Vĩnh Dạ

Chương 44: Tượng Phật rơi lệ

- Thì hắn thông minh mà, tìm được họa tượng mà tôi vẽ, đôi mắt của vị Bồ Tát đó không bình thường, con chó săn Mặc Ngọc lúc tôi vào Phật đường đã trốn trong bức tượng Phật để nhìn tôi, hừ!

Vĩnh Dạ ở An gia được một đêm đã mất tích.

Giờ Thìn, An Bá Bình tới khách phòng mời Vĩnh Dạ ăn bữa sáng, mặt xám ngoét như tro.

Vĩnh Dạ mất tích ở dịch quán là vì nàng tự bỏ đi. Hiển nhiên, lần này không phải.

Không ai có thể gánh vác được trách nhiệm này, An Bá Bình không dám, Phong Dương Hề cũng không thể.

An gia đại tiểu thư, chủ nhân của Hoa Thanh Cung, Hoa quý phi khóc lóc tới ngất đi trước mặt Hoàng đế cũng không thể chống lại một tờ Thánh chỉ.

Thái tử Yến thống lĩnh Đông cung Long Vũ Soái, Thần Vũ Soái chưa đầy một canh giờ sau đã bao vây An phủ.

Thái tử Yến liếc nhìn bức tường cao lớn ngoài An phủ lắc đầu, nói với Phong Dương Hề:

- Hai đạo binh sĩ của Đông cung có một nghìn người, ta thấy nếu An gia cố tình kháng chỉ, thì cũng tổn thất ít nhất trên năm trăm người.

Phong Dương Hề lạnh lùng không đáp.

Lát sau, cổng An phủ mở rộng, cổng dẫn ra nội viện cũng mở rộng, hàng trăm thị tùng khiêng thảm ra trải từ hậu viện tới cửa chính.

Trận thế này khiến Phong Dương Hề cười khổ, như thế này đâu giống tiếp chỉ? Như thể họ đang vào phủ để thăm hỏi vậy.

Sau khi cổng chính mở ra, An lão phu nhân dẫn đầu đoàn người của An gia đi ra. Bốn trăm người đứng kín ở cổng chính An phủ, sắp xếp chỉnh tề theo thứ tự già trẻ lớn bé.

- Lão thân đưa toàn gia An phủ quỳ đón Thái tử! – Giọng bà sang sảng, trong ngoài An phủ yên tĩnh tới độ không nghe thấy bất cứ âm thanh gì.

Phong Dương Hề ôm kiếm đứng một bên như xem náo nhiệt. Thái tử Yến nhăn nhó mặt mày, ho hai tiếng rồi mở Thánh chỉ ra, đại ý là Vĩnh An công chúa mất tích ở An gia, phụng chỉ kiểm tra toàn bộ.

Lão phu nhân thong thả tiếp chỉ tạ ơn, không hề tỏ ra hốt hoảng.

Một canh giờ, những khoảng đất trống bên ngoài An phủ đều được dựng một túp lều. Lão phu nhân cho chuyển ghế thái sư ra ngồi. Các phủ của An gia cần xử lý chuyện làm ăn vẫn tiếp tục làm việc, các thị nữ tiểu tư xếp hàng lĩnh bài tử, mấy trăm chiếc chậu đồng dựng băng đá khổng lồ được đặt bên ngoài, mấy chục cái lò lớn nổi lửa đun trà, chuẩn bị bữa trưa.

Vô cùng trật tự.

Binh sĩ của Long Vũ Soái, Thần Vũ Soái đều là con nhà thế gia, đã nhìn quen cảnh phô trương mà giờ cũng phải tặc lưỡi thán phục. Thái tử Yến cười khổ lắc đầu, nói với Phong Dương Hề và Thiên tổng chấp quản lưỡng soái:

- Phiền Phong đại hiệp dẫn hai vị Thiên tổng vào nội phủ kiểm tra, ta đi uống trà với lão phu nhân, thăm dò tin tức.

Chàng mỉm cười rạng rỡ bước vào lều của lão phu nhân, cười nói:

- Lão phu nhân trị gia như trị quân, ta rất khâm phục. Nếu người không chê thì ta xin ngụm trà uống được không?

Lão phu nhân cười bình thản:

- Dâng trà cho điện hạ.

Uống trà ngon, sau lưng còn có thị nữ xinh đẹp quạt cho, hơi lạnh từ những chậu băng đá tan chảy theo cánh quạt ập tới, Thái tử Yến lại muốn thở dài.

- Nghe nói điện hạ khi ở Trần quốc đã nhất kiến chung tình với Vĩnh An công chúa của An quốc, có thể kể nghe không?

Ngụm trà vừa vào miệng Thái tử Yến suýt thì phun ra ngoài, gương mặt thanh tú đỏ bừng, nhẹ giọng đáp:

- Công chúa không như người thường, ta rất yêu nàng, như châu như ngọc. Nàng vô cùng tinh nghịch, thích mô phỏng tác phẩm của các danh gia để trêu chọc người khác, được đại công tử mời vào An phủ làm tranh, không ngờ lại còn có thể mất tích ở An phủ. Ta lo lắng cho sự an toàn của nàng, đêm qua sai người bảo vệ xung quang An phủ. Ở An phủ không có người nào đáng nghi ra vào, thế nên mới xin chỉ điều tra trong phủ.

