Tam Thế

Quyển 2 - Chương 13-2: Những câu chuyện bên lề

1.

Năm Mục Cảnh mười tuổi, vì mẫu phi bị hãm hại, bản thân bị truy sát, phụ vương lại chẳng hề để tâm đến an nguy của mình nên chàng chỉ có thể chạy trốn, vô tình lạc vào rừng đào của Mạc Trọng.

Khu rừng mà Mạc Trọng sống cũng giống như khu rừng của Ngữ Yên, được kết giới chia thành hai nửa. Bên ngoài chỉ là thế giới bình thường, bên trong kết giới lại như chốn bồng lai tiên cảnh. Khi còn ở bên ngoài, Mục Cảnh lúc đó chỉ mới là một đứa trẻ mười tuổi đã vô cùng sợ hãi, bởi chàng từng nghe nói nơi đây là cấm địa, là nơi ở của yêu ma quỷ quái. Nhưng vì người của kẻ thù sắp đuổi tới nơi nên chàng đành liều mình xông vào khu rừng. Sau khi xuyên qua một vật thể vô hình nào đó, một thế giới tuyệt đẹp được bao phủ bởi tấm thảm hoa đào màu hồng mở ra trước mắt Mục Cảnh. Trong khoảnh khắc đó, chàng quên cả sợ hãi, chỉ ngây ngốc ngắm nhìn tiên cảnh trước mặt.

Nhưng Mục Cảnh cũng chỉ ngây ngốc cho đến khi Mạc Trọng xuất hiện. Người đó vận xiêm y trắng muốt, cài trâm bạch ngọc, cả người được ánh trăng nhu hoà dịu dàng bao bọc. Người ấy bất ngờ xuất hiện, nhìn Mục Cảnh một lúc rồi tự hỏi tự trả lời: “Sao ngươi có thể đi vào kết giới? À, thì ra là một đứa trẻ mang mệnh đế vương. Thảo nào…”.

Lúc đó Mục Cảnh quá đỗi kinh ngạc nên không phát hiện ra ẩn ý trong lời nói của Mạc Trọng, chỉ lẩm bẩm: “Đây là nơi ở của yêu quái mà mọi người nói? Vậy kẻ mang dáng dấp thần tiên này hoá ra lại là yêu quái sao?”.

“Yêu quái? Hết nói ta là thần tiên, giờ lại đồn là yêu quái? Miệng lưỡi người đời đúng là quá khó lường.” Cảm thán một câu xong, người mặc áo trắng liền chất vấn: “Ngươi là ai? Sao lại xuất hiện trong rừng đào của ta?”.

Có lẽ vì thấy người đứng trước mặt không đáng sợ như lời đồn nên Mục Cảnh không còn sợ hãi như vừa rồi, liền kể hết mọi chuyện.

“Đã sống ẩn dật rồi mà sao phiền phức vẫn tìm đến cửa chứ?” Nói đến đây, như chợt nhớ ra điều gì, giọng điệu chán nản của người mặc áo trắng bỗng biến thành chờ mong: “Ngươi có biết nấu cơm giặt giũ không?”.

Mục Cảnh lắc đầu. Vốn là hoàng tử, có bao giờ chàng phải làm những công việc đó? Thấy vậy, nụ cười trên môi Mạc Trọng càng tươi hơn, khiến vị hoàng tử nào đó có dự cảm chẳng lành: “Không sao. Trước không biết thì sau sẽ rõ, làm dần rồi cũng quen”.

Rất lâu sau này, trong một lần trò chuyện với Dung Tĩnh, Mục Cảnh có hỏi: “Trong suốt thời gian sống cùng sư phụ, muội có thấy sư phụ nấu cơm giặt giũ bao giờ không?”. Thấy sư muội lắc đầu, chàng liền đắc ý nói: “Mạc Trọng tiên sinh mà thế nhân đồn đại thực chất lại là người như thế đấy. Chẳng biết sư phụ đã sống thế nào trước khi chúng ta đến nữa”.

