Bác Cổ

Quyển 2 - Chương 29

 Bác quỵ xuống, cả người bắt đầu run lên, khắp người bắt đầu bốc lên khói xanh đen, tiếng rít lên đau đớn. Cổ xà thấy vậy, lo lắng bò lại gần. Bác thấy vậy gào lên:

- Đừng có tới gần, không là bị tao ăn mất đó

Rồi bác ôm mặt rú lên như thú hoang, máu bắt đầu rịn ra dưới da. Những vết thương có dấu hiệu tái phát, những vệt đen đỏ chạy loạn dưới da. Bác thở phì phò, ngồi xuống:

- Mẹ kiếp, nếu không phải bị thương bệnh áp chế, thì không bị di chứng khi thi triển bán thuật rồi

Lần trước thương bệnh vừa phát tác, cơ thể chưa khỏe hẳn, pháp lực cũng hao tổn nhiều. Không thể câm cự lâu dài khi đấu pháp với bọn chúng,, Bất đắc dĩ mới dùng bán thuật đánh lui 3 tên đó. Nhưng cái giá phải trả không nhỏ. Bác cắn răng:

- Đành ngủ đông dưỡng thương thôi, để hắn lo giúp vậy

Rối lấy ra một cây kim dài, mỏng như tơ, từ từ đâm vào người. Bác bắt đầu niệm chú:

- Ta ha ta tha, tê ma ra, va nha các ta ha, dê ri tát,......... Cổ Đà tát rê da

Một cái bóng từ từ dưới chân bác hiện lên, nó rất mờ nhưng đủ nhận thấy,. Bác cười, rồi kết ấn Hồi Luân đặt lên mi tâm. Run lên từng hồi, bác ngã xuống, nằm im bất động. Phải mất 1 giờ sau, mới từ từ mở mắt. Bác ngồi dậy, từ từ nhìn xung quanh, rồi lại nhìn cơ thể. Đôi mắt thâm thúy, chứa vẻ thâm trầm của lượng kiếp, nở nụ cười:

- Không ngờ lại dùng đến ta, thật là hết cách. Ai bảo chúng ta là một chứ

Rồi lắc đầu nhìn cơ thể đầy vết thương, bác dùng tay kết ấn, tự rút ra một luồng sương đen đỏ nhưng khá ít, cơ thể bắt đầu hết những cơn di chứng. Bác chắp tay lại niệm:

- A Di Đà Phật, đệ tử Cổ Đà lại được xuất thế rồi.

Bác đưa tay vuốt con rắn đen, đầu nó cọ vào tay bác. Bác kết ấn, cho nó vào lọ rồi dán tấm phù lê. Ngồi nghỉ lấy lại sức, bác trầm mặt lại suy nghĩ:" Bọn pháp sư này dùng pháp thuật của Trung Hoa. Quan Đế thì không lấy làm lạ, nhưng cô gái tên Dung lại biết và mượn pháp của Thiếu Hạo – một trong ngũ đế, đồng thời được xưng là vua của cầm điểu. Mà tên Khang kia lại càng khiến ta bất ngờ, Chúc Dung – hậu duệ của thần Nông và là Hỏa Chính cai quản lửa. Mà đáng chú ý nhất là con quạ âm dương kia, người luyện nó chắc chắn không tầm thường " Lúc này, trời đã nhá nhem tối, trong rừng lại càng tối nhanh hơn, cảm thấy đã khỏe hơn chút, hơi đói bụng sẵn tay hái ít trái ổi rừng ăn luôn, khi đã no bác đứng dậy theo đường cũ mà đi ra khỏi rừng. Ra khỏi rừng, bác nhanh chóng tháo miếng vải bịt mặt rồi đi về nhà. Bác canh lúc không có ai, vội lẻn vào nhà, tránh cho ai thấy bộ dạng của mình. Rồi chạy giếng, tắm sạch những vết máu, bụi bẩn trong người. Rồi vào phòng, băng lại vết thương, lấy một hộp thuốc bôi lên vết thương, rồi rắc mị trùng lên và băng lại. Bác hơi cau mày vì hộp mị trùng đã vơi đi khá nhiều:

- Khi nào có thời gian luyện thêm nhiều mị trùng nữa mới được

Bà nội nghe trong phòng có tiếng, chạy vào nói:

- Mày về rồi đấy à.Đi đâu cả ngày hôm nay thế. Đã ăn uống gì chưa hả ?

Bác nói:

- Con qua nhà ông Tường, rồi anh Hai Mùa bàn việc. Mẹ đừng lo, con ăn rồi

Bà nội nhìn bác rồi nói:

- Vậy lát nữa dẫn hai đứa cháu tao xem hát Bội. Chúng nó qua nhà bà Hương chơi rồi. Để tao kêu về. Mày đó, đi suốt thôi. Phải dành thời gian và tình cảm cho chúng nó chứ. – Rồi bà nội đi ra khỏi phòng.

