Chương 35: 009 Nước Đông Hạ
Tư liệu:Trong sử sách rất ít nhắc tới bộ tộc Nữ Chân tồn tại ở Đông Hạ, quốc gia đó có thật, vào thời kỳ nhà Kim suy vong, để tìm cách phục hưng bộ tộc Nữ Chân, họ đã ly khai và trở thành quốc gia tự trị, tồn tại hơn bảy mươi năm. Lãnh thổ trải dài từ Cát Lâm tới một phần lớn sông Hắc Long Giang, từng cùng với Mông Cổ chia sẻ cống phầm từ Triều Tiên, xưng bá toàn bộ khu vực Liêu Đông*. Lấy quốc hiệu ban đầu là Đại Chân, về sau đổi Thành Đông Hạ, sách sử Triều Tiên còn gọi là Đông Chân.
Liêu Đông: Liêu Đông (Trung văn giản thể: 辽东; Trung văn phồn thể: 遼東; bính âm:Liáodōng) dùng để chỉ khu vực ở phía đông của Liêu Hà, nay thuộc vùng phía đông và phía nam của tỉnh Liêu Ninhcùng khu vực phía đông nam của tỉnh Cát Lâm.
Thứ nhất, Bồ Tiên Vạn Nô:
Đầu tiên, cần phải giới thiệu qua một chút về người thành lập quốc gia cổ đó- Bồ Tiên Vạn Nô, trong lịch sử Đông Bắc nước ta có đề cập tới đây là một nhân vật kiệt xuất, nhưng trong “Kim sử”*, “Nguyên sử”* thì lại không có truyền lại, chỉ có thể thấy được ở một vài “ghi chép”, hoặc “giai thoại” thưa thớt là đề cập tới. Có thể là những sử gia thời kỳ này còn định kiến với ông ta, coi là “nghịch tặc”, “phản thần”, xa rời thực tế sửa đổi lịch sử, tài liệu về sau không được trọn vẹn, từ đó tới mấy trăm năm sau trong ” tân Nguyên sử”* “Nguyên thư” mới có thể bổ khuyết vào đó.
“Kim sử”*:Kim sử là một bộ sách lịch sử trong 24 bộ sách sử của Trung Quốc (Nhị thập tứ sử), doThoát Thoát biên soạn năm 1345. Tổng cộng có 135 quyển và viết từ sự ra đời cho đến khi diệt vong của nhà Kim.
“Nguyên sử”*:Nguyên sử (tiếng Trung: 元史, bính âm: Yuán Shǐ) là một tác phẩm doTống Liêm (1310-1381) và một số quan lại khác phụng mệnh Minh Thái TổChu Nguyên Chương biên soạn năm 1370. Do thời gian biên soạn ngắn, nên chất lượng Nguyên sử bị đánh giá là thấp nhất trong Nhị thập tứ sử. Đến thời sau, Trung Quốc đã phải biên soạn bộ Tân Nguyên sử để sửa những sai sót của Nguyên sử.
Chú thích: Nói như vậy cũng không rõ ràng, nếu ở “Kim sử” “Nguyên sử” các tài liệu về sau đều không trọn vẹn, vậy vì sao trong mấy trăm năm sau còn có thể bổ khuyết thêm giai thoại vào đó? Nói vậy, các sự kiện được thêm vào phải chăng là hư cấu? Nếu thế còn không chặt chẽ bằng những ghi chép tản mạn trước đó. Ngoài ra, thành kiến của sử gia cũng rất khó hiểu, vì sử sách làm ra cái chính là để ghi lại mặt tốt mặt xấu, nguyên nhân mà lịch sử không ghi chép lại chỉ có duy nhất một điều, chính là nhân vật này không quan trọng. Nếu quả thực là như vậy, ngược lại viết xuống những việc xấu chẳng phải sẽ khiến ông ta lưu tiếng ác muôn đời mới đúng.
