Hãn Thích

Quyển 1 - Chương 11: Y lô (thượng)

Đêm đã về khuya

Ngoài phòng mưa nhỏ bắt đầu tí tách rơi. Mặc dù đã vào xuân nhưng mưa

đêm huyện Cù vẫn rét buốt, thậm chí thời tiết còn lạnh hơn mùa đông một

chút.

Lưu Sấm ngồi trên cái đệm thật dày, sưởi than ấm lật xem một quyển sách

làm bằng thẻ tre. Trên thẻ tre không có tên sách nhưng vẫn có thể đoán

ra nội dung bên trong, đây là một bộ binh thư. Nhưng rốt cuộc là binh

thư gì thì Lưu Sấm cũng không rõ. Dù sao kiếp trước hắn cũng chỉ là một

nhân viên bình thường cũng chẳng có nhiều hứng thú với những quyển sách

binh thư của thế giới.

Binh thư là Chu Hợi đưa cho Lưu Sấm, nghe nói là năm ngoái vô tình được

lấy được trong khi đi du lịch. May mà kiếp trước làm công tác văn hóa

tuyên truyền nên Lưu Sấm cũng không xa lạ gì chữ Hán cổ. Thời đại này

đọc sách cũng không phải là chuyện đơn giản, vì có đủ loại nguyên nhân,

sách phần lớn đều bị những nhà có thể lực độc chiếm, người thường muốn

đọc sách cũng rất phiền toái.

Đêm đến lại không có hoạt động giải trí nào, chỉ có một cuốn binh thư cũ cũng để gϊếŧ thời gian. Lưu Sấm đọc sách một lát liền suy nghĩ mông

lung, đầu dựa vào giường rồi đi vào giấc ngủ say sưa.

Cảm giác ngủ này rất say. Lưu Sấm cũng không biết ngủ bao lâu mãi đến

lúc bị một tiếng động làm bừng tỉnh. Ngoài cửa sổ trời vẫn tối đen, than trong lò sưởi đã tàn... Trời vẫn chưa sáng, trong phòng tối om. Hắn

ngồi dậy chỉ nghe thấy bên ngoài có tiếng sấm rền khiến hắn hiếu kì. Hắn khoác áo lên đi guốc gỗ mở cửa phòng ra.

Mưa đã tạnh.

Nhưng vẫn còn lạnh.

Lưu Sấm giật mình lạnh toát, nhìn ra phía ngoài chỉ thất một bóng đen

đang múa đao. Chu Hợi để trần cánh tay đang múa đại đao, luyện võ trong

đêm. Cơ thể của ông cũng nhanh nhưng thanh đại đao trong tay lại sáng

loáng. Mỗi một đao chém ra đều có tiếng trầm đυ.c như sấm rền. Khí đao ở

bốn phía Lưu Sấm đứng ở phía sau cũng có thể cảm nhận được.

Thời gian khoảng một tuần trà, Chu Hợp mới thu đao lại. Ông quay lại,

nhìn thấy Lưu Sấm đang đứng ở cửa cũng không tỏ vẻ ngạc nhiên mà để dựa

cây đao vào tường rồi đứng lên rửa mặt.

Bây giờ Lưu Sấm mới nhìn rõ thanh đại đao. Thanh đao này của Chu Hợi dài khoảng tám thước, tính ra là 1m85. Dựng thẳng thanh đao lên cao gần

bằng Lưu Sấm. Chuôi đao dài khoảng ba thước, đầu tròn. Thân đao dài hơn

năm thước, bề rộng khoảng một bàn tay. Mặt đao sắc bén, lưỡi đao có độ

cong hình giọt nước, hàn khí kinh người.

Trảm mã kiếm? Hoán đầu đao? Lưu Sấm tò mò, không kìm nổi liền cầm cây

đại đao lên. Khi Đao ở trong tay, hắn liền hít sâu một hơi.

Rất nặng!

Cây búa của Lưu Sấm là thợ rèn làm ra, nặng bốn mươi tám cân. Nhưng sau

khi cầm thanh đao này nó đã đè chết trọng lượng của cây búa kia. Có lẽ,

chỉ với riêng chuôi đao đã nặng hơn cây búa rồi.

