Cô Ấy Là Vợ Anh

Chương 13

Bà Kim nhảy ngược lên: chị Hạ, chị nhỡ tay hay cố ý? Tết tư đến nơi, chị Hại chết người ta rồi.

Hạ: con không cố ý! Con chỉ muốn giúp chị ấy khiêng nồi nước nhưng không hiểu sao cái lót nồi nó trượt khỏi tay con.

Chị Diệp, em gọi xe đưa chị vào viện.- Hạ nói với Diệp.

Diệp nhăn nhó, xuýt xoa: cha ơi, nóng quá! Mọi người đừng trách cô Hạ, chỉ là lỡ tay thôi mà.

Ông Pha nhìn vết phỏng ở chân Diệp liền hô lên: tất cả tránh xa ra tôi xem nào. Con Hạ chuẩn bị cho con Diệp bộ quần áo khác.

Ông sai Việt: anh và tôi đỡ con Diệp ra ngoài.

Nói rồi ông xăm xăm bước tới xốc một bên nách Diệp đứng lên. Việt vội chạy tới đỡ Diệp: bố làm gì vậy ạ? Hạ gọi xe đưa Diệp đi cấp cứu rồi.

- Sơ cứu chứ còn làm gì? Bỏng là phải làm lạnh nhanh thì mới không để lại sẹo.

Ông dìu Diệp ra cầu ao: con mau ngâm người xuống nước lạnh đi, nếu không sẽ để lại sẹo đấy.

Diệp đang hoang mang cực độ vì trời rét căm căm: con không sao bác ơi, lát con đi viện bác sỹ sẽ xử lý.

Ông Pha quát: đến viện thì cũng ngâm nước lạnh chứ làm gì? Mau xuống đi không bác giúp con xuống đấy.

Diệp tái cả mặt. Bà Kim hốt hoảng: ông này làm vậy chết cóng con bé đấy.

Ông Pha quát: bà thì biết cái gì? Mau tránh ra cho tôi giúp con bé sơ cứu đi. Vết bỏng nước sôi thì phải ngâm nước lạnh 30 phút mới được lên bờ. Nó mà để lại sẹo thì còn gì là phụ nữ nữa.

Bà Kim thấy ông Pha trước giờ luôn nói đúng làm đúng nên khuyên Diệp: ông Pha nhà bác làm y sỹ, ông ấy giỏi lắm! Con mau nghe lời đi.

Hạ chạy ra cầm cái ô che cho mọi người: bố ơi, cho chị Diệp dùng nước máy phun trực tiếp lên vết bỏng thì tốt hơn ạ!

Ông Pha lừ mắt: đó là bỏng nhẹ, đằng này đổ cả nồi nước sôi có mà lột da con ạ! Con Diệp bước xuống đi. Anh Việt đỡ con bé xuống.

Diệp đành ngoan ngoãn lội xuống cầu ao ngâm nước lạnh từ ngang hông. Cảm giác lạnh buốt xé ra xé thịt. Diệp nghiến răng cầm cập. May mắn xe taxi tới sớm nên Diệp được lên bờ thay bộ quần áo khác của Hạ để đến viện. Bác sỹ sau một hồi kiểm tra nói vết bỏng của Diệp không nghiêm trọng, chỉ gây rát ngoài da, không cần thoa thuốc nên mọi người kéo nhau về.

Ông Pha đắc ý: đấy, mọi người thấy cách của tôi hiệu quả chưa? May mà ngâm nước lạnh kịp thời nên con Diệp không bị phỏng nặng chứ nước sôi dội vào người có mà lột hết da.

Bà Kim gật gù: công nhận ông giỏi thật đấy. Nhưng sao lần trước con bé Hiền nó bị đổ gáo nước sôi ông không cho con bé ngâm nước lạnh mà chỉ xả nước ở vòi rồi xịt cái chai bỏng thôi? Làm hại con bé phỏng rộp cả tay, giờ còn cái sẹo.

Ông Pha chẹp miệng: mỗi loại bỏng khác nhau lại có cách xử lí khác nhau. Ai mà cũng xử lí được thì bác sỹ người ta thất nghiệp hết với nhau à?

Bà Kim trách Hạ: may mà con Diệp nó không sao chứ không tội chị to lắm đấy.

Việt đỡ lời: vâng mẹ ạ! Diệp không sao là tốt lắm rồi. Hạ nhà con cũng không cố ý. Tại Hạ thấy Diệp đi giầy cao gót lại bê cả nồi nước mới muốn giúp đỡ nhưng không ngờ trượt tay.