Dung Tĩnh mím môi nghĩ thầm: “Thực ra sư phụ có xuống bếp nấu cháo gà cho muội một lần khi muội ốm, nhưng muội sẽ không nói ra đâu, vì đây là bí mật giữa muội và sư phụ”.

2.

Mấy ngày đầu khi mới đến đây sống, có lẽ vì lạ cảnh lạ nhà, lại vừa chứng kiến thảm cảnh Ngữ Yên bị gϊếŧ nên đêm nào Dung Tĩnh cũng gặp ác mộng, chẳng thể ngon giấc. Có một đêm Mạc Trọng bị tiếng thét của tiểu đồ đệ đánh thức, bèn vội vàng khoác thêm một chiếc áo mỏng rồi chạy sang phòng nàng. Trong phòng không thắp nến nhưng nhờ ánh trăng xuyên qua khe hở giữa hai cánh cửa khép hờ, Mạc Trọng có thể nhìn thấy bóng dáng nho nhỏ đang co ro ở một góc giường. Chàng thở dài một hơi, tiện tay khép cửa sổ lại, trong phòng lập tức ấm hẳn. Chàng ngồi xuống bên giường, dịu giọng gọi thử: “A Tĩnh?”.

Nghe thấy tiếng ai đó gọi mình, bóng dáng nho nhỏ ấy lập tức run lên, nhưng có lẽ vì chưa bình tĩnh lại khỏi cơn hoảng loạn nên Dung Tĩnh không nhận ra giọng chàng, vẫn cứ giấu mình trong chăn, nức nở thành tiếng.

Mạc Trọng kiên nhẫn lặp lại một lần, lần này Dung Tĩnh đã bình tĩnh hơn, dè dặt ló đầu ra khỏi chăn, ngước mắt nhìn người mặc áo trắng ngồi bên giường. Người đó tóc không búi cũng chẳng buộc, chỉ thả xoã sau lưng nom hiền từ đến lạ. Ánh mắt của Mạc Trọng khiến Dung Tĩnh bình tâm trở lại, mà đôi mắt to tròn ngấn nước, ngơ ngác nhìn mình kia cũng khiến chàng động lòng, bất giác lau mồ hôi lạnh ướt đẫm trán nàng bằng tay áo, dịu dàng hỏi: “Lại gặp ác mộng sao?”.

Dung Tĩnh khẽ “vâng” một tiếng.

Lại nghe chàng hỏi: “Có khát không?”.

Nàng lại gật đầu lần nữa. Mạc Trọng cũng đã đoán trước điều này nên nhanh chóng rót một chén trà đã lạnh, dùng nội công làm ấm nước trà trong chén. Dung Tĩnh cung kính đón lấy rồi uống một hơi cạn sạch, thoả mãn thở phào một hơi, lại nghe người ngồi bên nói tiếp: “Hết khát rồi chứ? Giờ thì nhắm mắt lại, ngủ tiếp đi”.

Dung Tĩnh thành thật trả lời: “Con không ngủ tiếp được”. Hễ nhắm mắt là thảm cảnh ấy lại hiện lên trong đầu, giọng nói lạnh lùng của Bá Khiêm lại như vang lên bên tai nên nàng chỉ có thể mở to mắt cho đến khi trời sáng.

Tay đang dém chăn của Mạc Trọng khựng lại, khó tin hỏi tiểu đồ đệ của mình: “Vậy nên gần đây con hay bị mất ngủ, vành mắt xuất hiện quầng thâm?”. Thấy nàng gật đầu, chàng liền trách mình vô tâm, vừa thương vừa giận hỏi: “Sao không nói cho ta biết sớm? Nếu ta không phát hiện ra, có phải con sẽ tiếp tục âm thầm chịu đựng?”. Chàng hỏi vậy cũng chỉ để cho có, chẳng đợi nàng kịp trả lời, chàng đã vén chăn chui vào, một tay để nàng gối đầu lên, một tay vỗ về, dịu dàng dỗ nàng vào giấc ngủ: “Được rồi. Có ta ở đây, không ai có thể làm hại con được đâu. Ngủ đi”.

