Chuyển ngữ: Dú
Chương 39: Từ nay hãy gọi ta là ngài Bạch Ngũ.
Bạch Ngũ thổi hơi tài vận vào là biết ngay cái kết.
Sau đó, không phải Lan Hà thắng thì là Tống Phù Đàn thắng, nếu không nữa thì là cả hai người hạ đo ván địa chủ lão Lâm, gϊếŧ lão Lâm không còn manh giáp nào, làm anh ta thua hoa cả mắt, "Sao, sao có chuyện đó được! Làm thế nào hay vậy?"
"Anh Lâm, giờ nhảy luôn đi. Biết vũ đạo đường phố không anh?" Lan Hà chẳng đáp, chỉ hỏi.
Lão Lâm: "..."
Lão Lâm: "Lại còn nhảy đường phố nữa. Bộ xương già cả của anh không qua nổi con trăng này đâu."
Anh ta chẳng ngờ một ông vua đánh bài khu chung cư như mình lại chẳng thắng nổi hai người này một ván nào ở đây. Lạ thật!
Hồ Bảy Chín bắt chéo chân ngồi cạnh ngó, cảm thấy rất thú vị, trong quá trình đánh thi thoảng có lầu bầu. Thổi cái gì mà thổi, chỉ bằng trí óc của cô ta cũng thắng được.
"Xem ra chất lượng cái danh vua đánh bài của anh không bằng Lan Hà rồi." Trần Tinh Ngữ chẳng thèm nói đỡ cho chồng mình, thậm chí còn lấy điện thoại ra chuẩn bị quay, ung dung nói: "Đi, nhảy đi, nhảy ca khúc đơn hồi trước Tinh Dương phát hành ấy."
Lão Lâm: "..."
Lan Hà nghe được, suýt thì cười thành tiếng.
Diễn xuất của Trần Tinh Dương không đến nỗi bị người ta bóc phốt, nhưng năm xưa khi anh ta vừa mới nổi thì bị công ty xúi phát hành ca khúc đơn, còn nhảy trong MV nữa. Nhưng anh ta không có tài năng ở mặt này, hát với nhảy trở thành lịch sử đen tối, thường hay bị cư dân mạng lấy ra đùa.
Một câu của Trần Tinh Ngữ làm tổn thương cả hai con người.
Lão Lâm bi phẫn đi đến giữa phòng khách, cầm điện thoại bật nhạc, bắt đầu nhảy.
Mọi người uống trà ăn dâu tây xem nhảy, Miểu Miểu cũng nhìn không chớp mắt. Tuy bé có thổi hơi đó, nhưng có vẻ chẳng đứng về phía bố của bé đâu.
Trần Tinh Ngữ tiện thể mở cho Lan Hà xem tài liệu đã tải về, "Này, em đọc đi. Em coi, chương trình "Yên Kinh tuế thời ký" của đài truyền hình Bắc Kinh, mấy mùa trước có độ phủ sóng cao, nhà sản xuất có mối quan hệ tốt với chồng chị, chưa kể ghi hình cũng thoải mái."
Chị không muốn bỏ mặc Miểu Miểu để đi xa làm việc, trong khi địa điểm quay của chương trình này đều nằm ở Bắc Kinh. Mỗi tập sẽ phát triển chủ yếu dựa trên dân tộc, các ngành nghề cũ, nghệ thuật truyền thống của Bắc Kinh, vừa thú vị vừa đem lại kiến thức. Ngoài việc có được danh tiếng tốt ra thì rating cũng khá là ổn định. Tuy không nổi rần rần nhưng vẫn có một số lượng người xem cố định, còn có vài cảnh nổi tiếng ai ai cũng biết.
Lão Lâm làm bước chéo chân rồi nói: "Tính thời gian thì lúc mấy tập này bắt đầu phát sóng cũng là khi "Truy đuổi" sắp sửa công chiếu, thành ra sẽ lăng xê được cả cho cậu và Trần Tinh Dương luôn. Hai người vừa tương tác với nhau vừa có thể quảng bá cho phim, tuyệt vời biết bao nhiêu."
Lan Hà đọc tài liệu, đúng là rất đáng tin cậy. Chính bản thân Trần Tinh Ngữ còn dẫn anh đi cùng, ngoài cảm ơn ra còn biết nói gì hơn: "Vậy cảm ơn chị Tinh Ngữ nhé, em sẽ nói với công ty."
