Án Sát Tầm Hồ

Chương 26: Cậu Tiểu

-

Đêm thầy Bằng bị sát hại.

Trời lúc này đã vào cuối canh tư, xa xa vọng lại tiếng chó sủa ma. Ếch nhái dọc con kênh xáng nhỏ dẫn ra chợ như sợ một thế lực nào đó, trở nên im như thóc. Một bóng người khoác áo đen, nhìn từ xa rất khó nhận biết. Áo choàng trùm kín đầu, nếu không để lộ ra mặt nạ hình cú vọ chắc chẳng ai nghĩ rằng lại có người đi như lướt giữa đám cỏ vào giờ này. Bóng người kỳ lạ đi như bay, rất nhanh sau đã rẽ vào con đường ở đầu kênh, cách làng tầm bảy cây số. Con đường mòn, chỉ mờ mờ một lối đi, hai bên bụi cây rậm rạp, ánh trăng không sáng nhưng bóng người kia cứ như một con cú thành tinh thực thụ, vẫn rảo bước. Một bãi tha ma dần hiện ra sau lớp lau sậy. Nơi này được người Hương Xanh gọi là bãi giun bò. Đây là nghĩa địa cũ của làng, từ ngày chiến loạn càng lúc càng lan rộng, người dân ít chôn hơn, thay vào đó họ thiêu, lấy tro cốt tổ tiên để lỡ có phải bỏ làng chạy giặc cũng không để ông bà thiếu vắng hương hỏa.

Nghĩa địa này không còn ai chôn cât cũng đã hơn mười năm.

Khắp nơi loang lổ vết hố đào bốc cốt, lấp lại sơ sài, một số mả hoang không ai bốc thì bị nước mưa làm sụt lún, trông trên cao xuống chắc giống những đυ.n đất nhỏ lũ giun để lại, vậy nên có tên gọi là bãi giun bò từ đó. Bóng người đi vào trung tâm của bãi tha ma, nơi đó có một hố lớn, ngày xưa là bãi chôn tập thể, khi hài cốt được đem đi thì còn lại vết tích. Hố rất to, ước chừng đường kính cũng đến năm sáu mét, bên dưới có một số quan tài gỗ. Lớp sơn đã phai màu nhưng chất gỗ còn rất tốt. Bóng đen bật nắp một quan tài có chạm hình quạ đậu cành tre. Hắn lấy trong túi áo ra cây đèn dầu, thắp lên soi vào trong. Bên trong quan có một hình nhân, vải liệm được quấn từ cổ trở xuống. Mặt hình nhân sơn ngũ sắc, đầy đủ mắt mũi, miệng nhoẻn cười ma quái.

Hắn dựng hình nhân dậy. Đáy quan khởi động một cơ quan, nó mở ra, dẫn xuống một thông đạo có bậc thang lót bằng đá thềm màu xanh ngọc, hai bên đắp đất sét bện rơm. Bóng đen nhìn xung quanh xem xét rồi mới bước vào thông đạo, đáy quan lập tức đóng lại, nắp quan được liên kết với cơ quan bên dưới bằng dây, cũng được đậy kín khéo léo, trong bóng đêm, khuôn mặt hình nhân vẫn giữ nụ cười ma mị như thách thức cả trời đất.

Thông đạo không sâu lắm, ước chừng đi xuống khoảng bốn mươi bậc thang, hai bên tường càng xuống sâu bị thấm nước, bám một lớp rêu mốc màu nâu đen. Không gian đặc quánh mùi chết chóc. Cuối thông đạo, một căn phòng được ốp gạch sạch sẽ, thắp sáng bằng bốn cây đuốc trên vách. Vách tường có những phù điêu nổi hình một con mãng xà đang chuẩn bị nuốt một cái đầu người. Mắt người trong phù điêu mở to, khuôn mặt vô cảm như sẵn sàng đón nhận cái chết từ con mãng xà. Góc phòng có một số bộ xương khô, gom thành đống, lẫn với các tiểu đựng cốt.

