[Tam Điểm Chỉ] Luân Hồi Ký

Chương 5: Dắt Ma Về Nhà

Cái chết của Yến, cô bạn thân cùng phòng trọ như khiến cho Trang rơi vào sự khủng hoảng tâm lý chầm trọng. Hay nói theo cách khác, cái buổi sáng ngủ dậy thấy cảnh tượng bạn mình treo cổ lủng lẳng trên cái quạt trần như làm cho Trang bị sang chấn tâm lý, cái suy nghĩ quay trở về miền cao cùng gia đình như tan biến hẳn, giờ thì Trang lo sợ rằng nếu như quay về sẽ mang họa cho cả bố mẹ mình. Không hiểu từ khi nào, mà trong đầu Trang đã mang cái lối suy nghĩ rằng bản thân mình đang mang trên người một sự nguyền rủa mà nếu như ai muốn giúp đỡ cô cũng sẽ phải chịu cái kết cục bị thảm. Trang đã bỏ trốn khỏi phòng trọ đó mà lánh ra mạn ngoại ô thành phố Hà Nội, vụ án tại cái phòng trọ đó như cũng rơi vào bế tắc khi mà đó là phòng trọ chui và cơ quan chức năng không thể nào tìm ra được manh mối hay như thông tin gì về Trang.

Lần đầu tiên mà Trang gặp Thịnh, một công tử nhà giầu là tại ở chính cái quán phở nằm ở ngoại ô Hà Nội. Thịnh vốn là con nhà tư bản, giầu có vô cùng. Để giúp cho bố mẹ mình thoát khỏi cảnh "tù tội" mà cậu đã xung phong nhập ngũ khi đến tuổi và tham gia vào chiến tranh biên giới. Thịnh vốn là lính đặc công khi còn trong quân ngũ, thế nên dù đã có tuổi nhưng cơ thể vẫn chắc chắn và vạm vỡ, anh ta khá giỏi võ nghệ và đồng thời là có tài bắn súng thiện xạ 10/10. Trải qua bao nằm chiến trường gian khổ nhưng có một thứ mà Thịnh không mất đi đó là cái làn da có phần trắng như da con gái, chẳng thế mà bạn bè và người nhà ngày trước vẫn gọi đùa là Thịnh Ái khi còn trẻ. Lần đầu Trang gặp Thịnh thì lúc đó anh ta đã ngoài 40 và cô cũng quá 25 tuổi. Sáng hôm đó Thịnh có việc phải lên biên giới lấy "hàng" về cho gia đình, và đường nhiên cái quán phở mà Trang đang làm việc lại là cái quán quen thuộc mà anh ta thường xuyên lui tới. Sau khi đã gọi phở xong, Trang bê bát ra cho Thịnh cùng với người tài xế, chính từ cái ánh mắt nhìn nhau đầu tiên đó mà cho dù Trang có nhếch nhác kém sang nhưng Thịnh như nghe cái tiếng sét ngang tai. Nhưng không mà chỉ có cái ánh mắt nhìn nhau đó, mà cả khi Trang cất lên cái tiếng hát khi cô đang dọn bàn như hớp hồn Thịnh:

"Phận làm con gái, chưa một lần yêu ai

Nhìn về tương lai, mà thấy như sông rộng đường dài.

Cảnh nhà neo đơn, bầy em chưa lớn trĩu đôi vai gánh nhọc nhằng

Thầy mẹ thương em, nhờ tìm người xe duyên

Lòng cầu mong em đậu bến cho yên một bóng thuyền

Lứa đôi tình duyên còn chưa lưu luyến,

Sợ người ta đến em khóc sau bao lời khuyên"