Lão phu nhân ra vẻ trầm tư:

- Nghe nói sức khỏe của Công chúa không tốt, từ nhỏ đã được nuôi dưỡng như nam nhi, mười tám tuổi mới khôi phục lại thân phận quận chúa, trước khi được gả sang An quốc mới phong thành Vĩnh An công chúa. Thật đáng tiếc, lão thân chưa được chứng kiến dung nhan thật của nàng.

Thái tử Yến nhớ tới phong nghi của Vĩnh Dạ, nét mặt mơ màng:

- Lạc Vũ thua nàng về khí khái, An tứ thua nàng vẻ yêu mị, Ngọc Tụ thua nàng vẻ tú lệ, Tường Vi quận chúa thì ta chưa gặp.

Lúc này lão phu nhân mới tỏ vẻ rúng động, tràng hạt vẫn xoay trong tay giờ mới dừng lại, thở dài 1 tiếng:

- Thì ra là thế, vẻ đẹp ấy rất giống Đoan Vương phi sao?

- Hơn Vương Phi ở sự khí khái, điểm này thì rất giống Đoan Vương.

Bàn tay lần tràng hạt của lão phu nhân dừng lại, rất lâu sau mới lại thở dài. Không biết là đang tưởng tượng đến dung mạo của Vĩnh Dạ, hay là đang lo lắng cho tương lai của An gia.

Thái tử Yến vốn ôn hoà, tâm tư cẩn mật, thấy bà lộ vẻ lo lắng thì an ủi:

- Chỉ là điều tra thôi, lão phu nhân đừng lo. An gia trung thành, Hoàng thượng tất sẽ minh xét. Hoàng thượng vốn rất sủng ái Quý phi nương nương, không bỏ mặc đâu.

Lão phu nhân bê tách trà lên, gạt lá trà đi, uống một ngụm rồi noi:

- Lão thân đã quyết định rồi, việc này kết thúc sẽ phân An gia.

Thái tử Yến giật mình:

- An gia giàu có, vì sao phải phân gia?

Lão phu nhân thở dài:

- Cây to thì gió lớn. An phủ quá lớn, Bá Bình còn trẻ, lão thân nay đã cao tuổi, không lo được sản nghiệp khổng lồ này. Cây lớn còn có cành khô, Công chúa đã mất tích trong nội viện, sau này không chừng còn xảy ra chuyện gì đó. Các phủ các viện tách nhau ra sống, tốt hay xấu thì phải xem vận số của từng người.

Bà nhìn các binh sĩ đi vào trong phủ, đột nhiên thở dài, nói với Thái tử Yến:

- Thái tử uống với lão thân một tách trà, lão thân xin nhờ Thái tử một việc. Lão thân lễ Phật, Phật đường không thể cho quá nhiều binh sĩ đi vào, làm phiền tới Bồ Tát thì không hay.

Thái tử Yến cười nói:

- Ta sẽ dặn dò bọn họ, lão phu nhân đừng lo.

Chàng gọi một binh sĩ tới ra lệnh không được phá hoại Phật đường, rồi lại thong thả ngồi uống trà.

Phong Dương Hề đứng trong khách phòng của Vĩnh Dạ, nơi này rất sạch sẽ, không có dấu vết cho thấy nàng đã ngủ ở đây. An Bá Bình đứng cạnh hắn, lo lắng nói:

- Nơi này chắc chắn chưa hề đυ.ng tới. Sớm nay khi tôi tới gọi Công chúa, phát hiện trong phòng không có người rồi mới đi báo tin. Tôi đã hạ lệnh không cho bất cứ ai đi vào.

Phong Dương Hề lặng lẽ đứng nghe, nhãn thần sắc lạnh nay thêm vài phần lo lắng:

- Khi Vĩnh Dạ vào đây, văn phòng tứ bảo ở nơi này có bị động đến không?

- Không hề.

Mắt hắn sáng lên, lại gần đài nến, nến đã tắt, trên đó còn dính tro giấy. Vĩnh Dạ đã vẽ cái gì đó rồi lại đốt đi? Không người bước vào, tro giấy nàng đốt quá ít, thứ chưa cháy hết liệu Vĩnh Dạ có mang theo bên người không? Phong Dương Hề đi qua đi lại trong phòng, ánh mắt sắc bén nhìn từ xà nhà tới cửa sổ. Bỗng dưng hắn nằm xuống, lăn vào dưới gầm bàn rộng lớn.

Tim đập thình thịch. Dưới gầm bàn có một ngọn phi đao găm chặt hai tờ giấy còn chưa cháy hết. Hắn cẩn thẩn gỡ ra, ngắm một lúc rồi cho vào trong ngực.

- Hôm qua Vĩnh Dạ còn đi đâu? Gặp những ai? – Giọng Phong Dương Hề lạnh lẽo, ánh mắt đã khôi phục lại vẻ sắc bén như chim ưng.