- Đao này tên là Giáp tử kiếm, trọng lượng sáu mươi ba cân.

Lưu Sấm nghe xong suýt nữa thì thổ huyết.

Sáu mươi ba cân?

Chu Hợi nói sáu mươi ba cân, chắn chắn không phải là đơn vị đo lương của đời sau mà là đo lường của cuối thời Đông Hán. Lưu Sấm từng đọc những

tài liệu liên quan, một cân của đời Hán tương đương khoảng sáu cân của

đời sau. Cái gọi là tám lạng, nửa cân cũng là như thế.

Giáp tử kiếm sáu mươi ba cân, còn không phải là một trăm cân sao?

Ôi trời ơi, sức mạnh của Chu Hợi cũng thật là kinh người...

Tuy nhiên, tương truyền Thanh Long Yển Nguyệt Đao của Quan lão gia trọng lượng là tám mươi hai cân, vậy chẳng phải là hơn một trăm cân sao? Lưu Sấm nhìn thanh đại đao này, không biết tại sao trong đầu lại nhớ đến

Thanh long yển nguyệt đao của Quan lão gia. Mắt hắn lơ đãng nhìn vào mũi đao, rồi ngẩn người ra hiếu kì nói:

- Hợi thúc, sao không sửa lại thanh đao này một chút?

Trên mặt đao có hai ba lỗ hổng.

Chu Hợi nghe thấy biến sắc, cướp lấy đại đao trong tay Lưu Sấm, do dự một chút rồi hạ giọng nói:

- Giữ lấy đi, như vậy mỗi lần ta nhìn thấy sẽ cảnh giác. Trước đó không

lâu ta đã cho rằng mình là đệ nhất thiên hạ, nào ngờ lại thua trong tay

một người. Lần đó cũng suýt nữa khiến ta bỏ mạng. Thôi, chuyện đã qua

rồi... Đại Hùng, cháu có sức mạnh bẩm sinh, thúc phụ cháu từ nhỏ đã cho

cháu sức chịu đừng gân cốt, lại truyền cho cháu võ công thượng thừa

nhất. Tuy nhiên không được tự cao tự đại, cần biết rằng thiên ngoại hữu

thiên, nhân ngoại hữu nhân. Lúc đầu Hợi thúc cháu cũng là ếch ngồi đáy

giếng cho nên mới khổ nhục như vậy...

Có một câu chuyện! Trí nhớ của Lưu Sấm lại quay ngược trở lại, từ những

lời này của Chu Hợi nghe ra một ý nghĩa khác. E rằng Hợi thúc không phải là một người bình thường, ông ta với một người thân nghệ mà chỉ quanh

quẩn ở huyện Cù nhỏ bé này, chắc chắn là gặp phải một đả kích nào đó.

Nhưng Chu Hợi không nói thì Lưu Sấm cũng không gặng hỏi.

- Đại Hùng, sau này cháu phải chăm chỉ tập võ, không được tự cao tự đại.

Tiếc là ta không tìm thấy người thợ thủ công trước đây đã làm ra thanh

Giáp tử kiếm này, nếu không sẽ bảo ông ta chế tạo cho cháu một thanh

như vậy. Ta sẽ truyền cho cháu tám thức sát pháp, cháu phải luyện tập

siêng năng, sau này thanh Giáp tử kiếm này ta cũng giao lại cho cháu.

Tuy nhiên, công phu mà thúc phụ truyền cho cháu còn cao minh gấp trăm

lần đao pháp kia của ta. Cháu vẫn phải lấy cây thương này làm việc

chính, lấy đao làm phụ, tương lai nhất định sẽ vượt qua ta và thúc phụ

của cháu.

Thương?

Đột nhiên trong đầu Lưu Sấm nhớ đến một cây gậy nặng trịch trong phòng.

Lẽ nào cây gậy kia chính là “thương” mà Chu Hợi nói.

Gãi gãi đầu, hắn đồng ý một tiếng.

