Hậu Thủy Hử

Chương 111: Trương Thuận Ban Đêm Nấp Chùa Núi

Đang nói chuyện sông lớn Dương Tử dài chín nghìn ba trăm dặm, nguồn xa tiếp với ba sông Hán Dương, Tầm Dương, và Dương Tử. Từ Tứ Xuyên chảy ra biển cả, dòng sông thông tiếp với ngàn vạn sông lạch nhỏ, vì thế người ta gọi là Vạn Lý trường giang. Ở địa phận tiếp giáp hai miền Ngô, Sở, giữa dòng sông nhô lên hai ngọn núi, đó là Kim Sơn và Tiêu Sơn.

Trên núi Kim Sơn có ngôi chùa dựng trùm trên chóp mái đá, vì thế gọi là núi Tự Lý sơn (núi trong chùa). Trên núi Tiêu Sơn lại có một ngôi chùa dựng lọt vào lõm núi, ở ngoài không nhìn thấy, vì thế gọi là Sơn Lý tự (chùa trong núi). Hai núi này nhô lên giữa sông, đúng vào vùng đầu đất Ngô cuối đất Sở, một bên là đất Dương Châu thuộc Hoài Đông, một bên là Nhuận Châu thuộc Chiết Tây, đương thời gọi là quận Trấn Giang, chính là vùng đất này.

Lại nói chuyện thành Nhuận Châu do thủ hạ Phương Lạp là Đông sảnh khu mật sứ Lữ Sư Nang làm trấn thủ đóng giữ vùng ven sông. Lữ Sư Nang nguyên là phú hộ Ở Hấp Châu, vì dâng lương tiền nhiều cho Phương Lạp nên được phong làm Đông sảnh khu mật sứ. Thuở nhỏ Sư Nang cũng có học binh thư sách lược, quen dùng một cây trượng bát xà mâu, võ nghệ hơn người. Dưới quyền của Sư Nang có mười hai viên thống chế thường gọi là "Mười hai thần Giang Nam", cùng nhau hợp sức đóng giữ vùng bờ sông Dương Tử phía Nhuận Châu. "Mười hai ông thần" đó là:

- Kình thiên thần Thẩm Cương đóng giữ Phúc Châu, Du dịch thần Phan Văn Đắc. đóng giữ Hấp Châu, Độn giáp thần ứng Minh, đóng giữ Mục Châu, Lục đinh thần Từ Thống, đóng giữ Minh Châu, Tích lịch thần Trương Cận Nhân, đóng giữ Việt Châu, Cựu linh thần Thẩm trạch, đóng giữ Hàng Châu, Thái Bạch thần Triệu Nghị, đóng giữ Hồ Châu, Thái Tuế thần Cao Khả Lập, đóng giữ Tuyên Châu, Điếu khách thần Phạm Trù, đóng giữ Thường Châu, Hoàng phiên thần Trác Vạn Lý, đóng giữ Nhuận Châu, Bảo vĩ thần Hòa Đồng, đóng giữ Giang Châu. Tang môn thần Thẩm Lâm, đóng giữ TÔ Châu.

Nói tiếp chuyện khu mật sứ Lữ Sư Nang thống lĩnh năm vạn quân Giang Nam đóng giữ vùng ven sông. Phía dưới đình Cam Lộ hơn ba nghìn chiến thuyền dàn hàng đậu san sát.

Phía bắc bờ sông là bến đò Qua Châu, bãi cát phẳng rộng mênh mông.

Bấy giờ binh mã chiến thuyền của Tống tiên phong đã đến đóng ở Hoài An, hẹn hội quân ở Dương Châu. Hôm ấy Tống tiên phong ngồi trong trướng cùng bàn việc với quân sư Ngô Dụng:

- Từ đây ra sông lớn chẳng còn bao xa, bờ sông phía Giang Nam quân giặc đóng giữ nghiêm mật, ta nên cho người đi trước thăm dò tin tức bên bờ nam.

Cùng lúc ấy, bốn viên chiến tướng bước vào trong trướng tự nguyện xin đi. Bốn tướng ấy là:

- Tiểu toàn phong Sài Tiến, Lãng lý bạch điều Trương Thuận, Phanh mệnh tam lang Thạch Tú, Hoạt Diêm la Nguyễn Tiểu Thất. Tống Giang nói:

- Bốn anh em chia làm hai đường:

- Sài Tiến cùng đi với Trương Thuận, Thạch Tú cùng đi với Nguyễn Tiểu Thất. Các hiền đệ có thể đến núi Kim và núi Tiêu, tùy cơ thăm dò tình hình sào huyệt giặc ở Nhuận Châu, rồi trở lại Dương Châu gặp ta.

Bốn người cáo từ Tống Giang, chia làm hai toán, giả cách ăn mặc làm người buôn, lên đường đi Dương Châu. Nghe tin triều đình sai đại quân đến đánh Phương Lạp, dân chúng hai bên đường cái phần nhiều đã đem gia quyến lánh đến các thôn xa. Bọn Trương Thuận bốn người chia tay nhau ở thành Dương Châu, mỗi người đem theo một ít lương khô. Thạch Tú và Nguyễn Tiểu Thất đi về phía núi Tiêu Sơn, đem theo hai người hầu. Sài Tiến và Trương Thuận cũng đem hai người hầu, ai nấy đều đem túi lương khô và dao tay nhọn; xách mã tấu, cùng rảo bước về phía bến đò Qua Châu.

Bấy giờ là tháng đầu xuân, tiết trời ấm áp, hoa nở khắp nơi. Bọn Sài Tiến đến bên bờ sông Dương Tử, từ trên cao nhìn xuống, sóng bạc mênh mông, dòng trôi cuồn cuộn, quả là cảnh sắc tráng lệ miền sông nước. Có thơ làm chứng như sau:

- Vạn lý yên ba vạn lý thiên, Hồng hà giao ánh hải đông biên.

