Hậu Thủy Hử

Chương 115: Hồn Trương Thuận Đuổi Ꮆiết Phương Thiên Định

Đang nói chuyện khi Tống Giang và Đái Tôn làm lễ tế Trương Thuận ở trên cầu Tây Lăng thì có kẻ mật báo cho Phương Thiên Định biết. Phương Thiên Định bèn sai mười viên chánh tướng đem quân ra ngoài thành chia làm hai đường chận bắ Tống Giang. Năm tướng đưa quân tiến qua mũi Nam Sơn là: Ngô Trị, Triệu Nghị, Tiều Trung, Nguyên Hưng và Tô Kinh. Năm tướng đưa quân tiến từ mũi Bắc Sơn đến là: Ôn Khắc Nhượng, Thôi Vức, Liên Minh, Mâu Địch, Thang Phùng Sĩ. Cả hai cánh quân nam, bắc tất cả là mười viên chánh tướng, mỗi tướng dẫn ba ngàn quân ãm, vào khoảngnửa đêm mở cổng thành cho quân xuất trận. Bây giờ Tống Giang và Đái Tôn đang hoá vàng rưới rượu, bỗng nghe tiếng hò reo vang dậy. Phàn Thuỵ, Mã Lân ở phía bên trái, Thạch Tú ở phía bên phải, mỗi người dẫn năm nghìn quân đến mai phục từ trước, chợt thấy hiệu lửa ở phía trước, nhất loạt đốt lửa đáp ứng, rồi dẫn quân ra hai phía đuổi tới chận đánh. Quân giặc từ hai cánh nam, bắc đang tiến đến. Quân của Phương Thiên Định biết có quân Tống Giang mai phục vội chạy về đường cũ. Các tướng của Tống Giang dẫn quân đuổi theo. Bọn Ôn Khắc Nhượng không ngờ từ sau núi tháp Bảo Thúc, bọn Nguyễn Tiểu Nhị, Nguyễn Tiểu Ngũ, Mạnh Khang, dẫn năm nghìn quân xông ra chặn đường về. Mậu Địch bị bắt sống. Thang Phùng Sĩ bị loạn quân đâm chết, cánh quân ở núi nam do Ngô Trị chỉ huy cũng bị chận đánh, quay về đến cầu Định Hương thì gặp bọn Lý Quỳ, Bao Húc, Hạng sung, Lý Cổn dẫn năm trăm quân bộ xông ra chận đường. Hạng Sung, Lý Cổn vung đao múa thuẫn áp vào giữa đâm gục Nguyên Hưng; Bao Húc chém chết Tô Kinh; Lý Quỳ vung búa đánh chết Triệu Nghị. Quân giặc đến quá nửa rơi xuống hồ chết đuối. Quân giặc sai người về thành cầu cứu, viện binh chưa đến thì quân Tống Giang người ngựa đều đã rút vào núi theo đường cũ trở về chùa Linh Ẩn. Tướng Sĩ có công đánh giặc đều đến trước trướng của Tống tiên phong báo công lĩnh thưởng. Cả hai cánh quân đoạt được ngựa tốt hơn năm trăm con. Tống Giang cắt cử Thạch Tú, Phàn Thuỵ, Mã Lân ở lại giúp Lý Tuấn đóng giữ trại Tây Hồ, chuẩn bị đánh vào thành Hàng Châu. Căn dặn mọi việc đã xong, Tống Giang cùng bọn Đái Tôn, Lý Quỳ trở về doanh trại ở núi Cảo Đình. Bọn Ngô Dụng ra đón, cùng theo Tống Giang về trong trướng trung quân.

Tống Giang nói với quân sư Ngô Dụng:

- Ta thi thố chút kế mọn cũng lấy được đầu bốn tướng giặc và bắt sống tên Mậu Địch. Sẽ cho giải hắn đến quân doanh của Trương chiêu thảo để chém đầu.

Tống Giang chờ đợi vẫn chưa có tin tức cánh quân đi đánh cửa ải Độc Tùng và huyện Đức Thanh, bèn sai Đái Tôn đi xem xét gấp. Mấy ngày sau Đái Tôn trở về báo Lư tiên phong đã tiến quân qua cửa ải Độc Tùng, không bao lâu nữa sẽ đem quân đến hội. Tống Giang nghe xong nửa mừng nửa lo, bèn hỏi Đái Tôn tình hình binh tướng của Lư tiên phong thế nào.

Đái Tôn đáp:

- Chi tiết các chiến trận Đái Tôn tôi chỉ biết được đại khái. Có văn thư của Lư tiên phong gửi về trình, xin chủ tướng chớ quá buồn phiền lo nghĩ.

Tống Giang nói:

- Phải chăng ta lại mất mấy anh em nữa rồi? Hiền đệ đừng nên giấu diếm, hãy nói thật cho ta hay biết.

Đái Tôn đáp:

- Lư tiên phong đã đem quân tiến đánh cửa ải Độc Tùng. Ở đây, hai bên đều là núi cao, chỉ có một con đường đi qua trong núi. Cửa ải dựng trên đỉnh núi, bên cạnh có một cây cổ thụ, gốc cây to đến vài chục trượng, trèo lên cây có thể nhìn khắp mọi phía. Dưới núi có nhiều rặng thông um tùm. Quân giặc đóng giữ ở đây dưới quyền ba viên tướng. Tên cầm đầu là Ngô Thắng, tên thứ hai là Tưởng Ấn, tên thứ ba là Vệ Hanh. Mới đầu bọn Ngô Thắng người nào cũng đem quân xuống núi đánh với quân Lâm Xung. Lâm Xung đã dùng xà mâu đâm chết Tưởng Ấn, Ngô Thắng thấy vậy không dám đem quân xuống núi, chỉ lo ở lại giữ vững quan ải. Sau đó Lệ Thiên Nhuận cùng bọn bốn tướng Lệ Thiên Hựu, Trương Kiệm, Trương Thao, Diệu Nghĩa đem quân đến cứu ứng. Ngày hôm sau Lệ Thiên Hựu đưa quân xuống núi. Lã Phương xuất trận chặn đánh Lệ Thiên Hựu. Hai tướng giao chiến được chừng năm sáu mươi hiệp thì Lệ Thiên Hựu bị Lã Phương phóng kích đâm chết. Quân giặc sợ hãi rút chạy lên đèo, không dám xuống đánh nữa. Sau mấy ngày đóng quân dưới núi chờ đợi, Lư tiên phong thấy vùng này đèo núi hiểm trở bèn sai Âu Bằng, Đặng Phi, Lý Trung và Chu Thông đem quân lên núi dò đường. Không ngờ Lệ Thiên Nhuận muốn báo thù cho anh, thấy bọn Âu Bằng đem quân lên leì6n tung quân xuống đánh. Giao chiến chưa được bao lâu, Lệ Thiên Nhuận đưa một đạo chém chết Chu Thông, Lý Trung cũng bị thương phải chạy về. May có viện quân đến kịp nên ba tướng mới sống thoát trở về doanh trại. Ngày hôm sau, Song tiên tướng Đổng Bình sốt ruột muốn báo thù liền thúc ngựa đến trước cửa ải lớn tiếng quát mắng tướng giặc. Quân giặc từ trong cửa ải bắn hoả pháo xuống, đạn lửa rơi sát người làm cho Đổng Bình bỏng cháy cánh tay trái, phải quay về doanh trại. Vì thế Đổng Bình phải buộc thuốc bó nẹp gỗ ở tay không cầm thương được. Dù vậy, ngay ngày hôm sau Đổng Bình lại định lên núi đánh báo thù, Lư tiên phong phải khuyên can mãi mới chịu nghe. Hôm sau nữa, thấy vết thương đã đỡ đau, Đổng Bình không báo cho Lư tiên phong biết, bàn riêng với Trương Thanh rồi hai người đi bộ lên trước cửa ải thách đánh. Lệ Thiên Nhuận và Trương Thao liền mở cửa ải ra giao chiến. Đổng Bình muốn bắt sống Lệ Thiên Nhuận liền nâng thương xông đến chặn đánh. Lệ Thiên Nhuận cũng dùng thương dài xông đến đánh Đổng Bình. Hai người giao chiến hơn mười hiệp. Đổng Bình sốt ruột muốn báo thù, không ngờ tay trái còn đau không cầm thương được đành phải lui xuống núi. Lệ Thiên Nhuận đuổi theo xuống quá cửa ải, Trương Thanh dồn sức đâm tới, nhưng Lệ Thiên Nhuận kịp né người ra sau cây thông tránh được. Ngọn giáo trong tay Trương Thanh cắm phập vào gốc thông. Trương Thanh dùng hết sức nhưng không nhổ giáo ra được, bị Lệ Thiên Nhuận phóng thương đâm trúng ngực ngã gục tại chỗ. Đổng Bình thấy Trương Thanh bị gϊếŧ vội múa song thương đến đánh, không ngờ lúc ấy Trương Thao từ phía sau lia ngang một đao chém Đổng Bình đứt đôi làm hai đoạn.

Lư tiên phong nghe tin báo vội đưa quân lên cứu ứng, nhưng đến nơi thì quân địch đã lui vào trong cửa ải. Quân của Lư tiên phong đứng dưới cửa ải chưa biết đánh lên bằng cách gì. Bấy giờ Đinh Đắc Tôn và vợ chồng Cố Đại Tẩu đóng giả làm thường dân chạy loạn. Ba người đi sâu vào trong núi tìm được một con đường tắt bèn dẫn bọn Lý Lập, Thang Long, Thời Thiên, Bạch Thắng theo đường ấy đến nửa đêm vượt sang bên kia cửa ải nổi lửa đốt sáng rực. Quân giặc thấy lửa cháy rực trời biết quân Tống đã qua đèo, thảy đều sợ hãi bỏ cửa ải tìm đường chạy trốn. Khi Lư tiên phong lên cửa ải kiểm điểm binh tướng thì Tôn Tân, Cố Đại Tẩu đã bắt sống được tướng giữ ải là Ngô Thắng; Lý Lập, Thang Long bắt sống được cựu tướng giữ ải là Tưởng Ấn; Thời Thiên, Bạch Thắng bắt sống Vệ Hanh. Lư tiên phong cho áp giải cả ba tên ấy đến trước quân doanh của Trương chiêu thảo, một mặt thu nhặt thi hài Đổng Bình, Trương Thanh, Chu Thông đem mai táng ở phía trên cửa ải. Lư tiên phong dẫn quân đuổi theo bốn năm mươi dặm thì đuổi kịp, giao chiến hơn ba mươi hiệp thì gϊếŧ được Lệ Thiên Nhuận. Bọn Trương Kiệm, Trương Thao, Diêu Nghĩa dẫn tàn quân liễu chết chống cự mới chạy thoát được. Bấy giờ Lư tiên phong đang trên đường đem quân tiến về đây. Chủ soái muốn biết rõ hơn, xin xem văn thư của Lư tiên phong do đệ mang về.

Tống Giang xem xong thư lòng càng nặng trĩu buồn.

Quân sư Ngô Dụng nói:

- Lư tiên phong đã đánh thắng có thể điều quân đánh ốp vào, giặc ở Hàng Châu tất phải đại bại. Bây giờ xin huynh trưởng sai người đem quân đi tiếp ứng cho cánh quân của Hồ Diên Chước.

Tống Giang đáp:

- Quân sư nói rất phải!

Nói đoạn bèn sai Lý Quỳ, Bao Húc, Hạng Sung, Lý Cổn dẫn ba ngàn quân bộ theo đường núi đi tiếp ứng cho Hồ Diên Chước. Hắc toàn phong Lý Quỳ tuân lệnh, lòng vui như mở hội đem quân đi ngay.