Bà Kim lườm Việt: anh còn bênh nó sao? Nếu là lỡ tay thì sao cái nồi nước chỉ đổ vào người con Diệp? Rõ là nó chuẩn bị sẵn kế hoạch nên mới tránh được.

Ông Pha: bà này hay nhỉ? Con Hạ nó ở nhà mình bao nhiêu năm mà bà còn không hiểu tính con hay sao? Đúng là uổng thời gian và tâm sức mà.

- Ông nói con Hạ vô tôi, vậy không lẽ con Diệp lại tự dội nước sôi lên người để bị thương à? Nó có bị điên đâu.

Ông Pha hơi nhếch mép: bà nói chứ tôi không nói đâu đấy. Thời gian mới đo được lòng người. Bà già nhưng mắt bà còn non lắm. Nhưng không sao, dù gì tôi vẫn cứ thích bà, mặc thiên hạ ngả nghiêng ra sao.

Bà Kim tính nói thêm mấy câu nhưng nghe ông Pha nói vậy lại thôi không nói tiếp.

Hạ phải ở nhà trông nồi bánh chưng đang luộc nên chỉ ông bà Kim và Việt đưa Diệp đi viện. Lòng Hạ nóng như lửa đốt. Hạ cứ thắc mắc mãi lí do tại sao nồi nước lại đổ ụp xuống bất ngờ như thế. Tuy Hạ không có thiện cảm lắm về Diệp và biết cô ta cũng mưu mô nhưng chưa khi nào nghĩ cô ta lại tự hại mình bằng cách dội nước sôi làm chính mình bị thương.

Ở nhà một mình chờ tin mà lòng hạ ngổn ngang. Hạ lo lỡ như Diệp bị nặng thì chắc chắn mọi người sẽ đổ lỗi do chị. Vừa thấy xe taxi về đến đầu ngõ Hạ chạy vội ra hỏi thăm:bố mẹ ơi, tình hình chị Diệp sao rồi ạ?

Việt đáp: mình yên tâm,Diệp không sao, không cần nằm viện nên cả nhà đưa cô ấy về rồi.

Hạ thở phào nhẹ nhõm: vậy may quá! Em ở nhà cứ lo chị ấy bị bỏng.

Bà Kim bĩu môi: lòng dạ đàn bà độc hơn rắn rết. Chị lo hay chị mừng vì dội được cả nồi nước sôi lên chân con Diệp.

Ông Pha chẹp miệng: bà độc mồm độc miệng vừa phải thôi. Con mình không tin lại đi tin người dưng. Người ta vẫn có câu 10 năm đầu nhìn mẹ chồng, 10 năm sau nhìn con dâu đấy. Bà xem lại mình đi kẻo sau này lại than thân trách phận thì không ai giúp được bà đâu.

Bà Kim giận lắm nhưng đành hoà hoãn: được rồi, ai chả biết bố con ông là một phe. Chỉ mình tôi cãi không lại mấy người.

Bà ngúng nguẩy đi vào nhà thay quần áo khác cho khỏi lạnh. Ông Pha bảo Hạ: con yên tâm. Con không có lỗi. Đàn bà đúng là lòng dạ ác hơn rắn độc nhưng câu đó chắc chắn không dùng cho con. Bố tin con không làm gì có lỗi hết. Và quan trọng là Diệp hoàn toàn không sao cả. Con không cần áy náy hay cảm thấy có lỗi đâu.

Việt thấy Hạ mặc mỏng manh vội nhắc: mình mau vào bếp ngồi cho ấm đi, khuya rồi lại mưa phùn lạnh lắm. Mình cẩn thận không cảm cúm ra lại mất tết.

Diệp tuy không bị bỏng nhưng trời đông 14•C phải ngâm dưới nước lạnh cũng đủ cô ta lạnh buốt tim gan. Mấy ngày sau cô ta còn không ra được khỏi nhà vì bị cảm lạnh. Nhà Hạ cũng không cần tiếp vị khách vô tư ấy đến tận mồng 2 tết.

Hôm ấy hai vợ chồng Hạ về nhà ngoại chúc tết chỉ còn ông bà Kim ở nhà thì Diệp ghé chơi. Bà Kim vừa thấy Diệp tới đã đon đả: ôi, năm mới bác chúc con sức khoẻ dồi dào, làm ăn phát đạt, vạn sự như ý!