Đả ngư chu tử hồn vô sự, Túy dũng thanh tồi tự tại miên.

Khói sóng trên sông vạn dặm trời Mây hồng rung bóng biển mù khơi.

Lưới chài thong thả thuyền về bên.

Say khoác chăn nằm giấc thảnh thơi.

Bọn Sài Tiến nhìn thấy phía dưới núi Bắc Cố một _áy cờ hai màu xanh trắng, một đoàn chiến thuyền dàn dọc theo bờ sông, còn bờ sông phía bắc thì không có cây cối. Sài Tiến nói:

- Xung quanh bến đò Qua Châu tuy có. nhà nhưng không có người ở, trên sông cũng không thấy thuyền bè, biết tìm ai mà dò hỏi?

Trương Thuận nói:

- Tạm vào một nhà nào nghỉ ngơi, rồi đệ sẽ bơi sang chân núi Kim Sơn nghe ngóng động tĩnh ra sao?

Sài Tiến nói:

-

- Đúng đấy!

Bốn người đến bên bờ sông, đẩy cửa bước vào một nếp nhà tranh cửa đóng im lìm. Trương Thuận đến đầu hè vạch liếp chui vào thì thấy một cụ bà đầu tóc bạc phơ từ dưới bếp đi lên.

Trương Thuận hỏi:

- Thưa lão mẫu, sao nhà ta không mở cửa ra?

Bà cụ đáp:

- Không giấu gì quý khách, nghe tin triều đình đem đại quân đi đánh Phương Lạp, chúng tôi ở đây là nơi đầu sóng ngọn gió, có mấy hộ nhà dân đều đem con cái lánh đi cả, chỉ còn mình già ở lại trông nhà thôi.

Trương Thuận nói:

- Các con cụ lánh đi đâu?

Cụ già đáp:

- Con trai của già đem vợ con vào trong thôn rồi.

Trương Thuận hỏi:

- Anh em tiểu nhân có bốn người muốn qua sông, không biết ở gần đây có thuyền không?

Bà cụ trả lời:

- Làm gì có thuyền? Gần đây Lữ khu mật nghe nói đại quân sắp đến nên đã bắt hết thuyền đưa về bên Nhuận Châu rồi.

Trương Thuận nói:

- Bọn chúng ta có lương ăn mang theo, chỉ muốn phiền lão mẫu cho nghỉ tạm vài ngày, khi đi xin gửi tiền trọ cho lão mẫu.

Bà cụ nói:

- Qúy khách nghỉ lại đây, chỉ ngại không có giường nằm.

Trương Thuận đáp:

- Không sao, anh em tiểu nhân tự lo lấy.

Bà cụ nói:

- Chỉ sợ đại quân đến đây nay mai thôi!

Trương Thuận nói:

- Khi ấy anh em tiểu nhân sẽ lánh đi nơi khác.

Bà cụ mở cửa cho Sài Tiến và hai người hầu vào nhà. Bốn người dựng mã tấu bên vách, đặt hành lý, rồi lấy lương khô, bánh nướng ra ăn. Sau đó Trương Thuận lại ra bờ sông nhìn sang chùa Kim Sơn, thầm nghĩ:

- "Tên Lữ Sư Nang đóng ở Nhuận Châu chắc hẳn thường ngày vẫn lên núi này. Đêm nay ta thử sang đó tất sẽ săn được tin tức". Nghĩ đoạn Trương Thuận quay vào bàn với Sài Tiến:

- Bọn ta đến đây, thuyền bè không có thì chẳng được tích sự gì. Chi bằng đêm nay đệ sẽ buộc quần áo và hai thỏi bạc lên đầu bơi sang chùa Kim Sơn, đem bạc đút lót hòa thượng trụ trì chùa ế.y để hỏi tin, rồi sẽ báo lại với Tống tiên phong.

Đại ca cứ ở đây chờ đệ.

Sài Tiến nói:

- Ta chờ ở đây, hiền đệ mau đi xong việc về sớm.

Đêm ấy sáng trăng, gió yên sóng lặng, trời nước một mầu.

Vừa sẩm tối, Trương Thuận mặc quần đùi lụa, gói ghém quần áo và hai thỏi bạc quấn lên đầu, lưng đeo dao nhọn rồi đi ra bãi Qua Châu, lội xuống sông, lao người bơi ra, nhẹ nhàng lướt nước chẳng khác gì người ta đi lại trên đất liền. Chẳng bao lâu Trương Thuận bơi đến chân núi Kim Sơn. Nhìn quanh thấy một chiếc thuyền con buộc dưới vách đá, Trương Thuận bò đến, tháo bọc vải quấn trên đầu trèo lên thuyền, than quần áo ướt Lúc ấy trống trong thành Nhuận Châu đã điểm canh ba. Trương Thuận nằm nép dưới thuyền đưa mắt quan sát.

Từ đầu dòng, có chiếc thuyền con đang bơi đến. Trương Thuận thầm nghĩ:

- "Chiếc thuyền này có vẻ khả nghi, chắc có quân gian tế Nghĩ đoạn bèn đẩy thuyền định chèo đi, không ngờ thuyền bị một sợi dây to buộc chặt, lại không có sào chèo.

Trương Thuận đành cởϊ qυầи áo rút dao nhọn nhẩy xuống nước, nhẹ nhàng bơi đến bên chiếc thuyền lạ đang lướt tới.

Hai người trên thuyền không ngờ có người lạ theo dõi, cứ nhằm phía bờ bắc chèo sang. Trương Thuận từ dưới nước ngoi lên, bám mạn thuyền, rồi dùng dao nhọn cắt dây cọc, mái chèo liền tuột ra. Hai người kia mất đà, ngã lộn xuống nước.

