Hai Thế Giới Chung Một Con Đường

Quyển 3 - Chương 6: Quay đầu là bờ

Cô giúp việc được cắt cử đi trông coi hai mẹ con My, riêng chỉ có mình bố My là phải ở nhà vì công việc còn bề bộn. Tuy vợ và con mình đang lâm vào tình thế nguy kịch, nhưng bố My vẫn chưa hết hi vọng, ông ta vẫn cầm cặp ngà voi về bầy lên cái bàn nước ở phòng khách. Quả nhiên từ ngày có cặp ngà voi về, căn nhà này chở nên yên bình hẳn, không còn những tiếng bước chân, những cái bóng lấp ló, và hơn thế nữa là không còn những tiếng gọi tên phảng phất trong cái màn đêm đen nữa. Cặp ngà voi này ban ngày thì bóng loáng rất đẹp hiện lên những đường khắc long, lân, quy, phụng. Vào buổi đêm, cặp ngà voi tỏa ra một thứ ánh sáng dịu mát, thêm vào đó những đường nét chạm khắc chuyển thành mầu đỏ rực như lửa làm cho hình ảnh bốn con thoại thú trở nên rất sống động.

Đợt này thành phố đang được quy hoạch lại với nhiều dự án xây nhà cao tầng và mở rộng thêm đường. Giấy tờ còn ngổn ngang, đêm nay bố My phải ngồi coi lại cái đống dự án lên tới cả nghìn trang. Cái đêm này ông làm việc rất an tâm, an tâm là vì ông không còn nỗi lo sợ sẽ có người gọi tên, hay như lo sợ sẽ có người đẩy ông ngã xuống cầu thang. Đang chăm chú nghiên cứu dự án, chợt bố My nghe tiếng roi quất ở đâu vang vọng. Ông rùng mình buông rơi tập dự án, bố My lại ngồi im lặng lắng nghe. Tiếng roi quất lại vang lên, lần này còn kèm theo tiếng khóc lóc, van xin, thậm chí là cả gào thét của nhiều người. Bố My lặng lẽ, rời bàn làm việc, ông ta tiến lại phía cầu thang và từ từ đi xuống dưới nhà. Gần xuống đến nơi, bố My dừng chân, ông ta ngó xuống thì vô cùng kinh hãi, khi mà dưới phòng khách là cảnh tượng hai người mặc áo trắng đang cầm roi dâu da quất lia lịa vào những vong hồn khác đang bỏ chạy toán loạn. Bố My nhìn về phía bàn nước thì thấy một người mặc áo quan trắng đang ngồi, trên tay cầm một cây bút lông và một quyển sách dày cộp, người này ngồi đó chỉ tay ra hiệu cho hai người cầm roi còn lại. Cảnh tượng đó diễn ra được tầm hơn hai phút thì những vong hồn và ba người kia tan biến. Bố My vẫn chưa hết ngỡ ngàng, ông từ từ đi xuống bất đèn lên và nhìn quanh, không có một ai, cảnh vật lại lặng yên như cũ. Bố My tắt đèn đi lên, trong lòng mừng thầm, ông ta mừng vì ông ta nghĩ rằng cảnh tượng vừa rồi cho thấy các vong ám nhà ông đã bị âm binh dưới âm phủ đuổi đi.

Tuần này bố My xin phép nghỉ để vào viện ở bên cạnh trông nom cho hai mẹ con. Cái đêm đó, bố My đang ngồi đọc sách, chợt ông ta cảm thấy có một luồng khí lạnh chạy dọc sống lưng mình. Rồi chợt cái máy đo nhịp tim của mẹ My kêu lên một tiếng bíp dài đằng đẵng, bố My vứt quyển sách chồm lên coi thì thấy mẹ My đã tắt thở từ lúc nào rồi. Còn chưa hết bàng hoàng, tiếng máy đo nhịp tim của My lại kêu lên tiếng bíp dài đăng đẳng. Hai tiếng kêu inh tai lan chuyền đi vào không gian im ắng. Cái tiếng kêu đó như làm cho bố My điên đảo, ông ta lao ra khỏi phòng bệnh miệng la lớn:

- Bác sĩ ơi, cứu với! Bác sĩ!!!