Lão Lâm làm một cú xoay tròn, nhảy bật lên: "Ha ha, mỗi tập chương trình này sẽ có vài chuyên gia dân tộc học, giảng viên, nhà văn,... liên quan đến phương diện đó tham gia đặng giải thích hoặc bộc bạch cảm xúc... Thầy Huyền Quang có suy xét đến việc đi không?"
Anh ta thấy Tống Phù Đàn hiếm khi nhiệt tình đến nhà ai làm khách bèn trêu một câu.
Tống Phù Đàn: "Có thiếu người không?"
Lão Lâm nhẹ nhàng nhảy đến chỗ cả bọn, còn tưởng là Tống Phù Đàn chỉ đang đùa theo: "Cậu muốn đi thì không thiếu cũng phải thiếu chứ, với cả chương trình này không cố định số người tham gia."
Tống Phù Đàn: "Vậy anh liên hệ giúp tôi nhé, hợp đồng cứ kí với phòng làm việc của bố tôi."
Lão Lâm không hỏi thì hắn cũng chẳng nghĩ đến, nhưng nghĩ rồi lại thấy được phết.
Công việc của Tống Phù Đàn đều thông qua phòng làm việc của Tống Khởi Vân. Làm biên kịch nên thời gian làm việc của hắn rất tự do, trước khi chưa thể hợp tác qua phim ảnh thì còn có cơ hội này để hợp tác.
Nụ cười của lão Lâm dần tắt, mém tí nữa đã xoay người ngồi bệt xuống đất: "Hả?"
Tiểu Tống cũng đến chơi với bọn anh? Lan Hà chưa từng nghĩ là sẽ được, cả gia đình Tống Khởi Vân trong ấn tượng của anh rất bận rộn, "Thật không? Ti... Thầy Huyền Quang cũng tham gia hả! Anh cũng là người Bắc Kinh, có phải đã xem chương trình này từ trước rồi không?"
Kể cả Lan Hà có hỏi ra như vậy thì lão Lâm vẫn cảm thấy cực kì khó tin. Bình thường Huyền Quang rất hiếm khi nhận phỏng vấn, chứ đừng nói là làm khách quý cho các chương trình. Người ta bảo đây là di truyền, Tống Khởi Vân cũng không thích lộ mặt cho lắm.
"Không đùa tôi thật đấy chứ?" Lão Lâm hỏi với giọng nghi ngờ, "Thầy đừng có đùa tôi nhé... Không không, chắc chắn là đùa rồi, cậu hùa với Lan Hà đi đùa tôi phải không?"
Thoạt trông Tống Phù Đàn rất bình tĩnh, cứ như thể đây chẳng phải chuyện lạ thường gì, còn lão Lâm thì phản ứng thái quá: "Khách quý kiểu này không cần lên hình đâu nhỉ?"
Lão Lâm thở phào nhẹ nhõm, đây mới là thầy Huyền Quang chứ, "Nếu cậu muốn thì đeo khẩu trang hoặc quay bóng lưng cũng được..." Chỉ cần bằng lòng tham gia thôi.
Hồ Bảy Chín ngồi xổm bên chân Lan Hà, hào hứng nói leo: "Ta đi làm việc với ngươi nha, ta có thể nấp trong hộp diêm á!"
Lan Hà không hé răng, giống như anh không nhìn thấy. Đương nhiên, anh cũng chẳng thể đáp lại trước mặt người khác.
Hồ Bảy Chín: "Lâu lắm không ra ngoài chơi rồi. Đi mà đi mà, tiện đường hỏi thợ xem xây một cái lầu thần tài nguy nga mất bao nhiêu tiền luôn..."
Lúc này, wechat của Trần Tinh Ngữ có chuông báo, chị cầm lên lướt, "Ha ha, là tin nhắn của ekip chương trình."
"Nói gì vậy chị?" Lan Hà cũng thuận miệng hỏi, Hồ Bảy Chín hãy còn túm tay anh.
"Không có gì cả." Trần Tinh Ngữ đáp, "Bảo là có một phần sẽ đổi sang quay ở núi Diệu Cảm, hỏi chị có vấn đề gì không, chị đáp dĩ nhiên là không."
Lan Hà: "......... Núi Diệu Cảm à."
Trần Tinh Ngữ nhìn Lan Hà, sao biểu cảm lạ lùng vậy: "Này, em cũng không thành vấn đề chứ?"
Lan Hà: "... Không ạ."
Hồ Bảy Chín từ từ thả cái tay đang túm tay anh.
Lan Hà: "..."
...