Tên đeo mặt nạ tiến về cuối gian phòng, nơi đó có một cái ghế bập bênh, trên ghế có tấm vải trắng phủ lên thứ gì đó to lù lù. Hắn nhẹ nhàng kéo tấm vải ra, để lộ thứ đang ngồi thong dong, trông như một hình nhân gỗ, tuy nhiên lại sống động đến lạ thường. Để ý kỹ thì không phải, nó như sinh vật sống, hình dáng như trẻ con, nhưng to hơn. Đầu tròn to, mặt nhỏ, hai mắt nhắm nghiềm, gân máu chạy từ mắt lan ra hai bên đầu. Nó không có cổ, tứ chi béo múp, ngón tay chân ngắn, móng đen. Bụng nó căng lên, không có rốn. Ngực trái có vết khoét, trống một lỗ to chừng cái tô lớn.

Tên đeo mặt nạ lấy trong túi ra cây đèn cầy trắng, thắp lên rồi đặt nó vào. Tức thì, từ trên thông đạo, dù nắp quan đã đóng kín, một luồng âm phong thổi tới, tạo ra âm thanh như mấy trăm đứa bé than khóc. Chiếc ghế bập bênh bắt đầu đung đưa, trước sau trước sau, ban đầu rất khẽ, từ từ nhanh lên. Hắn lúc này cất tiếng, tay thì xoa xoa vào má của thứ quái dị đang ngồi trên ghế: “Con nít con nít, tay con nhỏ xít, con ngủ cho ngoan, con thức quấn quýt…”

Con “búp bê” đột nhiên mở cặp mắt to tròn, lồi hẳn ra ngoài, không hề có con ngươi, tất cả chỉ là một màu trắng đυ.c, chi chít gân máu xanh lè. Bỗng sau lưng tên đeo mặt nạ vang lên tiếng bước chân, quay lại đã thấy dáng người cao lớn, cũng mặc áo khoác đen trùm đầu. Người này không lộ mặt, hai tay đang chống lên cây gậy màu đen tuyền, đầu gậy chạm hình quạ đậu cành trúc, toát lên bá khí không đơn giản. Hắn có vẻ e sợ người mới đến này một phép, lập tức quỳ xuống, nói: “Thánh Quan ghé thăm con, có việc gì không ạ?”

Người có danh xưng Thánh Quan nọ nói bằng giọng ngang phè phè: “Ngươi đã trả thù rồi, ta đến lấy lại “Cậu Tiểu”.

Hắn dập đầu sát đất, giọng khẩn khoản: “Xin Thánh Quan cho con giữ Cậu Tiểu thêm ít ngày, không biết tại sao Án Sát Sứ lại có mặt ở làng này, không có Cậu Tiểu, e là con sẽ sớm bị bắt, khẩn xin Thánh Quan ưng thuận cho con với!”

Thánh Quan nghe đến Án Sát Sứ, đột nhiên ngẩng nhẹ đầu lên, sau lớp trùm đầu chỉ thấy được cặp mắt đỏ long lên sòng sọc, tay nắm chặt gậy, nói: “Án Sát Sứ? Là ai dám thọc gậy vào chuyện của ta? Được lắm! Ta cho người thêm hai ngày giữ Cậu Tiểu… Hãy làm cho tốt!”

“Con lạy ơn Thánh Quan!”, hắn vừa nói xong, trận âm phong lại thổi lên, khi hắn ngẩng đầu dậy thì Thánh Quan kia đã biến mất không chút dấu vết. Hắn đứng dậy, đi lại thứ ngồi trên ghế được gọi là Cậu Tiểu, lại dùng tay xoa xoa vào má của nó, đoạn mới lấy ra một keo đựng thứ gì đó bầy nhầy như thịt băm với máu, đổ vào miệng của Cậu Tiểu, xong thì đốt ba cây nhang, đặt nhang nằm ngang miệng của Cậu Tiểu rồi hắn quỳ xuống. Nhang cháy được lát bỗng phừng đỏ, cháy rất nhanh, khi tàn nhang vừa hết, Cậu Tiểu như ngáp một tiếng lớn rồi lại nhắm mắt. Hắn lúc này mới đứng dậy, lấy vải trắng trùm lên như cũ rồi quay trở ra. Bóng hắn lẩn vào đám cỏ sậy, mất hút khi trời vừa hửng sáng.

.

.

.

.