Trương Thuận nhanh nhẹn nhẩy lên thuyền. Vừa lúc ấy trong khoang thuyền hai người nữa chui ra. Trương Thuận vung dao chém ngay một tên, hất xuống nước, tên kia sợ quá ngã lăn ra sàn. Trương Thuận quát:

- Mi là ai? Từ đâu chèo thuyền tới đây? Nói thật thì ta tha chết.

Người kia đáp:

- Thưa hảo hán, tiểu nhân là đầy tớ của Trần Tướng Sĩ ở thôn Định Phố ngoài thành Dương Châu. Chủ nhân sai chúng tôi sang Nhuận Châu bái kiến Lữ khu mật để xin hiến lương.

Lữ khu mật đã chấp nhận, sai một viên ngu hầu cùng trở về với tiểu nhân. Họ đòi nộp năm vạn thạch gạo trắng và ba trăm chiếc thuyền.

Trương Thuận hỏi:

- Tên ngu hầu ấy họ tên gì, hiện ở đâu?

Tên đầy tớ đáp:

- Đó là tên Diệp Quý, vừa bị hảo hán chém lăn xuống nước.

Trương Thuận lại hỏi:

- Còn mi họ tên gì? Đi xin nộp lương từ khi nào?

Tên đầy tớ đáp:

- Tiểu nhân họ Ngô, tên Thành, qua bên đây từ hôm mùng bẩy tháng giêng. Lữ khu mật bảo tiểu nhân đến TÔ Châu yết kiến Đệ tam đại vương Phương Mạo để nhận ba trăm chiếc cờ hiệu cùng với quan bằng phong cho Trần Tướng Sĩ làm phủ doãn Dương Châu, tước Trung minh đại phu, nhân tiện giúp chuyển về cho Lữ khu mật một nghìn chiếc áo dấu.

Trương Thuận lại hỏi:

- Chủ nhân của mi họ tên gì? Có bao nhiêu người ngựa?

Ngô Thành đáp:

- Chủ nhân tôi họ Trần tên Quan, biệt danh là Trần Tư

Sĩ có hơn một nghìn quân và hơn trăm con ngựa. Hai con trai, con trưởng là Trần ích, con thứ là Trần Thái.

Trương Thuận tra hỏi tỉ mỉ mọi chuyện rồi khua dao đâm hất Ngô Thành xuống nước, bước xuống đuôi thuyền, buộc lại mái chèo, rồi chèo thuyền về bãi Qua Châu. Sài Tiến nghe tiếng mái chèo khua trên sông, chạy ra xem thì đúng là Trương Thuận. Hai người gặp nhau, Trương Thuận kể lại mọi việc cho Sài Tiến nghe. Sài Tiến cả mừng, vội xuống thuyền lấy bó giấy tờ, ba trăm chiếc cờ hiệu bằng lụa đỏ và một nghìn chiếc áo dấu không đồng mầu sắc, tất cả xếp chặt trong hai gánh. Trương Thuận nói:

- Bây giờ đệ phải đi lấy quần áo đệ đang để ở dưới núi Kim Sơn.

Nói đoạn đẩy thuyền chèo sang núi Kim Sơn, lấy lại gói quần áo, tiền bạc rồi quay thuyền trở lại bãi Qua Châu. Bấy giờ trời đã sáng, nhưng trên sông mây mù vẫn dầy. Trương Thuận khoét thủng đáy thuyền, đẩy ra giữa sông lật chìm.

Xong việc, Trương Thuận quay lại lấy hai lạng bạc đem cho bà lão chủ nhà rồi bảo hai người hầu gánh đồ đạc trở về Dương Châu.

Bấy giờ quân mã của Tống Giang cũng đã đến đóng ở ngoài thành. Quan bản châu ra đón tiếp, mời Tống tiên phong vào nghỉ ở khách quán trong thành. Ngay ngày hôm ấy cho dọn yến tiệc khoản đãi Tống tiên phong, úy lạo quân sĩ.

Nói tiếp, Sài Tiến và Trương Thuận chờ tiệc tan rồi vào nhà khách yết kiến Tống Giang, kể lại tỉ mỉ việc cha con Trần Quan ngầm thông với Phương Lạp, sớm muộn sẽ dẫn quân giặc qua sông đánh Dương Châu. Trương Thuận nói:

- Trời đất xui khiến tiểu đệ bắt được tên gian tế trên sông, hẳn chuyến này huynh trưởng lập được công lớn.

Tống Giang nghe xong cả mừng sai mời quân sư Ngô Dụng vào bàn định kế sách. Ngô Dụng nói:

- Đã có cơ hội như thế này thì thành Nhuận Châu lấy ~i? như trở bàn tay. Xin chủ tướng trước hết cho bắt tên Trần Quan, các việc lớn tự khắc sẽ được xếp đặt.

Tống tiên phong liền cho Lãng tử Yến Thanh đóng giả làm tên Diệp ngu hầu, sai Giải Trân, Giải Bảo đóng giả làm hai tên quân của Phương Lạp. Giải Trân, Giải Bảo tuân lệnh quảy quang gánh đi theo Yến Thanh. Ra khỏi thành Dương Châu, hỏi đường đến thôn Định Phố, đi chừng hơn bốn chục dặm thì đến trang viện của Trần Tướng Sĩ. Thấy trước cổng có hai ba chục trang khách ăn mặc gọn gàng cùng một kiểu quần áo, Yến Thanh giả giọng người Triết Giang lên tiếng chào hỏi:

- Các trang khách cho hỏi Trần chủ nhân có ở nhà không?

Các trang khách hỏi lại:

- Qúy vị từ đâu đến?