An Bá Bình rụt rè đáp:

- Theo như thoả thuận trước đó, nàng lấy cớ là vẽ tượng Phật của Triệu Tử Cố để vào đây. Tại hạ đưa Công chúa tới Phật đường xem tượng, mẫu thân quanh năm lễ Phật, Vĩnh Dạ cũng đã gặp người.

Phong Dương Hề chẳng nói gì nữa, rảo nhanh bước chân tới Phật đường.

Bức tượng Quan m ngồi đài sen đưa ánh mắt từ bi bác ái nhìn chúng sinh. Mùi hương trầm rất nồng bao phủ cả Phật đường, nồng tới mức không ngửi ra mùi gì khác.

Hắn ngây người nhìn bức tượng Phật Quan m xuất thần, Quan m từ bi lặng lẽ nhìn hắn, trong đôi mắt nhỏ dài có một đôi đồng tử màu đen tràn đầy tình cảm, vừa như mang ý cười lại vừa như chất chứa vô hạn đau khổ, cực kì sống động. Ánh mắt ấy chuyển động theo động tác của Phong Dương Hề.

Phong Dương Hề nhắm mắt, hai tay chấp lại lẩm bẩm nói gì đó. Hai mắt mở bừng ra, thanh trường kiếm đâm thẳng vào Quan m.

An Bá Bình đứng cạnh giật mình lùi về sau một bước, hai đầu gối mềm nhũn quỳ thụp xuống đất. Con tì hưu phỉ thuý đập xuống nền gạch xanh kêu lên lanh canh. Cả người hắn run rẩy, dập đầu xuống đất, xin Bồ Tát phù hộ.

Phong Dương Hề đá bay chiếc bàn cúng, thanh trường kiếm vung lên, tách đôi bức tượng Quan m từ chỗ lông mày, gỗ trầm hương rất mềm, hắn không dám dùng chưởng lực để tách ra, nhảy lên đài sen, dùng chỉ lực tách nhẹ, tượng Quan m bị xẻ thành hai mảnh.

- Phong đại hiệp, Thái tử có lệnh đừng phá hoại Phật đường của lão phu nhân… - Binh sĩ thở hổn hển chạy vào truyền lệnh, đúng lúc thấy bức tượng Phật bị chẻ làm đôi, sợ đến câm nín.

Vĩnh Dạ với gương mặt nhợt nhạt vô cùng, trên người bị quấn chặt bằng lưới tơ bạc, bị trói trong tượng Phật, miệng bị bịt chặt không phát ra âm thanh gì, đưa mắt nhìn Phong Dương Hề.

- Mau bẩm báo Thái tử! – Phong Dương Hề lạnh lùng nói. Hắn đưa tay lấy miếng giẻ khỏi miệng Vĩnh Dạ, lo lắng hỏi. – Thế nào?

- Con chó săn Mặc Ngọc! Huynh cẩn thận, trên lưng tôi bị cắm rất nhiều đao. – Vĩnh Dạ nhổ mấy miếng, mấp máy khoé miệng tê cứng, oán hận lên tiếng. Nàng đứng trong tượng Phật một đêm, không thể cử động, đã gần như không chịu nổi. Nghiến răng trừng mắt nhìn An Bá Bình quỳ bên dưới, hận lây sang cả hắn.

Phong Dương Hề giật mình, đi vòng ra sau lưng, lưng tượng Phật bị cắm sáu ngọn phi đao, sâu ba phân, như cái đinh ghim vào lưng Vĩnh Dạ.

Hắn vận nội lực dùng kiếm tách lưng tượng Phật ra, dùng đao ấn mạnh, Vĩnh Dạ hự lên một tiếng rồi ngã xuống đất, sáu vết thương sau lưng lập tức chảy máu xối xả.

- Vĩnh Dạ, nàng cố chịu đựng nhé! – Mặt Phong Dương Hề xám xịt như bị phủ mây đen, rạch đứt lưới tơ, kéo lá cờ xuống bọc Vĩnh Dạ lại, bế nàng đi ra ngoài.

An Bá Bình bò dậy, nhìn bức tượng Phật bị huỷ hoại, thầm thở dài, loạng choạng đuổi theo ra ngoài.

Phong Dương Hề hiển nhiên là đang trong cơn cuồng nộ, thấy hắn đi theo thì quát lớn:

- Đi lấy thuốc trị thương!

An Bá Bình toát mồ hôi hột, nghĩ ngợi rồi nhanh chóng chạy đi lấy thuốc trị thương, miệng còn lẩm bẩm:

- Bồ Tát phù hộ! – Niệm chú một hồi rồi lại cười khổ, Bồ Tát lần này cũng không thể bảo vệ nổi An gia rồi. Tuy rằng biết thế nhưng vẫn vội vàng đi tìm linh dược mà An gia sưu tầm, hi vọng có thể giảm bớt được tội trạng. Hắn là chủ sự của An gia, lúc này những gì hắn nghĩ chỉ là làm thế nào để có được lợi ích tốt nhất.