Diệp cũng mau miệng chúc lại. Cô nhanh tay rút hai cái lì xì đỏ ra mừng tuổi hai ông bà. Bà Kim vui vẻ nhận lấy còn ông Pha thì gửi lại Diệp, ông nói: bác cám ơn con. Con đến nhà chơi là quý hoá lắm rồi. Bác sợ già nên bác không dám nhận tiền mừng tuổi của ai, kể cả thằng Việt nhà bác ấy.

Diệp biết tính ông Pha nên không đưa đẩy nhiều mà cất vào túi. Diệp hỏi: vợ chồng cô Hạ đi chúc tết rồi hả bác?

Bà Kim: uh! Hôm nay hai vợ chồng nó về bên ngoại chúc tết con ạ! Thế con cảm cúm ra làm sao, bác nghe vợ chồng nó nói chuyện mà nóng hết cả ruột gan.

- Dạ con cảm lạnh thôi bác ạ! Anh Việt cũng mua cho con ít đồ bồi bổ nên con khoẻ lại rồi ạ! Đáng lẽ con tính sang chúc tết hôm qua nhưng nhà con có khách nên con không sang được.

- con cứ khách sáo chứ chúng ta chỗ thân thiết không câu lệ con ạ! Thế con ở lại ăn bữa cơm với hai bác cho vui nhé!

Bà Kim nhiệt tình mời, Diệp vui vẻ ở lại. Bữa cơm Diệp vừa ăn vừa vui vẻ: anh bạn con ở Hà Nội mai cũng xuống nhà con chơi. Anh ấy rất giỏi về sản khoa. Mai con làm cơm mời hai bác cùng vợ chồng anh Việt sang nhà ăn bữa cơm với gia đình con, tiện thể nói chuyện hỏi han về vấn đề của anh Việt nha bác.

Bà Kim nghe thấy Diệp nói vậy vui vẻ đáp: thật thế hả con? Thế thì quý hoá quá! Vậy mai bác phải bảo vợ chồng thằng Việt bớt chút thời gian trò chuyện cùng bác sỹ bạn của con mới được. Hồi trước tết vợ chồng nó lên Hà Nội làm mà thất bại làm bác cứ lo lo ấy.

Ông Pha: cái bà này tính kì thật. Chuyện con cái thì phải từ từ. Sinh con chứ có phải là mua thịt đâu mà cứ có tiền lúc nào là mua được lúc ấy? Mà hơn nữa mọi chuyện cứ gác lại hết đi. Đợi qua tết rồi các con sẽ tính. Bà đừng áp lực các con quá kẻo tụi nhỏ nó sợ bà đấy.

- Ơ hay, tôi làm gì mà tụi nó sợ tôi? Tôi có ăn thịt chúng nó đâu cơ chứ. Tôi chỉ muốn nhanh có cháu bế thôi. Ông thì chả hóng suốt còn gì nữa?

- Hóng là một chuyện, nhưng bà áp lực các con lại là chuyện khác. Tốt nhất là chuyện của các con chúng ta chỉ nên đứng cạnh động viên là đủ rồi.

- Tôi chả muốn nói với ông nữa, nhưng mai ông không đi thì tôi đi. Tôi muốn gặp bác sỹ bạn con Diệp một lần nghe anh ấy nói chuyện.

- Bà dám bỏ tôi đi kiếm trai trẻ hả? Mai mà đi thì bà đừng về nhà nữa.

- Ông bị làm sao đấy? Tôi đi hỏi chuyện của các con chứ tôi làm gì mà ông không cho tôi về?

Ông Pha giận: mai là mồng 3 tết, nhà mình làm hoá vàng. Bà tính bỏ chồng, bỏ nhà, bỏ các cụ để đi tìm giai thì bà cứ đi đi. Tôi từ bà luôn cho bà biết mặt.

Diệp nghe ông Pha nói vậy thấy hoang mang: ấy chết, con xin lỗi hai bác ạ! Là con chưa suy nghĩ thấu đáo. Vậy để khi khác con mời anh ấy về nói chuyện cho mọi người cũng được. Ngày tư ngày tết mình vui vẻ cho cả năm suôn sẻ ạ!

Ông Pha cười: con Diệp hiểu chuyện lắm. Bác cám ơn con nhé!

Vừa hay nhà ông Pha có vợ chồng chị Hiên tới chúc tết. Diệp thấy chị Hiên thì mặt có vẻ không vui cho lắm. Cũng bởi mới chiều ba mươi hai người vừa có cuộc đυ.ng độ cãi nhau nảy lửa xong.

