Lý Yêu Yêu và Tô Di ở Hawaii đến hết tết nguyên tiêu mới về nước.
Lúc ngồi máy bay quay về, Lý Yêu Yêu khẽ hỏi Tô Di: “Nhạc phụ và nhạc mẫu có nói gì về anh không?”
Tô Di mỉm cười liếc mắt nhìn hắn: “Sao lại thành nhạc phụ nhạc mẫu rồi? Không phải công công bà bà à?”
Lý Yêu Yêu cười ngỏn ngoẻn mà nói: “Không phải đấy chỉ là giả vờ cho họ hài lòng hay sao?!”
Tô Di cười đến bất đắc dĩ, cũng lười tính toán chiếm tiện nghi mấy lời đầu môi với hắn.
Trước khi anh đi Tô Bác Hoa gọi anh vào phòng, ông hỏi: “Đó là người con thích rất nhiều năm sao? Ở chung rồi cảm thấy thế nào?”
Tô Di không biết trả lời thế nào, ngập ngừng một hồi, cúi đầu đoạn nói: “Con rất thích anh ấy, con muốn ở bên anh ấy cả đời.”
Tô Bác Hoa thở dài đầy bất đắc dĩ rồi lại thoải mái, vỗ vai anh nói: “Con cháu có phúc của con cháu, từ nhỏ con đã là một đứa trẻ thông minh, ba tin tưởng lựa chọn của con.”
Không biết có phải ái tình làm cho con người ta ngu muội hay không mà một Tô Di vốn luôn thông minh, sau khi gặp Lý Yêu Yêu không khỏi đần đi. Lần này, có lẽ là cả đời.
Về nước rồi, Tô Di và Lý Yêu Yêu thương lượng đợi thân thể hắn khỏe hẳn mới tìm công việc. Thoạt đầu Lý Yêu Yêu vẫn có chút mâu thuẫn, nhưng có kinh nghiệm trước kia nên không dám cáu kỉnh. Tô Di giới thiệu một ông tổng trong nghề IT tên Lưu Dịch cho Lý Yêu Yêu, người này có một thú vui không chuyên là sưu tầm đồ cổ. Tô Di dụng tâm để Lý Yêu Yêu thể hiện tay nghề trước mặt Lưu Dịch, quả nhiên Lưu Dịch vô cùng tin tưởng mời Lý Yêu Yêu làm cố vấn đồ cổ. Lý Yêu Yêu thấy công việc này dễ dàng, lại rất tự do, liền sảng khoái đồng ý.
Đến khi xuân về hoa nở, cuối cùng thanh nẹp trên tay Lý Yêu Yêu cũng được tháo ra. May mắn là xương liền lại tốt, gần như không khác gì trước lúc bị thương. Não chấn động cũng được chăm sóc tốt, cuối cùng Tô Di cũng không kiểm soát thực đơn ăn uống hằng ngày của hắn, kết quả Lý Yêu Yêu hai ngày ăn ba nồi ruột heo, giờ nghe thấy từ ‘heo’ thôi cũng đã buồn nôn, từ đó về sau danh sách kén ăn lại có thêm một gạch đầu dòng mới, chuyện này thì để sau hẵng nói.
Cùng lúc đó, quan hệ của Kiều Du và Nam Cung Cẩu Thặng cũng có tiến triển mạnh.
Nam Cung Cẩu Thặng tiến hành tuần tự theo đúng nguyên tắc, vốn định kiên nhẫn điều giáo tiểu tình nhân này. Nhưng gã phát hiện, thật ra chướng ngại tâm lý của Kiều Du dễ khắc phục hơn gã nghĩ nhiều. Lần đầu gã bị Kiều Du đá xuống giường, bởi vì Kiều Du quá say, không nhận ra người trước mặt là ai. Mà Nam Cung Cẩu Thặng dùng tư thế mặt đối mặt, Kiều Du cũng không có tâm lý phản kháng quá nghiêm trọng nữa, chỉ là con người trong quá trình hồi tưởng lại chuyện không vui, lần nữa không thể tập trung vào.