Gối đầu lên tay chàng, áp mặt vào l*иg ngực ấm áp vững chãi, Dung Tĩnh cảm thấy lòng mình bình yên vô cùng. Kể từ khi nàng trở thành đồ đệ của Mạc Trọng, người này sẽ che chở cho nàng, thay nàng chắn hết gió mưa. Trước khi thϊếp đi nàng có ước rằng Mạc Trọng sẽ là bến đỗ bình yên cuối cùng trong cuộc đời mình, nàng không muốn phải nếm trải cảm giác chia ly thêm một lần nào nữa.

Có Mạc Trọng ở bên, Dung Tĩnh ngủ rất ngon, một giấc tròn, không mộng mị. Sáng hôm sau, khi chàng tỉnh dậy rồi nàng vẫn còn say sưa ngủ. Cánh tay mà nàng gối đầu cả đêm đã tê dại, không còn cảm giác. Tuy tay khó chịu nhưng có thể giúp nàng ngủ ngon như vậy, chàng cảm thấy rất đáng giá.

Kể từ hôm đó, đêm nào hai người cũng ngủ chung, dần dà trở thành thói quen khó lòng bỏ được. Vậy nên khi phải tách ra ngủ riêng, không chỉ mình Dung Tĩnh cảm thấy trống vắng mà cả Mạc Trọng cũng trằn trọc cả đêm. Vậy nên khi chỉ còn lại một mình sống trong rừng đào chất chứa bao kỷ niệm của cả hai, nàng phải mượn rượu mới có thể đi vào giấc ngủ, mơ màng sống qua ngày.

May mà sau nhiều lần chia ly, cuối cùng họ vẫn được đoàn tụ.

3.

Khi còn ở Hạ quốc, vào một ngày mưa, sau khi đưa cốc sữa nóng cho Dung Tĩnh nhâm nhi, vì muốn an ủi nàng nên Mạc Trọng đã đồng ý để nàng ngồi trong lòng mình. Chuyện này đã xảy ra nhiều lần trong quá khứ nhưng giờ đã khác xưa, cả hai đều đã thay đổi. Dung Tĩnh đã không còn là một đứa trẻ, mà tình cảm chàng dành cho nàng đã vượt quá giới hạn, nay người mình thích đang ngồi trong lòng, có ai mà không suy nghĩ vẩn vơ, chảng cảm thấy điều gì?

Mạc Trọng có chút lo lắng cúi nhìn người trong lòng, không biết Dung Tĩnh liệu có phát hiện ra điều gì bất tường thì mới phát hiện nàng đã thϊếp đi từ lúc nào. Hiện giờ chàng không biết nên thở phào nhẹ nhõm vì bí mất chưa bị bại lộ hay tức giận vì đồ đệ của mình quá ngờ nghệch nữa. Rõ ràng là nàng rất thích chàng, vậy mà lại có thể vô tư thϊếp đi trong lòng người mình yêu. Chàng thở dài, cúi đầu định hôn lên đôi môi hơi hé của nàng như để vơi đi sự hụt hẫng trong lòng.

Nàng vô tư không có nghĩa là người khác cũng không để ý, bí mật không bại lộ trước nàng thì lại bị người khác phát hiện ra. Đúng lúc hai đôi môi chạm nhau thì màn lụa mỏng trước giường lớn bị kéo ra, Đàm quý phi Lạc Nhạn kinh ngạc nhìn cảnh tượng trước mắt, không kìm được mà thốt lên: “Hai người …!”.