Chuyện đã đồng ý rồi thì Lan Hà khó mà nói câu không muốn đi núi Diệu Cảm và từ chối được, vả lại Tiểu Tống có nói hắn sẽ tham gia. Lan Hà chỉ còn nước quyết định chuyện này cho xong, hi vọng lúc đó chị Hồ sẽ bận ngập đầu.
Sau khi khách khứa về hết rồi, Hồ Bảy Chín hãy còn nằm sấp trên sàn gặm đầu bút. Hồ tiên ưa sạch, cô ta đã quét sàn nhà sạch kin kít, nằm sấp cũng không sao.
Lan Hà hỏi cô ta đang làm gì, cô ta đáp bằng cái giọng đắc chí: "Ta đang ôn lại những phép thuật mình biết. Ta biết nhiều thứ lắm, đến lúc đó sẽ hạ đo ván Hồ Tứ... Ầy, bây giờ quan hệ hai ta không phải hạng thường, ngươi có muốn học cái gì không, ta dạy cho."
Lan Hà vừa bóc vỏ cam vừa hỏi: "Cái nào hợp cho mãnh nam thì giảng dăm ba câu nghe coi."
Mãnh nam? Hồ Bảy Chín nhìn vào đôi mắt anh, "Vậy cũng chỉ có thuật mãnh hổ thôi, có thể thổi lông hóa hổ dữ, một sợi lông một con hổ."
Lan Hà: "Là kiểu hổ y như thật, không sợ cắn xé ấy hả?"
"Đương nhiên rồi." Hồ Bảy Chín đáp, "Phải lấy một nhúm lông hổ, lấy một tờ giấy dùng để phủ lên mặt người chết vào giữa trưa, cắt thành hổ giấy, dán lông hổ lên..."
Lan Hà định nói là có hơi phiền hà, Hồ Bảy Chín dừng đoạn rồi nói tiếp: "Sau đó tế đàn lục giáp, chắp tay niệm chú bảy lần, đốt một lá bùa..."
Lan Hà: Vẫn chưa xong à?
Hồ Bảy Chín: "... Bốn mươi hai ngày sau, đốt con hổ giấy kia. Sau đó, từng sợi lông hổ một sẽ hóa thành những con hổ cường tráng, vừa dùng thả tùy thích, vừa có thể thu vào tay áo!"
Lan Hà: "..."
Mỗi lần Hồ Bảy Chín kể đến một bước nào đó là Lan Hà toàn muốn thốt như vậy phức tạp quá, nhưng ngay sau đó cô ta sẽ lại càng nói những trình tự còn rườm rà hơn nữa, làm Lan Hà không biết nên xỉa xói từ đâu mới được.
Một lúc lâu sau, Lan Hà mới phát cáu: "Nếu lấy được lông hổ thì tôi làm gì chả được. Nói như vậy nghĩa là tôi còn phải lẻn vào vườn bách thú mua lông hổ?" Chưa chắc người ta đã chịu bán cho anh, chỉ nghe nói có người đi mua nướ© ŧıểυ hổ, chứ chưa nghe ai nói đến chuyện mua lông hổ cả.
Hồ Bảy Chín gật đầu: "Đúng rồi. Vụ này đâu có khó, khó hơn tí là cái giấy phủ lên mặt người chết vào buổi trưa thôi."
Lan Hà: "Nên ta bảo chứ thuật này của cô nghe mùi cổ lỗ sĩ nặng luôn ấy..."
Giấy phủ mặt là tập tục ngày xưa, khi đình thi* phải phủ một tờ giấy vàng lên mặt người chết, đó gọi là giấy phủ mặt, mục đích dùng là vì sợ người đó chưa chết, nếu còn thở thì giấy vàng sẽ rung, hơi thở cũng sẽ làm ướt trang giấy. Sau này, người ta chuyển sang phủ vải trắng, song một số ít nơi vẫn còn duy trì truyền thống phủ giấy này.
(*Đình thi: Văn hóa mai táng truyền thống của Trung Quốc cực kì chú ý đến việc sống thọ và chết tại nhà. Khi tính mạng người bệnh đã là mành chỉ treo chuông, người thân sẽ cởi đồ và mặc đồ mới cho người đó từ trong ra ngoài; nếu không, ấy sẽ là "tя͢ầи ͙ȶя͢υồиɠ ra đi", người thân sẽ cảm thấy cực kì thương tiếc và áy náy. Trước khi người bệnh trút hơi thở cuối cùng, người thân sẽ phải chuyển người đó sang linh sàng ở gian ngoài phòng ở chính để bảo vệ người đó vượt qua thời khắc cuối cùng.)