Yến Thanh đáp:

- Chúng tôi từ bên Nhuận Châu sang đây, đi nhầm hướng hỏi thăm mất nửa ngày mới tới được đây.

Trang khách bèn dẫn Yến Thanh vào nhà, bảo hai người hầu đặt gánh nghỉ ngơi, rồi mời Yến Thanh ra sau hậu đình yết kiến Trần Tướng Sĩ.

Trông thấy chủ nhân, Yến Thanh hến sụp lạy nói:

- Diệp Qúy tôi xin kính chào đại nhân.

Trần Tướng Sĩ hỏi:

- Túc hạ từ đâu đến?

Yến Thanh vẫn nói bằng giọng Triết Giang:

- Xin đại nhân cho người hầu lui ra, rồi mới dám thưa.

Trần Tướng Sĩ nói:

- Không ngại gì, mấy tên người nhà đều là tâm phúc cả.

Yến Thanh nói:

- Tiểu nhân họ Diệp, tên Quý, là ngu hầu dưới trướng của Lữ khu mật. Ngày bẩy tháng giêng năm nay, tiếp được mật thư của Ngô Thành, Lữ khu mật cả mừng đặc cách sai Diệp Qúy tôi đưa Ngô Thành đến TÔ Châu yết kiến đệ tam đại vương để trình nhã ý của đại nhân. Đại vương sai người tâu lên, Đệ nhất đại vương đã ban quan bằng phong cho tướng công làm phủ doãn Dương Châu, hai quan trực ở các nói đợi khi gặp Lữ khu mật sẽ bàn chuyện phong tước. Hôm nay Lữ khu mật định cho Ngô Thành về báo tin, không ngờ Ngô Thành bất ngờ bị cảm mạo, hiện còn sốt li bì không dậy được. Lữ khu mật sợ lỡ việc lớn, đặc cách sai Diệp Qúy tôi chuyển đến tướng công quan bằng, văn thư của Lữ khu mật cùng là ấn quan phòng, thẻ bài, ba trăm chiếc cờ hiệu và một nghìn chiếc áo dấu cho quân sĩ, định ngày để tướng công đem thuyền bè lương thực sang Nhuận Châu giao nộp.

Yến Thanh nói đoạn lấy quan bằng và văn thư giao cho Trần Tướng Sĩ. Trần Quan xem xong cả mừng, vội sai bầy hương án quay về phía nam, đặt quan bằng lên vái lạy, cảm tạ Ơn lớn của đại vương Phương Lạp. Sau đó Trần Quan gọi hai con là Trần ích và Trần Thái ra chào Diệp ngu hầu. Yến Thanh gọi Giải Trân, Giải Bảo chuyển gánh quần áo, cờ hiệu vào hậu đình giao nộp. Song việc, Trần Tướng Sĩ mời Yến Thanh cùng ngồi. Yến Thanh nói:

- Diệp Qúy tôi chỉ là kẻ tiểu lại, đâu dám tự tiện cùng ngồi với tướng quân.

Trần Quan nói:

-

- Túc hạ là người của Lữ khu mật đến trao quan bằng cho tiểu nhân, Trần Quan tôi đâu dám khinh mạn. Xin mời túc hạ ngồi xuống cho.

Yến Thanh hai ba lần khiêm nhường từ chối, rồi giữ ý ngồi ra góc xa. Trần Quan gọi người hầu bưng rượu, tự tay róc mời Yến Thanh. Yến Thanh từ tạ nói:

- Tiểu nhân không quen uống rượu.

Khi Trần Quan đã cạn chén đôi ba tuần, bọn Trần ích, Trần Thái cũng ra chuốc rượu chúc mừng cha. Yến Thanh lựa dịp đưa mắt ra hiệu cho Giải Trân, Giải Bảo. Giải Bảo liền lấy gói thuốc mê giắt sẵn trong người lén bỏ vào bìn rượu. Yến Thanh đứng dậy nói:

- Diệp Qúy tôi không tiện mang rượu từ Nhuận~hâu sang nay cũng xin mượn gia chủ chén rượu này để~chúc mừng tướng công thăng quan tiến chức.

Nói đoạn róc một chén đầy bưng mời Trần Tướng Sĩ, lại róc luôn hai chén mời Trần ích và Trần Thái uống cạn. Cả mấy tên trang khách tâm phúc của Trần Quan có mặt lúc ấy, Yến Thanh cũng róc rượu mời mỗi người một chén. Yến Thanh khẽ huýt sáo, Giải Trân liền đi lấy mồi lửa rồi ra sân bắn pháo hiệu. Các đầu lĩnh đi theo hỗ trợ đã nấp chờ ở ngoài trang, nghe tiếng pháo hiệu nổ vang bèn ùa vào tiếp ứng. Yến Thanh đứng trên nhà chính thấy mọi người đã đến đủ bèn rút đoản đao bên người, cùng Giải Bảo lập tức ra tay, xông vào đám người hầu của Trần Tướng Sĩ mà chém gϊếŧ. Từ ngoài cửa trang viện, mười vị hảo hán hò reo chạy vào. Đó là các đầu lĩnh:

- Hoa hòa thượng Lỗ Trí Thâm, Hành giả Võ Tòng, Cửu văn long Sử Tiến, Bệnh Quan Sách Dương Hùng, Hắc toàn phong Lý Quỳ, Bát tí Na Tra Hạng Sung, Phi thiên đại thánh Lý Cổn, Tang môn thần Bao Húc, Cẩm báo tử Dương Lâm, Bệnh đại trùng Tiết Vĩnh. Một nhóm trang khách đứng canh bên ngoài không thể nào chống cự nổi. Từ trong trang viện, bọn Yến Thanh, Giải Trân, Giải Bảo xách thủ cấp cha con Trần Quan đi ra. Vừa lúc ấy lại thêm một đội quân mã tiến đến. Sáu viên tướng dẫn đầu là:

- Mỹ nhiêm công Chu Đồng, Cấp tiên phong Sách Siêu, Một vũ tiễn Trương Thanh, Hỗn Thế ma vương Phàn Thụy, Đã hổ tướng Lý Trung, Tiểu bá vương Chu Thông. Sáu tướng dẫn hơn một nghìn quân mã vây chặt trang viện, gϊếŧ sạch lớn bé cả nhà Trần Tướng Sĩ.