Mạc Trọng ngẩn đầu lên, thấy người nhìn thấy là tỷ tỷ kết nghĩa của đồ đệ mình liền tự trách bản thân đã quá sơ suất. Còn người nhìn thấy thì hiểu được vấn đề rất nhanh, lập tức chất vấn: “Tiên sinh cũng thích A Tĩnh? Vậy người có biết muội ấy cũng có tình cảm với mình không?”.

Trước câu hỏi này Mạc Trọng chỉ im lặng, chẳng khác nào ngầm thừa nhận rằng mình đã biết.

Thấy vậy, Lạc Nhạn lại càng giận hơn: “Nếu tiên sinh đã biết thì sao lại không nói cho A Tĩnh biết? Nếu cả hai đều có tình cảm với nhau thì sao còn giấu giấu giếm giếm, giày vò đối phương? Chẳng lẽ tiên sinh lại e sợ lời đàm tiếu của người đời sao?”.

Mạc Trọng cũng muốn lắm chứ, nhưng trên đời có những chuyện không phải cứ muốn là có thể làm được. Vậy nên chàng mới nói: “Ta không e sợ lời đàm tiếu của người đời, cũng thích A Tĩnh nhiều như nàng ấy thích ta, nhưng giữa bọn ta còn có quá nhiều thứ cản trở. Dù có ở bên nhau thế nào thí sớm muộn cũng phải tách ra. Vì vậy nếu muốn tốt cho A Tĩnh thì đừng nói nàng ấy biết chuyện này”.

Cuối cùng, Lạc Nhạn vẫn không nói ra mà Mạc Trọng mới chính là người tiết lộ bí mật ấy. Thế nhưng, đó là chuyện của sau này.

4.

Có thể nói Liên Hoa là đứa con mà lão Sở vương yêu thương nhất, dù sự thật nàng chẳng phải con ruột của ông.

Mẫu phi của Liên Hoa không phải người Sở quốc, phụ thân đích thực của nàng là tướng quân của một nước từng bị lão Sở vương chinh phạt. Hai người vốn là thanh mai trúc mã, vốn định thành thân nhưng đúng lúc đó lão Sở vương lại đem quân xâm lược. Vì cuộc chiến ấy mà mẫu phi của Liên Hoa phải chịu cảnh nước mất nhà tan. Người mình yêu bỏ mạng trên chiến trường, còn bản thân lại trở thành phi tử của vị vua nước địch.

Kể từ khi trở thành Trang phi của Sở quốc, dù được lão Sở vương sủng ái thế nào, mẫu phi của Liên Hoa vẫn chẳng vui chẳng cười, không để tâm cũng không đón nhận, đáp trả tình yêu của lão Sở vương. Trái tim của Trang phi đã chết theo cố quốc cùng tình lang đã mất, sao có thể rung động trước người được coi là kẻ thù của mình. Chẳng biết có phải vì thấu hiểu và cảm thông hay quá yêu Trang phi mà ông vẫn ôm hi vọng với mối tình khó kết trái này.

Và mọi chuyện đã thay đổi cho đến khi Trang phi mang thai.

Khi nghe tin này từ chính miệng thái y, niềm vui sướиɠ cùng sự lo lằng cùng lúc ập tới với lão Sở vương. Vui vì sắp được làm cha, đứa trẻ này lại là con của ông và người ông yêu nhất, nhưng đồng thời cũng lo nàng sẽ vì hận mình mà từ bỏ đứa con trong bụng. Nhưng may mắn làm sao, sau một hồi kinh ngạc Trang phi đã tỏ ra rất nhanh hạnh phúc khi biết mình mang thai. Nàng không có ý định từ bỏ đứa trẻ, dù vẫn ít khi chủ động nói chuyện với lão Sở vương nhưng đã không còn lạnh lùng như trước, thỉnh thoảng còn mỉm cười đáp lại. Chuyện này làm dấy lên hy vọng trong lòng ông. Lão Sở vương tin rằng đứa trẻ này sẽ làm Trang phi hồi tâm chuyển ý, sẽ bỏ qua nợ nước thù nhà mà chấp nhận, đáp trả tình cảm của ông. Sau này nghĩ lại mới thấy mình thật ngây thơ, Trang phi lúc đó giữ lại đứa bé chỉ vì đó là cốt nhục của tình lang quá cố, là kết tinh tình yêu của hai người họ mà thôi.