An phủ quá rộng, Phong Dương Hề không dám bế Vĩnh Dạ đi quá lâu, đưa thẳng nàng về khách phòng.

Lát sau An Bá Bình liêu xiêu lao vào, mang một tấm vải trắng sạch sẽ cùng thuốc, hét lên mệt mỏi:

- Tôi… có thuốc!

Phong Dương Hề đưa tay lên, cầm kiếm rạch ngang cánh tay hắn:

- Thử thuốc!

An Bá Bình đau đớn nhảy dựng lên, xé y phục, rắc thuốc lên trên, máu lập tức được cầm lại, vết thương chảy nước vàng. Hiệu quả khá tốt.

- Không để lại vết sẹo đâu, thuốc của thần y Hồi Hồn!

Phong Dương Hề cười lạnh nhận lấy, mở lá cờ trên người Vĩnh Dạ ra, lật ngược nàng lại.

Vĩnh Dạ đau đớn hét lên:

- Huynh là heo à, bảo hắn ra ngoài!

An Bá Bình ngây người, chưa chờ Phong Dương Hề ra lệnh đã lau mồ hôi đóng cửa phòng lại đi ra, chân mềm nhũn ngồi phịch xuống đất, lưng dựa vào cửa phòng thở hổn hển.

Lúc này Thái tử Yến đã nhận được tin, đưa thị vệ tới, thấy An Bá Bình ngồi ngoài cửa, nhìn vào trong cau mày gọi:

- Đại công tử?

- Điện… điện hạ! Công… công chúa đang… trị thương. – Đột nhiên hắn nhớ ra Phong Dương Hề và Công chúa hai người cô nam quả nữ cùng ở trong phòng trị thương, thương thế lại buộc phải cởi y phục, sợ hãi không dám nói rõ, quỳ xuống đất run rẩy.

- Ồ, có Phong đại hiệp ở đó, có lẽ là không sao, ta không vào đó làm phiền nữa. – Thái tử Yến thở phào, đứng trong sân nhìn An gia, trong mắt loé lên vẻ trầm tư.

Vĩnh Dạ được tìm thấy trong tượng Phật, lại còn bị thương, An gia chắc chắn không thể thoát khỏi liên can, nên làm thế nào đây?

Sau khi nhận được tin, Long Vũ Soái và Thần Vũ Soái đã bao vây toàn bộ An phủ. Cộng cả các tiểu tư, thị nữ trong phủ là hơn một nghìn người, còn nhiều hơn số binh lính mà chàng đưa tới. Thái tử Yến cười khổ, đúng là đại gia đình.

Vĩnh Dạ nằm bò trên giường cho Phong Dương Hề bôi thuốc, hơi cử động thân thể một chút là đau, Phong Dương Hề cầm miếng vải trắng thản nhiên vòng qua ngực nàng, buộc vết thương thành nhiều tầng. Vĩnh Dạ cúi đầu nhìn ngực mình, nhắm mắt oán giận nói:

- Huynh có bao nhiêu nữ nhân?

- Không có.

- Tôi là nữ nhân. Không có nữ nhân thì sao huynh lại tự nhiên như thế! Huynh có phải là nam nhân không?

Phong Dương Hề nhịn cười, đáp:

- Câu này phải là ta hỏi nàng mới đúng, nàng có phải nữ nhân không? Bị một nam nhân cởi y phục mà nàng không đỏ mặt?

Vĩnh Dạ khựng lại, cười khổ:

- Ngày trước mùa hè tôi còn cởi trần ra phố, làm nam nhân lâu quá nên bị lẫn rồi.

Phong Dương Hề thực sự không dám tin vào tai mình, sầm mặt nói:

- Nói linh tinh gì thế?

Lúc này Vĩnh Dạ mới phản ứng lại, ngượng ngùng nói:

- Không có gì, nói đùa thôi, để đỡ ngượng.

Phong Dương Hề tức giận siết mạnh tay, thắt nút lên lưng nàng, sầm mặt nói:

- Nàng đường đường là Công chúa An quốc, Thái tử phi tương lai của Tề quốc, kiểu nói đùa như thế này không thể nói bừa được đâu.

Vĩnh Dạ nghiêng đầu nhìn hắn:

- Nếu tôi là nữ nhân của Thái tử thì hắn có chém huynh không?

Phong Dương Hề nghẹn họng hồi lâu không nói được gì, trừng mắt quát Vĩnh Dạ:

- Đây là trị thương, nhi nữ giang hồ không câu nệ tiểu tiết!

- Ồ, sau này nếu tôi thích đại cô nương nhà nào thì chỉ cần cho nàng ta hai đao, rồi lột y phục ra trị thương, xem xong sờ xong không phải chịu trách nhiệm à. - Sự háo sắc của Vĩnh Dạ lại trỗi dậy.

Phong Dương Hề nghe nàng nói dở khóc dở cười, thấy bộ y phục cởi ra đã dính đầy máu, không thể mặc tiếp, bèn cởϊ áσ bào của mình mặc vào cho nàng. Nghĩ ngợi rồi nghiêm túc nói:

- Không cưới Thái tử, cưới ta thì sao?