Chợt bố My như không nói lên lời, bốn bề chung quanh yến ắng đến mức đáng sợ, không một bóng người đi lại, chỉ còn những ánh đèn neon hắt thẳng vào cái màn đêm đen dày đặc. Còn đang chưa hết ngỡ ngàng, chợt một sợi dây thừng choàng vào cổ bố My, ông chưa kịp la lên thì sợi dây siết lấy cổ và lôi ông về phía đằng sau. Bố My cố lấy tay gỡ sợi dây ra nhưng không được, ông ngửng lên nhìn thì chỉ thấy hai người, một người đang cầm dây kéo ông đi, còn một người hình như đang đi đằng trước chỉ đường. Do dây siết quá chặt, nên ông tạm thời ngất lịm đi, lúc tỉnh dậy ông thấy mình đã bị trói chắt vào thân cây bàng ở viện. Trước mặt bố My bây giờ là hơn mười người đang đứng, hai người cầm hai cái cây tre dài, và ngay trước mặt ông ta là người liệt sĩ mặc áo xanh hôm nào. Liệt sĩ Tiến quát lên giận giữ:

- Ai chỉ cho ông cái cách dùng ngà voi hả? Nói mau?

Bố My nói giọng cương quyết:

- Không đời nào.

Vong liệt sĩ giận giữ, anh ta ra lệnh cho hai vong cầm gậy quật ông ta. Hai vong này cầm gậy vụt vù vù vào người bố My, ông ta la lên trong đau đớn. Đánh được một lúc, liệt sĩ Tiến ra hiệu cho hai vong bên cạnh dừng lại, anh ta hỏi lại lần nữa:

- Bây giờ thì ông đã chịu nói chưa? Ai bầy cho ông cái cách dùng ngà voi?

Bố My bị đánh cho đến mức nước mắt nước mũi tuôn trào, ông nói giọng đầy đau đớn:

- Tôi nhất quyết không nói, các người muốn gϊếŧ thì cứ gϊếŧ tôi đi.

Liệt sĩ Tiến thấy ông này có vẻ cứng đầu, lần này, anh ta ra lệnh cho hai vong kia cứ dùng gậy tre mà đánh thẳng vào hai ống đồng. Hai vong kia lại dơ cao gậy mà nện thật mạnh vào hai ống đồng của bố My. Lần này bị đánh vào ống đồng đau quá mức chịu nổi, cuối cùng bố My phải van xin hai cái vong này mà dừng tay lại, ông ta nói giọng hổn hển:

- Một người bạn của tôi ở Buôn Mệ Thuật nhượng lại cho tôi cặp ngà voi đó.

Nghe đến đây, liệt sĩ Tiến đổi hẳn sắc mặt, rồi anh ta hỏi:

- Thế chắc hẳn ông đã nghe câu chuyện về cặp ngà voi rồi chứ gì?

Bố My chỉ còn biết khẽ gật đầu. Liệt sĩ Tiến quay đầu nhìn hết thẩy mấy cái vong xung quanh đó, thế rồi anh ta lớn tiếng quát:

- Ông có biết là chỉ vì ông mà tụi tui bị quỷ sai với phán quan đại nhân đuổi đánh túi bụi không.

Lúc này bố My mới nhớ lại cái hình ảnh mà ông ta bắt gặp đêm nào. Chợt, bố My òa khóc, ông nói giọng oan ức:

- Dù sao cũng là tại các người ra cả mà thôi, ai bảo các người quậy phá nhà tôi mà làm chi? Tôi cực chẳng đã mới phải dùng cái hạ sách mang ngà voi về nhà mà trấn thôi.

Liệt sĩ Tiến nghe xong câu đó mà quát còn tợn hơn:

- Cái gì? Tại ai? Tại ai mà tụi tôi ra đến nông nỗi này? Tại ai cơ chứ?

Nói rồi liệt sĩ Tiến tiến lên dựt lấy cây gậy của một vong khác, anh ta dơ lên thật cao như chuẩn bị nện mạnh vào người Bố My. Nhưng chợt anh ta dừng tay, rồi cuối cùng cũng hạ cây gậy xuống mà nói bằng một giọng rờn rợn:

- Cái số của ông cũng còn máy lắm, thật không ngờ ý trời lại để cho cái loại người ác độc như ông có được cặp ngà voi đó. Bây giờ chúng tôi có một điều kiện, nếu ông đồng ý thì chúng tôi sẽ thả hồn của vợ con ông về lại với thể xác, ông tính sao đây?