Lão Sở vương yêu Trang phi nhiều thế nào thì cũng thương Liên Hoa nhiều như thế, cưng chiều đến nỗi trong cung còn đồn rằng nếu Liên Hoa là một nam hài thì đó sẽ là quân vương tương lai.

Lòng yêu thương, cưng chiều cùng bao dung của lão Sở vương dành cho Trang phi lẫn Liên Hoa đã khiến cho vị phi tử đó có phần dao động, nhưng vẫn chưa đủ để nàng gạt bỏ quá khứ mà toàn tâm toàn ý làm một phi tử. Và sự dao động đó khiến Trang phi bối rối. Phải chăng lòng nàng đã quá yếu mềm nên mới rung động trước kẻ đã xâm lược nước mình? Phải chăng tình cảm này là sai, là không nên có? Vì vậy Trang phi cố vùi nó trong tim, ép mình trở nên lạnh lùng. Và lòng nàng vẫn còn vấn vương, đôi khi lặng người nhìn qua cử sổ để hướng về một nơi nào đó. Có lần Liên Hoa trông thấy, ngây thơ hỏi rằng: “Mẫu phi đang nhìn gì vậy?”.

Trang phi trả lời con gái bằng giọng phảng phất nỗi buồn: “Ta đang nhìn về cố quốc của ta, nơi có người mà ta yêu nhất, nhưng từ lâu cả nước lẫn người đều đã không còn. Ta rất muốn trở về nơi ấy”. Rất muốn đến với cha con nhưng không thể, vì còn có con ở đây.

Lúc đó Liên Hoa mới chỉ là một đứa trẻ, sao hiểu hết được ý trong lời nói của người lớn, chỉ lờ mờ hiểu được câu nói cuối của Trang phi: “Mẫu phi muốn rời khỏi đây sao? Nhưng con lại muốn ở lại nơi này vì có phụ vương”.

Lúc này Trang phi mới quay người lại, thấy quả cầu lông khổng tước trong tay con gái liền hỏi: “Liên Hoa vừa đi chơi cùng phụ vương về sao?”. Thấy con gái gật đầu, nàng lại hỏi tiếp: “Liên Hoa rất thích phụ vương sao?”.

Tiểu công chúa Liên Hoa liền hồn nhiên trả lời: “Đương nhiên là con rất thích. Chẳng lẽ mẫu phi không thích phụ vương sao?”.

Trang phi cúi đầu né tránh ánh mắt ngây thơ cùng câu hỏi thẳng thắn của con mình: “Ta cũng muốn thích phụ vương con lắm chứ”. Lão Sở vương là một quân vương chung tình, đã bao năm mà vẫn yêu thương nàng hết mực, chẳng nạp thêm một phi tần nào. Thái hậu cũng từng khuyên nàng hãy quên đi quá khứ mà bắt đầu lại từ đầu, nhưng nợ nước thù nhà làm sao có thể lãng quên dễ dàng đến thế.

Liên Hoa vẫn hồn nhiên hỏi tiếp: “Thích là thích, sao còn muốn hay không?”.

Trang phi xoa đầu con gái, mỉm cười lắc đầu: “Con còn nhỏ, chưa hiểu được đâu”.