Cưới hắn? Vĩnh Dạ nghĩ tới hai bức tranh mà mình vẽ, trong lòng rất khó chịu, chỉ cười:

- Chỉ vì huynh nhìn thấy lưng tôi? Nhìn một cái là tôi phải cưới à? Nhi nữ giang hồ không câu nệ tiểu tiết, quá nghiêm túc thì trở thành cổ hủ. Tôi còn sợ tôi hủy hôn, phụ vương tôi sẽ không sống nổi mất.

Người mà Vĩnh Dạ nghĩ tới là vị công tử anh tuấn mặc bạch y thoát tục ấy. Sắc mặt Phong Dương Hề dần dần thay đổi, cười lạnh nói:

- Không phải nàng sợ phụ vương nàng không sống được, mà là sợ tiểu tử họ Nguyệt kia sẽ đau khổ phải không?

Nỗi đau trong lòng Vĩnh Dạ lại bị hắn khơi dậy, muốn ngồi dậy nhưng sau lưng đau nhói, bèn nằm bò xuống, cười lạnh nói:

- Nói đúng rồi, biết vì sao tôi đi lấy chồng mà lại mặc nam trang không? Bởi vì tôi chỉ muốn chàng là người đầu tiên nhìn thấy tôi mặc nữ trang.

Phong Dương Hề biến sắc mặt, đứng lên bỏ đi:

- Có lẽ Thái tử Yến đã tới rồi, nàng đem câu đó mà nói với ngài.

Vĩnh Dạ hừ một tiếng:

Một lát sau, nàng nghe thấy tiếng bước chân, giọng nói dịu dàng của Thái tử Yến vang lên:

- Vĩnh Dạ, nàng vẫn khỏe chứ?

- Chưa chết!

Thái tử Yến không giận, đứng ở đầu giường, tò mò nói:

- Sao Phong đại hiệp biết nàng ở trong tượng Phật.

- Thì hắn thông minh mà, tìm được họa tượng mà tôi vẽ, đôi mắt của vị Bồ Tát đó không bình thường, con chó săn Mặc Ngọc lúc tôi vào Phật đường đã trốn trong bức tượng Phật để nhìn tôi, hừ!

Khi đó Vĩnh Dạ bước vào Phật đường, lúc quan sát kỹ tượng Phật cứ cảm thấy đôi mắt tượng Phật hệt như thật. Nhãn lực của nàng rất sắc bén, đi hai vòng khẳng định đó là mắt của người sống, ánh mắt đó chất chứa đầy thù hận và nộ ý. Người nào trốn trong tượng Phật nhỉ? Nàng lại nhìn thấy gương mặt của lão phu nhân. Nghe An Bá Bình nói bà là mẫu thân của Mặc Ngọc liền hiểu ra. Đương nhiên nàng nghĩ ra Mặc Ngọc ở trong Phật đường cùng mẫu thân, nghe nói đại công tử đưa nàng tới, với tâm tính của Mặc Ngọc, chắc chắn sẽ không muốn đi, bèn chui vào tượng Phật để nhìn nàng.

- Phong đại hiệp đúng là người cẩn thận. May mà có huynh ấy!

- Là tôi thông minh thì có! Nếu không có tôi thì hắn có tìm được không? Cũng may mà tìm ra, nếu không thì như Mặc Ngọc nói, bắt tôi phải giương mắt lên nhìn hắn hàng ngày bước vào thắp hương cúng Phật, hun tôi thành xác khô!

Thái tử Yến rùng mình, cười nói:

- Bình an là tốt, ta sẽ báo thù cho nàng. Chúng ta về đi.

Chàng đưa tay định bế nàng, bị Vĩnh Dạ vung tay gạt ra, vết thương bị động đau nhói khiến nàng nhăn mặt, thở hổn hển nói:

- Nam nữ thụ thụ bất thân, gọi hai nha đầu tới đây!

Thái tử Yến rụt tay về, chàng quay đầu nhìn Phong Dương Hề ở ngoại viện, cười cười:

- Vĩnh Dạ nói đúng lắm.

Không lâu sau, vài thị nữ bước vào, làm một chiếc kiệu mềm để đưa Vĩnh Dạ thẳng về dịch quán.

Nhân Nhi, Ỷ Hồng và một đám thị nữ thấy Vĩnh Dạ quay về, vừa mừng vừa lo, thấy nàng bị thương lại khóc lóc ầm ĩ, nhưng coi như cũng an tâm hơn.

Vĩnh Dạ nằm trong dịch quán dưỡng thương. Trong cung lại sai ngự y của Thái y viện tới kiểm tra vết thương, toàn dùng những loại thuốc thượng hạng. Khỏi rồi da non mới mọc, không để lại sẹo.

Tội trạng đều do An gia tam thiếu gia gánh, không biết người đã đi đâu, bèn ra văn thư tróc nã. Quyết định của Hoàng đế là tịch thu sản nghiệp An gia, nhưng vì Hoa quý phi khóc lóc suốt ngày, bèn chỉ tịch thu đại trạch của An gia, bắt An gia bồi thường một trăm vạn lượng bảo ngân, việc này coi như kết thúc.