Vốn Nam Cung Cẩu Thặng cho rằng, muốn phá pháo đài này cũng phải mất ít nhất một hai tháng, kết quả chỉ trong một tuần mà gã đã tiến công được vào đại bản doanh của Kiều Du.
Sau đó, đồng chí Cẩu Thặng dựa vào kinh nghiệm phong phú và thủ đoạn lợi hại, nhanh chóng huy động được cảm xúc của Kiều Du, từ từ bóc trần khói mù trước kia từng bao phủ trong lòng anh, sau khi làm xong song phương như cá gặp nước.
Đàn ông trong lúc này, nhất là hai người đàn ông hơn ba mươi tuổi, còn nói tình yêu thuần khiết thì đúng là già mồm. Mà có trợ lực ‘sắc dục’ rồi, đồng chí Cẩu Thặng nhanh chóng nắm được cả thể xác và tinh thần Kiều Du, để Kiều Du rơi vào trình độ không nỡ rời xa gã.
Đương nhiên, Kiều Du cũng từng muốn phản công, nhưng chỉ cần Nam Cung Cẩu Thặng tỏ vẻ khổ sở đau đớn, Kiều Du liền cảm thấy áy náy, không đưa ra yêu cầu tương tự nữa.
Mà lúc này, cuối cùng bí ẩn mộ cổ Bắc Ngụy cũng được tiết lộ.
Khối văn tự được khai quật trong mộ đã được dịch phần lớn, các đội viên tham gia khai quật khảo cổ tới viện nghiên cứu họp, Vương Lão đưa cho họ một tập tư liệu.
“Trang thứ nhất là bức vẽ kim bài hoa văn ngọn lửa trong quan tài, sau khi được phục hồi, đã có thể đọc được rõ tên trên đó —— ấy là A Lục Đôn.”
A Lục Đôn? Tô Di đang cảm thấy cái tên này có điểm quen tai, Vương Lão dừng lại trong thoáng chốc, đoạn nói tiếp: “A Lục Đôn là tên dân tộc Tiên Bi của chủ mộ, tên Hán là Mộ Dung Thùy.”
Chỉ trong thoáng chốc, tất cả những người ngồi đây đều rùng mình cả kinh.
“Hậu Yên Vũ Thành Đế —— Mộ Dung Thùy?” Tô Di không thể tin khẽ lẩm bẩm, ánh mắt như muốn đốt cháy tập giấy photo trong tay.
Mộ Dung Thùy là con trai thứ năm của thế tử Mộ Dung Hoàng thời Tiền Yến, mười ba tuổi đã được phong làm Kỵ Đô Úy, dũng quan tam quân, được gọi là anh hùng thiếu niên; sau khi được phong làm Ngô Vương, danh “tướng quân bất bại” nổi tiếng lẫy lừng khắp thiên hạ. Khi ông tình nguyện dẫn quân đi ngăn Hoàn Ôn Bắc Phạt, bởi vì huynh đệ ghen ghét mà lưu vong tới Tiền Tần
[1].
Năm công nguyên thứ 383, vua Tiền Tần Phù Kiên
[2]
phát động chiến tranh Đông Tấn, chính là trận Phì Thủy[3]
nổi tiếng trong lịch sử, Mộ Dung Thùy ngư ông đắc lợi, phản bội Phù Kiên, liên hệ với bộ hạ cũ ở Tiền Yên mà thành lập nên chính quyền Hậu Yên.
Một đội viên khảo cổ lật tra tư liệu trong tay, không thể tin nói: “A Lục Đôn.. Mộ Dung Thùy.. sao có thể là ông ấy.. địa bàn Thác Bạt Khuê.. mộ Mộ Dung Thùy…”
Nói về Mộ Dung Thùy và Bắc Ngụy Vũ Đế Thác Bạt Khuê, hai người là oan gia mười phần mười. Năm đó Thác Bạt Khuê xây dựng đại quốc, đổi quốc hiệu sang Ngụy, nhưng bởi thế đơn lực bạc nên phải cúi đầu xưng thần với Hậu Yên cường đại. Trong một thời gian dài, Thác Bạt Khuê gần như là bù nhìn trong tay Mộ Dung Thùy.
