Khoảng cách từ giữa sông đến bờ cũng không phải là ngắn, chắc phải đến trăm mét chứ không ít. Nghĩa cứ bơi bằng một tay, chỉ có khuôn mặt là nổi trên mặt nước để thở, còn toàn bộ thân người đã chìm trong nước. Cậu cứ cố gắng thôi, mặc dù rất mỏi, rất mệt nhưng tình thế này cậu không được phép buông xuôi, không được phép ngừng nghỉ. Lựa theo chiều nước rồi từng chút từng chút một áp vào bờ bãi. Nếu không phải Nghĩa sinh ra và lớn lên ở vùng đất bãi sông Hồng, không phải lớn lên bằng những buổi chiều ngụp lặn ven sông, nếu không phải những đêm nghịch ngợm đi đăng cá còn nhảy xuống dòng sông Hồng bơi cho thỏa mới ngoi lên, có lẽ Nghĩa đã không đủ can đảm để nhảy từ trên cầu xuống cứu người.
Nếu không phải vì vừa rồi, Nghĩa cùng với anh Ba xuống một xe ben 3 chân gạch đỏ, có lẽ giờ này Nghĩa không mệt, không mỏi đến như vậy, bả vai bơi sải như bã cả ra, bắp đùi cũng có hiện tượng đau, lúc này mà chuột rút thì coi như toi.
Cũng may, trời không triệt đường sống của Nghĩa và cô gái kia. Lúc này khi bình tĩnh rồi, Nghĩa mới biết người mình cứu là một cô gái, bàn tay cậu chẳng đang bám vào vυ' cô ta đấy thôi, chỉ không biết là trẻ hay già vì Nghĩa chưa nhìn thấy mặt. Lạ đời, dòng thứ 2 trong trang giấy tìиɧ ɖu͙© của Nghĩa lại là bóρ ѵú ngoài áo giữa dòng sông.
Rồi thì cũng vào đến bờ, Nghĩa gần như kiệt sức. Cậu không còn sức để mà làm bất cứ thứ gì, chỉ tựa đầu lên bờ mà hồng hộc thở, chân vẫn ở dưới nước. Cô gái cũng được rất nhiều người, trong đó có anh Ba đứng ở bờ kéo lên. Cậu còn không biết được là cô ta còn sống hay đã chết nữa cơ.
Rồi Nghĩa cũng được kéo lên nằm song song thẳng đuỗi với cô gái tự tử, cậu cố ngó sang phía bên cô gái xem tình hình cô ta thế nào, mọi người xúm đông lại cô ta để ép tim hay làm cái gì đó đại loại như là sơ cứu. Giữa một khe hở nhỏ, Nghĩa choáng váng thêm một lần nữa khi nhận ra người mình vừa cứu, không phải ai xa lạ, chính là “cô gái” có mái tóc lệch cạo gáy, con của cô Cẩm Tú. Chưa hiểu sự tình gì xảy ra vì đã quá mệt, Nghĩa như muốn thϊếp đi.
– “Ọc ọc ọc”, tiếng Thủy Tiên ọc ra ngụm nước ở trong người, lấy lại hơi thở.
Nghĩa mơ màng mở mắt ra khi thấy anh Ba vỗ vỗ vào má:
– Nghĩa, có bị làm sao không?
Khe khẽ lắc đầu, nói như kiểu bị đứt hơi:
– Em ……… không sao …………. Chỉ mệt thôi.
Giọng anh Ba hối hả:
– Thế thì tốt rồi, ở lại đây nghỉ nhé. Anh đưa cô gái này đi bệnh viện, không biết có cứu kịp không?
Nghĩa không trả lời mà chỉ gật đầu. Cậu nghiêng đầu nhìn “cô gái” được anh Ba bế thốc lên vai chạy đi, trước khi đi còn nói thật to át tiếng người xung quanh:
– Nghỉ đi rồi tí lên cầu đi xe đạp về, mai mang ra chợ cho anh.
Nghĩa lại gật đầu thêm lần nữa, ngực cậu phập phùng vì thở dốc.
———–
Tại bệnh viện.
Anh Ba ngồi ở ngoài phòng cấp cứu, không hiểu sao anh cũng phập phùng lo lắng giống như kiểu cô gái mà anh vừa đưa vào đây cấp cứu là người nhà của anh vậy, nếu không phải vì các bác sĩ yêu cầu anh ở lại để chờ người nhà bệnh nhân đến gặp mặt thì có lẽ anh đã chạy về chỗ đất bãi xem Nghĩa thế nào rồi. Chờ được một lúc thì thấy có một người phụ nữ nhìn rất quen mặt bước ra, khuôn mặt hốc hác với đôi mắt vẫn còn đỏ quạch như vừa trải qua một cơn địa chấn lại gần anh, cô ta khoảng chừng 40 tuổi, đi cùng là một cô y tá:
– Đây, người đưa bệnh nhân vào là anh này chị ạ.