Dù sao thì, nhờ vậy mới vỡ lẽ không biết Hồ Bảy Chín học phép thuật này từ cái thời đại nào rồi...
Hồ Bảy Chín gân cổ lên cãi: "Thì làm sao, có thể biến ra hổ mà!"
Cũng phải, Hồ Bảy Chín chỉ biết mỗi chuyện anh biết làm hương, cũng có thể nhìn ra anh biết gấp đĩnh vàng từ những đĩnh vàng trong nhà, nhưng chẳng biết sâu. Lan Hà gấp giấy thành một cái ghế đẩu, niệm chú đốt, trở thành vật cõi âm, rắn chắc, chất lượng tuyệt hảo: "Cô nghĩ ta chỉ là người thuộc ban bếp núc thôi hả?"
Hồ Bảy Chín ngồi trên ghế, bưng mặt hỏi: "Máy hóa vàng?"
Tay nghề tuyệt vời quá! Nếu lầu thần tài không bắt buộc phải dùng đồ dương thế thì làm một cái cho cô ta là xong ngay rồi!
Anh không chỉ thuộc ban bếp núc và máy in tiền, xưởng chế tạo binh khí cũng không thành vấn đề. Hồi trước dây xích Nghiêm Tam bị hỏng, Lan Hà có thể nối lại tạm thời nữa là. Hồ Bảy Chín bèn nói, "Có khi còn có thể võ trang cho toàn bộ quỷ sai ấy chứ."
Đúng là Lan Hà đang định gấp thêm mấy thứ vũ khí tặng cho lão Bạch. Mặc dù làm từ giấy nhưng có thể dùng tạm thời, hơn nữa số lượng cũng rất khả quan. Lúc trước, chẳng phải anh xử Tiểu Lục Tiểu Hồng bằng đàn ngựa đàn trâu đấy thôi.
"Tôn gia à, chỗ ta... cũng khắc chữ được chứ?" Bạch Ngũ vịn hộp nuôi nói. Cậu chàng đã muốn hỏi từ lâu, chỉ là mắc chứng sợ xã hội, vẫn nhịn mãi.
"À, phải thông tính danh đúng không? Được mà." Lan Hà là người cung phụng gia tiên nên cũng có thể biết tên thật và thân thế chi tiết của Bạch Ngũ.
Bạch Ngũ giao tay cho kẻ xấu, dè dặt đứng trên chỗ cao.
Lan Hà: "Cậu làm gì vậy?"
Hồ Bảy Chín quét nhà hơi bị cực đó.
"Tập tục mà..." Bạch Ngũ lí nhí, song đứng cao khiến người ta chú ý như này làm chính cậu ta cũng không quen, "Ta vẫn nên ngồi xổm xuống thôi."
Bạch Ngũ ngồi xổm trên bàn, hắng giọng, báo thông tin dựa theo quy củ, "Bản tiên vốn tu luyện tại động nhím núi Hương Vân ở Bắc Kinh, đứng thứ năm, vốn tên là Bạch Trĩ Tiên. Sau khi vào lầu thần tài, dựa theo quy củ của loài người, sau này tôn gia hãy gọi ta là ngài Bạch Ngũ, trên bài vị cũng sẽ khắc cái tên này..."
Ngặt nỗi, Bạch Ngũ nói đến đây, Hồ Bảy Chín lại cười phá lên.
Lan Hà cũng cười tủm tỉm tách quả cam ra, "Bạch gì cơ?"
Bạch Ngũ phát hoảng nhìn anh tách một quả cam tròn trịa thành hai nửa. Rõ ràng thứ bị tách ra là quả cam, song cậu chàng lại sợ đến độ lông sắp mọc ra đến nơi, "Ngài... Bạch Ngũ... Đây là tập tục từ cổ chí kim!"
Không sai. Bình thường khi cung gia tiên thì đều có tôn xưng là Hồ Nhị tiên cô, ông Hoàng Tam,... Kể cả Qua Nhị cũng được xưng là Qua Nhị chân nhân ở nhà họ Dư.
Lan Hà: "Gọi là gì cơ?"
Bạch Ngũ nhanh chân leo xuống bàn: "Gọi, gọi Y Bình là được."
Ngoài hồ đồng Hoa Mai.
(*Hồ đồng là một loại đường phố hẹp hoặc những con hẻm, thường làm người ta liên tưởng tới các thành phố ở miền Bắc Trung Quốc, trong đó nổi tiếng nhất là Bắc Kinh. Tại Bắc Kinh, hồ đồng là những con hẻm hình thành theo dãy tứ-hợp-viện, những căn nhà truyền thống có sân, được bao quanh 4 mặt bởi các nhà khác.)
