Từ xưa đến nay, người nông dân Việt Nam luôn coi loài trâu như một người bạn của nhà nông. Trâu ở bên con người vào những tháng năm nhọc nhằn nhất của đồng ruộng, vào khi nắng xé mưa gào, phong ba bão tố trâu vẫn cùng người oằn lưng cày cấy kiếm cơm ăn. Trâu là người bạn tâm tình, giãi bày, sẻ chia những nỗi nhọc nhằn ấy ngày ngày tháng tháng. Trâu còn đi vào thơ ca, hiện lên trong cả những phút giây mộng mơ của những đứa trẻ chăn trâu thổi sáo:
"Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta"
Ấy thế mà, khi nghề nông dần được thay thế bởi ngành công nghiệp, thương nghiệp thì trâu không chỉ còn là công cụ sản xuất nữa mà trở thành một món ăn của người Việt Nam. Người bạn bao đời của người nông dân đã bước vào lò mổ như thế ấy.
Phải công nhận rằng thịt trâu ngon. Thịt trâu thái mỏng xào lên với cần tỏi thì mê đắm không sánh bằng, miếng thịt như tan trong miệng, ngọt bùi. Thịt trâu thơm ngon và mềm hơn thịt bò nên được nhiều người ưa thích. Không chỉ có thế, thịt trâu gác bếp cũng là món ăn được nhiều người săn lùng mỗi dịp ghé lên vùng sơn cước. Thịt trâu gác bếp tẩm ướp đậm đà để nhâm nhi vào những ngày rảnh rỗi là một thú vui của nhiều người. Thế nhưng, việc gϊếŧ hại người bạn ân nghĩa của mình bao đời sẽ dẫn đến những hậu quả đau đớn mà nhiều người không hình dung được.
Ở tỉnh Bắc Giang xưa nay có một ngôi làng chuyên nuôi trâu và mổ thịt trâu bán. Cả làng đều tham gia gϊếŧ mổ trâu, trở thành nguồn cung cấp thịt lớn nhất khu vực. Thế nhưng trải qua nhiều năm, khi đất làng đã thấm máu, những oán hồn xưa cũ mới quay trở về để báo oán. Nhiều người căn cơ có duyên đi qua cũng lắc đầu chán nản vì ngôi làng đã làm ô uế cả một vùng, sát khí ngút trời chỉ cảm nhận thôi là thấy rõ. Khi đến gần cỡ khoảng 1km đã ngửi thấy mùi hôi thối của gia súc và mùi tanh tưởi của máu. Bước vào trong ngôi làng, hai bên đường đầy những chất thải của những bầy trâu được nuôi thả, vô cùng ô nhiễm. Không biết bao nhiêu những chú trâu đã bỏ mạng ở đây, thế nên khu đất như bị nguyền rủa. Có rất nhiều lần cống xung quanh ngôi làng bị tắc nghẽn, phải thông để cho người dân sinh hoạt. Thế nhưng mỗi lần những người thợ đến làm công việc khó khăn này thì những thứ chảy trong cống ra chỉ toàn là máu, máu đen đặc thành từng cục như những nỗi oán giận chất chồng. Ai nấy đều kinh hãi nhưng vì là công việc nên vẫn phải làm.
Bi kịch của ngôi làng bắt đầu từ khi một người thợ mổ lành nghề trong làng được mời tới lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên. Người thợ tên Lý, là tay gϊếŧ mổ giỏi nhất trong làng, lại có quen biết nên được bạn hữu mời tới lễ hội chơi. Anh Lý mổ trâu đã lâu năm, nắm rõ những điểm trọng yếu của những con trâu nên rất thích hợp với vai trò người đâm trâu này. Anh sẽ cùng các trai làng thực hiện màn đâm trâu tạ ơn trời đất đã phù hộ cho buôn làng Tây Nguyên một năm khấm khá, mùa màng tươi tốt. Lần đầu được tham dự một lễ hội đặc sắc như vậy nên anh háo hức lắm, còn dặn vợ con ở nhà quản lý tốt công việc ở lò mổ, anh sẽ mang quà về cho. Vậy là vừa mới ra Tết, anh Lý đã thu xếp hành lý bắt xe xuống Tây Nguyên.