Lại nói chuyện cánh quân do chánh tướng Chu Đồng chỉ huy gồm năm nghìn người ngựa theo đường từ thôn Trung ở Thang trấn tiến đánh vào cửa Thái Thị. Bấy giờ dân chúng bên đường sợ hãi bỏ cả thôn xóm hàng quán chạy về thành. Chu Đồng đưa quân đến bên thành dân thành thế trận. Lỗ Trí Thâm xách thiền trượng đi thẳng đến trước thành cả tiếng quát mắng: “Bọn giặc man rợ kia mau mở cửa ra đánh với quân ta!” Quân giữ thành thấy một vị hoà thượng khiêu chiến, vội chạy về báo tin vào cung Thái tử, Bảo Quang quốc sư Đặng Nguyên Giác nghe xong tâu rằng:

- Bần tăng nghe nói quân Lương Sơn Bạc có một hoà thượng tên là Lỗ Trí Thâm quen dùng cây thiền trượng sắt. Xin điện hạ lên lầu thành cửa đông chứng kiến, bần tăng xin ra trận giao chiến với hắn!

Phương Thiên Định cả mừng bèn dẫn theo tám viên mãnh tướng cùng với nguyên suý Thạch Bảo lên ngồi trên lầu thành, tám viên mãnh tướng hộ vệ hai bên, cùng xem Bảo Quang quốc sư giao chiến với Hoa hoà thượng Lỗ Trí Thâm. Phương Thiên Định cho mở cổng thành, thả cầu treo. Bảo Quang quốc sư Đặng Nguyên Giác dẫn năm trăm quân đao thủ đi nhanh ra qua cửa thành. Lỗ Trí Thâm trông thấy, nghĩ bụng: “thì ra trong quân nam cũng có tên giặc trọc đầu!”. Lão gia phải cho hắn nếm đủ một trăm thiền trượng!” Nghĩ đoạn chẳng nói chẳng rằng vung thiền trượng xông đến đánh. Đặng Nguyên Giác cũng múa thiền trượng nghênh chiến. Hai người giao đấu hơn năm mươi hiệp không phân thắng bại. Phương Thiên Định ngồi trên lầu thành nói với Thạch Bảo:

- Ta có nghe tiếng Hoa hoà thượng Lỗ Trí Thâm ở Lương Sơn Bạc, nhưng không ngờ hắn ta xuất sắc đến thế. Qủa thực là danh bất hư truyền. Đánh bao nhiêu hiệp như thế mà không sơ hở một đường trượng nào cho Bảo Quang lợi dụng.

Thạch Bảo nói:

- Thạch Bảo tôi chưa bao giờ được thấy một đôi địch thủ đánh hay như thế.

Hai người đang nói chuyện thì quân thám mã đến báo: “Quân Tống đang kéo đến đánh cửa Bắc Quan.” Thạch Bảo vội đứng dậy, lại nghe báo Hành giả Võ Tòng thấy Lỗ Trí Thâm đánh lâu không hạ được, sợ xẩy ra sơ xuất, bèn vung giới đao xông đến tiếp ứng. Bảo Quang lượng sức không địch nổi hai người, vội xách thiền trượng quay chạy về thành. Võ Tòng liền đuổi theo, bỗng từ trong cửa thành xông ra một viên mãnh tướng. Đó là Bối Ứng Quỳ, thủ hạ của Phương Thiên Định. Bối Ứng Quỳ cắp thương thúc ngựa chặn đánh Võ Tòng. Hai tướng gặp nhau trên cầu treo. Võ Tòng lia giới đao rồi nhẩy tới nắm chặt cán thương của Bối Ứng Quỳ giật mạnh. Ứng Quỳcả người lẫn thương lăn nhào xuống ngựa. Võ Tòng bồi thêm một nhát nữa, đầu Ứng Quỳ lìa khỏi cổ. Bấy giờ Lỗ Trí Thâm đã kịp quay lại tiếp ứng. Phương Thiên Định thấy vậy vội ra lệnh thu quân vào thành, rồi kéo cầu treo. Bên quân Tống, Chu Đồng truyền lệnh cho quân sĩ lui ra mười dặm đóng trại nghỉ ngơi, một mặt sai người báo tin đánh thắng cho Tống tiên phong biết.

Ngày hôm ấy Tống Giang dẫn quân đến trước cửa Bắc Quan khiêu chiến. Thạch Bảo đeo chuỳ lưu tinh nhẩy lên ngựa, tay cầm đại đao, mở cửa thành xông ra. Bên quân Tống, Đại đao Quan Thắng thúc ngựa ra trận giao chiến với Thạch Bảo. Hai tướng đánh hơn hai mươi hiệp, Thạch Bảo quay ngựa bỏ chạy. Quan Thắng dừng ngựa quay về bản trận. Tống Giang hỏi:

- Sao hiền đệ không đuổi theo?

Quan Thắng đáp:

- Tài nghệ đao pháp của Thạch Bảo không kém gì Quan Thắng tôi. Thấy hắn bỏ chạy tất phải hiểu là có mưu kế từ trước.

Ngô Dụng nói:

- Đoàn Khải từng nói người này quen dùng cây chuỳ lưu tinh, thường giả thua quay ngựa chạy để dụ cho đối phương lọt sâu vào chỗ hiểm.

Tống Giang nói:

- Nếu Quan Thắng đuổi theo tất sẽ mắc mưu hắn.

Nói đoạn truyền lệnh thu quân về trại, một mặt phái người đến ban thưởng cho Võ Tòng.