Một năm trước khi Hậu Yên bị tiêu diệt, để bình định phương Bắc, Mộ Dung Thùy từng nhiều lần xuất binh giúp đỡ Thác Bạt Khuê. Thác Bạt Khuê liền dựa vào viện binh của Hậu Yên để quyết chiến với Lưu Vệ Thần, cuối cùng đánh bại Lưu Vệ Thần, nhân cơ hội đó chiếm luôn lãnh thổ và quân đội Thiết Phất Bộ.
Thác Bạt Khuê chiếm được vật tư dồi dào từ Thiết Phất Bộ, binh mã hùng mạnh rồi, từ từ thoát khỏi sự khống chế của Mộ Dung Thùy.
Kiều Du nhỏ giọng nói: “Trong lịch sử cũng có không ít tên bạch nhãn lang như vậy.”
Đội viên Tiểu Triệu phản bác: “Muốn thực hiện tham vọng thống trị, anh hùng không câu nệ tiểu tiết.”
Trong thời kì Nam Bắc triều, nếu nói Phù Kiên là thần thoại thống nhất phương Bắc, đại đế Nhiễm Mẫn[4]
là thần thoại anh hùng dân tộc, như vậy Mộ Dung Thùy cũng là thần thoại về một người bất bại. Ông từng tham gia hơn trăm trận chiến, gần như chưa từng thất bại, cho dù có thảm bại trong trận Phì Thủy đi chăng nữa, ông cũng có trong tay lực lượng nam chinh mạnh nhất.
Nhưng đến khi về già, bởi nanh vuốt của Thác Bạt Khuê quá sắc bén, lấy đại quân mấy vạn người ra giao chiến với quân Yên, cuối cùng toàn thắng. Thế nên những năm sau đó, Mộ Dung Thùy đã lớn tuổi nhưng vẫn tự mình dẫn đại quân đi đánh dẹp Bắc Ngụy, quân Ngụy khó có thể chống đỡ, liên tiếp thất bại, Mộ Dung Thùy một đường tiến quân tới sườn Tham Hợp. Một năm trước quân Yên từng đại bại ở nơi này, thế nên đại quân lập đàn tế, làm lễ tế cho những vong hồn. Mộ Dung Thùy nhìn cảnh này, đột nhiên dâng lên nỗi niềm cảm khái “Anh hùng mạt lộ”, ý chí chiến đấu tiêu tan, một đời kiêu hùng cuối cùng lại ngã bệnh ở nơi này.
(Mạt lộ: đường cùng)
Cuối cùng, Mộ Dung Thùy chết bệnh ở Thượng Cốc.
Vương Lão nói: “Mộ Dung Thùy chết trên đường rút quân. Thác Bạt Khuê biết được tin quân Yên rút lui liền dẫn quân đuổi theo, sau lại nghe nói bình thành rơi vào tay giặc nên mới dẫn binh lui về Âm Sơn. Nếu như chủ mộ thật sự là Mộ Dung Thùy, nhưng vậy có lẽ lịch sử là như thế này —— Thác Bạt Khuê đuổi kịp quân Yên, lúc này quân Yên mất đi người cầm đầu, không thể đánh lại. Thác Bạt Khuê giành lại thi thể Mộ Dung Thùy, đưa về nước giúp ông hạ táng.”
Lập tức có đội viên khảo cổ phụ họa mà nói: “Mộ Dung Thùy qua đời vào năm công nguyên thứ 396, khi ấy thủ đô của Bắc Ngụy vẫn là Thịnh Lạc!”
Tô Di gật đầu: “Hoàng đế Hậu Yên được an táng ở thủ đô Bắc Ngụy, nhất định là hoàng đế Bắc Ngụy giúp ông ta xây mộ.”