Giai đoạn lịch sử này, chẳng hay là sử gia cho rằng không quan trọng, nên không muốn để lại bất kỳ một tư liệu nào, có muốn bịa đặt ra cũng không thể.
Bồ Tiên Vạn Nô, Nguyên quán là người Liêu, trước vẫn tồn tại hai trường phái đánh giá đối với ông ta: một là phản diện, cho rằng ông ta là một người đầy dã tâm, thân làm phản loạn, trong sử sách triều nhà Kim có nội chiến phân tranh, lực lượng chống quân Mông Cổ suy yếu, hẳn là có ý phê phán. Hai là chấp nhận, tán thưởng ông ta là “Liêu Đông quái kiệt”, thậm chí tiếng tăm của ông còn “sánh ngang A Cốt Đả”*. Bởi tư liệu lịch sử bị khuyết thiếu nên tài liệu về thời kỳ này không được bảo tồn lại, mặc dù danh tính của nó không đồng nhất, còn có bản viết là Hoàn Nhan Vạn Nô, Phu Hợp Nột, Phú Tiên Vạn Nô, Bố Hi Vạn Nô, Ngốc Châu Đại Thạch, Vạn Gia Nô, Dã Nô, Tiêu Vạn Nô, Vạn Túc Nô Đẳng. “Phu Hợp”, “Phú Tiên”, trong đó “Bố Hi” và “Bồ Tiên” là biệt hiệu, “Nột” và “Vạn Nô” là tùy vào cách đọc. “Hoàng Nhan” có thể là được vua Kim ban cho.
A Cốt Đả*: Kim Thái Tổ (chữ Hán: 金太祖, 1 tháng 8 năm 1068 – 19 tháng 9 năm 1123) là miếu hiệu của vịhoàng đế khai quốc của nhà Kim tronglịch sử Trung Hoa, trị vì từ ngày 28 tháng 1 năm 1115 cho đến ngày 19 tháng 9 năm 1123. Tên thật của ông là Hoàn Nhan A Cốt Đả (chữ Hán: 完顏阿骨打, bính âm:Wanyan Aguda), có tên Hán là Hoàn Nhan Mân. Ông là người sáng lập và là vị hoàng đế đầu tiên của triều đại nhà Kimtrong lịch sử Trung Quốc.
Chú thích: Nói cách khác, lịch sử hiện tại ghi lại có thể là do vô số lần phát âm nhầm tên họ mà tập hợp thành. Đây là điển hình của sai phạm trong sử sách, hay như hai người tên giống nhau thành ra lý giải làm cùng một người.
Ông ta xuất hiện lần đầu trong sử sách là ở chương Tông Thái năm thứ sáu (1206) của Kim sử, với Thượng cứu cục sứ ( Thượng cứu cục là chức ti ngự mã điều tập mục dưỡng ky cấu (chức này hiểu đơn giản là quản lý 😀 ), thứ bậc là “đi sứ”, hàng ngũ phẩm) làm cánh phải Đô thống Hoàn Nhan Tái Bất trong trận chiến với quân Tống (“Kim sử” quyển 12 “chương tông kỷ tứ”; quyển 113 “Hoàn Nhan Tái Bất truyện”), Vạn Nô thần binh, phối hợp với Hoàn Nhan Tái Bất tiến công chính diện, thành công đánh tan chủ lực của nhà Tống do Hoàng Phủ Bân cùng mấy vạn kỵ binh giành thắng lợi lớn. Vì người cầm quân bất tài nên Mông Cổ bại trận, quân cạn khí kiệt. Cùng năm, Gia Luật Lưu Ca khởi binh phản Kim, dân tộc Khiết Đan khởi quân hưởng ứng. Tới năm Ninh Nguyên (1213) ông ta thảo ra Bình Lộ Chiêu Thảo Sứ,
đóng quân yên ổn tại Hàm Bình (Liêu Linh, Khai Nguyên). Đánh trận Địch Cát Não Nhi( Liêu Ninh cạnh Xương Đồ), đại bại, Vệ Thiệu Vương* lần thứ hai khoan nhượng tha cho ông ta, giáng chức làm Bình lộ tuyên phủ sứ. Năm Kim Tuyên Tông Trình Hữu thứ hai (1214), nhậm chức Liêu Đông tuyên phủ sứ, trở thành đại quan của đặc khu quân sự tối cao tỉnh Liêu Đông. Cùng năm, phái Lưu Ca lần thứ hai đánh chiếm Quy Nhơn (Bình Định, Việt Nam), do khinh địch mà đại bại, thoái lui tới Đông Kinh.