Đây là nơi quay phần một của "Yến Kinh tuế thời ký". Kể ra thì tên của chương trình này được lấy từ một quyển sách cổ, vốn ghi chép phong tục, du lịch, tài nghệ,... của Bắc Kinh, cực kì phù hợp với chủ đề chương trình. Rất nhiều phong tục và tài nghệ đến nay đã không còn nữa. Người dân thời nay nhớ tới những dòng văn cổ trăm năm trước, xem lại những tập tục đã biến mất, rất nghệ.
Vẫn chưa chính thức bắt đầu quay. Trần Tinh Dương ngồi trên, nói chắc như đinh đóng cột: "Anh không tin, anh không tin! Thôi đi, mọi người thông đồng nhau đi lừa anh chứ gì! Làm sao thầy Huyền Quang lại đến quay chương trình này được!"
Lan Hà: "Là thật mà..."
Trần Tinh Dương cười khẩy: "Biên kịch và đạo diễn lừa anh, chị anh lừa anh, anh rể lừa anh, cậu cũng lừa anh chứ gì?"
Lan Hà cạn lời.
Kể từ cái ngày Trần Tinh Dương nghe Trần Tinh Ngữ kể Tống Phù Đàn cũng sẽ tham gia chương trình là anh ta đã nghĩ là đùa rồi. Hôm đó lão Lâm còn nhảy điệu nhảy lịch sử đen tối của anh ta, anh ta bèn cho rằng tất cả chỉ là chiêu trò, là lừa anh ta. Cho dù sau đó biên kịch và đạo diễn có nói, anh cũng chỉ nghĩ là lừa mình.
Anh ta cũng từng dao động đấy, nhưng cuối cùng lại bị một lí do thuyết phục: Làm sao Huyền Quang có thể xuất hiện với tư cách khách quý được chứ! Xem đi, chả phải sắp bắt đầu quay rồi mà anh ta còn chưa tới à!
Không chỉ Trần Tinh Dương mà trên mạng cũng có người tung tin Huyền Quang sẽ tham gia một chương trình tại Bắc Kinh, đang bàn hợp đồng với bên Trần Tinh Ngữ thì chẳng một ai chửi là tin lá cải, chẳng một ai tin, thậm chí còn nghĩ là một chuyên gia cùng tên. Đa phần là tám sang chuyện Trần Tinh Ngữ, nữ thần sinh em bé xong, chưa nghỉ bao lâu đã làm việc lại rồi.
Chủ đề phần một là "hàn vàng"*, là một nghề cổ, tức là dùng "cục vàng" để tu sửa lại đồ sứ bị hư hại. Nghề này đã từng xuất hiện ở trong bức "Thanh minh thượng hà đồ". "Không có mũi khoan thì đừng hòng làm nghề sứ" cũng là để nói đến cái nghề này, bởi vì bước khoan cần dùng đến mũi khoan kim cương.
(*Từ gốc là 焗瓷 và 焗子, theo như góp ý của một bạn thì nó là "sửa chữa bằng vàng" hay còn gọi là Kintsukuroi. Đây là nghề truyền thống từ xưa, nôm na là khi một người "vá" lại những những đồ sứ mà đã bị vỡ ra, thì họ sẽ dùng vàng để đắp cho, biến một món đồ đã vỡ thành đồ đắt tiền.)
Nhưng cho đến ngày nay, trong cuộc sống hằng ngày không còn ai cần đến cục từ nữa, người biết hàn vàng cũng ngày càng ít đi.
Trong đại tạp viện ở hồ đồng Hoa Mai có một người thợ hàn vàng già.
Người dẫn chương trình và cả ba người họ đứng bên ngoài quay một đoạn trước, vừa quay xong thì Tống Phù Đàn tới. Tác dụng của hắn khác các khách quý khác: Hắn không nhất định phải xuất hiện trên ống kính, thậm chí không lấy được cảnh cũng chẳng thành vấn đề...
Mà lúc ekip chương trình "Yến Kinh tuế thời ký" biết Huyền Quang chủ động muốn làm khách quý đều rất ngỡ ngàng. Đạo diễn cứ suy nghĩ mãi, rốt cuộc chủ đề nào đã lay động hắn, hay là hắn đã xem chương trình của họ và rất tán thưởng?