Đại trạch không còn, lão phu nhân bèn tuyên bố chia nhà, các phòng các viện của An gia tự phân chia tài sản. An Bá Bình được chia phần nhiều nhất, Đại Xương Hiệu và Tế Cổ Trai vẫn thuộc sở hữu của hắn. An gia khổng lồ như một bó đũa đứng thẳng, vừa buông tay ra đã đổ ngả nghiêng tứ phía.

Những người tài giỏi thì kinh doanh gia nghiệp nhà mình; những người thích rong chơi nay không có sự quản thúc của trưởng lão thì cả ngày chơi bời lêu lổng, dần dần lụn bại.

Còn lão phu nhân thì mang một phần kim ngân cùng thân bộc, chỉ nói là mình về quê an hưởng tuổi già, không lo tới sự vụ của An gia.

Tường trong tường ngoài của đại trạch An gia bị đánh sập, những tòa viện tử tinh xảo trước kia có nơi thì để trống, có nơi thì được Hoàng đế thưởng cho người khác, tự xây tường bao, phân chia ranh giới.

Ánh Nguyệt Hồ một lần nữa trở thành biệt uyển của Hoàng gia.

Trong thời gian dưỡng thương, Vĩnh Dạ nghe nói một loạt những thay đổi của An gia, bất giác cười lạnh, lần này người được lợi thực sự là Hoàng đế Tề quốc. Nàng nghĩ tới là thấy hận, mình bị thương thật uổng.

Nhân Nhi không hiểu, Vĩnh Dạ uể oải nằm trên sập mềm giải thích cho nàng ta:

- Ngươi không tới An gia nên không biết, tới rồi sẽ hiểu, cả tòa nhà cứ như Hoàng cung ấy, một pho tượng Phật trong đó cũng đã giá trị liên thành, Hoàng đế bệ hạ chỉ mong An gia giải tán, tốt nhất là có lý do nào đó để xử toàn An gia. Có câu nói "Hòa Thân đổ, Gia Khánh no". Kim ngân của một nhà bằng sưu thuế hai mươi năm của một quốc gia, một miếng thịt to như thế, không ăn mà nhìn cũng đã chảy nước miếng.

Nhân Nhi vỡ lẽ ra:

- Đều đổi lại từ vết thương của tiểu thư.

- Cũng tốt, coi như là của hồi môn của ta. Dù sao ta cũng dặn phụ vương không được tặng ta thứ gì đáng tiền, không thì đã mất con gái lại mất cả của. - Vĩnh Dạ cười nhạt.

- Công chúa, Phong đại hiệp cầu kiến.

- Bảo hắn cút! - Vĩnh Dạ nhớ lại hôm đó Phong Dương Hề phất áo bỏ đi là lại nổi lửa giận trong lòng.

Ỷ Hồng giật mình, chọn miếng nho lạnh cho Vĩnh Dạ ăn.

- Ỷ Hồng, ở đây không còn việc gì nữa, ngươi có thể cùng Lâm Đô úy về An quốc, nhà hắn còn mẹ già đang tựa cửa chờ mong đấy. - Vĩnh Dạ ngậm quả nho, thản nhiên nói như thể không có việc gì.

Ỷ Hồng ngỡ ngàng, nước mắt lập tức tuôn như mưa, quỳ trước mặt Vĩnh Dạ, nói:

- Ỷ Hồng biết, tiểu thư giận Ỷ Hồng, Ỷ Hồng sai rồi...

Vĩnh Dạ ngồi dậy, đập mạnh tay hất đổ đĩa nho, mặt biến sắc.

- Ta giận ngươi, ta giận ngươi thế nào? Ngươi với Lâm Đô úy vì ta mà khó khăn lắm mới sống tiếp được, sao ta dám giận ngươi?

Ỷ Hồng chỉ khóc thút thít. Nhân Nhi lớn lên bên nàng từ nhỏ, tình nghĩa sâu đậm. Vĩnh Dạ vốn đối với họ rất tốt, chưa bao giờ sai bảo họ như hạ nhân, đã bao giờ thấy nàng nổi giận thế đâu? Nàng ta im lặng rất lâu mới nói:

- Tiểu thư, người giận Ỷ Hồng không chịu ở lại bên người sao?

Vĩnh Dạ nhìn Ỷ Hồng cười lạnh, trong lòng bỗng nhớ tới Lãm Thúy, đau đớn khó chịu, phất áo đi ra ngoài, lúc đi qua người Ỷ Hồng, nàng gằn giọng nói:

- Ta cưới Thái tử hay không, không phải là việc mà ngươi có thể lo được. Ngươi và Lâm Đô úy muốn báo đáp ơn cứu mạng của hắn, ta không ngăn cản. Hai ngươi ở lại đây chỉ khó đôi đường, muốn về An quốc ta sẽ thành toàn. Chỉ có điều đừng để ta biết vì sao sáng nay ta vừa mới nói thích ăn nho ướp lạnh thì chiều nay Thái tử đã mang cả giỏ tới!