Nếu như sống trên đời này mà con người ta không tin vào cái được gọi là "tình yêu sét đánh" thì họa có chăng, mối tình giữa Thịnh và Trang chính là một minh chứng sống. Sau khi đã tìm hiểu kĩ về thân thế của Trang qua chủ tiệm phở, không chỉ bị mê hoặc bởi cái tiếng hát, cái ánh mắt lần đầu gặp gỡ đó, mà còn thương cho cái hoàn cảnh bơ vơ của Trang mà Thịnh đã ngỏ lời muốn Trang về làm việc cho gia đình của mình, một công việc nhẹ mà lương lại cao. Và cũng có lẽ rằng, mọi thứ trên đời này đã được thượng đế an bài, mọi thứ đã được xắp đặt vào đúng vị trí của nó. Và có lẽ, không chỉ có Thịnh là người bị tiếng sét ái tình đánh trúng, mà ngay cả Trang cũng vậy, cô đã không hề suy nghĩ đắn đo mà đồng ý đi theo Thinh. Phải chăng Thịnh mang lại cho Trang một cái cảm giác an toàn? Hay là cái giác quan thứ sáu của Trang đang trỗi dậy và nó mách bảo Trang rằng Thịnh có thể cứu giúp cho cô thoát khỏi sự nguyền rủa đã đeo bám cô cả năm nay?

Nói về gia đình của Thịnh thì cũng có nhiều điều uẩn khúc và thương tâm lắm. Căn nhà nằm ở trong khu phố cổ Hà Nội gần chợ Đồng xuân. Nhà chỉ còn lại một mình Thịnh cùng với ông bố đã ngoài 70 tuổi nhưng vẫn còn khỏe và minh mẫn đến lạ thường, tên ông tà là Thìn. Ông Thìn vốn cũng là một quân nhân, nghe đâu ông ta là một trong những người đỡ đầu cho Viện Nghiên Cứu Tiềm Năng Con Người thời bấy giờ, còn ông làm gì, hay giữ chức vụ gì trong quân đội thì tuyết đối không một ai biết kể cả là Thịnh. Thịnh có nhiều lần nghe ngóng được những người quen bố anh kể lại rằng nhà của Thịnh đã phải trải qua một cái nghiệp khá lớn. Bố của Thịnh đã cố hết sức, dùng tất cả hiểu biết cũng như là khả năng của mình để bảo vệ gia đình. Nhưng rồi kết quả là cả một gia đình giờ chỉ còn lại hai bố con anh ta. Còn có rất nhiều chi tiết cũng như lời đồn đại xung quanh bố của anh, thế nhưng bản thân ông Thìn chưa bao giờ nhận mình là một pháp sư hay là đạo sĩ, mặc dù những việc mà ông giấu Thịnh thì lại hoàn toàn trái ngược lại.

Điều khiến Thịnh với bố mình cái nhau khá nhiều đó là việc nhà cậu mở tiệm hút thuốc phiện cho dân quanh vùng. Cũng là quân nhân, là người của nhà nước, Thịnh biết rõ rằng cái việc sử dụng thuốc phiện là hàng quốc cấm, thế nhưng có lẽ bố cậu đủ lớn để có thể duy trì cái công việc đó mà không bị chính quyền sờ tới. Thêm điều nữa là ông Thìn luôn nói với con mình rằng cái thứ thuốc phiện mà ông cung cấp nó không như những nơi khác, và thêm vào đó nữa, thứ thuốc phiện này là để phục vụ công việc của ông, cũng như là công việc nghiên cứu của nhà nước. Thịnh càng nghe bố mình giải thích thì cậu càng cảm thấy vô lý và bất bình, nhưng mà rồi can ngăn mãi thì cậu cũng đành phải sống chung với nó và đợi tới khi bố cậu không còn có thể tiếp quản được cái tiệm hút thuốc phiện này nữa thì cậu cũng sẽ dẹp mấy cái gian nhà ở con phố cổ này đi mà làm phòng trọ cho thuê, kiếm một cái công việc khác mà cậu cho là lương thiện hơn.

