Mùa Nước Nổi

Chương 30: Chị ơi, giờ này chị đang ở đâu? (2)

Qua khoảng trống giữa sàn nhà và cửa, Nghĩa vẫn thấy bóng của chân “cô gái” ở đó nên cậu biết chắc rằng “cô gái” vẫn còn đứng đo và nghe được lời cậu nói.

Thủy Tiên trầm tư suy nghĩ những lời mà cô vừa nghe được, rồi cô lần rần tự đoán chắc là Nghĩa đã biết chuyện của cô, khả năng là do mẹ nói với cậu ta, chỉ có như vậy cậu ta mới nói điều trên. Ở bên ngoài, Nghĩa bắt đầu bổn cũ soạn lại:

– Bố tôi say rượu suốt ngày! (Câu này nghe quen quen – Cu Zũng!). Ông say từ sáng đến chiều, từ chiều đến tối, từ tối đến sáng ngày hôm sau.

Không gian im lặng một chút, có lẽ Nghĩa muốn dừng lại một lúc để cho kẻ nghe trong kia tiêu hóa xong, rồi cậu lại diễn tiếp:

– Nhưng tôi chưa bao giờ ghét bố tôi cả. Vì bố đã cho tôi cuộc sống, có bố mới có tôi trên đời. Dù ông có thế nào đi chăng nữa thì đó cũng là bố tôi và tôi không bao giờ ghét bố mẹ của mình cả, chắc chắn là như thế.

Sau đó là tiếng “ừng ực” dội vào, là Nghĩa tu chai nước mà Thủy Tiên vừa đặt ở sảnh.

Rồi một tiếng “cạch” nữa phát ra khi Nghĩa vừa hạ chai nước xuống, một vài giọt nước rớt ra khỏi miệng theo cằm rơi xuống chiếc áo bộ đội, Nghĩa ngoảnh lại thì thấy Thủy Tiên lò dò bước hẳn ra ngoài hiên. Trên người cô mặc một bộ đồ ngủ dài mầu hồng, trên đó thêu hình mấy con chuột mickey mầu đen, từ từ từng chút một, Thủy Tiên ngồi xuống bậc thềm cách xa Nghĩa một đoạn, đôi mắt cũng hướng về phía những chậu hoa Thủy Tiên nằm san sát ở mép sân, Thủy Tiên nói thật nhẹ như thở:

– Sao …………. đằng ấy ………….. lại nói chuyện đó với tôi?

Nghĩa há hốc mồm vì “cô gái” dùng từ “đằng ấy”, cậu nhìn chằm chằm về phía “cô gái” làm cô ấy giật mình tự nhìn xuống bản thân xem có bị hở hang cái gì không.

Chợt Thủy Tiên giật mình vì quên không mặc áσ ɭóŧ, ngực cô tê hê, tông rông ở trong chiếc áo ngủ. Theo bản năng Thủy Tiên lấy hay ôm lấy ngực rồi tì sát bộ ngực vào hai cái đầu ngồi, ngồi theo kiểu thu lu.

Nghĩa thì chưa phát hiện ra điều đó, cậu là vô tình nhìn Thủy Tiên vì thấy cô hôm nay lạ thôi, câu nói có chủ ngữ, vị ngữ đầy đủ vừa rồi là lần đầu tiên cậu nghe thấy từ Thủy Tiên.

– Tôi tên là Nghĩa, không phải “đằng ấy”.

Thủy Tiên cũng bĩu môi đanh đá cá cầy đáp trả kiểu ăn miếng trả miếng:

– “Tôi tên là Thủy Tiên, không phải “cô gái”, xí!”, rồi bắn một ánh mắt hình viên đạn về phía Nghĩa.

Vậy là hai đứa biết tên nhau rồi đấy, cách giới thiệu tên cũng thật là trẻ con hết sức đi à. Để xem chúng nó giới thiệu tuổi kiểu gì nào.

Nghĩa “ồ” lên một tiếng vì biết được tên của “cô gái”, cậu lập tức liên tưởng đến loài hoa đang trồng ở mép sân kia. Nghĩa nói tiếp:

– Năm nay Thủy Tiên học lớp 12 phải không?

Thủy Tiên gật đầu thật nhanh nhưng miệng thì lảnh một phát nghe rất chói tai:

– Phải.

Rồi Nghĩa đế thêm một câu hỏi thật nhanh sau từ “phải” vừa phát ra từ cái miệng chúm chím xinh xinh của Thủy Tiên:

– Có đúp năm nào không?

