lòng nhân hậu.
Tui lại nghĩ, vì sao nhiều con như ông, ai cũng có điểm mạnh riêng. Thế mà ông lại chỉ sủng mỗi đứa con trưởng này.
-> Vì sao cả đời ông ở ngôi vua bình đông phạt bắc, mở mang bờ cõi không sợ chết . Mãi đến lúc già đi lại muốn tìm thuốc trường sinh? Phải chăng ông muốn trẻ lại vì một lý do nào đó?
-> Vì sao mang tiếng là hôn quân nhưng ông không để ý đến? Hơn nữa, lúc Thủy Hoàng đế lên ngôi, nhà Tần không nghe nói có một cuộc lật đổ chính quyền nào. Có chăng chỉ là những tộc người nhỏ mới sáp nhập vào Tần quốc chiến nhau mà thôi. Nhưng mà, mãi đến thời Tần Nhị Thế bạo loạn lật đổ chính quyền mới nổ ra.
-> Một số nhà Khảo cổ đặt ra nghi vấn tám ngàn tượng nhân ở lăng mộ Thủy Hoàng đế khi xét nghiệm có chứa ADN người. Thế nhưng vì sao khi tượng nhân rã ra lại không thấy xương người? Lại mỗi tượng nhân đều có khuôn mặt, hình dáng khác nhau.
Đây đây, bí mật của mọi thời đại chưa có lời giải đây! Bên trong mộ Thủy Hoàng đế là gì? Có gì bên trong?
-> Chưa nghe nói ai vào trong mộ của ông, thế mà Sử ký Tư Mã Thiên tả là làm vô cùng hoàng tráng, nào là bầu trời, vì sao, mặt trăng, mặt trời. Còn làm dòng sông bằng thủy ngân, rồi cả một Trung Quốc thu nhỏ... thiệt luôn á, tui muốn hỏi câu này ghê, "Có lố quá hông dạ?" Chưa ai vào mà nói như đúng rồi luôn!
Về Nhị công tử Hồ Hợi, mấy bồ thấy y đáng ghét, hay đáng thương?
-> Giả sử, Nhị công tử Hồ Hợi không thật sự là người xấu thì sao? Cùng là con của Hoàng đế, một được sủng, một bỏ qua cảm giác sẽ thế nào?
Nếu nghĩ đến khía cạnh này thì Nhị công tử thật đáng thương.
Lúc đó, thật sự chỉ có Triệu Cao bên cạnh phò trợ Nhị công tử. Về sau, cũng chính Triệu Cao biến Nhị công tử thành hôn quân, cuối cùng một kiếm đâm chết Nhị công tử.
Bị người mình tin tưởng nhất gϊếŧ chết mình...
Cá nhân tui thấy Nhị công tử đáng thương chứ không hề đáng ghét. Một đứa con chỉ muốn tình thương của cha, ngoan ngoãn bắt chước theo anh trai đọc sách Thánh hiền, tập võ rèn luyện sức khỏe, ý định ban đầu thật sự không hề muốn ngồi lên ngôi vua. Đứa trẻ như vậy đáng ghét chỗ nào được chứ?!
Còn Kinh Kha, vấn đề này mới đau đầu đây. Ban đầu tui không nghĩ đến Kinh Kha sẽ có vai trong truyện của tui đâu! Nhưng mà sau khi phân tích một vài sự việc, tui quyết định cho ổng vào nhập hội luôn.
-> Giả sử Kinh Kha không thật sự hành thích Tần đế thì sao?
Điểm quan trọng là người phái Kinh Kha hành thích Tần đế, Thái tử Đan. Trước kia chính là bạn của Tần đế. Bạn từ hồi cả 2 vẫn còn là tù binh, hoạn nạn có nhau. Thời hiện đại của mình gọi là bạn thân í!
Một người phái chính khách gϊếŧ bạn thân của mình thì tốt sao?
Kinh Kha sau khi đến Tần quốc, biết được việc mà Tần đế làm cho dân, thân là chính khách quang minh lỗi lạc sẽ gϊếŧ vị minh quân này sao?
-> Còn một người bạn nữa của Hy Dương, Trịnh Phong. Trịnh Phong vốn là Trịnh Phong, mãi cho đến khi có biến "Lửa thiêu cung A Phòng".
-> Giả sử Hạng Vũ không thiêu cung A Phòng thì sao?
Hạng Vũ xuất thân bình dân, là người lỗ mãng, nóng nảy nhưng lại tinh tế đến không ngờ. Hơn nữa bên cạnh y còn có vợ của mình, Ngu Cơ.