Vậy nếu nói rằng cái nhà của ông Thìn mà mở tiệm hút thuốc phiện thì Thịnh đưa Trang về đây để làm gì? Không lẽ là châm đóm? Không, công việc là làm ả đào để hát mà hầu thuốc cho người tới chơi. Cái hôm đầu tiên mà Thịnh đưa Trang về và ra mắt bố mình để ông kiểm duyệt việc Trang làm ả đào cho nhà mình, thì sự lạ đã xảy ra. Ông Thìn đã ngồi sẵn ở dưới phòng khách, ngay trước bàn thở tổ. Gọi là bàn thờ tổ thế nhưng cách bài trí lại rất là lạ, trên bàn thờ là 3 cái bát hương to ngang nhau. Bát hương ở giữa được đặt trên một cái kệ tầm nửa gang tay, bát được mạ vàng sáng trói lòa. ở dưới đế xung quanh là đủ 9 chén nước mầu đỏ chót xếp thành hình cung ôm lấy bát hương này. 2 bên đầu kia của bàn thờ thì mỗi đầu là 1 bát hương không để lên kệ, một bên là mầu xanh lá hơi nhạt và một bên là mầu trắng tinh. Bên phía bát hương mầu xanh lá nhạt kia là bầy hoa quả, còn bên bát hương mầu trắng kia được lót tiền vàng và hình nhân cùng với 3 bát cơm để lần lượt tro, gạo và muối, tuyệt đối không bầy thêm hương hoa hay nải quả gì ở phía đó. Nếu mọi người nói với Thịnh rằng bố của anh là một người sống rất tâm linh và là một pháp sư có tiếng, thế nhưng nhìn cái cách thờ cúng của ông Thìn thì Thịnh không tin. Vì trên bàn thờ tổ kia là 3 bát hương với kiểu bái trí quái gở, thêm vào đó là không có vị bài hay như là ảnh của ông bà? Thử hỏi là bàn thờ tổ để thờ ai? Việc thắp hương hàng ngày cũng lạ hơn nữa, ngày ngày ông Thìn chỉ thắp hương ở cái bát hương mầu xanh lá nhạt kia. Đến tháng cô hồn thì thắp bát hương mấu trắng và cái bát hương mạ vàng chính giữa chỉ thắp lúc năm hết tết đến. Bên cạnh đó, nếu như mà ông Thìn thực sự là một thầy pháp, một đạo sĩ cao tay thì có lẽ, mẹ và em của Thịnh, thậm chí là ông bà nội đã không phải chịu cái kết cục thảm khốc như vậy được.

Thịnh đưa Trang vào phòng khách, cậu nói:

- Bố, nhân viên mới của nhà mình đây ạ.

Trang lặng lẽ tiến tới cúi người nói:

- Cháu chào bác, cháu tên là Trang ạ.

Ông Thìn ngồi ở bàn nước không nói gì chỉ nhìn Trang chằm chằm. Thịnh thấy thái độ của bố mình đối với Trang như vậy thì trong lòng đã cảm thấy không vừa ý. Thình bảo Trang ngồi xuống bàn nước đối diện ông Thìn, cậu ngồi cạnh cô và bắt đầu rót ra mấy tách trà, vừa rót trà thịnh vừa nói:

- Trang rất có năng khiếu hát, và đồng thời cô ý là người hiền lành thật thà chất phác, đang cần kiếm một công việc ổn định. Nên con ngỏ ý muốn cô ý làm việc cho nhà mình. Tẹo bố nghe cô ý hát bố sẽ thấy.

Sau khi rót nước xong, Thịnh bảo Trang:

- Trang hát thử một bài cho bố anh nghe đi.

Trang cũng như cảm nhận được cái sự lạnh lùng toát ra từ cái gương mặt và thái độ của ông Thìn nên cô cũng chỉ dám im lặng mà ngồi đó cúi mặt như né tránh cái ánh mắt của ông ta vậy. Thịnh phải thuyết phục mãi, cuối cùng Trang mới cất tiếng hát:

"Nhớ anh nhiều nhưng chẳng nói

Nói ra nhiều cũng vậy thôi

Ôi đớn đau đã nhiều rồi

Một lời thêm càng buồn thêm

Còn hứa gì?

Biết bao lần anh đã hứa

Hứa cho nhiều rồi lại quên

Em biết tin ai bây giờ

Ngày còn đây người còn đây

Cuộc sống nào chờ..."