Bác chỉ cười không nói, khi bà nội đã đi ra khỏi phòng. Mắt của bác mới ngấn lệ,ôm ngực nơi tim đang đập, cay đắng nói:

- Mình luyện Vu thuật nhưng lại dùng bóng tế lễ cho Vu Tổ. Cảm xúc, tình cảm cuả con người bị Vu Tổ lấy đi mất rồi. Bây giờ thì mình biết vì sao, năm đó lão Vu Tế lại ngăn mình rồi.

Khi hai đứa con về, bác mới dẫn chúng đi ra đầu làng xem hát. Bé Hạnh và Phúc luôn ríu rít kể cho bác nghe bác đủ thứ chuyện ở trường, bác nhìn chúng triều mến. Khi đến khu đất đầu làng thì đã thấy dựng lên một sân khấu bằng tre và ván gỗ, đằng sau là cánh gà nơi người ta vẽ mặt và trang điểm. Bác dẫn hai đứa con lại gần chỗ bán kẹo đậu và bắp thắn đường, mua cho hai đứa 2 bịch lớn. Chúng cầm lấy bịch kẹo rồi ù té chạy đến chỗ bọn nhóc trong xóm. Bác lắc đầu cười. Khi giọng hát cất lên, thì mọi người đã vào ghế mà xem. Trùng hợp bác gặp Bảy Ếch đang dẫn vợ con ra xem hát. Anh ta thấy bác liền nói:

- Anh Hai Cổ gặp anh ở đây may quá. Em có chuyện muốn nói.

Bác chỉ nói 1 câu:

- Chú hãy nói sự thật cho anh biết. Còn không hậu quả đến thì chú tự nhận lấy.

Nghe vậy, Bảy Ếch trầm mặt xuống, cũng không nói gì thêm. Lúc tuồng đang khúc cao trào, thì bác giật mình. Rồi rời ghế ra ngoài, bác nhíu mày nhìn về phía làng bên:

- Yêu khí mạnh thật. Là nó ư.

Rồi bác quay lại ghế ngồi, không thèm quan tâm đến. Khi buổi hát đã kết thúc, mọi người rời đi về nhà. Suốt dọc đường, bác nghe dân làng khen mãi

- Công nhận họ hát hay ghê ông ha

- Còn phải hỏi, đoàn nổi tiếng mà

- Vở San Hậu này coi đã thiệt

- Mà ông đóng cái vai Tạ Ôn Hầu hay thiệt

Khi mọi người đàn bàn tán rôm rả thì nghe có tiếng hét thất thanh vang lên từ làng bên. Mọi người vội chạy xem có chuyện gì, một người dân làng bên hét:

- Trời ơi, nhà ông Thành, ông Dương, ông Quốc đều chết hết rồi. Không một ai sống hết.

Nghe vậy, moi người như đứng hình. Một đêm mà chết đến 3 nhà, mà đều chết sạch. Đến hiện trường thì thấy những thi thể tím lại va khô quát như xác khô. Ai nấy đều bàng hoàng, như không tin vào mắt mình:

- Mới hồi nãy, ông Thành còn qua nhà tôi mượn cái búa nữa mà. Tôi với ông ấy uống nước trà cả buổi có thấy bị bệnh gì đâu – một người hàng xóm nói

Kỳ lạ là người ba nhà đều chết giống nhau, trong nhà cũng không có dấu hiệu xô xác, đánh nhau, tài sản cũng không mất. Trong đám người xem, có Bảy Ếch. Anh ta như chết điếng, mặt mũi cũng tái xanh đi. Vội chạy về làng, hướng đến nhà bác. Vào trong nhà, anh ta vội nói:

- Anh Cổ, mau giúp em với. Có thứ gì chống yêu ma không ? Cho em mượn đi. Bán cho em cũng được

Mặt bác vẫn thờ ơ:

- Anh không thích ai giấu anh. Kể cả chú.

Nghe vậy, anh ta gào lên:

- Vậy anh thấy chết không cứu à ?

Bác đứng phắt dậy:

- Hừ, chú mày nói hay lắm. Chuyện chú làm anh đã ngờ ngợ ra rồi. Anh đã cho chú nhiều lần để nói, nhưng chú vẫn cố chấp.

- Được, nếu nah không giúp thì tôi đành dọn khỏi cái làng này luôn.

Nói rồi, anh ta tức tối bỏ về. Bác lắc đầu nhìn anh ta đi ra khỏi nhà.