Ngu Cơ là tài nữ, biết phân biệt rõ đúng sai. Hạng Vũ lại yêu nàng. Nếu Hạng Vũ muốn tiêu hủy những thứ có liên quan đến đời trước, y sẽ không nói cho Ngu Cơ biết sao? Tài nữ Ngu Cơ sẽ không ngăn cản sao? Lại nói Hạng Vũ không thích nhà Tần, chính là không thích sự cai trị của Tần Nhị Thế. Nhưng mà y trân trọng những di sản tiền nhân để lại nhé!
Một số nguồn tin thì ban đầu Hạng Vũ định ở lại cung A Phòng, hình như còn muốn tu sửa gì đó. Sau là vụ Ô Giang, Hạng Vũ không còn cơ hội đến cung A Phòng nữa.
-> Nhà khảo cổ lại tìm sự thật, cung A Phòng bị hủy là do năm tháng, không hề có sự nhúng tay của Hạng Vũ. Hơn nữa càng không có chuyện cung A Phòng lửa cháy ba tháng mới tắt.
-> Giả sử, tất cả họ đều bị mang án oan thì sao?
Giờ Văn học Trung Quốc của tui hồi còn đi học á, tui bị ấn tượng bởi câu nói của ông thầy kinh.
Đại loại thầy từng nói với lớp là, "Mấy đứa biết vì sao mỗi thời đại đều có nhà biên soạn lịch sử cho triều đại trước không? Mấy đứa để ý đi, lịch sử để lại cho mình đọc giờ toàn là triều đại sau tốt hơn triều đại trước. Triều đại trước tốt thì có tốt nhưng mà triều đại sau còn tốt hơn."
Cái đó đại loại là hạ người ta xuống để nâng mình lên đó mấy bồ!
-> Hơn nữa có một sự thật ít ai nói đến, chính là mỗi lần thay đổi triều đại chính sử của triều đại trước sẽ "ngoài ý muốn" bị mất, cháy, hoặc "chiến tranh làm tiêu hao". Tùy triều đại, có triều đại mất hết, có triều đại chỉ mất vài cuốn quan trọng. Và hậu nhân sẽ "bổ sung lại" những cuốn bị mất kia.
Vẫn câu nói quen thuộc... Sự thật chỉ có người trong cuộc mới biết. Cái gọi là "Sử ký ghi chép lại" cũng chỉ là thứ mà người đời sau ghi chép lại mà thôi...
+ Về tên hai nhân vật chính của chúng ta.
Có bồ nào từng thắc mắc vì sao Lan đặt tên cho nhân vật là Tần Hy Dương và Phó Tư Hàm hông?!
Tui chắc mấy bồ nghĩ "đặt tên thôi mà!" thôi hà đúng hôn?!
Sai nha sai nha!!! Nhìn qua thì tên có vẻ vần và đẹp đội hình vậy thôi chứ bên trong nó là cả một quá trình dày vò tui á!
Tui có một tật xấu chính là trước khi viết tui phải nghĩ ra cái tên truyện, tên nhân vật đầy đủ hết rồi mới viết được. Không thì bỏ qua luôn.
Nội "dàn cast" nhân vật không hành tui mất 2 đêm á. Đương nhiên tên tui đặt đều có ẩn tình bên trong cả!
Tần Hy Dương: Tui lấy lại họ Tần của Tần quốc. Hy Dương tui nghĩ theo nghĩa "hy vọng vào một cuộc sống khác tươi đẹp hơn" giống như Tần đế thường hay nói, "Buông bỏ chấp niệm mới có thể sống cuộc sống thoải mái tự tại."
Phó Tư Hàm: Tên này lại lấy sát với tiền kiếp của Công tử Phù Tô. "Phó" trong chết chóc. "Tư" trong tư niệm, nhớ nhung. "Hàm" là Hàm Dương. Phù Tô công tử chết đi rồi vẫn nhớ về chốn Hàm Dương.
Đặc biệt nếu ghép tên hai người lại sẽ là "Hàm Dương" - địa danh tui vừa phân tích tên Tư Hàm ở trên á, là nơi mà theo chính sử để lại:
Tần đế từng viết thư cho Phù Tô công tử rằng, "Con hãy đến Hàm Dương chôn cất ta ở đó!"
(Nhưng mà sau đó bị tráo thư nên tự vẫn, cuối cùng không đến Hàm Dương được í!)
Vâng, sau khi đọc xong Phần đặc biệt này tui hy vọng mấy bồ sẽ thích nó!
Theory một nùi đấy!!!!!
~~ Chẳng có gì gọi là trùng hợp đâu mấy bồ à!!!! ~~
Tạm biệt nhé! Hẹn gặp mấy bồ ở một bộ khác của tui!!!
Tui lượn đi lấp hố tiếp đây!!!