Bố My nheo mắt và nói:

- Các người muốn gì?

Liệt sĩ Tiến ra lệnh cho hai vong kia cởi trói cho bố My, dây vừa tháo, ông ta ngồi gục ngay xuống đất mà lấy tay xoa vào hai ống đồng cho đỡ đau. Liệt sĩ Tiến lúc này mới nói tiếp:

- Sắp tới, sẽ có một thằng trộm trèo vào nhà ông. Thằng này tên là Phát, nó ở cái ngõ gần đó. Thằng này tuy nói là làm nghề ăn cắp, nhưng nó vụ nào thành công cũng đốt cho chúng tôi khá nhiều vàng mã. Thế cho nên, khi nào mà nó lẻn vô nhà ông, thì ông hay cứ để yên cho nó vào trộm đồ nghe chưa?

Bố My nghe xong thì giận giữ lắm, ông quát:

- Cái gì? Làm sao mà có chuyện đó được! Các người muốn đốt tiền thì bao nhiêu tôi chả đốt được, cớ gì phải để cho thằng kia vô nhà tôi ăn cắp rồi nó đốt tiền vàng cho các ông cơ chứ.

Liệt sĩ Tiến nhìn bố My cười khểnh mà nói:

- Ông tưởng rằng có mỗi thú Thính Đế là thần thú dưới địa Phủ thôi sao?

Bô My lúc này mới ngơ ngác hỏi lại:

- Ý anh là sao?

Liệt sĩ Tiến nói tiếp:

- Thằng Phát nhà nó có một con Linh Cẩu, cũng là thần thú dưới địa ngục. Đáng lý ra chúng tôi đã bị Linh Cẩu ăn hồn, nhưng chúng tôi đã ra điều kiện là nếu không ăn hồn thì sẽ giúp thằng Phát hoàn thành vụ này, Nhưng cũng đen thay cho nó là ông đã mang về một cặp ngà voi rồi.

Bố My vẫn tỏ ra không hiểu lắm, liệt sĩ TIến thấy vậy bèn quát:

- Không cần ông phải hiểu, cứ nhớ cho rằng khi thằng Phát đến, thì hãy mở đường cho nó đi, nếu không thì đừng hi vọng gặp lại vợ con ông nữa.

Nói dứt câu, liệt sĩ Tiến cầm cây gậy tre vụt mạnh vào cổ bố My. Ông ta la lên một cái, bố My lại tỉnh lại trong căn phòng bệnh nơi hai mẹ con My đang nằm. Bố My mồ hôi vã ra đầm đìa, thì ra chỉ là một cơn mưa. Còn đang chưa hết bàng hoàng, chợt ông có cảm giác đau hết mình mầy, đặc biệt là hai ống đồng. Bố My vén hai cái ống quần lên, ông kinh hãi khi nhìn thấy trên hai cái ống đồng là vô vàn vết bầm đỏ như bị ai dùng gậy đánh vào. Rồi ông ta vạch áo lên coi khắp người thì quả thật là vẫn còn những vết bầm đỏ như bị ai đánh. Lúc này đây bố My mới thực sự sợ hãi, ông bắt đầu lo ngại rằng mình sẽ phài để cho cái thằng ăn trộm tên Phát kia vào nhà cuỗm đồ mà thôi.

Nhưng rồi mọi việc đã khác, khi mà chỉ mấy ngày hôm sau mẹ con My đã tỉnh lại. Bố My vui sướиɠ ôm chầm lấy hai mẹ con và dường như ông ta cũng đã quên dần đi cái việc mà Phát sẽ đến nhà ăn cắp. Nói là quên cũng không đúng, vì thực ra bố My đang có cái lối suy nghĩ rằng bây giờ đã có ngà voi bảo hộ, thì còn sợ gì tà ma yêu đạo. Thế nên ngay ngày hôm sau, bố My đã thuê mấy tay cảnh vệ gác nhà cộng thêm mấy cái máy quay. Bố My hi vọng rằng, nếu như thằng Phát thất bại vụ này, thì cái con mà những vong kia gọi là Linh Cẩu sẽ ăn vong của chúng nó. Mấy hôm sau đó, bố My đang ngồi làm việc ở nhà thì chuông điện thoại reo lên. Bố My nhìn số thì thấy đó là một người bạn ở bên Buôn Mê Thuật, ông ta nhấc máy giọng phấn khởi:

- Chào đồng chí, đồng chí có khỏe không?