Nàng rảo nhanh bước đi, không thèm nhìn Ỷ Hồng thêm một cái.

Nhân Nhi thất kinh, nắm tay Ỷ Hồng lắc lắc, truy hỏi:

- Tỷ không biết rằng Lãm Thúy đã làm tổn thương tiểu thư sao? Sao tỷ có thể...

Ỷ Hồng bật khóc nức nở:

- Không mà, chỉ vì Thái tử quan tâm tới tiểu thư nên ta mới nói, ta không phản bội người! Ta ngay cả... một chuyện bé xíu ở Trần quốc cũng không nói cho ai.

Nhân Nhi thở dài, vuốt lưng Ỷ Hồng an ủi, khẽ khàng:

- Tiểu thư mấy hôm nay vui buồn thất thường, trong lòng đang sầu khổ lắm, tỷ đừng trách người... tiểu thư không thích Thái tử điện hạ, tỷ hà cớ gì...

Lời hai người vọng vào tai Vĩnh Dạ. Cơn gió thổi qua, một phiến lá vàng rơi xuống. Mùa thu sắp tới rồi sao?

Tháng Chín, trời cao mây trắng, vì sao trái tim nàng vẫn như bị cái nắng hè thiêu đốt?

- Công chúa, Thái tử điện hạ tới ạ. - Thị vệ trưởng Vương Đạt đứng trong sân bẩm báo.

Vĩnh Dạ không nói gì, đứng trên bậc tam cấp đưa mắt nhìn đám mây phiêu đãng nơi chân trời.

Vương Đạt lại nói khẽ:

- Tin Công chúa bình an vô sự đã được gửi về Kinh Đô, Hoàng thượng và Vương gia đều gửi thư tới. - Hắn móc trong ngực ra hai phong thư.

Vĩnh Dạ nhận lấy mở ra, Lý Thiên Hựu viết: "Lạc Vũ chơi đàn dưới trăng, lòng ta nhớ Tiểu Dạ vô hạn. Việc đã tới nước này, Tiểu Dạ phải coi trọng hòa hảo giữa hai nước An, Tề. Trời xa, đất xa, lòng sầu khổ, trẫm thương nàng". Vĩnh Dạ phì cười thành tiếng, ai ngày đêm nhớ ngươi? Ngón tay rạch ngang tờ giấy, dùng lực một cái là rách, liếc thấy Vương Đạt bên cạnh, bèn nhịn cười nói:

- Hồi thư cho bệ hạ với tốc độ tám trăm dặm, "Vĩnh Dạ vì bệ hạ không oán không hối, nguyện báo Thánh ân".

Vương Đạt cúi đầu vâng dạ, Vĩnh Dạ không đọc thư của Đoan Vương, thấy hắn đòi thư phúc đáp bèn cười:

- Hồi báo Vương gia, nói ngài đã sinh được một con gái giỏi. Rồi hỏi thăm Vương phi, nói ở nhà chỉ có bà là người tốt.

Vương Đạt giật nảy mình, như thế chẳng phải là mắng Đoan Vương sao?

Vĩnh Dạ cau mày, nói:

- Không thì nói là ta chỉ nhớ bà mà thôi.

Lúc này Vương Đạt mới thở phào, hành lễ bỏ đi.

Vĩnh Dạ tiện tay vo tròn thư của Lý Thiên Hựu, nghĩ ngợi rồi lại nhét vào ngực. Nàng cầm thư Đoan Vương, hơi do dự, vị phụ vương gian xảo của nàng định nói điều gì? Vĩnh Dạ đoán mãi không ra bèn mở thư. Trong thư viết: "Bí mật bông hoa dưới chân là phụ vương tiết lộ".

Vĩnh Dạ cười khan, nàng đã biết từ lâu rồi, lão gian tặc. Đọc tiếp, trên đó còn một câu: "Phong tục của ba mươi sáu dân tộc nước Tề khác nhau, Hoàng hậu vô tình nói tộc Tây Bạc ở nước Tề tới nay vẫn dùng máu người cúng tế vào Trung thu. Nhớ lại trận đại chiến của An, Tề vào Trung thu hai mươi năm trước, bắt được tộc trưởng Tây Bạc, tiêu diệt ba nghìn chiến sĩ Tây Bạc, có được "Thiên Mạch Nội Kinh", thương tâm vô cùng".

Câu này có ý gì? Hai mươi hai năm trước, phụ vương đại chiến với Tề đúng dịp Trung thu. Từ miệng Lạc Vũ tình cờ biết tộc người Tây Bạc Trung thu hàng năm đều cúng tế bằng máu tươi, trận chiến đó tử thương vô số, nghe nói số người phụ vương chặt đầu có thể phủ kín cả ghế ngồi của người. Chẳng lẽ ông nghi ngờ cốc chủ Du Li Cốc muốn gϊếŧ ông chính là người Tây Bạc? Tim nàng đập dồn dập, dường như nghĩ ra điều gì đó, nhưng lại không nắm bắt được gì. Nhưng Vĩnh Dạ cảm thấy, nàng đang từng bước lại gần chân tướng, đang từng bước vén được bộ mặt thật của Du Li Cốc. Trong lòng vô cùng kích động, nếu tìm được Du Li Cốc, chẳng phải sẽ tìm được Nguyệt Phác và Tường Vi hay sao?