Vẫn như cái lần đầu tiên nghe Trang hát, khi mà giọng cô vừa cất lên là Thịnh lại như người bị hớp hồn mà chìm đắm vào cái giai điệu mê hoặc. Ông Thìn thì lại khác, con mắt của ông như mở to hơn khi nghe giọng Trang, thay vị việc bị hớp hồn bởi cái giai điệu, bởi cái giọng hát đầy du dương đó thì ông Thìn lại nổi da gà khắp toàn thân, cái cảm giác rờn rợn như ngày một rõ dần hơn nữa. Trang vẫn đang hát bình thường thì đột nhiên đầu cô đau như búa bổ, cơn đau ngày một dữ dội như thể có ai đó cầm thanh hay cây gì mà đập vào đầu mình lia lịa. Không còn chịu được nữa, Trang ngưng hắt và bắt đầu cúi mặt ôm đầu. Thịnh vô cùng ngạc nhiên vội hỏi:

- Trang, em bị làm sao vậy?

Trang vẫn không nói gì, chỉ khẽ rêи ɾỉ trong đau đớn. Lúc này Thịnh mới quay qua nhìn bố mình, ông Thìn ngồi đó mặt không cảm xúc, ông ta lắc đầu vẻ mặt thất vọng. Thịnh vẫn nhìn bố mình với ánh mắt đầy ngờ vực, cứ như thể ông Thìn đã làm gì Trang vậy. Ông Thìn thở hắt ra một hơi, thế rồi ông nói:

- Cô lên kia thắp hương đi, thắp ở cái bát hương mầu trắng ý. Nhớ, là chỉ thắp đúng cái bát hương mầu trắng thôi đó.

Trang nghe ông Thìn nói vậy thì vô cùng sợ hãi, nhưng họa chăng cái cơn đau đầu đó như khiến cho đầu cô muốn nổ tung ra. Trang run rẩy bướ vội tới thắp một nén hương lên cái bát hương đó khấn vái hì hụi. Thịnh vẫn ngồi đó hết nhìn Trang rồi lại nhìn bố mình nghiên răng, lạ thay, hương vừa thắp lên thì ngay lập tức cơn đau đầu của Trang như tan biến. Xong xuôi đâu đó, ông Thìn bảo Trang có thể ra về để ông và Thịnh bàn chuyện công việc. Thịnh đưa Trang tới một nhà nghỉ gần đó để cho cô ở tạm, rồi cậu quay lại ngồi nói chuyện với bố mình.

Khi Thịnh quay về để nói chuyện thì bố cậu vẫn giữ cái vẻ mặt lạnh tanh với ánh mắt gườm gườm. Thịnh ngồi phịch xuống ghế nói:

- Tại sao bố lại có thể có cái thái độ như vậy với Trang được cơ chứ? Cô ấy đã làm gì bố đâu mà bố phải thái độ như vậy? Thậm chí là còn làm phép bỏ bùa để khiến cô ta đau đầu nữa chứ...

Còn chưa nói dứt câu thì bất ngờ ông Thìn đập tay xuống bàn cái "rầm", nước từ trong tách trà trào ra ngoài. Ông Thìn nghiến răng nhìn Thịnh nói giọng như rít lên trong giận dữ:

- Mày nghĩ tao phải làm cái trò đó sao?

Thịnh nghĩ lại thì thấy mình có hơi quá lời cậu quay mặt đi nói:

- Bố bảo là bố luôn cần những cô gái có giọng hát hay để phục vụ khách tới hút thuốc, và phải là những người có giọng rất đặc biệt để phục vụ cho công việc "nghiên cứu" của bố. Trang có giọng hát tuyệt vời, cô ý lại hiền lành tốt bụng ... còn không hiểu nổi cách hành xử của bố lúc nãy...

Thịnh chưa nói dứt câu thì ông Thìn cắt ngang:

- Nó đau đầu là vì nó bị tổ tiên, thổ địa nhà này quở trách!