Đầu dây bên kia:

- Đồng với chí cái gì, cậu nghe tin gì chưa? Thằng Đạt làm bên kiểm lâm chết rồi đó ... cả nhà nó chết rồi thì đúng hơn ...

Bố My tái sắc mặt, Đạt làm bên kiểm lâm chính là người đã bán lại cặp ngà voi cho ông ta. Còn chưa kịp trả lời lại thì đầu dây bên kia đã nói tiếp:

- Không hiểu vì lý do gì, mà cả một nhà bốn mạng đều treo cổ tự tử cậu ạ ... Mà thêm vào đó, cơ quan điều tra còn phát hiện ra trên tay Đạt còn cầm một mảnh giấy do Đạt viết nữa...

Bố My lúc này mới thực sự sợ hãi, ông ta vội hỏi ngay:

- Thế cái tờ giấy đó viết cái gì?

Đầu dây bên kia:

- Chỉ có đúng một dòng "hậu quả của việc không giữ lời"...

Nghe xong câu đó, mà bố My chết điếng người. Bây giờ thì ông đã nhớ lại mọi việc cái đêm ở bệnh viện. Chính bố My là người đã khai ra với các vong rằng Đạt đã bày cho ông ta cái kế dùng nga voi, có lẽ những vong đó đã đến hãm hại cả nhà nhà Đạt, đồng thời cũng là để cảnh báo ông ta về việc thằng Phát.

Buổi chiều hôm đó, bố My đang đi sang đường để mua một gói thuốc lá. Đường đông, xe cộ nườm nượp, ông ta đang đi thật chậm qua, chợt từ phía sau ông ta vang lên một tiếng gọi thất thanh:

- Tú!

Như một phản xạ tự nhiên, bố My quăy phắt đầu lại nhìn. Rồi cái gì đến cũng phải đến, một chiếc tắc xi lao nhanh qua, đã quệt vào người bố My khiến ông ngã va vào một chiếc xe máy khác. Sau khi xuất viện, bố My chỉ bị xây xước nhẹ, nhưng đó cũng là một lời cảnh báo khác với ông ta. Và rồi cái đêm định mệnh cũng đã đến, thằng Phát cuối cùng cũng đã nhắm nhà của gia đình My. Đếm đó, mặc cho có bảo vệ, máy quay, thậm chí là cả chó dữ nhà, nhưng hắn đã chui vào được phòng khách một cách trót lọt, và bắt đầu cuỗm đồ. Sau khi vơ vét được một lô thứ, Phát để mắt tới cặp ngà voi trên bàn, nó thật là đẹp làm sao. Phát nghĩ chắc chắn cặp ngà voi này phải đắt tiền lắm, và coi bộ cặp ngà voi này cũng không to lắm. Phát tiến lại, hắn đưa tay lên cầm cặp ngà voi định bỏ vô túi đồ ăn cắp. Lúc Phát vừa chạm tay vô, hắn lập tức bị bỏng ở mấy đầu ngón tay, quá đau đớn, Phát dụt tay lại mà hét lên. Bố My bấy giờ đang nằm trên gác, nghe thấy tiếng hét đó liền biết ngay là Phát đã tới. Ông nhẹ nhàng rời khỏi giường, rồi từ từ đi xuống dưới cầu thang và bật đèn lên.

Chính tại căn phòng khách này đây, Bố My đã đứng đối mặt với Phát. Phát lúc đầu định chạy tháo thân, nhưng hắn không thể vì bên ngoài còn có người bảo vệ, hơn thế nữa, hắn còn đang ngỡ ngàng vì không hiểu tại sao đã có Linh Cẩu rồi mà vẫn bị phát hiện ra. Bố My nói:

- Phát đấy hả, ngồi xuống đi.