Cẩm Tú gần như chạy lại người ân nhân của mình, rồi hỏi rối rít:
– Anh có phải là người đưa con gái tôi vào đây không?
Lúc này thì anh Ba đã nhận ra được người phụ nữ này chính là người đàn bà đi xe máy Spacy đã thuê Nghĩa làm vườn hôm đầu tiên:
– Vâng, chị là ……………
Cẩm Tú cầm lấy bàn tay của anh Ba, hai bàn tay một nõn nà trắng trẻo, một thô ráp đen nhẻm:
– Tôi là mẹ của cháu. Cảm ơn anh đã cứu con tôi. Không có anh chắc cháu nó đã chết rồi. Tôi ……. Tôi ………………
Nói đến đây, Cẩm Tú không kiềm được nữa mà khóc thành tiếng, đôi mắt tuôn nước mưa.
Chẳng hiểu sao, lúc này anh Ba hoang mang lắm, anh không phải anh là người nhảy xuống sông cứu cô gái, anh chỉ là đưa từ bờ bãi vào bệnh viện thôi. Nhưng câu nói của Nghĩa ban sáng lại vang lên đầu anh: “Chủ nhà chắc là giầu, cái nhà to lắm anh ạ”. Lại nghĩ về gia cảnh nghèo ở quê, giữa ranh giới của sự thiện lương và sự lừa dối, anh lại phân vân không biết đứng về bên nào. Thấy người phụ nữ giàu sang trước mặt mình đang khóc nấc lên vì thương con, rất có thể đây chính là một cơ hội để anh được đổi đời:
– Không có gì ạ. Tôi chỉ là ………………. thấy người bị nạn thì cứu thôi.
Anh Ba đã thay đổi trở thành một con người khác, không còn là anh Ba của vừa nãy nữa rồi. Anh đã chọn nhảy sang phía bên kia.
————-
Nằm thϊếp đi ở bãi đến 15 phút thì Nghĩa tỉnh dậy, trời lúc này cũng đã tối hẳn, bên cạnh Nghĩa chỉ còn một ông lão nhìn rất già, khuôn mặt nhăn nhúm, tóc đã bạc trắng. Nghĩa lồm cồm bò dậy chào:
– Cháu chào ông. Cháu ngủ lâu chưa ạ?
Ông lão chắc là người địa phương ở đây, hình như làm nghề đánh bắt cá thì phải:
– Khá lắm cháu, thật là dũng cảm. Cháu còn mệt thì cứ ngủ đi cho lại sức.
– Thôi cháu đỡ mệt rồi ông ạ, cháu phải về đây. Nhà ông ở đâu mà sao giờ này ông còn ở đây?
Ông lão chỉ về phía xa xa, nơi có một xóm nhỏ sống trên những chiếc thuyền:
– Ở kia kìa, nhà ông ở trên xóm làng chài.
Nghĩa thấy lạ lắm, ở giữa đất thủ đô mà vẫn còn tồn tại một xóm làng chài, nhưng nhìn về phía tay ông lão chỉ, cậu cho là đúng vì ở đó lô nhô rất nhiều các thuyền nhỏ đậu chụm lại với nhau, có ánh lửa sáng lên trên thuyền, chắc giờ này họ đang thổi cơm:
– Vâng ạ, thôi cháu phải về đây, ông cho cháu hỏi đường lên cầu kia đi lối nào.
– Kia kìa, chỗ đoạn gầm cầu có một cầu thang sắt. Cháu qua đó rồi lên.
– Vâng ạ, cháu cảm ơn ông. Cháu đi đây.
– Uh, hôm nào rảnh qua làng chài chơi nhé.
Nghĩa tủm tỉm cười, không biết cậu có dịp qua làng chài chơi không nữa, nhưng cứ gật đầu cho ông lão mừng.
Nghĩa đi bộ về phía cầu thang sắt dẫn lên cầu, những cây cỏ lau ngập đến ngang ngực, gió l*иg lộng thổi làm chiếc áo bộ đội của cậu bay lên phần phật. Bất giác Nghĩa sờ tay lên ngực áo, cậu thốt lên:
– “Ô, mất một chiếc cúc từ lúc nào nhỉ?”, rồi ngẫm nghĩ một hồi: “À, chắc là cái cô gái đầu đàn ông kia trong lúc túm vào người mình dựt đứt rồi”.
Nghĩa lấy xe đạp của anh Ba, không quên nhặt lại cả đôi dép. Bữa tối với món mực xào mà chị Mận hẹn từ hôm qua đang chờ cậu ở xóm trọ.