Cửu đang đứng trước hiện trường, nơi người ta tìm thấy xác của Lê Thị và hai đứa trẻ. Đó là một căn lán gỗ, nhìn bên ngoài thì không to lắm, nhưng bên trong được ngăn chia không gian vô cùng hợp lý, tạo cảm giác rất rộng rãi. Căn lán nằm cách làng tầm bốn cây số, trong một bãi sậy, nếu trưa nay không có người đi câu rắn vô tình đi ngang thấy được thì không biết đến đời nào nơi này mới bị phát hiện. Có ba căn phòng bố trí khá giống với phòng mà thầy Bằng bị sát hại, máu me kinh tởm, mỗi phòng có một cái ghế bập bênh, nhưng đã dùng đinh đóng chặt chân ghế vào sàn nhà. Thủ đoạn ra tay hết sức vô nhân tính, tàn độc không thể nào tả xiết. Hai đứa con của Thầy Bằng không toàn thây, đầu được đặt trên ghế, tay chân nằm kế bên, tứ chi bị cứa nhiều nhát, trông như dùng cưa cắt, vết cắt không có quy luật, dây thừng nhiều mảnh bị cắt nằm rải rác. Phía trên cửa vào mỗi phòng có một bàn thờ nhỏ, phần thân chính được để trên đó. Cửu thấy cảnh đau thương, nhất thời không kìm nổi, nhăn mặt, y cho rằng sự lộn xộn kia, khả năng cao là để che đậy hoặc xóa đi chứng cứ gì đó.

Hai căn phòng đầu là xác của hai đứa trẻ thì cách thức hạ sát vô cùng ác ôn làm Cửu khi đi qua căn phòng thứ ba thấy có chút lạ. Xác của Lê Thị vẫn còn toàn vẹn, chết vì bị rạch cổ, miệng như bị ai đó bóp chặt không cho kêu lên, vết bầm vẫn hiện rất rõ. Xác được đặt tử tế trên chiếc ghế, đầu ngoẹo sang một bên, vết cắt toang ra, thứ kinh dị duy nhất của căn phòng này chỉ có chuyện đó.

Cửu thoáng nghĩ, tại sao cách thức sát hại của từng người lại khác vậy. Thầy Bằng phải tự ăn bông gòn tự vẫn, hai đứa bé như bị sự căm thù tận xương tủy giáng xuống, người vợ lại chết nhẹ nhàng hơn. Nghĩ hướng nào cũng khó mà kết luận ngay được. Cửu đoán có khả năng hung thủ là nữ, vì vết rạch cổ trông thiếu lực, có khi vì cùng là nữ nên thương xót đời nhau hay chăng? Cũng có khi là nam nhân trọng nghĩa khí, xưa nay chưa từng xuống tay với nữ giới nên khi hạ sát không tránh khỏi do dự? Rất nhiều suy nghĩ ập đến, với hiện trường như thế, chuyện suy nghĩ lâm vào bế tắc là khó tránh khỏi. Cửu nhìn quanh một lượt rồi quay ra, nói với cai trưởng niêm phong tất cả lại, Cửu đi điều tra thêm, án này sớm muộn cũng giải được.

Cai trưởng “Dạ, dạ!” mấy cái, nhưng nhìn vào hiện trường không khỏi ớn lạnh. Cắt cử người canh gác, hắn nhìn vào hai cái đầu con nít đặt trên ghế bập bênh mà không ngăn nổi đầu óc nghĩ về cảnh nửa đêm nay, gió kêu, quạ khóc, ghế đung đưa trước sau, cái đầu trừng mắt nhìn vào mình, hắn rùng mình chạy tót ra ngoài..

Cửu biết có nán lại trong hiện trường lúc này cũng chẳng giải quyết được gì vì quá nhiều thông tin, trong khi cách thức không đồng nhất, chứng cứ nếu có, e cũng là giả. Án Sát Khẩu Quyết xuất hiện liên tục trong đầu Cửu, hết Thức rồi đến Định, rồi Suy, không khả quan lại chuyển sang Thấu, Trực. Hiện trường chưa giải quyết xong, dĩ nhiên chưa thể dùng được năm Quyết khoanh vùng nghi phạm. Cũng may, Cửu đã có một số manh mối từ dân làng, biết được ngoài Ngọc Lan còn một thầy giáo có liên quan, sự nghiệp đổ bể vì hiềm khích với Thầy Bằng. Tuy nhiên nếu theo Án Sát Khẩu Quyết, những gì dân làng đồn, cùng lắm Cửu cũng xếp vào hạng Bác mà thôI!