Lễ hội đâm trâu năm ấy diễn ra sôi nổi như mọi năm. Sau phần phát biểu và lễ cúng của già làng, sự chú ý của mọi người đổ dồn về phía chú trâu to lớn được cột dưới cây nêu ở giữa sân nhà Rông. Tiếng trống chiêng dồn lên như giục giã đầy gay cấn. Anh Lý trong bộ trang phục đặc trưng của người dân tộc múa lên chiếc giáo nhọn sắc, lấp loáng trong ánh tà dương buổi chiều. Trong lòng anh dâng lên sự phấn khích: Kết liễu một chú trâu bằng một, hai nhát dao thì đơn giản, nhưng để trình diễn việc gϊếŧ trâu từ từ dần dần thì lại là một việc khác hẳn. Đối diện anh Lý bây giờ là một chú trâu khỏe to lực lưỡng, lông ánh đen mượt và trán có một vệt trắng. Hai chiếc sừng nhọn hơi cong cong của nó cứ giương thẳng ra phía trước như đề phòng. Chú trâu dường như cảm nhận được cái chết đang tới gần nên nó chạy vòng quanh chiếc cột một cách bế tắc. Những trai làng khỏe khoắn ở phía đối diện dồn chú trâu vào trong vòng vây. Chú trâu hoảng loạn thở ra thành tiếng qua chiếc mũi lớn đen nhánh.
Anh Lý không hề nao núng mà tiến ngay lại gần, giơ mũi giáo đâm thẳng một nhát vào giữa đùi sau con trâu. Con trâu rống lên đầy đau đớn rồi gục xuống, một dòng máu tươi chảy ra lênh láng mảnh đất xung quanh. Tiếng hò reo của những người chứng kiến càng khiến anh Lý hăng máu. Con trâu rêи ɾỉ nhưng vẫn lê lết cố đứng lên để chạy trốn khỏi những kẻ tàn độc đang muốn cướp mạng nó. Thế nhưng kiếp con vật đâu thể thoát khỏi bàn tay con người. Những cậu trai làng khỏe khoắn trêu ghẹo chú trâu thêm vài phút nữa rồi đâm thêm những nhát giáo vào khắp cơ thể trâu. Giờ thì nó không thể nhúc nhích được nữa mà chỉ quỳ sụp, nghển cổ yếu ớt. Anh Lý cũng hăng hái góp vào giáo và sau một nhát giáo chí mạng vào vùng cổ con trâu khiến máu tuôn ra òng ọc thì chú trâu gục hẳn, nằm lăn ra mặt đất. Lúc này những người xung quanh lăn xả vào xẻ thịt nó thành trăm mảnh chia cho người dự lễ hội.
Quả báo đến rất sớm.
Trên con đường trở về với quê hương của mình, anh Lý đã gặp phải một tai nạn thảm khốc. Anh thuê một chiếc taxi chạy thẳng từ Tây Nguyên ngược lên Bắc Giang. Xe đang chạy êm ru trong đêm thì đột nhiên tai nạn xảy ra. Chiếc xe của anh tông thẳng vào một chiếc xe chở sắt thép ở phía trước trên đường quốc lộ. Những thanh thép dài sắc đã đâm thẳng vào cơ thể của anh Lý khiến anh tử vong ngay tại chỗ. Người tài xế cũng bị thương nặng phải vào viện cấp cứu. Hiện trường vụ tai nạn ghê rợn đến mức không ai dám nhìn trực diện. Vợ con anh Lý nghe được tin thì ngất lên ngất xuống. Anh là người cáng đáng chính của lò mổ, giờ không có anh, vợ con anh không biết tiếp tục thế nào.
Sau này người tài xế sau khi tỉnh lại mới kể lại câu chuyện gai người: trong đêm tối nhập nhoạng buồn ngủ, anh đã nhìn thấy một con trâu trán trắng chạy băng qua đường. Anh loạng choạng tránh thì phanh không có dấu hiệu ăn nên đâm phải vào chiếc xe kia ở tốc độ cao. Từ đó những lời đồn thổi về cái chết của anh Lý đã lan khắp làng. Nhiều người cho rằng cái chết của anh Lý giống hệt như cái chết đau đớn của con trâu bị đâm nhiều nhát vào người mà anh đã gϊếŧ...