Dù sao dẫu không biết lí do, nhưng đừng nói là muốn đi theo suốt cả hành trình, kể cả hắn có muốn đích thân viết văn án, chắc chắn ekip chương trình cũng sẽ mừng rơn đồng ý ngay, nếu có thể dẫn cả bố mẹ hắn tới cùng thì càng tốt.
Trần Tinh Dương nhìn thấy Tống Phù Đàn bèn trợn mắt: "... Đến, đến thật hả?!"
Trần Tinh Dương không dám đoán là bởi vì Lan Hà. Trần Tinh Ngữ chưa kể, anh ta vẫn tưởng hôm nay hai người mới gặp mặt lần hai, tưởng là ekip chương trình mời tới. Nói chung thì Trần Tinh Ngữ không kể chuyện này ra.
Còn Tống Phù Đàn thì đưa nước trái cây cho Lan Hà, và cũng chỉ cho Lan Hà mà thôi.
Trần Tinh Dương: "..."
Anh ta ngó xung quanh, song vì đứng dựa xe, có vật che nên trừ anh ta ra, chẳng ai thấy được động tác này.
Đợi Tống Phù Đàn đi rồi, Trần Tinh Dương mới nhỏ giọng hỏi Lan Hà: "Làm sao hai người... thân nhau đến mức đó vậy?"
Anh ta từng đóng phim của bố con nhà Tống Khởi Vân rồi mà chưa từng thấy Huyền Quang đối xử khách sáo với anh ta như thế bao giờ.
Lan Hà nghĩ, đằng nào cũng chẳng thể nói là bọn em hay gặp nhau thường xuyên được, dẫu có nói sau này sẽ hợp tác cũng nghe hơi phô trương. Bởi vậy, anh nói một cách súc tích: "Hơi thân ạ, có nói chuyện qua wechat mấy bận."
Trần Tinh Dương: "......"
... Quái, trước đây anh ta gửi lời mời kết bạn cho Huyền Quang từ nhóm đoàn phim mà đến giờ đã được chấp nhận đâu!
...
Thợ hàn vàng được mọi người gọi là ông Tần, bọn Lan Hà gọi ông là thầy Tần.
Nhà ông Tần đời này qua đời khác đều làm cái nghề này, nhưng kể từ đời ông ta thì không làm nữa. Giờ ông ta đã lớn tuổi, ngoài việc thi thoảng sẽ hàn vàng ra thì toàn là nuôi hoa nuôi cỏ, chơi với chim chóc, treo một cái l*иg nhỏ dưới mái hiên.
Ekip chương trình sớm đã trao đổi để đến đây quay. Trong các cảnh, đương nhiên sẽ bao gồm cả nghệ nhân và học cách hàn vàng với ông ta. Bởi vì căn phòng khá chật hẹp nên chuyển ra ngoài sân.
"Tôi thấy tinh thần thầy Tần không được tốt lắm. Chúng ta vẫn nên nghỉ một lát rồi hẵng quay tiếp." Trần Tinh Ngữ nói.
"Khụ khụ, cảm ơn cháu, cháu gái ạ. Ông chỉ... không được ngủ ngon thôi." Lão Tần xoa cổ, "Không sao đâu, quay tiếp đi, không làm trễ nải chuyện các cháu."
"Có cái gì mà trễ nải hay không đâu ạ." Nhân viên cũng vội nói, trông ông cụ không được ổn cho lắm.
Tống Phù Đàn lắng nghe tiếng hót thi thoảng cất lên từ l*иg chim của ông Tần, phân rõ rồi hỏi: "Con linh tước này của ông biết hót khiếu khẩu nào?"
Ông Tần nghe vậy, mắt sáng lên, bắt đầu hứng chí. Ông ta không xem phim, chỉ nghe người ta giới thiệu đây là một biên kịch thì cũng chẳng có cảm giác gì nhiều, song khi Tống Phù Đàn nhắc tới chim lại khiến ông ta nhiệt tình hơn: "Khụ... Con chim nhà tôi vừa mới xuất sư, biết hót bảy, tám khiếu khẩu!"
Ông ngoại Tống Phù Đàn cũng nuôi sẻ hót, cho nên hắn có biết đôi chút. Linh tước có sở trường là bắt chước tiếng hót. Khẩu tức là nội dung hót, biết mấy loại khiếu khẩu tức là biết cách hót mấy loại tiếng.
Những thứ mà sẻ hót có thể học được sẽ từ đơn giản như tiếng gà con, tiếng chim én đến khó hơn như tiếng chim vàng anh, tiếng mèo, đản khẩu*, đồng thời còn được gọi là học tiếng mèo kêu, học tiếng gà gáy.