Lại nói Lý Quỳ dẫn quân bộ theo đường núi đi tiếp ứng cho Lư tiên phong, đến giữa đường thì gặp tàn quân của Trương Kiệm. Lý Quỳ dẫn đầu ra sức đánh gϊếŧ Diêu Nghĩa bị gϊếŧ trong đám loạn quân. Bọn Trương Kiệm, Trương Thao dẫn quân quay về hướng cửa ải Độc Tùng, không ngờ gặp ngay quân của Lư tiên phong đang tiến đến. Bọn Trương Kiệm liều chết mà đánh rồi cắm đầu chạy miết về phía con đường nhỏ dẫn vào núi sâu. Vì bị quân Tống đuổi theo rất gấp, bọn chúng đành bỏ ngựa chạy bộ lên núi tìm đường trốn. Không ngờ, từ trong bụi tre có hai người xách chĩa sắt xông ra. Trương Kiệm, Trương Thao trở tay không kịp, liền bị hai người kia giơ chĩa chặn ngã rồi ập đến trói dẫn xuống núi. Hai người cầm chĩa ấy không phải ai xa lạ mà chính là Giải Trân và Giải Bảo. Lư tiên phong cả mừng thấy Giải Trân, Giải Bảo, bắt sống được hai tướng giặc, bèn hội binh với bọn Lý Quỳ, gọi họp các tướng cùng đưa quân về đại trại, ở núi Cảo Đình, yết kiến Tống tiên phong. Lư Tuấn Nghĩa kể lại việc bọn Đổng Bình, Trương Thanh, Chu Thông tử trận ở cửa ải Độc Tùng. Các tướng nghe nói đều đau buồn rơi lệ, rồi đó mọi người đều tới yết kiến Tống tiên phong, cùng đem quân vào đại trại. Ngày hôm sau Tống Giang sai áp giải Trương Kiệm về doanh trại của Trương chiêu thảo ở Tô Châu chém đầu thị chúng. Lại sai đem Trương Thao ra trước cửa trại mổ bụng moi tim làm lễ tế ba tướng Đổng Bình, Trương Thanh và Chu Thông.

Tống tiên phong bàn với quân sư Ngô Dụng:

- Ta nên mời Lư tiên phong đem quân mã bản bộ đi tiếp ứng cho cánh quân của Hồ Diên Chước đang trên đường tiến đánh qua huyện Đức Thanh rồi cùng hội quân ở đây để chuẩn bị đánh thành.

Lư Tuấn Nghĩa nhận lệnh bèn dẫn quân mã lên đường, nhắm trấn Phụng Khẩu mà tiến. Quân mã vừa tới nơi thì gặp tàn quân của Tư Hành Phương chạy về. Lư Tuấn Nghĩa dàn quân đánh một trận lớn. Tư Hành Phương rơi xuống suối chết, bọn còn lại tán loạn chạy trốn. Hồ Diên Chước đến yết kiến Lư tiên phong rồi hội quân trở về đại trại ở núi Cảo Đình yết kiến Tống tiên phong. Tống Giang cùng các tướng hội họp bàn định kế sách. Đến lúc này cả hai cánh quân lớn đều đã tới Hàng Châu, còn các nơi như Tuyên Châu, Hồ Châu, cửa ải Độc Tùng đều do Trương chiêu thảo và Tùng tham mưu cai quản, vỗ yên trong cõi, chuyện không có gì đáng nói.

Tống Giang thấy trong quân Hồ Diên Chước mất hai tướng Lôi Hoành và Cung Vượng. Hồ Diên Chước kể lại việc Lôi Hoành đưa quân đến cửa nam thành huyện Đức Thanh giao chiến vùng Tư Hành Phương. Hai tướng đánh hơn ba mươi hiệp thì Lôi Hoành bị Tư Hành Phương chém lăn xuống ngựa. Cung Vượng đuổi theo Hoàng Ái, cả người ngựa ngã xuống khe, bị quân giặc xông tới đâm chết. Tướng giặc là Mễ Tuyền bị Sách Siêu vung búa đánh chết. Bọn Hoàng Ái, Từ Bạch bị bắt sống hiện đã áp giải về đây. Tư Hành Phương dẫn quân đuổi theo quân ta, ngã xuống khe chết đuối. Tiết Đẩu Nam chạy thoát trong đám loạn quân, sau không biết trốn đi đàng nào. Tống Giang nghe tin hai tướng Lôi Hoành, Cung Vượng tử trận, lại một phen đau thương rơi lệ, nói với các tướng rằng:

- Hôm trước Trương Thuận hiện hồn về báo mộng cho ta, lúc ấy ta thấy bên cạnh có ba bốn người khác cũng máu me đầm đìa. Bây giờ mới biết đó là âm hồn của các hiền đệ Đổng Bình, Trương Thanh, Chu Thông, Lôi Hoành. Khi nào chiếm được quận Ninh Hải ở Hàng Châu, ta sẽ mời các nhà sư dựng đàn làm lễ cầu siêu cho năm người anh em đó.

Nói đoạn, bèn sai người đem bọn Hoàng Ái, Từ Bạch đến trước trại quân của Trương chiêu thảo chém đầu thị chúng, việc không có gì đáng nói.

Ngày hôm ấy Tống Giang sai gϊếŧ dê mổ ngựa khao đãi ba quân. Ngày hôm sau bàn định với quân sư Ngô Dụng xong, Tống Giang cắt cử các chánh phó tướng chỉ huy các cánh quân tiến đánh thành Hàng Châu.

Phó tiên phong Lư Tuấn Nghĩa dẫn mười hai chánh phó tướng đánh vào cửa Hầu Triều: Lâm Xung, Hồ Diên Chước, Lưu Đường, Gỉai Trân, Giải Bảo, Đan Đình Khuê, Nguỵ Định Quốc, Trần Đạt, Dương Xuân, Đỗ Thiên, Lý Văn, Thạch Dũng. Hoa Vinh dẫn mười bốn chánh phó tướng đánh vào cửa Cấn Sơn: Hoa Vinh, Tần Minh, Chu Vũ, Hoàng Tín, Tôn Lập, Lý Trung, Trâu Uyên, Trâu Nhuận, Lý Lập, Bạch Thắng, Thang Long, Mục Xuân, Chu Quý, Chu Phú.

Mục Hoằng dẫn mười một chánh phó tướng đến trại Tây Sơn giúp đầu lĩnh thuỷ quân Lý Tuấn đánh vào cửa Khao Hồ: Lý Tuấn, Nguyễn Tiểu Nhị, Mạnh Khang, Nguyễn Tiểu Ngũ, Thạch Tú, Phàn Thuỵ, Mã Lân, Mục Hoằng, Dương Xuân, Tiết Vĩnh, Đinh Đắc Tôn.