Lời đồn thổi chưa nguôi được bao nhiêu lâu gia đình một người thợ mổ khác lâm tiếp vào bi kịch. Những gì xảy ra với gia đình họ khó tin tới mức những gia đình khác phải đóng băng chuyện làm ăn trong một thời gian dài. Nhiều người bỏ đi xa xứ.
Người thợ mổ đó tên Bình, chỉ là một người vào nghề sau những người khác. Lúc trước anh ta làm nghề buôn bán nhỏ lẻ, sống trong làng. Nhưng sau thấy những người khác làm ăn khấm khá nhờ nghề gϊếŧ thịt trâu thì cũng cố gắng học theo. Thế nhưng tay chân anh Bình vụng về hơn, gϊếŧ trâu còn lâu và gây đau đớn. Cách ngày xảy ra biến cố hai năm, anh vẫn còn nhớ hai chú trâu được chở tới lò mổ của anh vào lúc nhập nhoạng tối. Khi đó vốn anh còn ít nên chủ yếu nhận mổ thuê cho người ta phần nhiều. Người lái xe vừa mở cửa xe tải phía sau định kéo hai chú trâu xuống thì mới phát hiện ra rằng hai con trâu đều đang quỳ gối hai chi trước xuống, cúi gằm mặt không chịu đi. Anh còn nhìn thấy rõ một hàng nước kéo dài từ dưới mắt của một chú trâu. Lúc đó xung quanh có một vài đứa trẻ đứng nhìn, chúng còn kêu lên: "Trâu khóc chúng mày ơi!"
Vợ con anh đứng trong nhà gần đó cũng chạy ra xem. Vợ anh nhìn thấy cảnh đó cũng xót xa rồi bấm anh: "Hay thôi anh thả chúng nó về, đừng nhận nữa."
Anh Bình lúc đó suy nghĩ mông lung lắm, đâu dễ kiếm được mối làm ăn ở thời buổi cạnh tranh như vậy. Nghĩ thế rồi anh vẫn quyết nhận trâu, trói vào trong chuồng ở nhà để sáng sớm gϊếŧ mổ sớm, mặc chúng quỳ gối van xin. Vợ anh cũng không nói thêm gì được nữa. Gia đình anh đẻ được hai đứa con trai, cách tuổi nhau khá thưa: một đứa năm ấy đã học cấp 3, một đứa mới chỉ đang đầu Tiểu học. Đứa con thứ của anh hay chạy chơi trong làng nên cũng quen được nhiều đứa bạn trạc tuổi. Hôm ấy những đứa trẻ đứng nhìn đều là bạn bè của đứa con trai thứ qua nhà chơi. Điều anh không thể ngờ rằng đêm hôm ấy đã có sự cố xảy ra. Một cậu bé bạn con trai anh đã chứng kiến cảnh trâu quỳ nên nảy lòng thương xót, lẻn vào trong chuồng trâu nhà bạn để tháo dây dẫn một chú trâu đi. Điều này được hậu thuẫn bởi một vài đứa trẻ khác mà cậu con trai thứ không hay biết gì. Ngôi làng cách rừng không xa nên chú bé đã thả trâu vào rừng.
Sáng hôm sau, anh Bình phát hiện ra sự vụ nên điên tiết, cãi cọ ầm ĩ với vợ còn rồi mới đem gϊếŧ mổ con trâu còn lại trong sự bực tức. Một con trâu đã trốn thoát, không rõ số phận ra sao nhưng nó đã không phải chịu án tử vào sáng ngày hôm sau. Chú trâu còn lại kém may mắn hơn đã bỏ mạng.
Hai năm sau, quả báo dồn dập đến với gia đình anh Bình ngay sau khi người thợ Lý bỏ mạng. Năm ấy con trai cả của anh Bình đã lên học Cao đẳng trên thành phố, tối tối đều về phụ bố mẹ gϊếŧ mổ trâu. Ngày trước khi xảy ra chuyện, vợ anh Bình đã nhìn thấy một con bướm đen to lớn bay từ bên ngoài vào đậu trên bàn thờ đã có phần ố vàng của gia đình. Chị đuổi mãi con bướm không chịu bay đi, cứ vòng vòng trong nhà. Chị đã linh cảm có chuyện chẳng lành những cũng không biết phòng tránh sao.