Vệ Thiệu Vương*(1168?—11 tháng 9,1213), tự là Hưng Thắng, húy Hoàn Nhan Doãn Tế, sau vì kiêng húy Hoàn Nhan Doãn Cung nên cải thành Hoàn Nhan Vĩnh Tế, là hoàng đế thứ 7 của nhà Kim, tại vị trong 5 năm (29/12/1208 – 11/9/1213)
Thứ hai, dựng nước xưng vương.
Năm 1214 Kim Tuyên Tông* chạy về phía Nam Kinh (Khai Phong), Trung Đô (Bắc Kinh) định trệ, Kim triều diệt vong kết cục đã định, vì giao thông đường bộ bị cắt đứt mà Liêu Đông trở thành một quốc gia thuộc địa nước ngoài, tình cảnh càng nguy nan, “triều Kim cai quản rất nghiêm, Vạn Nô lấy làm sợ trong lòng không yên, nên khi nghe nói đã di giá về phía đông – Biện Khai Phong ( tỉnh Hà Nam), không có thì giờ gặp mà quay đầu lại nhìn chủ, vào lúc suy tính đã vô tình chiếm cứ các vùng lân cận” (“Mông Ngột Nhĩ sử ký/ Bồ Tiên Vạn Nô truyện” ) lần thứ hai bại vào tay Lưu Ca khiến cho ông ta nhận ra rằng nhà Kim đã vĩnh viễn không thể phục hưng lại được, cho nên chỉ có thể thay đổi kế hoạch khác, xây dựng một sự nghiệp mới hoàn toàn tách biệt, có thể vừa vực dậy lòng dân, lại vừa thoát khỏi những quy định của nhà Kim.
Kim Tuyên Tông* (金宣宗) là một vị hoàng đế của nhà Kim trong lịch sử Trung Hoa. Tên thật của ông làHoàn Nhan Ngô Đổ Bổ (完顏吾睹補), sau đổi thành Hoàn Nhan Tuần (完顏珣), sau lại đổi thành Hoàn Nhan Tòng Gia (完颜從嘉), cuối cùng lại đổi thành Hoàn Nhan Tuần. Ông là vị hoàng đế thứ 8 trong số 10 vị hoàng đế của nhà Kim. Hoàn Nhan Tuần trị vì từ năm 1213 đến năm 1224. Các niên hiệu trong thời kỳ trị vì của ông là Trinh Hữu (1213-1217), Hưng Định (1217-1222), Nguyên Quang (1222-1223). Miếu hiệu của ông là Kim Tuyên Tông.
Mùa xuân năm Kim Tuyên Tông Trịnh Hựu thứ ba (1215),
Vạn Nô phát động binh biến, chia làm hai đạo, một đạo yểm trợ xuôi xuống phía Nam, một đạo chủ lực chạy lên phía Bắc, nhằm đánh chiếm mục tiêu chiến lược là Thượng Kinh (Bắc Kinh), cấp tốc chiếm Liễu Hàm Bình, Đông Kinh, Thẩm Dương, rừng Đằng Châu, tiếp theo lại tiến công thần tốc vào phủ, đánh qua kinh thành. Không lâu sau Lưu Ca nhân cơ hội tập kích Đông Kinh, lập quốc lấy tên “Liêu”, vợ Vạn Nô là Lý Tiên Nga có thể là bị ép gả. Nhưng Lưu Ca lại vô ý lưu lại quá lâu, cướp bóc một phen sau mới rời đi, Vạn Nô lúc đó đã có thể thu phục Đông Kinh,
Chú thích rằng: Đáng thương thay Lý Tiên Nga, ép gả là một từ ngữ ám muội, chân thực như thế nào hẳn mọi người đều biết.