Sau đó các đầu lĩnh bắt bọn trang khách dẫn ra xem xét ở bến sông, thấy ba bốn trăm chiếc thuyền bỏ neo sát bến đều đã chứa đầy gạo tốt. Các tướng cho kiểm số rồi sai người trở về phi báo với Tống tiên phong.

Tống Giang được tin các tướng đã gϊếŧ Trần Quan, bèn cùng quân sư Ngô Dụng bàn kế tiến quân. Ngay sau đó, Tống tiên phong thu xếp hành lý, đến cáo từ Trường chiêu thảo, rồi đích thân dẫn đại quân người ngựa đến trang viện của Trần Quan. Tống tiên phong đến nơi, cắt cử các tướng đem quân đi, một mặt sai người đốc thúc đưa chiến thuyền đến để sẵn sàng vượt sông. Ngô Dụng nói:

- Xin chủ tướng cho chọn ba trăm thuyền nhẹ cắm cờ hàng Phương Lạp, chở một nghìn quân mặc áo dấu và khoảng ba bốn nghìn quân mặc áo không đồng mầu, lại cho hai vạn quân mai phục dưới các khoang thuyền, sai Mục Hoẵng đóng giả Trần ích, Lý Tuấn đóng giả Trần Thái ngồi trên hai thuyền lớn, các đầu lĩnh còn lại chia xuống chỉ huy các thuyền khác.

Đoàn thuyền thứ nhất do Mục Hoẵng, Lý Tuấn chỉ huy.

Dưới quyền Mục Hoẵng là mười phó tướng:

- Hạng Sung, Lý Cổn, Bao Húc, Tiết Vĩnh, Dương Lâm, Đỗ Thiên, Tống Vạn, Trâu Uyên, Trâu Nhuận, Thạch Dũng.

Dưới quyền Lý Tuấn là mười phó tướng:

- Đồng Uy, Đồng Mãnh, Khổng Minh, Khổng Lượng, Trịnh Thiên Thọ, Lý Lập, Lý Vân, Thi ân, Bạch Thắng, Đào Tông Vượng.

Đoàn thuyền thứ hai do Trương Hoành, Trương Thuận chỉ huy. Dưới quyền Trương Hoành là bốn viên phó tướng:

- Tào Chính, Đỗ Hưng, Cung Vượng, Đinh Đắc Tôn.

Dưới quyền Trương Thuận là bốn phó tướng:

- Mạnh Khang, Hầu Kiện, Thang Long, Tiêu Đĩnh.

Đoàn thuyền thứ ba cũng chia làm hai cánh do mười viên chánh tướng chỉ huy:

- Sử Tiến, Lôi Hoành, Dương Hùng, Lưu Đường, Sái Khánh, Trương Thanh, Lý Quỳ, Giải Trân, Giải Bảo, Sài Tiến.

Tất cả là bốn mươi hai chánh phó tướng chỉ huy ba trăm chiến thuyền vượt sông Dương Tử. Tống Giang và các tướng còn lại dẫn một nghìn chiến thuyền hiệu "Du long phi kình" chở quân lính cắm cờ "Tống triều tiên phong sứ Tống Giang".

Tất cả quân mã bộ cùng lúc xuống thuyền vượt sông. Hai đầu lĩnh thủy quân Nguyễn Tiểu Nhị và Nguyễn Tiểu Ngũ quản lĩnh toàn bộ công việc đưa đại quân vượt sông.

Tạm chưa nói đến chuyện đội trung quân của Tống Giang vượt sông, hãy nói chuyện quân tuần tiễu của Phương Lạp lên núi Bắc Cố ở Nhuận Châu nhìn sang bờ bắc. Thấy một đoàn ba trăm chiến thuyền cùng lúc rời bến, trên thuyền cắm cờ hiệu đỏ thêu dòng chữ "Hộ tống y lương tiên phong", bọn chúng liền trở về báo tin lên sảnh viện. Lữ khu mật bèn tập hợp mười hai viên thống chế tất cả đều đeo đai, khoác giáp, cung tên căng dây, đao kiếm tuốt vỏ. Mỗi viên đem theo một đội tinh binh ra bờ sông xem xét. Đoàn thuyền một trăm chiếc đi đẩu cặp bờ trước. Từ xa trông thấy nổi bật hai người đàn ông cao lớn, dáng mạo hùng dũng, mình mặc áo dấu thêu kim tuyến, đằng sau có nhiều quân hộ vệ. Lữ khu mật xuống n~a, ngồi nghỉ trên ghế chéo sơn màu bạc. Mười hai viên thống chế chia làm hai hàng tản quân đi giữ bờ sông.

Mục Hoẵng, Lý Tuấn thấy Lữ khu mật đã bắc ghế ngồi trên bờ, liền chống sào đưa thuyền đến thật gần rồi lên tiếng chào hỏi. Bọn ngu hầu hai bên tả hữu, ra lệnh cho thuyền dừng lại. Một trăm chiếc thuyền của bọn Lý Tuấn lục tục dừng lại neo sát vào nhau, dàn thành hàng chữ nhất. Hai trăm thuyền đi sau nhờ thuận gió cũng đã tới nơi, chia thành hai mũi, mỗi mũi một trăm thuyền áp sát vào bờ. Viên quan trông coi việc đón khách xuống thuyền hỏi:

- Thuyền từ đâu đến?