(*Đản khẩu: Tiếng gà mái kêu.)
Muốn học những tiếng kêu này, hoặc là liên tục bật audio, hoặc là bái con sẻ hót khác làm thầy, hoặc là đích thân đi lên núi học.
Ông Tần kể chi tiết chim nhà ông biết hót tiếng gì, ngặt nỗi kể xong thì nét mặt ông ta bỗng ủ rũ hẳn đi: "Nhưng con chim này đã không còn giỏi nữa. Không biết sao mà cứ tang khẩu mãi. Ông định bán đi."
Tang khẩu có những cách giải thích khác nhau. Có một số người nuôi chim cho rằng học theo người khác nói những lời tục tằn thì gọi là tang khẩu, cũng có người cho rằng học những lời hót không hay, nghe không thoải mái, ví như vịt kêu, tiếng bình ắc-quy, tiếng hót của sáo mỏ ngà,... đều bị xem là tang khẩu. Một khi học được thì phải tốn công sửa cho đúng.
"Làm gì đến mức đó." Lan Hà nói, "Làm sao nó tang khẩu được?"
Ông Tần chẳng nói chẳng rằng, mở cái l*иg ra, chú chim nhỏ đáng yêu bên trong ngẩng đầu hót, tiếng khàn khàn mơ hồ, mà hình như thứ nó học là tiếng người, nghe kĩ như tiếng vọng văng vẳng: "Đi chết đi... i i..."
Mọi người: "..."
Tiếng này đúng là hơi quá thật.
Chim hót tang khẩu như thế này có bán cũng sẽ chẳng được giá tốt.
Ông Tần băn khoăn: "Điều kì lạ nhất là ông chưa bao giờ cho nó tiếp xúc những thứ đó, không biết con chim này học theo con chim khác từ bao giờ mà còn nghe như tiếng vang nữa!"
Chim chóc khi nói đúng là nghe không có cảm xúc. Sẻ hót học tiếng toàn là học theo nguyên trạng. Nếu học theo audio, audio chất lượng thấp thì nó sẽ học cả tạp âm. Nếu không gian khi học quá lớn, có tiếng vọng thì nó cũng sẽ bắt chước y nguyên. Bởi vậy mà ngày xưa khi người nuôi chim cho chim học tiếng sẽ thả chúng vào cái chum nước, ngày nay bỏ vào thùng carton cũng được, cố gắng giảm bớt tạp âm hết mức có thể.
"Ây chà, thôi, dạo này cũng ngủ không ngon, sửa lại mấy lần cũng chẳng thành, mà bán thì phải mất công mất sức. Ngày nào cũng nằm mơ nhiều, cổ lẫn họng đều khó chịu."
"Vậy ông bán con chim nhỏ này cho tôi đi." Tống Phù Đàn nói. Hắn thấy con chim tước này hãy còn rất thông minh, định bụng mang về cho ông ngoại, nếu ông ngoại rảnh thì sửa lại, có lẽ cố gắng sẽ cứu chữa được.
"Nếu cháu muốn thì cứ mang đi, đằng nào cũng chả bán ra nổi." Ông Tần điềm nhiên nói.
Khi buổi quay kết thúc thì đã là đêm khuya, ekip chương trình còn phải đi đến đài truyền hình, khách quý thì có thể về nhà.
Một số khách quý đi tụt lại phía sau. Trần Tinh Ngữ muốn bảo lão Lâm chở Lan Hà về, Tống Phù Đàn lại đề nghị hắn sẽ chở làm ai ai cũng ngẩn ra, đương nhiên là không ý kiến gì...
Song, xe Tống Phù Đàn đậu xa quá, Lan Hà nhìn bản đồ, "Chúng ta đi ra từ cổng Tây sẽ gần hơn nhiều."
Bọn Trần Tinh Ngữ đi ra bằng cổng Đông, từ cửa viện ra là mỗi bên đi mỗi đường. Lan Hà lên xe rồi bèn thấy ông Tần chạy ra, "Chàng trai ơi, cháu nói coi, sao cháu lại để tiền lại?"
Tuy ông ta nói sẽ không lấy tiền nhưng lúc đi, Tống Phù Đàn vẫn lén lút nhét tiền trên bàn.