Thủy Tiên nghe xong mà nuốt nước bọt đến “ực” một cái như vừa nuốt một cục giận to tướng, đôi mắt bồ cầu với hàng lông mi dài thượt cong cong mở rộng ra hết cỡ nhìn Nghĩa như nhìn kẻ thủ, tay cô nắm lại dứ dứ về phía Nghĩa như chuẩn bị động thủ:

– CÁI GÌ? ĐÂY HỌC DỐT NHƯNG KHÔNG ĐÚP NHÁ.

Đáp lại thái độ giận giữ của Thủy Tiên chỉ là cái cười mỉm như trêu ngươi, như đổ thêm dầu vào lửa của Nghĩa:

– Hì hì hì, vậy Thủy Tiên phải gọi Nghĩa là anh rồi, anh mới tốt nghiệp cấp III xong.

Đã bực lại còn bội hơn vì bị bắt gọi là anh, Thủy Tiên khoái bĩu môi hay sao ấy, cái môi trên bám sát vào hàm răng, cái môi dưới trều ra như cá trê, mà mỗi lần bĩu môi thì đôi núm đồng tiền trên hai má lại hiện lên, nhìn xinh chết đi được:

– Xí, còn lâu!

Thấy thái độ của Thủy Tiên như vậy, Nghĩa cũng không cố làm anh làm gì, bởi thực sự cậu không có nhu cầu ấy, nói chuyện với Thủy Tiên chỉ với mục đích làm hòa mối quan hệ là 1, thứ nữa là để cô ta bớt cảm thấy buồn phiền mà đi tìm cái chết lần nữa thôi:

– Được rồi, không làm anh được chưa. Vậy giờ gọi xưng tên được không? Thủy Tiên thấy thế nào.

Thủy Tiên không nói gì, vậy là Nghĩa coi như cô ta đã đồng ý. Cậu đứng dậy, lững thững đi về phía những chậu hoa Thủy Tiên, nhặt những lá úa:

– Giờ thì Nghĩa đã biết tại sao cô Cẩm Tú lại trồng rất nhiều hoa Thủy Tiên rồi.

Thủy Tiên bậm môi suy nghĩ, hình ảnh mẹ đỏ hoe đôi mắt khóc nức nở lúc cô ở bệnh viện, rồi cảnh mẹ tận tay đút từng thìa cháo gà tự nấu cho cô ngày hôm qua lúc ở nhà một lần nữa lại hiện lên trong đầu cô. Có lẽ cô đã hiểu ra rằng, mẹ là người thương cô nhất, yêu cô nhất và chiều cô nhất. Không đúng với suy nghĩ của mình trước đó rằng mẹ chẳng quan tâm gì đến mình cả, chỉ lo kiếm tiền mà thôi.

Thấy Thủy Tiên không nói gì mà cứ trầm ngâm suy nghĩ, Nghĩa cũng không muốn cắt ngang dòng suy nghĩ của Thủy Tiên, cậu lại trở lại bậc thềm, với lấy chai nước, ngửa cổ lên tu ừng ực một chập nữa.

Khi Nghĩa uống nước theo kiểu đó, Thủy Tiên liếc mắt sang nhìn, lần này cô tự cho phép mình nhìn kỹ người thanh niên đồng trang lứa kia một lần nữa. Mái tóc anh ta cắt gọn gàng nhưng sơ xác, khuôn mặt đen nhẻm vì nắng nhưng vuông vức nam tính, cổ họng to có cục thanh quản trượt lên trượt xuống vì nuốt nước. Cổ chiếc áo mầu xanh bộ đội đã sờn. Thủy Tiên chú ý hơn vào hàng cúc áo, ở đó có một chiếc cúc mầu đen khác mầu với những chiếc cúc khác. Chiếc quần thô dầy cộm, đôi dép tổ ong đã xỉn mầu, một nửa mõm chiếc bên phải đã rách đến 1 nửa. Chiếc áo ướt sũng dính bết vào người.

Chợt Thủy Tiên lên tiếng:

– Sao Nghĩa không đi học tiếp?

Hỏi xong nhưng có lẽ Thủy Tiên đã tự có đáp án cho mình: “đến có điều kiện như mình còn chẳng học được nữa là”.

Và quả đúng Nghĩa cũng trả lời theo hướng suy nghĩ của Thủy Tiên:

– Ây za, ở quê của Nghĩa, học hết cấp III là hiếm lắm, có người chỉ học hết cấp II, cùng lắm là cấp II thôi, sau đó đều phải đi làm kiếm tiền.