Tôn Tân dẫn tám chánh phó tướng đến trại cửa đông giúp Chu Đồng đánh vào các cửa Thái Thị, Tiến Kiều: Chu Đồng, Sử Tiến, Lỗ Trí Thâm, Võ Tòng, Tôn Tân, Cố Đại Tẩu, Trương Thanh, Tôn Nhị Nương.

Tám viên phó tướng ở trại cửa đông cùng bọn Lý Ứng đảm nhận việc tuần tra dọ thám ở các trại và sẵn sàng tiếp ứng cho các nơi: Lý Ứng, Khổng Minh, Dương Lâm, Đỗ Hưng, Đồng Uy, Đồng Mãnh, Vương Anh, Hổ Tam Nương.

Chánh tiên phong Tống Giang dẫn hai mươi mốt viên chánh phó tướng đánh vào đường lớn ở cửa Bắc Quan: Ngô Dụng, Quan Thắng, Sách Siêu, Đái Tôn, Lý Quỳ, Lã Phương, Qúach Thịnh, Âu Bằng, Đặng Phi, Yến Thuận, Lăng Chấn, Bao Húc, Hạng Sung, Lý Cổn, Tống Thanh, Bùi Tuyên, Tưởng Kính, Sái Phúc, Sái Khánh, Thời Thiên, Úc Bảo Tứ.

Bấy giờ Tống Giang cắt cử tướng tá chỉ huy các cánh quân đã xong bèn truyền lệnh tiến đánh khắp bốn mặt thành.

Tống Giang dẫn đại quân người ngựa tiến thẳng đến chân thành trước cửa Bắc Quan. Quân Phương Thiên Định ở trên mặt thành gióng trống, khua phèng vang trời. Rồi cửa thành bật mở, cầu treo hạ xuống. Nguyên suý giặc là Thạch Bảo cưỡi ngựa tiến ra trước. Bên trận quân Tống, Cấp tiên phong Sách Siêu vốn nóng nẩy vội vung búa lớn, chẳng nói nửa câu, phóng ngựa chận đánh Thạch Bảo. Hai tướng ngồi trên ngựa quần nhau chưa đầy mười hiệp, Thạch Bảo đâm dứ một đưòong rồi quay ngựa bỏ chạy. Sách Siêu liền tế ngựa đuổi theo. Quan Thắng thấy vậy liền lớn tiếng gọi lại, nhưng ngay lúc ấy Sách Siêu đã bị Thạch Bảo đánh một chuỳ lưu tinh trúng mặt lăn nhào xuống ngựa. Đặng Phi vội đến cứu thì Thạch Bảo cũng vừa phóng ngựa tới. Đặng Phi trở tay không kịp bị Thạch Bảo phạt một đao đứt làm hai đoạn. Cùng lúc ấy trong thành, Bảo Quang quốc sư dẫn mấy viên mãnh tướng tung quân ra đánh. Quân Tống thua phải rút chạy về phía bắc. May có Hoa Vinh, Tần Minh tứ phía ngoài dẫn quân đánh xiết tới rồi xông vào đánh lui quân nam, cứu được Tống Giang đưa về bản trại. Thạch Bảo đắc thắng, vui mừng đem quân về thành. Tống Giang và các tướng đem quân về đại trại ở núi Cảo Đình nghỉ ngơi. Tống Giang buồn rầu vào ngồi trong trướng, vì trong trận vừa rồi lại mất thêm hai tướng Sách Siêu và Đặng Phi. Ngô Dụng khuyên can:

- Quân giặc trong thành có tướng tài như vậy, chúng ta chỉ nên đánh bằng mưu, không nên đương đầu đối địch.

Tống Giang nói:

- Liên tiếp bị tổn hại thế này, chúng ta còn biết dùng cách nào mà hạ thành?

Ngô Dụng đáp:

- Xin chủ tướng báo cho các cánh quân biết mưu kế của ta, sau đó đem quân đánh vào cửa Bắc Quan. Quân giặc trong thành tất nhiên sẽ mở cửa thành giao cihến. Ta giả thua cho giặc đuổi theo ra xa thành. Bấy giờ sẽ bắn pháo hiệu, các cánh quân nhất tề đánh ập vào tất cả các cửa thành, hễ quân ta lọt qua được cửa nào trước thì đốt lửa làm hiệu, quân giặc không cứu ứng được cho nhau, ta nhất định lập công lớn.

Tống Giang nghe xong liền sai Đái Tôn đi truyền lệnh cho tướng chỉ huy các cánh quân đều biết. Ngày hôm sau lệnh cho Quan Thắng đưa một ít quân mã đến ngoài cửa Bắc Quan khiêu chiến. Quân giữ thành nổi trống hổ trợ cho nguyên suý Thạch Bảo đem quân ra giao chiến với Quan Thắng. Hai tướng đánh chưa đầy mười hiệp. Quan Thắng vội thua chạy, Thạch Bảo xua quân đuổi theo. Bấy giờ Lăng Chấn bèn châm mồi bắn pháo hiệu. Nghe tiếng pháo nổ vang, các cánh quân áp sát các cửa liền hò reo nhất tề xông vào đánh.