Mục Hoẵng đáp:

- Hai anh em tiểu nhân là Trần ích, Trần Thái. Thân phụ tiểu nhân là Trần Quan đặc cách sai anh em chúng tôi đem đoàn thuyền ba trăm chiếc và đội quân tinh nhuệ chở năm vạn thạch gạo ngon sang đây tạ Ơn Lữ ân tướng đã hết lòng tâu lên thiên tử.

Tên quan đón khách nói:

- Hôm trước Khu mật tướng công có sai Diệp ngu hầu sang bên đó. Vậy Diệp ngu hầu đâu?

Mục Hoẵng đáp:

-

Diệp ngu hầu và người công sa

là Ngô Thành bị cảm ma.

bất ngờ, hiện đang nghỉ bên trang trại của tiểu nhân. Anh em chúng tôi xin trình văn thư, ấn quan phòng do Diệp ngu hầu đưa tới.

Tên quan đón khách đưa tay nhận thư, rồi lên bờ trình với Lữ khu mật:

- Hai con trai của phủ doãn Trần Quan, người thôn Định Phố, phủ Dương Châu là Trần ích và Trần Thái đem binh lương đến nộp, có văn thư đóng ấn quan phòng đem đến trình.

Lữ khu mật cầm xem thấy đúng tờ văn thư đã gửi cho Trần Quan hôm trước, bèn truyền lệnh cho phép Trần ích và Trần Thái lên bờ. Tên quan đón khách dẫn hai người lên yết kiến

- Lữ khu mật. Mục Hoẵng, Lý Tuấn lên bờ, theo sát sau là hai mươi sáu tướng. Viên bài quân quát:

- Các bậc khanh tướng hiện đang ở đây, người thường không được đến gần Bọn Mục Hoẵng, Lý Tuấn dừng lại, chắp tay cúi lạy, rồi đứng chờ xa xa. Một lúc sau tên quan đón khách dẫn Trần ích đến yết kiến Lữ khu mật. Mục Hoẵng cúi xuống lạy chào.

Lữ khu mật hỏi:

- Thân phụ ngươi là Trần Quan sao không đích thân đến đây?

Mục Hoẵng đáp:

- Nghe đồn bọn Tống Giang ở Lương Sơn Bạc đem quân đến, thân phụ chúng tôi sợ quân giặc vào quấy nhiễu trang viện nên phải ở nhà đối phó.

Lữ khu mật hỏi:

- Trong hai các ngươi người nào là anh?

Mục Hoẵng đáp:

- Trần ích tôi là anh.

Lữ khu mật hỏi:

-

- Anh em các ngươi có biết võ nghệ không?

Mục Hoẵng đáp:

- Đội ơn ân tướng, anh em chúng tôi cũng có học qua.

Lữ khu mật nói:

- Số gạo các ngươi đem đến chất chở trên thuyền thế nào?

Mục Hoẵng đáp:

- Thưa tướng công, thuyền lớn chúng tôi xếp ba trăm thạch, thuyền nhỏ hai trăm.

Lữ khu mật nói:

- Các ngươi còn có ý đồ gì nữa không?

Mục Hoẵng nói:

- Cha con chúng tôi một lòng hiếu thuận, đâu dám có ý đồ gì khác!

Lữ khu mật lại nói:

- Anh em ngươi thì có lòng tốt nhưng đoàn thuyền của các ngươi có vẻ khác thường, ta có ý nghi ngờ. Bây giờ anh em ngươi cứ ở đây, chờ ta sai bốn quan thững chế đem quân ương xem xét từng thuyền, nếu chở vật gì khác thì quyết không dung thứ.

Mục Hoẵng nói:

- Anh em tiểu nhân đến đây chỉ mong được ân tướng trọng dụng, hà tất phải nghi ngờ.

Lữ Sư Nang định sai gọi bốn viên thống chế để ra lệnh cho đem quân đi khám thuyền, chợt có thám mã đến báo:

- Có sứ giả truyền thánh chỉ hiện đang chờ ở ngoài cửa nam, xin khu mật tướng công trở về tiếp đón..

Lữ khu mật vội lên ngựa, quát bảo:

- Các ngươi canh giữ bờ sông cho cẩn mật, còn hai người Trần ích và Trần Thái hãy đi theo ta. ~ Mục Hoẵng đưa mắt nhìn Lý Tuấn, chờ cho Lữ khu mật phi ngựa vượt lên trước, Mục Hoẵng, Lý Tuấn liền vẫy tay ra hiệu cho các võ tướng ùa lên chạy băng vào thành. Tướng giữ thành quát chặn:

- Khu mật tướng công chỉ cho hai người vào, những kẻ khác không được phép Lúc ấy Mục Hoẵng, Lý Tuấn đã qua được, các phó tướng thì bị chặn lại trước cửa thành.

Lại nói Lữ khu mật đến ngoài thành vội xuống ngựa, hỏi sứ giả:

- Có việc gì gấp không?

Viên trung sứ này là Phùng Hỷ chuyên dẫn khách vào bệ kiến Phương Lạp. Bấy giờ Phùng Hỷ nói nhỏ với Lữ Sư Nang:

- Gần đây quan tư thiên giám Phốvân Anh tâu rằng:

- "Ban đêm xem thiên tượng thấy nhiều sao thiên cang rơi vào vùng đất Ngô, trong số đó có đến một nữa là sao không có ánh sáng xen vào, ấy là điều tai họa không nhỏ". Vì thế thiên tử truyền cho khu mật phải canh giữ cẩn mật vùng ven sông. Hễ có người bên bờ bắc sang thì phải xét hỏi cẩn thận, kẻ nào tướng mạo kỳ dị khả nghi thì bắt chém ngay.