Trên đường đi, Cửu định bụng sẽ đến gặp Thầy Lộc, liền hỏi dân làng, ai cũng chỉ rất nhiệt tình, vì có lẽ họ cũng nghĩ rằng Thầy Lộc là nghi phạm. Tin đồn ấy đã lan từ khi Thầy Bằng chết, đến khi ba người còn lại của nhà Thầy cũng được tìm thấy xác, tin đồn trở nên bạo liệt hơn, khắp Hương Xanh đang nhốn nháo, Ngọc Lan hoặc Thầy Lộc, ai là hung thủ. Để thêm phần thú vị, không ít giả thuyết, âm mưu rồi nào là bùa ngải được sử dụng, nghe xong cứ phải gọi là đinh tai nhức óc, mệt mỏi với sự suy diễn của đám đông quần chúng. Cửu đi theo hướng dẫn, vừa đi vừa ngẫm lại liên kết các tình tiết, bỗng Cửu vô tình va phải một người. Người này trông như một lão nông, đầu đội nón lá rách, mặc áo bà ba, quần xắn đến đầu gối, chân lấm lem bùn đất. Cú va làm ông lão đánh rơi gói vải màu vàng được buộc bằng chỉ đỏ. Cửu cúi xuống định nhặt hộ thì lão xin lỗi rối rít, không để Cửu chạm vào gói vải, cầm lên rồi đi thẳng. Cửu để ý ánh mắt lão nheo lại như không nhìn rõ, tay lão sạm đen. Cửu cảm thấy ông lão này có khả năng liên quan đến chuyện kỳ lạ ở làng, liền nhìn theo dáng người ông ta để ghi nhớ, họa hoằn có gì còn hỏi người dân để dò la tin tức.

Đi thêm chút nữa, Cửu đến nhà Thầy Lộc. Một căn nhà ngói tươm tất, phía trước là khoảng sân được đầm đất sạch sẽ, chái nhà là vườn trái cây. Cửu đứng ở hàng rào làm bằng những bụi cây da^ʍ bụt đặc trưng nơi đây, cây được tỉa gọn gàng. Nhìn tổng quan, Cửu nhận thấy người này rất kỹ tính, chú ý đến tiểu tiết, nếu Thầy Lộc thực sự là hung thủ, việc phải dàn dựng hiện trường lộn xộn như vậy có thể hiểu được. Cửu vừa định cất tiếng gọi thì từ trong nhà, một người đàn ông trung niên mặc áo sơ mi phẳng lì, quần ka ki đen, mang giày tây bước ra. Người này lên tiếng hỏi, giọng trầm tĩnh: “Anh là ai? Tới tim tôi có việc hay sao?”

Cửu đáp: “Thầy Lộc đúng không? Tôi là phụ việc Chánh Tổng, đến hỏi Thầy một số chuyện về Thầy Bằng.”

Thầy Lộc bảo Cửu cứ vào, cổng rào không khóa. Cửu bước vào sân thì thấy Thầy Lộc đang cất một số thứ gì đó trên bàn. Trong nhà được bày trí gọn gàng, chính giữa là bàn uống trà, bên trên để một vỏ dừa khô để ấm trà bằng gốm, cùng hai ly nhỏ bằng thủy tinh. Bên phải kê cái sập gỗ, nền nhà lót gạch tàu, lối ra nhà sau được phủ tấm rèm, Cửu chẳng thấy được phía sau. Nhà trước đơn sơ, tuy nhiên có một thứ làm Cửu hết sức chú ý, đó là chiếc ghế bập bênh, thoạt nhìn khá giống với những chiếc ghế ở hiện trường. Chiếc ghế được đặt gọn trong góc nhà, Cửu cũng không tiện nhìn lâu khi thầy Lộc lên tiếng mời y ngồi. Thầy Lộc mở nắp trái dừa khô, lấy ấm trà vẫn còn nóng, rót ra ly một ít để tráng rất kỹ càng rồi mới rót lưng, đưa cho Cửu, vẻ mặt hết sức điềm tĩnh. Cửu chưa biết nên bắt đầu thế nào, Thầy Lộc đã lên tiếng: “Trà dở, anh uống chớ chê cười tôi. Nhìn anh chẳng giống người của Chánh Tổng cho lắm…”

Cửu nhấp một ngụm, trà thơm ngát, còn nóng ấm nhưng uống vào thanh mát đến lạ thường, nghe vậy liền trả lời: “Xuất thân chẳng đáng kể, trà này ngon, tính ra Thầy đúng là người biết thưởng thức.”