Dù còn rất mâu thuẫn nhưng Trang phi vẫn muốn cuộc sống hiện tại kéo dài mãi mãi, bí mật kia sẽ bị chôn vùi cùng sự diệt vong của cố quốc và tình lang đã mất. Nhưng giấy không gói được lửa, cái kim trong bọc cũng có ngày lòi ra. Cuối cùng lão Sở vương cũng biết Liên Hoa không phải con ruột của mình.

Lão Sở vương hận Trang phi vì đã lừa dối mình suốt bao năm qua, càng giận hơn vì nàng đã thản nhiên thừa nhận mà chẳng do dự, day dứt gì. Thậm chí nàng còn nói ra những điều chôn giấu bấy lâu dưới tận đáy lòng, những lời làm tổn thương vị quân vương chung tình: “Nếu không vì ngài, tôi sẽ không phải chịu cảnh nước mất nhà tan, Liên Hoa cũng sẽ không mất cha từ trước khi sinh ra như thế. Nhưng ngài cũng đừng hiểu lầm, tôi làm thế không phải vì muốn trả thù ngài mà là để bảo vệ con gái của mình. Phu quân tôi đã mất, tôi không thể để con mình đi theo chàng được”. Ngừng một lát, nàng lại nói: “Tôi không cầu mình thoát chết, chỉ mong ngài vẫn để Liên Hoa sống và yêu thương nó như trước đây”.

Lão Sở vương giận quá hóa cười: “Nàng bảo trẫm để nghiệt chủng đó sống và yêu thương nó như trước đây? Nàng coi trẫm là gì, là kẻ ngốc bị lợi dụng suốt mấy năm trời, sau khi biết được vẫn vui vẻ nuôi con ngời khác?”. Liên Hoa là kết tinh tình yêu giữa Trang phi và tình lang đã mất, là bằng chứng cho việc lão Sở vương bị lừa dối, không biết thì thôi, chứ đã biết rồi thì sao có thể làm được như trước kia?

“Chỉ cần ngài không nói ra thì còn ai biết được chuyện này? Hơn nữa lỗi là ở chúng ra, Liên Hoa không có tội.”

Cuối cùng lão Sở vương cũng ban chết cho Trang phi bằng một dải lụa trắng. Trang phi, phi tử mà lão Sở vương yêu thương nhất ra đi với nụ cười mãn nguyện vì cuối cùng đã được đoàn tụ với tình lang dưới suối vàng, vì tin chắc rằng ông sẽ vẫn yêu thương Liên Hoa như trước. Điều này làm ông càng quyết tâm sẽ không yêu thương Liên Hoa nữa. Trước khi nhắm mắt nàng còn nói tựa như thì thầm: “May mà bệ hạ đã ban chết cho tôi. Nếu còn sống thêm mấy năm nữa, nếu bệ hạ còn dịu dàng với tôi như vậy thì e là tôi sẽ thật sự phải lòng bệ hạ mất”. Nhưng những lời này lão Sở vương chỉ nghe được loáng thoáng rồi cười nhạt cho qua. Đã đến nước này mà ông còn hy vọng gì chứ, một người máu lạnh như nàng làm sao có thể động lòng được?

Từ khi Trang phi qua đời, lão Sở vương không còn đến thăm Liên Hoa nữa, cũng hạ lệnh không cho con đến gặp mình. Trong cung liền dấy lên tin đồn tiểu công chúa bị thất sủng, Liên Hoa cũng bị các hoàng tử, công chúa khác bắt nạt, bị các thái giám, cung nữ coi thường. Chuyện này lão Sở vương đương nhiên biết, ông cũng rất dau lòng và tức giận thay con, nhưng vì hận Trang phi, vì lòng tự tôn của quân vương nên đành làm như không biết.

Trong khoảng thời gian lạnh nhạt với Liên Hoa, dù cố gắng vùi đầu vào chính sự hay tìm đến với các phi tử khác của mình, lão Sở vương vẫn chẳng thể lấp đầy khoảng trống trong tim. Đôi khi ông lại nhớ về khoảng thời gian khi Trang phi còn sống. Cảnh một nhà ba người mới hạnh phúc làm sao. Nếu có thể quay trở về thời điểm đó, ông nghĩ dù mình có bị lừa dối cả đời cũng chẳng sao cả.