Chả là Diệp đi chợ mua hoa về trưng tết. Cô loanh quanh thế nào lại đυ.ng trúng ngay thằng Cường. Thằng Cường bị bất ngờ nên bị ngã làm cả bó hoa ly của Diệp bị dập nát, lọ hoa mới mua cũng bị vỡ tan tành. Diệp đanh đá quát: thằng chết tiệt này, mày con cái nhà nào mà ra đường không có mắt à? Hay mắt mày để làm cảnh mà không thấy đường?

Thằng Cường vội vã xin: cháu xin lỗi cô! Cháu không cố ý đâu ạ! Cháu mong cô bỏ qua cho cháu

- Bỏ qua cái gì mà bỏ qua! Mày nhìn xem hỏng hết cả hoa của tao rồi đây này! Mày biết tao tốn bao nhiêu tiền mua đống hoa này hay không?

Diệp nhặt mảnh vỡ chiếc bình lên đay nghiến: thằng chết bầm này, ai cho mày làm vỡ cái bình quý của tao? Mày mau đền cho tao ngay. Không đền được tao cào mặt mày ra. Gọi mẹ mày ra đây cho tao.

Thằng bé sợ hãi: cháu xin lỗi cô. Mẹ cháu vào chợ rồi. Cô chờ mẹ cháu ra thì mẹ cháu mua cái bình khác đền cô.

Diệp hằn học: mẹ mày mua nổi bình đền cho tao không? Mày biết cái bình này là bình gì không mà bảo mua đền? Mày biết cái bình này tao phải tốn bao nhiêu tiền để mua không? Bình cổ, là bình cổ đấy.

Thằng Cường đáp: nhưng có phải lỗi hoàn toàn do cháu đâu. Là cô cũng đi nhanh quệt bó hoa vào người cháu trước mà.

Diệp tức tối: á, à...thằng này láo. Thế mày không đi xuống lòng đường thì tao quệt được vào người mày à mà mày già mồm? Rốt cuộc mày có gọi mẹ mày ra đền cho tao hay không?

Mấy người đi chợ thấy vậy cũng xúm vào chỉ trỏ:

-nó trẻ con biết cái gì, hơn nữa cô cũng đi nhanh mới quẹt vào nó mà

- cô này người lớn mà nói khó nghe thế. Dù sao nó cũng nói chờ mẹ nó ra sẽ mua đền cô còn gì?

Diệp tức giận: các bà biết cái gì? Cái bình này là đồ cổ. Bà có bán hết mấy thùng hoa nhà bà cũng không đủ tiền mua nửa cái bình này đâu

Diệp chỉ tay vào Cường: mau, thằng chó kia. Mày mau gọi mẹ mày ra đây. Nếu không tao cào mặt mày ra cho mày biết.

Thằng Cường đáp: cô mua được thì mẹ cháu cũng mua được. Cháu làm gì cô mà cô đòi cào mặt cháu? Cô dám động vào cháu thì mẹ cháu không tha cho cô đâu.

Diệp điên tiết lấy tay xếch tai thằng Cường: thằng chó này, mày mới nứt mắt ra mà đã học thói côn đồ doạ nạt hả? Mẹ mày không dạy được mày thì để tao dạy. Đúng là đồ hư đốn.

Mấy bà bán hàng thấy vậy vội lao vào kéo thằng Cường ra và trách Diệp: cô này người lớn mà ăn nói thua cả một đứa trẻ con. Đã vậy cô lại còn hành xử như kẻ thất học. Nhìn cô xinh đẹp ăn mặc sành điệu thế kia mà bỗ bã chả khác mấy bà hàng tôm hàng cá. Đúng là lòng dạ ác độc.

Thằng Cường giãy dụa: thả cháu ra, cô mau thả cháu ra. Mẹ ơi! Người ta đánh con. Mẹ ơi!

Thằng Cường giãy lên rồi nhằm đúng tay Diệp mà cắn thật mạnh. Diệp đau quá phải buông thằng bé ra: thằng chó này, mày dám cắn tao sao? Tao bẻ hết răng mày cho mày biết thế nào là lễ độ

- Cô dám động vào một cộng lông của con tôi thì tôi bẻ gãy hết tay chân cô đấy. - Giọng nói như quát vang lên ngay phía sau lưng Diệp

Thằng Cường vội chạy về phía mẹ nó: mẹ, cái cô này đánh con.

Chị Hiên nhìn tai thằng bé bị nhéo đỏ lựng, máu nóng bốc lên, chị quát: con hồ ly tinh này, mày chán sống hay sao mà dám động vào con tao?