Vương Lão nói: “Mọi người lật tư liệu, ở trang thứ ba bắt đầu dịch nội dung trong khối văn tự. Trên đó đều ghi lại chiến tích cuộc đời Mộ Dung Thùy —— Như vậy, có khả năng lớn chủ mộ chính là A Lục Đôn.”
Có đội viên khảo cổ nghi ngờ nói: “Không thể nào là mộ của Mộ Dung Thùy được! Trong sách sử có ghi chép, Yên Vũ Thành Đế Mộ Dung Thùy được an táng ở quê hương của Mộ Dung Thùy, ở ngoại ô Long Thành, Tuyên Bình Lăng.”
Vương Lão gõ tay lên mặt bàn: “Đúng là như vậy —— cho nên trọng tâm câu chuyện này vẫn gây tranh cãi. Không ai biết vị trí cụ thể của Tuyên Bình Lăng, cũng chưa từng có người đi vào, bên trong rốt cuộc có cái gì, có thi cốt của Mộ Dung Thùy hay không, không ai biết.”
Trong phòng lập tức chia làm hai phe tranh luận.
Phe bảo thủ cho rằng đây đúng là suy luận vô căn cứ, hoàng đế của một quốc gia lại đoạt thi thể của hoàng đế một quốc gia khác, không lục thi thì thôi, lại còn giúp người ta an táng ở thủ đô mình, đúng là quá sức vô lý. Huống hồ, trong sách sử giấy trắng mực đen viết rõ Mộ Dung Thùy có Tuyên Bình Lăng của mình; mà phe gan dạ thì cho rằng, chủ mộ chính là Mộ Dung Thùy, tất cả đều có thể giải thích được. Bởi vì hạ táng vội vàng, cho nên quy cách mộ không lớn, nhưng thủ bút không hề nhỏ. Mà Thác Bạt Khuê kính trọng Mộ Dung Thùy, giúp ông làm lễ hạ táng đế vương cũng không phải chuyện không thể nào, trong lịch sử có đủ ví dụ như vậy. Về phần Tuyên Bình Lăng, thi thể hoàng đế nhà mình bị người ta đoạt mất đương nhiên là chuyện rất mất mặt, vì vậy người Hậu Yên giấu đầu hở đuôi mà hạ táng “hoàng đế” ở bên ngoài Long Thành…
Đây đúng là một mê án lịch sử, các đội viên khảo cổ cầm chỗ tư liệu ít ỏi tranh cãi suốt mấy giờ đồng hồ mà không thể đưa ra kết luận gì, vì vậy Vương Lão tuyên bố tan họp.
Tô Di thấy sắp tới giờ cơm, lười về nhà nấu nướng, vì thế gọi Kiều Du lại hỏi: “Anh Tiểu Kiều, cùng ăn cơm tối không?”
Kiều Du đồng ý. Thế là Tô Di gọi điện thoại cho Lý Yêu Yêu, hẹn gặp mặt ở một nhà hàng.
Đến khi Lý Yêu Yêu khệnh khạng đi tới nhà hàng, thấy chỉ có Tô Di và Kiều Du, không khỏi hỏi: “Sư phụ tôi đâu?”
Kiều Du cười đáp: “Hai ngày nay anh ấy có việc phải ra ngoài, nghe nói là đang chuẩn bị ít tư liệu.”
Hai mắt Lý Yêu Yêu lập tức sáng lên: “Lại có đơn mới à?” Dứt lời liền lấy điện thoại ra gọi điện cho Nam Cung Cẩu Thặng.
Điện thoại vang lên một lúc lâu đối phương mới nhận, Lý Yêu Yêu tùy tiện hỏi: “Sư phụ, sư phụ đang ở đâu vậy, đi ăn cơm không?”
Bên kia điện thoại có hơi ầm ĩ, một lát sau Cẩu Thặng mới cười hì hì đáp: “Đang ở cùng một chỗ với sư nương nè.”