Thầy Lộc cũng nhấp một ngụm, ngả lưng ra ghế, ý như là bảo Cửu không cần vòng vo, cứ vào thẳng vấn đề. Cửu cũng hiểu ý, nói: “Thầy và Thầy Bằng có quan hệ ra sao? Có phải từng có mâu thuẫn lớn?”

Thầy Lộc đáp: “Tôi và tên ấy không đội trời chung, hắn chết thảm, tôi cũng không giấu làm gì, bụng này rất vui, anh nghi ngờ tôi, tôi cũng không lấy làm lo. Trước đây, hắn vu cáo tôi quan hệ bất chính với trò nữ, khiến tôi bị quở trách rất nặng, tên ấy ngày nào cũng ra vẻ ta đây thanh cao, kỳ thực hắn là con quỷ đội lốt người!”

“Quỷ hay người, giờ cũng đã thành thiên cổ. Chuyện ấy xảy ra đã lâu chưa?”

“Tám năm!”

“Lần gần nhất gặp Thầy Bằng là khi nào?”

“Hai ngày trước.”

Cửu nhìn thẳng vào mắt Thầy Lộc, hỏi: “Hình như dạo này Thầy bị mất ngủ, thấy thần khí mệt mỏi, mắt có thâm quầng kìa!”

Thầy Lộc không nghĩ câu hỏi tiếp theo lại như vậy, bất giác giật mình, tay cầm ly hơi run: “Chuyện dạy mệt mỏi, dạo gần đây thời tiết thay đổi, tôi hơi khó ngủ.”

Tiếp theo là những câu hỏi về cuộc sống thường nhật. Thầy Lộc không có gia đình, xưa kia thầy và Lê Thị, vợ của thầy Bằng cùng lớn lên trong làng, cứ nghĩ hai người đã trở thành một cặp, ai ngờ ngày thầy Bằng về, Lê Thị đã nảy sinh tình cảm, nên duyên với thầy Bằng. Thầy Lộc không quên vết thương lòng, từ đó không lập gia đình. Nếu có cơ hội trả thù tình địch, Thầy Lộc sẽ không tiếc tay mà hạ sát, tuy nhiên khi biết tin Lê Thị cũng đã bị gϊếŧ, Thầy Lộc không giấu nổi suy sụp hiện ra trên nét mặt. Cửu hỏi thêm, rằng ở làng này còn ai khác thù ghét Thầy Bằng hay không, Thầy Lộc nói chuyện đó chưa chắc. Thầy Bằng luôn rao giảng về quá khứ làm quan thanh liêm của mình, chỉ có lần nọ, trong một lần say sỉn, khi ấy hai người vẫn còn qua lại với nhau, Thầy Bằng có kể về một lần xử án đã làm chết oan một gia đình. Sau đó có một cậu thư sinh chỉ ra cách xử án sai, Thầy Bằng liền tống ngục, cậu trai sau khi ra tù chịu điều tai tiếng, áp lực đến độ tự tử. Bé gái duy nhất của gia đình kia được Thầy Bằng nhận về, danh nghĩa là con ở giúp việc, chính là Ngọc Lan mà Cửu đã gặp, còn thân thế chàng thư sinh kia thì không ai biết.

Cửu thấy cũng chẳng thể biết thêm được gì liền đứng dậy chào ra về, lúc đi trên sân thấy mấy dấu chân dính vết sình non.

Rời nhà thầy Lộc, lúc này trời đã về chiều, mây đang kéo đến vẻ như sắp mưa lớn. Cửu định bụng đêm nay sẽ ngủ lại hiện trường ba mẹ con nhà thầy Bằng bị gϊếŧ hại dã man. Thực ra Cửu định tìm tung tích lão nông lúc nãy, nhưng hỏi người dân, mỗi người lại chỉ một người khác nhau, thành ra Cửu đành gác lại.