Lữ khu mật nghe nói cả kinh:

- Chết nỗi, vừa rồi có bọn người rất đáng ngờ, nhưrlg hạ quan chưa kịp đối phó. Bây giờ xin mời trung sứ vào thành tuyên đọc thánh chỉ.

Phùng Hỷ cùng Lữ khu mật về sảnh đường tuyên đọc thánh chỉ. Vừa lúc đó lại có quân thám mã về báo:

- Có sứ giả từ TÔ Châu mang lệnh chỉ của Đệ tam đại vương Phương Mạo đến. Lệnh chỉ nói:

- "Hôm trước khanh có nói Trần Tướng Sĩ ở Dương Châu đầu hàng bên ta, việc ấy chưa thể tin ngay được, sợ bên trong có điều giả trá. Hôm qua lại nhận được thánh chỉ nói gần đây quan tư thiên giám nói sao thiên cang rơi vào vùng trời thuộc đất Ngô, vì thế cần phải nghiêm mật canh phòng vùng ven sông, sớm muộn ta sẽ sai người đến đốc thúc xem xét".

Nói đoạn Lữ khu mật liền sai người truyền lệnh giữ chặt vùng ven sông, không cho một ai trong đoàn thuyền mới đến được lên bờ. Một mặt truyền bầy tiệc rượu để khoản đãi hai viên sứ giả.

lại nói bọn Trương Thuận ở trên thuyền chờ lâu không thấy động tĩnh gì, liền dẫn tám phó tướng ở đoàn thuyền bên trái xách vũ khí nhảy lên bờ. Các tướng ở đoàn thuyền bên phải cũng nhẩy xuống theo. Quân của Lữ Sư Nang canh giữ bến sông không thể ngăn cản được. Hắc toàn phong Lý Qùy và bọn Giải Trân, Giải Bảo chạy ùa vào thành. Quan canh vội đuổi theo để chặn lại, liền bị Lý Qùy vung búa vừa chạy vừa đánh, chém ngã hai tên. Bên cửa thành bọn Giải Trân, Giải Bảo cũng hò hét vung đinh ba xông vào, quân canh không đóng cổng kịp. Lý Qùy nhoài người nhìn vào từng góc tường tìm giặc mà gϊếŧ. Lữ khu mật vội sai người truyền lệnh giữ bến sông, nhưng lệnh chưa đến nơi thì các dũng tướng của Tống Giang đã ồ ạt đánh xáp tới. Mười hai tên thống chế nghe tiếng quân sĩ hò reo la hét phía cửa thành, vội gọi quân lên ngựa.

Bấy giờ bọn Sừ Tiến, Sài Tiến đã ra lệnh cho quân sĩ trên thuyền cởi hết áo dấu của quân Phương Lạp, nhẩy lên bờ.

Quân mai phục trong khoang thuyền cũng nhất tề xuống thuyền xông đánh. Hai cánh quân mã của giặc do hai thống chế Thẩm Cương và Phan Văn Đắc chỉ huy cố đánh giữ cửa thành. Thẩm Cương bị Sử Tiến vung đao chém lăn xuống ngựa. Phan Văn Đắc bị Trương Hoành đâm xiên một giáo ngã nhào. Quân đôi bên xông vào hỗn chiến, mười thống chế còn lại đều cho quân chạy lui về đưa vợ con chạy trốn. Mục Hoẵng, Lý Tuấn đang ở trong thành biết thời cơ đã đến vội xông vào quán rượu đoạt lấy mồi châm lừa đốt nhà. Lữ khu mật thấy tình thế nguy cấp vội nhảy lên ngựa, vừa may có ba viên thống chế chạy đến tiếp ứng.

Bấy giờ đám cháy đã lan rộng, lửa bốc ngùn ngụt đầy trời.

Từ bãi Qua Châu ở phía bên kia sông, Tống Giang thấy hiệu lừa liền cho quân xuất phát vượt sông để tiếp ứng. Khắp bốn cửa thành, quân hai bên xông vào hỗn chiến. Một lúc sau quân Tống Giang tràn vào chiếm thành, cắm cờ hiệu khắp bốn phía.

Lại nói một trăm năm mươi chiến thuyền chở cả ngựa chiến tới bờ phía bắc vượt sông, mười chiến tướng đeo đai, khoác giáp cùng lúc dẫn quân lên bờ, đó là các đại tướng:

- Quan Thắng, HÔ Diên thước Hoa Vinh, Tần Minh, Hách Tư Văn, Tuyên Tán, Đan Đình Khuê, Hàn Thao, Bành Kỷ, Ngụy Định Quốc. Mười chiến tướng dẫn hai nghìn quân mã tiến đánh vào thành. Quân của Lữ khu mật thua to. Lữ Sư Nang dẫn tàn quân người ngựa bị thương chạy về huyện Đan Đồ. Đại quân bèn chiếm thành Nhuận chầu Ch;a đi dập các đám cháy canh giữ các cổng thành. Bấy giờ các tướng mới ra bờ sông đón Tống tiên phong. Đoàn thuyền cắm cờ hiệu "Du long phi kình" xuôi gió lướt phăng phăng vào bờ. các tướng mời Tống tiên phong vào thành. Tống Giang truyền lệnh cho yết bảng chiêu an, vỗ yên dân chúng. Một mặt cho điểm số tướng sĩ người ngựa và. xuống lệnh cho mọi người đến trước trướng tiên phong báo công. Sài Tiến dâng thủ cấp Thẩm cương, Trương Hoành dâng thủ cấp Phan Văn Đắc, Lưu Đường dâng thủ cấp Thẩm Trạch; Khổng Minh, Khổng Lượng bắt sống Trác Vạn Lý; Hạng Sung, Lý eổn bắt Sống Hòa Đồng, Hách Tư Văn gϊếŧ Từ Thống. Quân Tống Giang tiến vào Nhuận chầu gϊếŧ bốn tên thống chế, bắt sống hai tên. các tướng tá binh sĩ của giặc bị gϊếŧ không đếm xuể. Bên quân Tống Giang thiệt mạng ba phó tướng là Vạn lý kim cương Tống Vạn, Một diện mục Tiêu Đĩnh và eửu Vĩ quy ĐàO Tông Vượng, kẻ thì bị trúng tên, người ngã ngựa bị loạn quân xéo chết. Tống Giang mất ba tướng, trong lòng buồn rầu vô hạn. Ngô Dụng khuyên can:

- Sống chết có số, dù sao quân ta cũng đã thu phục được một thành trọng yếu, xin huynh trưởng đừng quá buồn phiền.