Kể tiếp chuyện phó tiên phong Lư Tuấn Nghĩa dẫn bọn Lâm Xung đem quân đánh vào cửa Hầu Triều, người ngựa đến gần thành thì thấy cửa không đóng, cầu treo không rút. Lưu Đường muốn lập công đầu, vội vác đao thúc ngựa xông thẳng vào thành. Quân giữ thành thấy Lưu Đưòong phi ngựa vào, liền chặt đứt dây treo cánh cửa ngoài. Thương thay Lưu Đường dũng cảm, cả người lẫn ngựa cùng rơi chết dưới cửa hào. Nguyên thành Hàng Châu này do Tiền vương xây dựng, cửa thành đều xây theo kiểu ba lớp: lớp cửa ngoài có cánh cửa treo, lớp cửa giữa có hai cánh lớn bằng sắt, trong cùng lại một lớp cửa rào nữa. Lưu Đường vừa lọt vào lơp cửa ngoài, quân giữ thành ở trên bèn chặt đứt dây treo, cánh cửa ngoài sập xuống, hai bên có quân giặc mai phục sẵn, Lưu Đường làm sao thoát chết! Lâm Xung, Hồ Diên Chước thấy Lưu Đường bị hại liền dẫn quân quay về trại báo cho Lư Tuấn Nghĩa biết. Các cửa khác cũng không đánh vào được, đành cho quân lui về. Một mặt sai người về đại trại báo tin cho Tống tiên phong. Tống Giang nghe tin Lưu Đường thiệt mạng, đau xót thương khóc nói:

- Thương thay hiền đệ Lưu Đường. Từ ngày ta dấy nghĩa ở huyện Vận Thành, theo Tiểu thiên vương lên Lương Sơn Bạc, đã từng bao năm gian khổ chưa một ngày yên vui, lớn nhỏ hơn trăm trận giao phong, trăm chết một sống, nhưng chưa từng một lần chùn nhụt nhuệ khí. Ai ngờ hôm nay Lưu Đường đành phải chịu chết ở đây!

Quân sư Ngô Dụng nói:

- Mưu kế vừa rồi chưa tốt, đánh thành không xong đến nỗi Lưu Đường thiệt mạng. Xin chủ tướng hãy cho lui quân để trù liệu kế khác.

Tống Giang nóng lòng muốn báo thù, đau buồn than tiếc mãi không thôi. Hắc toàn phong Lý Quỳ nói:

- Xin đại huynh yên lòng, ngày mai đệ sẽ cùng bọn Bao Húc, Hạng Sung, Lý Cổn bắt sống tên giặc Thạch Bảo đem về đây!

Tống Giang nói:

- Viên tướng Thạch Bảo ấy là kẻ anh hùng xuất chúng ngươi làm sao đến gần hắn được?

Lý Quỳ đáp:

- Huynh trưởng không tin thì cứ đợi xem, ngày mai bọn đệ không bắt sống được hắn thì không trở về gặp huynh trưởng nữa!

Tống Giang nói:

- Ngươi phải hết sức cẩn thận chớ có coi thường.

Hắc toàn phong nghe xong vội trở về trại, dọn sẵn rượu thịt rồi đi mòi bọn Bao Húc, Hạng Sung, Lý Cổn đến nhắm rượu, Lý Quỳ nói:

- Bốn người bọn ta vẫn cùng nhau ra trận. Hôm nay trước mặt Tống Huynh trưởng, ta đã quả quyết ngày mai sẽ bắt sống bằng được tên giặc Thạch Bảo, vậy bọn ngươi không được nhát gan thoái thác!

Bao Húc nói:

- Ngày mai chắc huynh trưởng cũng sẽ cho quân mã tiến trước như hôm nay. Nhưng bọn ta phải xông lên, quyết bắt cho được tên giặc Thạch Bảo!

Sáng sớm hôm sau, bọn Lý Quỳ bốn người ăn uống no say, ai nấy xách vũ khí tìm gặp Tống tiên phong xin đi bắt Thạch Bảo. Tống Giang thấy bốn người chếnh choáng hơi men, bèn nói:

- Các hiền đệ chớ nên đùa giỡn với tính mệnh.

Lý Quỳ đáp:

- Xin huynh trưởng chóo coi thường bọn tiểu đệ!

Tống Giang nói:

- Chỉ cần các ngươi biết nghe lời ta là được.

Nói đoạn lên ngựa cùng bọn Quan Thắng, Âu Bằng, Lã Phương, Qúach Thịnh phi đến trước cửa Bắc Quan, sai quân sĩ gióng trống phất cờ khiêu chiến. Lý Quỳ lòng dạ cồn cào như lửa đốt, tay cầm đôi búa đứng trước ngựa. Bao Húc nâng thanh đại đao, măt nhìn trừng trừng chỉ muốn xông ra đánh ngay. Hạng Sung, Lý Cổn tay cầm lá thuẫn, mỗi người đều giắt theo hai mươi bốn lưỡi phi đao, tay cầm giáo ngắn đứng hai bên. Bỗng nghe trên thành phèng khua trống nổi,Thạch Bảo cưỡi trên lưng ngựa vàng, tay xách đại dao dẫn hai viên chánh tướng ra ngoài thành nghênh chiến: người đi trước là Ngô Trị, người đi sau là Liêm Minh. Ba viên tướng ấy vừa ra khỏi thành thì Lý Quỳ vốn xưa nay chưa biết sợ là gì bèn gầm lên một tiếng, rồi cả bọn bốn người nhất tề xông thẳng đến trước ngựa Thạch Bảo. Thạch Bảo vung đao đón đánh, nhưng bọn Lý Quỳ đã ập đến. Lý Quỳ phạt nhanh một búa vào chân ngựa, Thạch Bảo vội nhảy xuống chạy về phía quân nhà. Bao Húc nhanh tay chém rơi đầu Liêm Minh. Hạng Sung, Lý Cổn tung phi đao ném theo, phi đao lấp loáng giữa không trung nhu lá ngọc lá vàng bay lượn. Tống Giang ra lệnh cho mã quân xông vào thành. Quân giặc trên thành liền tới tấp lao gỗ đá xuống. Tống Giang sợ có sơ hở vội cho lui quân, không ngờ Bao Húc nhân lúc lộn xộn đã lọt vào trong thành. Tống Giang chỉ biết kêu khổ. Bấy giờ Thạch Bảo đã nấp sẵn trong cửa thành, thấy Bao Húc xông vào liền đưa xiết một đao chém Bao Húc làm hai đoạn. Hạng Sung, Lý Cổn vội hộ vệ Lý Quỳ chạy về trận nhà. Tống Giang cũng cho lui quân về trại. Điểm lại binh tướng lại thấy mất thêm Bao Húc. Tống Giang lòng càng thêm buồn. Lý Quỳ khóc thương thảm thiết chạy về bản trại. Ngô Dụng nói:

- Hôm nay cũng chưa tìm được mưu kế tốt, tuy chém đầu được một tướng giặc nhưng bên ta cũng mất một phó thủ của Lý Quỳ.