Ông Tần chạy theo thẳng ra đây, khăng khăng phải trả lại cho Tống Phù Đàn cho bằng được. Lúc đẩy đưa còn nói: "Chúng ta thẳng thắn với nhau nhé. Như thế này đi, hai ta coi như kết bạn với nhau. Cháu đến, ông sẽ tặng cháu một bát gắn vàng, cháu cầm đi làm bát ăn cho chim cũng được!"
"Được, vậy cảm ơn ông ạ." Tống Phù Đàn cũng đáp.
"Tôi sẽ đứng đây đợi anh." Lan Hà cầm l*иg chim giúp hắn.
Cúi đầu chơi điện thoại một lát, Lan Hà còn đang nghĩ tại sao Tống Phù Đàn vẫn chưa về thì ngẩng đầu lên nhìn. Trong hồ đồng sâu hun hút, không một bóng người.
Trên đường cái cũng không có bất cứ người đi đường nào. Dưới ánh đèn đường nhá nhem tối, con chim trong l*иg nhảy lên nhảy xuống, mào cũng phất phơ theo những cú nhảy, rồi đột nhiên há miệng, thốt ra tang khẩu kia bằng giọng khàn khàn: "Đi chết đi..."
Chất giọng ồm ồm còn dẫn theo tiếng vọng văng vẳng làm Lan Hà lạnh buốt.
...
Tống Phù Đàn cầm bát gắn vàng, một lần nữa đi ra khỏi hồ đồng vừa dài vừa hẹp này.
Trong hồ đồng quanh co, bóng người bị ánh đèn kéo dài ra, nơi góc rẽ cực kì quái lạ. Ban đầu còn có thể nghe tiếng người dân, tiếng ti vi, nhưng khi đèn đường chớp tắt vài bận, những âm thanh này bỗng biến mất, cả thế giới như mờ hẳn đi,
Phía sau có giọng nói khàn khàn cất lên: "Đi chết đi..."
Dẫn theo tiếng vọng từ cõi xa xăm đầy kỳ ảo, gần giống như tiếng hót của chú chim của ông Tần.
Tống Phù Đàn quay người lại bèn nếm trải cảm giác quen thuộc – hồn rời khỏi xác. Hắn lạnh mặt nhìn gã đàn ông cầm dây treo cổ, lưỡi thè ra.
Tống Phù Đàn nhớ tới cảnh ông Tần vẫn hay xoa cổ, nói là gần đây không được ngủ ngon, cổ cũng đau. Xem ra, việc con chim tước của ông Tần học tang khẩu từ đâu ra cũng đã có đáp án. Đó là tiếng quỷ.
Tống Phù Đàn đã gặp kha khá quỷ treo cổ, nhìn chung thì cách xuất hiện của họ chẳng khác gì nhau, vả lại còn yêu tha thiết cái dây treo cổ của mình, luôn muốn dọa người khác bằng cái này, cùng lắm thì thêm cả âm thanh đặc hiệu như ban nãy.
Có lẽ người xưa sẽ cực kì sợ hãi, nhưng Tống Phù Đàn nghe giọng này chỉ thấy tiếng dội quá to.
Quả nhiên, con quỷ treo cổ này bước từng bước lại gần, giơ cái dây treo cổ trong tay lên, "Chết đi... i i..."
Tống Phù Đàn lạnh lùng nhìn cái lưỡi đỏ chót của gã ngày càng gần...
"Làm gì, làm cái gì đấy?!"
Tống Phù Đàn ngoái đầu nhìn bèn thấy Lan Hà đeo khẩu trang bay tới, vẫn chưa mặc đồng phục vào.
Cõi lòng hắn ấm áp, cụ thể là vẫn luôn có thể chứng kiến sự đáng yêu của Tiêu Lai. Tuy biết thừa hắn có tràng hạt hộ thể, nhưng lần nào Tiểu Lai cũng đến cứu hắn, không muốn hắn bị dọa nạt mãi.
Quỷ treo cổ nhác thấy Lan Hà, cười âm u, tay thắt vòng dây treo cổ dài dằng dặc, nói vọng: "Đi... chết... đi..."
Lan Hà vung cổ tay, dùng động tác giống hệt tóm được "xích câu hồn" dài ngoằng của gã, tiến lại: "Chỉ ngươi có chắc?"
Quỷ treo cổ: ".........!!!"
Thứ của ngươi với ta mà giống nhau à!
Lan Hà: "Ngươi định ném ai? Hai ta thi nhau ném đi... Đừng chạy chứ, ngươi không chơi nổi à?!"
Tống Phù Đàn: "..."
... Cái này thì không có gì hay để phân tích, nhưng tóm lại vẫn đáng yêu.