Muốn lập được công lớn, xin tiên phong phải bàn định ngay các việc quân cơ đại sự.

Tống Giang nói:

- Anh em ta một trăm linh tám người ứng với các sao thiên cáng, địa sát đã ghi trong sách trời. Khi chung thề ở Lương Sơn Bạc, khi phát nguyện ở Ngũ Đài Sơn, anh em đều mong sống chết có nhau. Không ngờ sau ngày về kinh thì công Tôn Thắng ra đi, thiên tử lại giữ Kim Đại Kiên, Hoàng Phủ Đoan ở lại, Sái thái sư lấy dùng Tiêu Nhượng. Lần này đi đánh Phương Lạp chỉ mới qua sông đã mất thêm ba anh em. Nghĩ Tống Vạn tuy chưa lập được kỳ công, nhưng có nhiều công lao với anh em từ khi mở mang cơ nghiệp ở Lương Sơn Bạc.

Vậy mà hôm nay Tống Vạn đã vội xuống làm khách suối vàng.

Tống Giang sai quân sĩ đặt bàn thờ ở chỗ Tống Vạn chết, dâng hương hoa vàng mã, gϊếŧ lợn dê làm cỗ tế. Tống Giang đích thân đến róc rượu làm lễ, truyền giải bọn ngụy thống chế Trác Vạn Lý, Hòa Đồng đến chém đẩu, lấy máu dâng tế anh linh ba đầu lĩnh. Xong việc, Tống Giang trở về phủ đường ban phát phẩm vật khen thưởng tướng sĩ, một mặt viết thư báo tin thắng trận, mời Trương chiêu thảo dời bản doanh đến Nhuận chầu Chuyện không có gì đáng kể. Một mặt Tống Giang sai quân sĩ thu dọn tử thi, dẹp gọn đường phố, làm lễ an táng ba vị phó tướng ở ngoài cửa đông thành Nhuận chầu Lạ; nói Lữ khu mật mất quá nửa người ngựa, cùng sáu viên thống chế lui về giữ huyện Đan Đồ, không dám nghĩ đến chuyện giành lại phủ thành Nhuận chầu Một mặt Lữ khu mật viết thư cáo cấp, sai người đem đến TÔ Châu trình với Đệ tam đại vương Phương Mạo xin cho quân cứu viện. Quân thám mã về báo:

- Đệ tam đại vương ở TÔ châu đã Sai nguyên súy Hình thành đem quân đi cứu viện. Lữ khu mật liền ra ngoài huyện thành tiếp kiến Hình thành. Sau khi thăm hỏi, Lữ khu mật mời nguyên súy về huyện đường. Sau khi kể lại đầu đuôi chuyện quân Tống mạo danh Trần Tướng S giả hàng, lợi dụng sơ hở đem quân mã sang sông, Lữ khu mật nồi:

- Nay được nguyên súy đưa quân đến cứu viện, hạ quan sẽ hợp sức để cùng thu phục Nhuận Châu.

Hình Chính nói:

- Đệ tam đại vương nghe tin sao thiên cáng xâm phạm đất Ngô, nên đặc cách sai hạ quan đem quân đến đây canh giữ các vùng ven sông, không ngờ khu mật tướng công bị thất lợi, Hình Chính tôi xin hết sức đánh báo thù, xin tướng công cho quân trợ chiến.

Ngày hôm sau, Hình Chính đưa quân tiến đánh Nhuận Châu.

Lại nói bấy giờ Tống Giang ở súy phủ ở trong phủ đường Nhuận Châu bàn bạc với quân sư Ngô Dụng rồi sai Đồng Uy, Đồng Mãnh dẫn hơn trăm người đến núi Tiêu Sơn tìm bọn Thạch Tú, Nguyễn Tiểu Thất, một mặt điều năm nghìn quân mã lên đường đi đánh huyện Đan Đồ, đặt dưới quyền chỉ huy của mười viên chánh tướng:

- Quan Thắng, Lâm Xung, Tẩn Minh, HÔ Diên Chước, Đổng Bình, Hoa Vinh, Từ Ninh, Chu Đồng, Sách Siêu, Dương Chí. Các tướng đem quân xuất phát, rời thành Nhuận Châu tiến về huyện Đan Đồ. Trên đường đi bọn Quan Thắng gặp quân mã của Hình Chính~từ phía huyện Đan Đồ kéo đến. Quân hai bên đối mặt bắn cung nỏ dàn thành trận thế. Bên trận quân nam, Hình Chính nâng thương ra ngựa, sáu viên thống chế theo hộ vệ hai bên. Bên trận quân Tống, Quan Thắng múa thanh long đao phóng ngựa đến đánh Hình Chính. Hai tướng giao đấu chừng mười bốn mười lăm hiệp thì có một tướng ngã ngựa. Đúng là:

- Vò gốm vỡ tan bên miệng giếng,

Tướng quân yên nghỉ giữa chiến trường.

Chưa biết hai tướng đánh nhau thua được ra sao, xem hồi sau sẽ rõ.