Về đến hiện trường, cai trưởng quả không lơ là, ông ta cử ra hẳn mười lính canh gác, ai ai cũng tập trung. Thấy Cửu quay về, cai trưởng không khỏi vui mừng, liền chạy đến hỏi han ríu rít, kỳ thực là để xem Cửu có lệnh cho ông ta đi về hay không mà thôi. Cửu chẳng kể về những gì thu thập được, có nói ra thì cai trưởng cũng không giúp được gì. Cửu bảo chuẩn bị cơm chiều và thay ca, đêm nay tất cả sẽ ngủ lại đây để bảo vệ hiện trường. Cai trưởng là lính khố xanh nghe xong ai cũng giật mình kinh hãi, nghĩ tới cảnh đêm nay phải ở cùng ba cái xác, cơn lạnh lưng ùa về ngay!

Cai trưởng biết không làm trái ý Cửu được nên cũng đành lắc đầu thè lưỡi làm theo, lệnh cho hai tên lính về bổ sung thêm ca gác, đứa còn lại đi mua cơm. Vừa định bước vào căn lán, Cửu bỗng nhớ lại lão nông, cai trưởng có thể không giúp ích phá án được, nhưng tìm người thì hẳn phải giúp được. Y liền kéo cai trưởng lại, mô tả về ông lão nọ, hỏi xem có biết ông ta ở đâu hay không. Cai trưởng mới nghe, thoạt đầu gãi cằm gãi tai, sau thì nhớ ra, kể lại cho Cửu. Thì ra ông lão đó tên Phong, dân làng hay gọi ông Năm Phong, làm thuê làm mướn, ai kêu gì làm nấy. Nhà ông ở đầu làng, cách lán gỗ này chừng năm cây số. Ông ta sống một mình, nhà nghèo không thể nghèo hơn, dọn đến làng đã được tám năm, gia sản tất cả chỉ có khoảnh đất nhỏ dựng chòi lá ở hết sức tạm bợ. Cai trưởng hỏi Cửu nghi ngờ ổng hay sao, già cả ốm yếu như ổng, sức đâu mà dựng ra biết bao nhiêu chuỵên như thế này. Lúc này, đột nhiên cai trưởng lại nhớ thêm một chuyện. Trong lúc Cửu đi, lính khố kiểm tra lại hiện trường và xung quanh nhà, tìm được ba mẩu giấy bị vò nát, vứt ở nhiều nơi. Trong đó ghi ba câu đố, cai trưởng đọc cũng không hiểu gì cả, nhưng vẫn cho rằng có thể là manh mối quan trọng, nên giữ lại đợi Cửu về mới đưa cho. Cửu mở ra đọc kỹ từng tờ, bất giác giật mình, trong đầu đã có những suy nghĩ, Án Sát Khẩu Quyết, Quyết Thấu lại được sử dụng.

Đêm, canh hai, lúc này trời đã kéo giông, mây đen che khuất cả bầu trời như một tấm chăn bông màu đen khổng lồ. Gió rít bên ngoài như kêu khóc, Cửu và đám lính khố ngồi bên trong. Ba cái xác sau khi được Cửu khám qua kỹ lưỡng đã được đặt lại ngay ngắn, phủ tấm vải trắng lên trên và thắp nhang, bày ra ít đồ cúng.

Nhang với đồ cúng là do cai trưởng bày ra, Cửu cũng chỉ biết lắc đầu. Cai trưởng cứ khăng khăng, thảm án như vầy mà không cúng, đêm nay sẽ bị ba cái xác quấy phá, thậm chí dọa cho chết. Cửu cầm kim lệnh, nghĩ thầm, có khi ba cái xác đó mà sống dậy lại dễ cho y, vì hỏi thẳng họ cho đỡ mất công suy nghĩ.

Canh ba. Mưa nhẹ vỗ lên mái lán những tiếng bộp bộp. Lán gỗ được thắp sáng bằng những cây đèn bão được đặt khắp nơi. Đám lính lệ và cai trưởng thì gom lại một đám nằm ngủ kế bên. Cửu khẽ mở cửa rồi lẻn đi tới ba căn phòng bông gòn, nơi có hình nộm bà những chiếc bàn.