Câu chuyện đến đây là tắc tịt bởi cả hai dường như đuổi theo một suy nghĩ khác nhau, Nghĩa thì đang nghĩ về tờ giấy báo trúng tuyển đại học mà cậu vẫn cất tận đáy ba lô để ở nhà trọ. Thủy Tiên thì đang nghĩ chính bản thân mình, chính cách sống của mình mấy năm nay, so với Nghĩa thì rõ ràng điều kiện học tập của Thủy Tiên gấp hàng trăm hàng nghìn lần, nhưng tại sao cô chịu cố gắng học nhỉ, với lại mẹ cũng chưa từng ép cô học, có lẽ mẹ đã có định hướng là sau khi cô tốt nghiệp cấp III thì đi buôn bán luôn cũng không biết chừng, Thủy Tiên dự định phải hỏi mẹ cho rõ, mấy hôm nay hai mẹ con đã xích lại gần nhau rất nhiều.

– Thôi Thủy Tiên lên nhà nghỉ ngơi đi. Nghĩa phải làm việc tiếp đây.

Nói rồi, Nghĩa đứng dậy đi ra vườn, nhưng khi đi hết đoạn sân thì nghe thấy tiếng Thủy Tiên nó ỏn ẻn phía sau lưng:

– Nghĩa này, xin lỗi nhé!

Nghĩa không ngoảnh lại, mà chỉ gật đầu. Thủy Tiên ở đằng sau nên không biết được có một nụ cười trong ánh nắng nở trên đôi môi.

———-

Tại một shop hàng quần áo trong chợ Đồng Xuân.

Nếu nói về chợ, có lẽ chợ Đồng Xuân là một trong những chợ lớn có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam ta, chợ được hình thành từ thời Pháp thuộc vào thế kỷ 18. Chợ là trái tim kinh doanh của toàn bộ khu phố cổ 36 phố phường, là đầu mối phân phối hàng hóa đi hầu hết các tỉnh phía Bắc.

Nhưng quãng thời gian mà tôi đang miêu tả cho các bạn nghe ở trong truyện không còn là chợ cổ ngày xưa nữa, năm 1994 có một vụ cháy cực lớn đã thiêu rụi toàn bộ các gian hàng và người ta phải xây dựng lại hoàn toàn, đến nay, đây vẫn là vụ cháy chợ lớn nhất Hà Nội.

Chợ được xây mới nhưng vẫn còn giữ lại được phần lớn hồn phách của chợ cũ từ cách bố trí các gian hàng đến không gian kiến trúc kiểu Pháp. Tầng 1 ngay từ phía cửa chính đi vào là các loại đồ hàng quần áo, kính râm, giày dép, thắt lưng, ví da, vali .v.v. cho đến đồ điện tử. Tầng 2: Là khu vực bán buôn bán lẻ quần áo cho người lớn và các loại vải vóc, gấm, lụa. Tầng 3: Chủ yếu người ta bán đồ dành cho trẻ sơ sinh….. Phía Bắc của chợ là các hàng ăn, phục vụ khách ăn cả ngày lẫn đêm. Xung quanh chợ lúc nào cũng đông đúc nhộn nhịp. Hàng hóa từ đây vận chuyển đi khắp các tỉnh phía Bắc.

Tại một shop hàng quần áo, vải vóc rất lớn ngay chỗ đón cầu thang đi lên của tầng 2, đó là nơi mưu sinh của Cẩm Tú. Đây đang thời gian bán hàng cao điểm trong ngày, mọi người làm việc hết sức khẩn trương, người nào việc nấy. Từ ngày hôm qua đổ về trước, ngoài Cẩm Tú là bà chủ ra còn có 4 người làm nữa là Đào, một người phụ nữ trạc tuổi 30, dáng người mập mạp nhưng nhìn cô ta làm việc thì cực kỳ nhanh nhẹn; Tuyển chàng thanh niên chắc chỉ khoảng 25 – 26 tuổi có khuôn mặt đầy trứng cá; Hồng có khuôn mặt non choẹt kiểu học sinh nhưng đã 20 tuổi chứ không ít; cuối cùng là Hùng, một người đàn ông cỡ khoảng 50 tuổi có khuôn mặt hiền lành, thật thà chất phát.

Nhưng hôm nay thì có thêm một người nữa, chính là anh chàng “ân nhân” của gia đình Cẩm Tú, tên là Ba. Hôm nay là buổi đầu tiên Ba đi làm việc ở shop quần áo, lúc này Ba đang đứng gần Cẩm Tú nhìn mọi người làm việc. Cẩm Tú buông bỏ tai nghe điện thoại ghi hàng đặt xuống thì xé tờ giấy rồi gọi:

– Hồng, đơn hàng của chị Thảo Hải Dương này. Cháu nhặt hàng rồi bảo chú Hùng giao luôn đi. Người ta đang cần.