Lúc này chân trời đã hé lộ những tia sáng đầu tiên. Chu Hợi lấy canh

thịt bò còn thừa lại từ ngày hôm qua, sau khi hâm nóng liền lấy bánh nếp làm đồ ăn sáng. Vốn dĩ vào thời đại này đại đa số người ta vẫn chưa có

thói quen ăn sáng. Nhưng trong nhà có ba người đàn ông đều luyện võ cho

nên rất coi trọng bữa ăn. Chu Hợp hôm qua đã giải quyết xong mâu thuẫn

của xã Thập Lý Pha và Vũ Sơn, được một đùi thịt, cuối cùng trở thành món ăn chính của hai người.

- Hợi thúc, hôm nay cháu muốn đi xã Y Lô một chuyến.

- Đi Y Lô làm gì?

Lưu Sấm há miệng, không biết nên giải thích thế nào.

Dù sao hắn giúp Hoàng Triệu kia truyền tin, hơi danh bất chính ngôn bất thuận chưa chắc Chu Hợi đã đống ý.

Cũng may là Chu Hợi không hỏi dồn quá, sau khi hỏi một câu lại nói tiếp:

- Cũng được, thế này đi, ta sẽ cho người đánh xe lại đây, cháu tự đánh

xe đi. Vốn ta cũng định đi xã Y Lô một lần, hôm qua Thập Lý Pha và Vũ

Sơn dùng binh khí đánh nhau, hôm nay huyện tôn mời ta đi đến chỗ ông ấy

một chuyến... Cháu hãy thay ta đi Y Lô mang đồ đến bãi Diêm Thủy, giao

cho một người tên là Bùi Thiệu, ta cũng đỡ phải đi nữa.

- Được!

Lưu Sấm cũng không hỏi Chu Hợi đưa cái gì mà chỉ ghi nhớ cái tên Bùi

Thiệu. Ăn sáng xong, Chu Hợi liền đến nha huyện. Lưu Sấm ở nhà nghỉ ngơi một lát rồi nghe thấy có tiếng xe ngựa từ bên ngoài vọng vào.

Một nha dịch vội vàng dừng xe ngựa ở cửa, là một con ngựa già nhìn gầy

còm. Thời đại này, mọi thứ đều thiếu thốn sao có thể kiếm được một con

ngựa tốt? Trên xe chất hai cái hòm đã được buộc dây thừng cố định lại.

- Hợi thúc còn chỉ bảo gì không ạ?

- Không còn, ngươi đi sớm rồi về trên đường không được chậm trễ.

Lưu Sấm gật đầu đồng ý rồi nắm lấy dây cương.

Sai dịch đi rồi, Lưu Sấm thu dọn lại một chút rồi dắt ngựa đi. Xe vừa

mới chuẩn bị lên đường, cầm lấy roi ngựa thì nghe thấy tiếng vó ngựa ở

đằng xa. Nhìn về phía bước chân, chỉ thấy một con bạch mã chạy như bay

từ phía đằng xa, chớp mắt đã đến trước xe ngựa cản đường Lưu Sấm.

- Hùng ngốc, ngươi muốn đi đâu vậy?

Âm thanh giòn giã khiến Lưu Sấm ngẩn người ra rồi mỉm cười thật thà.

- Tam nương tử, ta muốn đi Y Lô... đây là con ngựa mà cô nói sao?

Người đang ngồi trên ngựa rõ ràng là Mi Hoán.

Chỉ thấy đầu nàng búi bóc đuôi ngựa. Mặc y phục màu xanh biếc, xinh đẹp lạ thường.

Suy nghĩ cả đêm, tâm trạng của Mi Hoán đã khá lên, vẻ mặt rạng rỡ kèm

theo cả nụ cười tươi, càng cầm roi ngựa chỉ vào Lưu Sấm đắc ý nói:

- Đúng vậy, ngươi thấy thế nào?

Có lẽ con bạch mã này ít tuổi, nhìn thấy rất uy phong, đồng thời lại

cao lớn hơn con ngựa già ở đầu xe Lưu Sấm kéo, hiển nhiên là bảo mã

lương câu rồi.

Lưu Sấm cười hâm mộ, gật đầu nói:

- Quả nhiên là ngựa tốt.