Cửu đứng phía trước, bên ngoài, gió lạnh ngắt thổi qua kẽ tóc của y rồi chui vào trong quần ào. Cửu khẽ nổi da gà, cảm giác này đối với Cửu khá mới lạ, chẳng lẽ y đang sợ? Không đúng, y đang hào hứng. Lúc ghé ngang nơi này, y đã xem xét nó rất kỹ, từng chi tiết của vụ án giờ hiện rõ mồn một trước mắt y, đây là một vụ gϊếŧ người được tính toán kỹ lưỡng, kẻ gϊếŧ người mang tư thù sâu nặng, còn nạn nhân đã phải sống qua một đêm dài nhất đời mình. Đầu tiên, hãy nói về số lượng và những điểm tương đồng.

Tính cả căn phòng nơi Thầy Bằng chết thì có tổng cộng bốn nơi được lót bông gòn, khớp với số lượng nhân khẩu nhà Thầy Bằng; cả bốn căn phòng này đều có dây thừng, Thầy Bằng khi chết bị trói chân, không tránh khỏi khả năng là đều bị trói trong bốn căn phòng. Để làm gì? Tại sao phải trói? Nếu là muốn Thầy Bằng không thoát ra được thì phải trói cả cơ thể chứ, vả lại độ dài của dây rất ngắn, có thể suy luận như thế này: hung thủ trói Thầy Bằng lại để Thầy không thể tiến đến đầu kia của căn phòng, vì đầu kia có một thứ mà Thầy muốn thấy, hoặc chạm vào.

Hãy trở về tâm lý tư thù sâu nặng, có những người, trả thù bằng cách gϊếŧ chết kẻ thù không đủ để họ cảm thấy thỏa mãn. Thêm vào đó, cả vụ án này nặng mùi tra tấn, trong đầu Cửu đã sớm tồn tại suy nghĩ: hung thủ trói chân Thầy Bằng và dùng những thành viên trong gia đình Thầy làm một thứ động lực để Thầy Bằng thực thi một thử thách nào đó. Lê Thị cộng hai đứa trẻ là ba người, ở đây có ba căn phòng, vậy có tổng cộng ba thử thách, và quân lính tìm thấy ba mảnh giấy được vứt gần đây, không thể nào là ngẫu nhiên được. Cửu bước vào căn phòng đầu tiên, nơi có cái hình nhân được Cửu đặt tên là Cái To, bên dưới là những mẫu xương vụn, y lướt một vòng xung quanh để kết nối lại những thông tin và dữ kiện, sau đó y mở mảnh giấy có đề “Số 1” ra. Trên đó ghi:

“Ở một ngôi làng nọ, có một người cha hết mực thương con, nhưng chẳng may đứa con bị chết trẻ. Người cha này là một phú hộ, tiền của nhiều vô số kể, cho nên ông nguyện xây một tòa tháp rồi đặt di ảnh con mình lên trên tầng cao nhất. Vài tháng sau, công trình cũng xong, lúc ông leo lên để làm những điều như mình mong muốn thì ông lại gieo mình xuống tự tử, dân trong làng ai cũng thấy tân mắt. Tại sao?”

Cửu cầm đèn xem đi xem lại, mặt đầy vẻ suy tư, bỗng nhiên gió thổi thốc tới, cửa sổ bị bật tung, kêu rầm rầm. Cửu đi tới gần, định đưa tay ra kéo cửa vào, bất chợt, như một linh cảm thần bí, Cửu rút vội cánh tay lại. Ngay lúc đó, một nhát kiếm chém mạnh xuống, đúng chỗ Cửu vừa định đưa tay ra khi nãy. Cửu giật mình nhảy lui ra sau, ánh lửa chập chờn một thoáng khiến Cửu thấy bên ngoài cửa sổ, trong màn đêm mưa gió là một mặt nạ hình con cú đang nhìn chằm chằm vào y...

Bên tai Cửu như văng vẳng giọng nói kỳ lạ: "Rồng rắn lên mây có cái cây lúc lắc... Cho hỏi, Án Sát Quan có nhà không?"