Đang lúc mọi người buồn phiền đau xót thì Giải Trân, Giải Bảo đến báo việc khẩn cấp. Tống Giang hỏi han tỉ mỉ, Giải Trân nói:

- Tiểu đệ cùng Giải Bảo đi thám thính, đến cách ngoài thành cửa nam hơn hai mươi dặm, có một nơi gọi là Phạm thôn, thấy bên bờ sông đậu liền một dãy vài chục chiếc thuyền. Anh em tiểu đệ xuống tận nơi tìm hỏi, mới hay đó là thuyền chở lương của Viên bình sự (tên chức quan coi việc xử kiện ở một huyện) ở huyện Phú Dương, tiểu đệ định gϊếŧ hắn thì Viên bình sự khóc nói: “Bọn chúng tôi đều là lương dân của nhà Đại Tống, nhiều lần bị Phương Lạp bắt nộp tô thuế nặng nề, ai không tuân theo thì cả nhà bị gϊếŧ sạch. Nay quân thiên triều đến đây tiểu trừ quân giặc, chúng tôi cầu mong cho thiên hạ sớm được thấy ngày thái bình. Ngờ đâu hôm nay lại phải chịu chết ở đây.” Tiểu đệ nghe người ấy kể lể sự tình thảm thiết không nỡ gϊếŧ hại. Lại hỏi vì duyên cớ gì mà đến đây thì viên bình sự đáp: “Gần đây Phương Thiên Định đã truyền lệnh cho các châu huyện phải vơ vét khắp các thôn phường cho đủ số thuế năm vạn thạch gạo trắng. Già này là người đầu tiên thu được năm nghìn thạch chở đến nộp trước. Hôm nay đến đây gặp lúc đại quân vây thành nên phải đậu lại, không dám tiến.” Tiểu đệ tra hỏi tỉ mỉ như thế, xin báo để chủ tướng biết rõ.

Ngô Dụng nghe xong cả mừng nói:

- Đây là cơ hội trời cho. Đoàn thuyền lương này sẽ giúp ta lập công lớn! Xin tiên phong truyền lệnh giao cho anh em Gỉai Trân, Giải Bảo dẫn đầu đem theo cả pháo thủ Lăng Chấn, Trâu Nhuận, Lý Lập, Bạch Thắng, Mục Xuân, Thang Long, Vương Anh, Hổ Tam Nương, Tôn Tân, Cố Đại Tẩu, Trương Thanh, Tôn Nhị Nương đóng giả làm dân chèo thuyền, lặng lẽ nấp sau khoang lái, khi lọt được vào thành thì bắn pháo liên châu làm hiệu, chúng ta ở đây sẽ điều quân tiếp ứng.

Giải Trân, Giải Bảo gọi Viên bình sự lên bờ truyền đạt mệnh lệnh của Tống tiên phong, rồi dặn rằng:

- Ông là lương dân của nhà Tống thì phải làm đúng theo mưu kế này. Sau khi thành công, tất có trọng thưởng.

Sau đó các tướng tá của Tống Giang theo kế định trước đều nhảy xuống thuyền, mỗi thuyền chỉ để lại một người cầm lái, còn những người káhc thì cho hết lên bờ, nhưng phải cởϊ qυầи áo giao lại cho các tướng Vương Anh, Tôn Tayn, Trương Thanh mặc. Ba nữ tướng Hổ Tam Nương, Cố Đại Tẩu, Tôn Nhị Nương đóng giả là bà lái thuyền, bọn các viên tiểu hiệu thì làm thuỷ thủ chèo thuyền. Các tướng khác đem theo vũ khí nấp trong các khoang thuyền. Đoàn thuyền chở lương nhất loạt chèo vào đậu bên bờ sông. Lúc này các cánh quân bên quân Tống đã tiến sát các cửa thành, cách đoàn thuyền lương không xa. Viên bình sự lên bờ, Giải Trân, Giải Bảo và mấy người đóng giả làm lái thuyền đi theo đến dưới cổng thành, gọi lính canh mở cửa. Quân giữ thành nghe tiếng gọi, hỏi tỉ mỉ rồi trở vào báo tin cho thái tử Phương Thiên Định biết. Phương Thiên Định bèn sai Ngô Trị mở cửa thành, ra tận bờ sông kiểm điểm các thuyền lương rồi trở về tâu báo. Một mặt Phương Thiên Định sai sáu tướng bộ hạ dẫn một vạn quân ra ngoài thành ngăn nốt góc ở phía đông bắc để cho Viên bình sự chuyển lương vào giao nộp. Bấy giờ các tướng của Tống Giang trà trộn trong đám lái thuyền, thuỷ thủ cũng chen nhau vác gạo vào thành. Bọn Cố Đại Tẩu ba nữ tướng cũng đã đi theo lọt được vào thành. Năm nghìn thạch gạo chỉ trong khoảnh khắc đã chuyển hết. Sáu viên tướng của Phương Thiên Định ra xem xét việc chuyển lương đã dẫn quân vào thành. Bấy giờ Tống Giang cho quân tiến vào vây thành, dàn thành thế trận cách thành hai, ba dặm. Đêm hôm ấy, vào lúc canh hai, pháo thủ Lăng Chấn lấy chín quả pháo “đạn mẹ đẻ đạn con” lêи đỉиɦ núi Ngô Sơn châm mồi bắn. Các tướng đã lọt vào thành nghe hiệu lệnh, ai nấy đều cầm đuốc châm lửa đốt khắp nơi. Trong thành bỗng chốc nhốn nháo, nhưng không ai biết rõ quân Tống đã lọt vào nhiều ít ra sao. Phương Thiên Định ở trong cung nghe tin vô cùng hoảng sợ, vội khoác áo giáp lên ngựa, lúc bấy giờ quân canh ở các cửa thành đã bỏ trốn. Quân Tống khí thế ồ ạt xông vào lập công chiếm thành.