Trong một lần lão Sở vương tản bộ trong ngự hoa viên, chân cứ bước về phía trước trong vô thức, để rồi sau khi bừng tỉnh thì ông mới phát hiện mình đã đứng trước cung của Trang phi từ lúc nào. Do dự một lát, cuối cùng ông vẫn vào thăm. Cung mà Liên Hoa sống bây giờ không giống cung của Trang phi lúc trước, nơi này trước kia náo nhiệt, ấm áp bao nhiêu thì bây giờ tiêu điều, quạnh quẽ chừng ấy. Lão Sở vương dừng chân trước cửa phòng của Liên Hoa, lặng lẽ ghi tạc những lời của hai người trong phòng nói.

“Ngự thiện phòng không chịu làm cơm cho công chúa nên già đành phải xuống bếp. Lâu rồi không nấu nên có thể sẽ không ngon, công chúa cố gắng nuốt vậy.” Ngừng một lát, giọng nói già nua lại vang lên: “Nếu bệ hạ chịu đến thăm công chúa thì tốt rồi, vậy thì công chúa sẽ không phải chịu khổ như thế này nữa”.

Giọng nói trẻ con liền đáp lại: “Nhũ mẫu biết không, con có thể chịu khổ, có thể chịu được khi bị các ca ca, tỷ tỷ bắt nạt, bị các thái giám cung nữ coi thường, chỉ cần phụ vương còn quan tâm đến con. Mẫu phi đã mất, giờ còn chỉ còn phụ vương thôi…”.

Nghe đến đây, cái được gọi là tôn nghiêm cùng thù hận trong lòng lão Sở vương lập tức bị tình thương dành cho Liên Hoa đánh bại. Liên Hoa có lỗi gì chứ? Tiểu công chúa mới chỉ là một đứa trẻ, sao hiểu được những câu chuyện phức tạp của người lớn, mà không biết, không hiểu thì không có tội. Trong mắt đứa trẻ ngây thơ ấy chỉ có mình lão Sở vương là cha. Đứa trẻ ấy vừa mới mất mẹ, giờ lại bị cha bỏ rơi, lại phải chịu nhiều ấm ức, đáng thương biết chừng nào…

Lão Sở vương đẩy cửa phòng bước vào, đi tới ôm chầm lấy Liên Hoa trong sự ngạc nhiên của hai người trong phòng. Lão Sở vương vừa ôm chặt con vừa xin lỗi: “Dạo này phụ vương rất bận nên không thể đến thăm Liên Hoa, Liên Hoa có giận phụ vương không?”.

“Vậy thì từ giờ phụ vương sẽ tới thăm Liên Hoa chứ?”

“Ừ.”

“Vậy thì Liên Hoa sẽ không giận. Liên Hoa biết mà, phụ vương chỉ bận chứ không phải không quan tâm đến Liên Hoa.”

Trong suốt khoảng thời gian bị Lão Sở vương lạnh nhạt, dù có bị coi thường hay bắt nạt thì Liên Hoa vẫn kiên cường chịu đựng, nuốt mọi uất ức vào bên trong. Nhưng khi gặp lại phụ vương của mình thì khác, vỏ bọc kiên cường lập tức biến mất, mọi ấm ức cay đắng hóa thành nước mắt chảy ra không ngừng. Liên Hoa tủi thân ôm lấy người mình coi là cha mà khóc, và Lão Sở vương cũng chẳng kìm được nước mắt. Trong khoảnh khắc đó, ông quyết tâm chôn giấu bí mật về thân thế Liên Hoa, sẽ yêu thương hết mực và không để ái nữ của mình phải chịu ấm ức thêm một lần nào nữa.