Thật không ngờ, người đàn ông này lại biết tên mình, Phát nghĩ chắc chắn có điều gì uẩn khúc ở đây, thế là hắn ngồi xuống ghế, quên cả cái gói đồ mà mình mới lấy được đang để giữa nhà. Bố Mỹ vòng vào trong bếp lấy cái hộp sơ cứu đưa cho Phát bảo hắn băng mấy đầu ngón tay lại, sau đó ông làm ấm trà bê ra bàn. Ngồi xuống, bố My làm ngụm trà rồi nói:

- Cậu chắc đang tự hỏi tại sao tôi lại biết tên cậu đúng không nào? Không chỉ có vậy, tôi còn biết là cậu sẽ đến đây trôm đồ nữa cơ.

Bố My càng nói càng khiến cho thằng Phát thấy nghi ngờ, rồi cuối cùng ông ta đã kể cho Phát nghe từ lúc mới dọn vào nhà, cho đến cái đêm ngủ ở viện mà có vong báo mộng cho biết là Phát sẽ đến trôm đồ. Nghe xong, Phát cứ ngồi đờ đẫn ra mà không biết nói gì hơn. Trong đầu Phát bây giờ có nhiều ý nghĩ lắm, nhưng cái ý nghĩ mạnh hơn cà là hắn tin rằng đây chính là điềm báo cho thấy hắn nên dừng cái việc mà mình đang làm lại. Kể xong, bố My hỏi:

- Thế Linh Cẩu mà cậu đang nuôi là như thế nào?

Phát thấy cũng chả còn gì để giấu giếm, nên hắn đã kể cho bố My nghe rõ về nguồn gốc và cách luyện Linh Cẩu. Xong xuôi đâu đó, bố My mới hỏi tiếp:

- Thế mỗi lần thành công một vụ trộm cắp, cậu hay đốt vàng mã xuống âm phủ lắm à?

Phát nói:

- Cháu phải đốt chứ, vì Linh Cẩu chuyên đi ăn hồn phách, nên cần phải đốt thật nhiều vàng mã xuống dưới đó, coi như là tiền đền bù. Mỗi lần cháu phải đốt khoảng gần năm triệu tiền vàng mã.

Nghe xong câu này, bố My nhìn Phát mà nói:

- Thế đã bao giờ cậu có ý nghĩ từ bỏ cái công việc này và gϊếŧ chết con Linh Cẩu kia chưa?

Phát nghe xong câu hỏi đó thì hắn hết nhìn bố My rồi lại quay ra nhìn cặp ngà voi, cuối cùng hắn nói:

- Có lẽ sau vụ ở nhà bác là cháu sẽ bỏ việc luôn, vì hôm nay định mệnh đã cho cháu hiểu được rằng, Linh Cẩu chưa phải là vô địch, vẫn còn có những thứ khác có thể kháng cự được nó như cặp ngà voi đây.

Bố My nghe xong câu trả lời thì hài lòng lắm, rồi ông nói:

- Nếu cậu có ý định ra về, thì cứ đi cửa trước nhé, không ai dữ cậu lại đâu.

Nói xong câu đó, Phát như hiểu ý, hắn đứng lên từ biệt bố My đi thẳng ra cửa trước, gần đến cửa thì bố My gọi lại nói:

- Cái gói đồ kia chú cứ cầm về đi.

Phát nghe câu đó mà thẫn thờ hết cả người, rồi cậu cầm lấy cái bọc đồ. Trước khi ra về, bố My bảo Phát đợi. Ông ta chạy lên buồng một lúc, sau đó đi xuống đưa cho Phát một gói giấy và nói:

- Trong này là hai mươi triệu, có gì chú mua đồ hóa vàng mã hộ tôi mà đốt cho các vong ở dưới. Số còn lại, tùy chú sử dụng.

Phát không biết nói gì hơn, chỉ biết gật đầu và nhận gói tiền mà đi ra. Bố My đứng ở cửa nói vọng ra:

- Chú nhớ cho một điều, không bao giờ là quá muộn cả nhé.

Sau cái tối hôm đó, mọi việc đã trở lại bình thường, còn bố My, ông ta đã xin thôi cái chức trưởng phòng nhà đất mà chuyển qua làm một bộ phận khác. Hàng tháng, ông ta thường cùng cả nhà lên chùa cúng kiến, thêm vào đó còn thỉnh thoảng ăn chay để mong rằng có thể xóa đi được lỗi lầm của mình ngày nào.