Thịnh quay ra nhìn thẳng vào mặt bố mình, hai mắt cậu mở to không chớp. Ông Thìn lúc này mới hạ giọng giải thích:

- Tao không phủ nhận việc nó hát rất hay, rất có năng khiếu. nhưng mà nghe giọng hát của nó tao có cảm giác rờn rợn như thể cái người đang hát không phải là nó, mà là một thứ gì đó bên trong nó. Một thứ không thuộc về thế giới này.

Thịnh nghe bố mình càng nói thì càng lắc đầu thất vọng như thể cậu đã chán cái kiểu ma quỷ tâm linh của bố mình lắm rồi. Ông Thìn có vẻ như đã quá quen với phản ứng của Thịnh nên ông cũng chẳng thèm bận tâm mà nói tiếp:

- Nếu tao bảo mày có tình cảm với nó, và mày muốn cưới nó thì có đúng là như vậy không?

Nghe câu nói này xong Thịnh như đứng hình, "làm sao mới gặp mà bố mình lại có thể biết rõ như vậy? phải chăng vì đây là lần đầu mình đưa một người khác giới về nhà?", Thịnh nghĩ thầm trong đầu trong im lặng, dù vẫn bán tín bán nghi, thế nhưng trong suốt cuộc đời của cậu cho tới giờ phút này, đây là cái lần đầu tiên mà Thịnh có cái suy nghĩ khác về bố mình. Ông Thìn cũng chẳng vặn vẹo gì Thịnh thêm, ông đứng dậy và thắp nhang ở bát hương mầu xanh nhạt. Ông nói:

- Cái gì đến rồi nó cũng sẽ phải đến, dù có né trách hay tìm cách lẩn trốn thì cuối cùng, nó cúng sẽ đứng đối diện với mình mà thôi.

Ông Thìn chắp tay lại sau lưng quay người nhìn Thịnh nói:

- Tao là trụ cột của cái nhà này, và tao đã cố hết sức để đối mặt với những thứ "đã, đang, và sẽ" xảy ra với cái gia đình này. Có nói gì đi chăng nữa, thì sẽ có lúc tao phải chết đi, và tao hy vọng rằng những thứ mà tao đang đối mặt bất lâu nay sẽ theo tao qua bên kia cái thế giới, để mày có được mọt cuộc sống bình thường.

Nói rồi ông Thìn chỉ tay thẳng vào mặt Thịnh nói:

- Bây giờ tao đồng ý cho nó làm ả đào để hầu thuốc phiện cho khách. Nhưng mày và nó phải tuyệt đối nghe lời tao về mặt "phương pháp" nghe rõ chưa?

Thịnh có vẻ không hiểu hỏi:

- Phương pháp gì ạ?

Ông Thìn nói:

- Bây giờ mày ra phòng trọ bảo nó là tao đồng ý nhận nó, hãy hỏi nó xem có đúng nó có người âm theo không? Nếu nó không trả lời cứ nói rằng trong thời gian nó làm việc ở đây, tao sẽ giúp nó đánh đuổi cái thứ đang đeo bám nó.

Thịnh nghe thấy bố mình bảo đồng ý cho Trang làm việc thì mừng rỡ lắm mà "vâng dạ", còn cái vấn đề ở vế sau thì cậu nghe tai này ra tai kia ngay.

Tối hôm đó ông Thìn ngồi tại bàn làm việc trong phòng riêng để viết một lá thư:

" Gửi chú Trà,

Nếu như chú đọc được những dòng chữ này của anh thì anh đã đi trước chú một bước qua bên kia của sự sống rồi. Anh hy vọng là chú và gia đình vẫn khỏe mạnh, tiếc là công việc nhiều nên hai anh em ta không có thời gian gặp nhau, anh lại nhớ cái thời ở bên Campuchia quá. Nói gì thì nói đi chăng nữa, anh nghĩ rằng anh đã lần ra được manh mối trong hồ sơ "Khomer đỏ" rồi... không... đúng ra là nó đã tìm tới anh. Anh cam đoán với chú, cái thứ mà anh đang đối đầu chính là một trong những biến hóa của "Âm Dược Kinh", và rất có thể còn liên quan cả tới "Vạn Binh Kinh" của Pol Pot..."