Lại kể chuyện Lý Tuấn ở doanh trại tại núi Tây Sơn, sau khi được lệnh bèn dẫn quân đánh tới cửa sông Tinh Từ, đoạt lấy thuyền bè, bắt chủ thuyền phải chở quân sĩ lên bớ trước cửa Dũng Kim. Các tướng chia nhau đi chiếm giữ các cửa hồ. Lý Văn, Thạch Tú là hai người đầu tiên trèo lên thành. Đêm hôm ấy quân hai bên hỗn chiến trong thành, chỉ trừ cửa nam không bị vây, bọn tàn quân của Phương Thiên Định đều theo cửa ấy chạy thoát ra ngoài.

Lại nói Phương Thiên Định lên ngựa, ngoái nhìn xung quanh không thấy một tướng tá thân cận nào, chỉ có mấy tên quân bộ theo ra cửa phía nam chạy trốn. Phương Thiên Định cắm đầu thúc ngựa chạy đến chân núi Ngũ Vân thì thấy một người mình trần trùng trục, miệng ngậm ngang dao nhọn từ dưới sông bước lên bờ. Phương Thiên Định ngồi trên ngựa thấy khí thế người ấy dữ tợn, vội gia roi thúc ngựa chạy. Nhưng lạ quá, con ngựa cũng như bị quỷ ám, đánh cả trăm roi vẫn đứng im không nhúc nhích, tựa như có ai giữ chặt dây cương. Người dưới sông đã đuổi sát đến trước ngựa, với tay túm ngực giật Phương Thiên Định xuống rồi lia dao nhọn chém rụng đầu. Người ấy đoạt lấy ngựa một tay xách thủ cấp Phương Thiên Định, một tay cầm dao phi ngựa quay lại thành Hàng Châu. Lâm Xung, Hồ Diên Chước dẫn quân đuổi theo Phương Thiên Định, khi đến tháp Lục Hoà thì gặp người cưỡi ngựa xách đầu lâu trở về. Nhận ra người ấy là Thuyền hoả nhi Trương Hoành, hai tướng Lâm Xung và Hồ Diên Chước cả kinh. Hồ Diên Chước bèn gọi hỏi:

- Hiền đệ từ đâu tới đây?

Không thấy Trương Hoành trả lời, vẫn một mạch tề ngựa vào thành. Bấy giờ đại quân người ngựa của Tống tiên phong đã vào trong thành, lấy cung điện của PhươngThiên Định làm nơi đóng suý phủ. Các tướng tá chia đi đóng giữ các hành cung. Thấy Trương Hoành cưỡi ngựa trở về, ai nấy đều kinh sợ. Trương Hoành phi ngựa đến trước mặt Tống Giang thì lăn nhào xuống đất, vứt dao nhọn và thủ cấp Phương Thiên Định xuống, cúi đầu lạy Tống Giang hai lạy rồi bật khóc nức nở. Tống Giang vội ôm chầm lấy Trương Hoành hỏi:

- Hiền đệ từ đâu đến đây? Nguyễn Tiểu Thất hiện giờ ở đâu?

Trương Hoành đáp:

- Tiểu đệ không phải là Trương Hoành!

Tống Giang hỏi:

- Ngươi không phải là Trương Hoành thì là ai?

Trương Hoành đáp:

- Tiểu đệ là Trương Thuận, bị quân canh thành bắn chết ở ngoài cửa Dũng Kim, còn một chút u hồn bồng bềnh không rời sông nước, may được Chấn Trạch Long quân ở Tây Hồ thu dùng, cho làm Kim Hoa thái bảo, giữ lại làm thần Long cung ở thuỷ phủ. Hôm nay huynh trưởng cho quân đánh thành Hàng Châu, âm hồn của tiểu đệ bám sát Phương Thiên Định, vào khoảng nửa đêm theo hắn ra khỏi thành. Bấy giờ tiểu đệ thấy đại ca Trương Hoành đang một mình bơi trên sông lớn liền mượn lấy thân xác mà chạy gấp lên bờ, đuổi theo Phương Thiên Định, đến chân núi Ngũ Vân thì đuổi kịp. Tiểu đệ bèn gϊếŧ tên giặc ấy đem thủ cấp nộp huynh trưởng.

Nói xong, ngã vật xuống đất. Tống Giang vội đến dìu đứng dậy. Trương Hoành mở mắt nhìn thấy Tống Giang và các tướng đao kiếm, tua tủa như rừng, quân sĩ đứng chật đất.

Trương Hoành hỏi:

- Có phải anh em ta gặp nhau dưới suối vàng là ở đây không?

Tống Giang khóc đáp:

- Vừa đây linh hồn Trương Thuận nhập vào xác hiền đệ đuổi gϊếŧ tên giặc Phương Thiên Định. Không phải hiền đệ đã chết, chúng ta ở đây đều là người sống cả. Hiền đệ cứ nhìn kỹ xem!

Trương Hoành nói:

- Nếu thế thì đúng là em ta đã chết rồi!

Tống Giang nói:

- Trương Thuận định theo cửa hồ vào thành đốt lửa báo hiệu, không ngờ khi vượt thành ở cửa Dũng Kim, bị lính canh phát giác, trúng tên mà chết.

Trương Hoành nghe xong khóc nấc một tiếng “Em ơi!”, rồi ngã vật ra đất. Khi các tướng chạy đến thì Trương Hoành đã nằm sõng soài, rũ rượi. Đúng là:

Chưa theo thần chết về âm phủ

Cũng bị ma vương hiện hồn trêu

Chưa biết Trương Hoành ngã ngất, tính mệnh ra sao, xem hồi sau sẽ rõ.