- Công chúa! - Vương Đạt quay lại, đồng hành còn có Mã thị lang.

- Chuyện gì?

Mã thị lang cười tươi như hoa, nói:

- Công chúa, Tề hoàng hạ chỉ, hôn kỳ sẽ định vào Trung thu. Còn mười ngày nữa...

- Thương thế của ta chưa khỏi, Trung thu quá gấp!

Mã thị lang chỉ một lòng muốn hoàn thành nhiệm vụ tiễn hôn này để sớm quay về An quốc, nghe Vĩnh Dạ nói thế thì tỏ ra khó xử, rụt rè nói:

- Xin công chúa lấy quốc gia làm trọng.

Vĩnh Dạ lườm hắn, Lý Thiên Hựu còn không giục ta, ngươi giục cái gì mà giục? Nàng bực bội xua tay:

- Cứ trả lời như thế.

Mã thị lang toát mồ hôi hột, lắp bắp nói:

- Công chúa... Thái tử điện hạ và Triệu đại nhân vẫn chờ ở tiền sảnh.

- Nói ta bị ốm, đang nằm trên giường. - Vĩnh Dạ quyết định ăn vạ. Nàng không muốn vào cung rồi lại ra, cứ như thế này tới cùng. Chẳng buồn nhìn sắc mặt Mã thị lang, quay đầu bỏ đi.

Lạc Vũ công chúa vô tình tiết lộ phong tục của Tây Bạc có liên quan rất nhiều tới trận đại chiến hai mươi hai năm trước, nhưng hình như lại chẳng liên quan gì. Nàng quyết định nhất định phải đi xem buổi huyết tế của Tây Bạc. Trung thu, chỉ mười ngày nữa là tới Trung thu rồi, sao có thể gả vào cung được? Cho dù không tới Tây Bạc thì nàng cũng phải đi. Cho dù cả đời cô đơn phiêu bạt, nàng cũng không muốn gả cho Thái tử Yến.

Về tới tẩm thất, Vĩnh Dạ thở dài. Ỷ Hồng vẫn đang quỳ, Nhân Nhi ở cạnh nàng ta:

- Làm gì mà quỳ ở đây?

Ỷ Hồng ngước đôi mắt đỏ hoe lên nói:

- Ỷ Hồng sai rồi

Vĩnh Dạ không biết nên nói gì, lại gần đưa tay kéo, kéo cả hai người đứng dậy. Ỷ Hồng và Nhân Nhi đã tê buốt cả chân, hét lên một tiếng rồi lại ngã xuống, thế là Vĩnh Dạ ném họ lên giường, đột nhiên nhớ ra ý định trái ôm phải ấp thuở trước, cười ha hả rồi nhào lên giường, ôm hai người thật chặt.

- Ta luôn muốn được ôm mỗi người một tay, hôm nay để ta được như ý nguyện đi. Hôm nay ba chúng ta ngủ chung một giường nhé.

Ỷ Hồng và Nhân Nhi đỏ mặt, đẩy tay Vĩnh Dạ ra:

- Tiểu thư càng ngày càng không nghiêm túc, đã sắp cưới chồng rồi còn càn quấy.

Vĩnh Dạ gối đầu lên gối, thở dài:

- Ta có muốn cưới đâu. Ta còn phải điều tra chuyện của Du Li Cốc, muốn cứu Tường Vi quận chúa nữa cơ. Sứ thần nước Tề hôm nay tuyên chỉ, bảo ta Trung thu vào cung. Ta đang đau đầu đây.

Nàng không nói tới chuyện của Ỷ Hồng, tự nhiên hóa giải sự ngượng ngùng, nhưng quả thực là đang rất rầu lòng. Một lần nữa bỏ đi ư? Nàng nên đi đâu để tìm tộc Tây Bạc?

- Tiểu thư, giọng nói của tôi người còn nhớ không? Tôi đóng giả người xuất giá cũng được. - Ỷ Hồng xung phong.

- Không được. Lần này không phải trò đùa. Cưới thay ta sớm muộn cũng bị nhận ra, giờ ta còn không muốn lấy chồng. - Mắt Vĩnh Dạ sáng lên, cúi đầu nói bên tai Ỷ Hồng, - Giờ ta đi ngay, ngươi thay ta giả ốm, họ nghe thấy giọng ngươi chắc chắn sẽ tưởng ta vẫn ở đây.

- Tiểu thư, chẳng phải người không muốn tôi cưới thay sao?

- Tới Trung thu ta sẽ biến mất, ngươi không hé răng, bọn họ cũng không đuổi kịp ta đâu. Ta làm xong việc sẽ về, không phải lo. - Vĩnh Dạ cười ha hả. Nàng muốn đi trước, không để ai biết nàng đi đâu. Có lẽ, mười ngày này có thể điều tra được tộc Tây Bạc.

Ỷ Hồng thở dài, nàng há miệng mắc quai, chỉ đành đồng ý.