Hồm sau, gia đình anh Bình đã nhận phải tin dữ: con trai cả của anh gặp phải tai nạn giao thông, bị xe tải cán ngang qua đầu, chết tại chỗ. Hai vợ chồng đau đớn đến điên dại không thiết tha việc gì nữa. Tang đầu của đứa con trai cả chưa được bao lâu thì đứa con trai thứ mới học lớp 5 của anh đột ngột mất tích. Anh Bình nhờ người dân và các lực lượng chức năng tìm kiếm giúp nhưng hai ngày vẫn chưa thấy. Đêm đó người vợ lại nằm mơ một khung cảnh ma mị: Đứa con trai yêu quý của chị đang chơi ở trước nhà thì bỗng nhiên có một đàn trâu ùa ra từ bìa rừng phía xa, tiến lại gần chỗ cậu bé. Nhân tiện nói rằng, khu rừng đó từng chôn khá nhiều xương, da thừa của trâu không dùng tới của ngôi làng. Con trâu đầu đàn húc vào ngực cậu bé khiến nó ngã lăn ra. Hàng chục đôi chân to khỏe cũng những con trâu phía sau dẫm đạp lên cơ thể cậu bé rồi cuốn xác đi xa mất, quay trở lại vào rừng.
Chị mơ thấy vậy thì lập tức khấn lễ tại nhà, dập đầu nát trán cả ngày trời cầu mong thần linh phù hộ những gì trong giấc mơ không xảy ra. Chị nói với chồng rằng những bi kịch gia đình xảy ra bây giờ chính là quả báo về việc gϊếŧ mổ trâu mấy năm của hai người. Thế nhưng kì tích đã không xảy ra. Một ngày sau, cảnh sát đã tìm được xác cậu bé ở trong rừng, ở khu vực khá xa gia đình ở. Cậu bé có dấu hiệu bị sát hại, cơ thể tổn thương nghiêm trọng và đặc biệt có những vết bầm tím như bị dẫm đạp lên. Người mẹ thương con tới mức không ăn không ngủ rồi sớm phát bệnh điên, ngày ngày lẩn quẩn ở bìa rừng nói: "Đàn trâu kìa..."
Dù sau này hung thủ sát hại đứa bé đã bị bắt nhưng nỗi đau của người ở lại vẫn không bao giờ nguôi. Sau khi có những sự kiện ấy, nhiều người dân làng đã sợ hãi mà bỏ đi. Họ tin rằng có một đoàn trâu với linh hồn căm phẫn đang ẩn náu trong rừng chờ ngày báo thù. Những người cứng cáp hơn thì vẫn duy trì nghề nghiệp bởi họ không tin có điều đó.
Lại nhắc tới cậu bé nghịch ngợm năm xưa đã đánh liều mà giải cứu trâu thoát chết, cậu bé từng gặp tai nạn sát thân vào năm học lớp 11. Năm ấy cậu bé cùng nhiều bạn đi tắm ở con sông gần làng. Thế nhưng khi bơi được cả tiếng thì cậu bé gặp phải vũng nước xoáy cát lún khiến cậu bé bị hút xuống lòng sông, không kêu cứu được. Trong lúc ở giữa ranh giới sống và chết, cậu lờ mờ nhìn thấy một con trâu trắng phi từ trong bìa rừng ra, lội xuống sông và dùng lưng của nó nâng cậu lên, đưa vào bờ. Có lẽ nó đã trả ơn nghĩa năm xưa cậu đã giúp đỡ. Đó là phúc báo cậu bé đáng được nhận.
"Con trâu là đầu cơ nghiệp"
Trâu từng là con vật thiêng liêng nhất đối với người dân Việt Nam, là người bạn ân tình chúng ta không nên lãng quên và bội bạc ân nghĩa. Sát sinh đều sẽ phải nhận quả báo đau đớn. Sát sinh những loài vật tinh ranh và gắn bó với con người còn là tội lỗi nghiêm trọng hơn nữa. Phóng sinh rồi sẽ được hái quả ngọt, hương thơm: "Cứu vật, vật trả ơn"
Kỳ sau: Tinh Ngựa - Bạch Mã đầu thai
MONG MỌI NGƯỜI TIẾP TỤC ỦNG HỘ