Lý Yêu Yêu không nghĩ đã lầm bầm nói: “Chém gió! Sư nương đang ngồi đối diện con đây này! Sư phụ..” Nói đến đây đột nhiên hắn dừng lại, sau đó như bừng tỉnh ngộ mà đổi sắc mặt, có chút hoảng hốt liếc mắt nhìn Kiều Du, lập tức giấu đầu hở đuôi mà đùa: “Sư phụ, sư phụ đi ăn ngon với lão Dư và lão Xà mà không gọi con! Có phải sư phụ lại có đơn mới rồi không?”
Không biết đầu dây bên kia nói gì, một lát sau Lý Yêu Yêu cười hí hửng mà cúp điện thoại, lúc ngẩng đầu thấy vẻ mặt Tô Di lúng túng, mà nét mặt Kiều Du thì lại có vẻ căng thẳng: “Anh ấy.. đang ở với ai?”
Lý Yêu Yêu thờ ơ đáp: “Đang ở với lão Dư với lão Xà, dạo này bọn họ có trò vui mà không dẫn tôi chơi cùng.. Hai người gọi món đi!”[1]
Sau khi Mộ Dung Thùy đánh bại Hoàn Ôn, nhϊếp chính Mộ Dung Bình càng ghen ghét với Mộ Dung Thùy và từ chối ban thưởng cho các binh lính của ông như thỉnh cầu, thậm chí còn tính đến việc gϊếŧ chết ông. Mộ Dung Thùy nghe theo lời thế tử Mộ Dung Lệnh, tìm cách chạy trốn và tiếp quản Long Thành để cố hòa giải với triều đình. Sau đó người con trai Mộ Dung Lân mà ông không sủng ái đã quay trở lại Nghiệp Thành và báo cáo với triều đình, Mộ Dung Bình vì thế đã cử một đội quân đuổi theo ông. Mộ Dung Thùy thay đổi kế hoạch và chạy trốn đến Tiền Tần.
[2]Phù Kiên (337–385), hay gọi theo thụy hiệu là (Tiền) Tần Tuyên Chiêu Đế, là một hoàng đế nước Tiền Tần trong lịch sử Trung Quốc. Dưới thời ông trị vì, với sự trợ giúp của thừa tướng Vương Mãnh, Tiền Tần đã đạt đến cực đỉnh của sự hùng mạnh khi tiêu diệt Tiền Yên, Tiền Lương, và Đại, đoạt lấy Ích Châu (益州, nay là Tứ Xuyên và Trùng Khánh) từ tay nhà Tấn, và từng định tiêu diệt nhà Tấn và thống nhất Trung Hoa cho đến khi bị đẩy lui trong trận Phì Thủy.
[3] Trận Phì Thủy:
là trận đánh nổi tiếng năm 383 thời Đông Tấn – Ngũ Hồ thập lục quốc trong lịch sử Trung Quốc giữa quân Tiền Tần và quân Đông Tấn. Gần 100 vạn quân Tiền Tần gồm nhiều sắc tộc Ngũ Hồ và Hán, dưới sự chỉ huy của vua Tần Phù Kiên vừa thống nhất miền bắc đi thân chinh, cuối cùng bị quân Đông Tấn dưới sự chỉ huy của danh tướng Tạ Huyền đập tan. Không chỉ quân Tiền Tần tan nát mà bản thân vua Tần Phù Kiên cũng bị thương
Đối với Phù Kiên, thất bại Phì Thủy là một đòn trí mạng. Đại quân Tiền Tần của Phù Kiên chạy về bắc, tan rã từng mảng. Ngay sau trận thua này, nhân sự suy yếu của Tiền Tần, các tướng dưới quyền bắt đầu thực hiện ý định ly khai, tái lập thế chia cắt Ngũ Hồ ở miền bắc như trước đây.
[4] Nhiễm Mẫn (?-352)
là vua nước Nhiễm Ngụy thời Ngũ Hồ thập lục quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người Hán xưng đế năm 350, quốc hiệu là Ngụy, đóng đô ở đất Nghiệp (Lâm Chương, Hà Bắc), sử gọi là Nhiễm Ngụy.