Khởi binh lần thứ nhất, mặc dù đạt được “Thẩm Dương, rừng Gia Châu, thành công mục đích khắc chế người tài phò tá”, nhưng không lâu sau lại vấp phải sự cản trở, sau đó phải quy phục Tân Ca, công khai hoạt động ,nghiêm trọng hơn là căn cứ ở Đông Kinh đã mất, trải qua mấy tháng giáo huấn kinh nghiệm, Sử Vạn Nô nhận thức được cái danh nghĩa tuyên phủ sứ Liêu Đông kia không có bao nhiêu tác dụng, phải thay đổi quy chế, xây dựng lại một quốc gia mới phất cờ xưng vương. Nặng về tinh thần dân tộc Nữ Chân, lại có thể tạo được nhuệ khí trong lòng tướng sĩ Liêu Đông, mục đích mua chuộc lòng dân. Năm Ất Hợi (Công Nguyên năm 1215, năm Kim Tuyên Tông Trinh Hữu thứ ba), tháng mười, ở Đông Kinh lập lên một thủ đô đặt là Thiên Vương, quốc hiệu “Đại Chân”,niên hiệu Thiên Thái, mưu cầu tộc Nữ Chân được phục hưng.
Chú thích rằng: Từ đây có thể thấy được, cũng không có bao nhiêu tài năng quân sự, ngược lại đây là kiểu thừa loạn lạc mà chiếm tiện nghi của kẻ tiểu nhân, tại lúc đó muốn vơ vét cũng không có khả năng, cuối cùng không thể làm gì khác hơn là đành buông tay trước tất cả những nguyên tắc hèn mọn. Trong cái dã tâm của kẻ kiêu hùng cũng bao hàm cả điều đó, tất nhiên đối với tôi ông ta vẫn là một anh hùng, nhưng vào cái thời thế lúc bấy giờ, hào quang đó của ông ta chắc chỉ có thể phụ trợ cho sự vĩ đại của những người khác mà thôi.
Thứ ba, lý do đầu hàng Mông Cổ
Buổi sơ khai khi Đại Chân được thành lập, tình cảnh gian nan, mông muội, Kim, Liêu bi cục diện Tam Quốc vây khốn, cách trở đường bộ liên lạc với bên ngoài. Nam Liêu Đông và đông Kim triều trở thành địch nhân gần nhất, trong lúc bị uy hϊếp quẫn bách đó, triều đình nhà Kim liền lấy lý do ân xá cho Liêu Đông mà thi hành sách lược phân tách, mưu đồ lung lạc và tan rã tâm lý quân sĩ, phá đổ từ bên trong, lại thêm điều chỉnh Liêu Đông Bộ Thư, “chiếu dụ chư tướng Liêu Đông cùng chí hướng”. Mà nội bộ Liêu đang tự chém gϊếŧ lẫn nhau, còn di dời sang địa phận Liêu Tây, Lưu Ca liền đầu hàng Mông Cổ, trở thành một nước thuộc địa. Mặc dù bị uy hϊếp nhưng địa vị đã chuyển xuống thứ yếu. Vì thế đối với Đại Chân mà nói, địch nhân nguy hiểm nhất chính là quân tiên phong tới từ Mông Cổ. Nếu như vẫn giữ thái độ cứng rắn thì chắc chắn sẽ bại vong, nếu giả hàng thì còn có thể bảo tồn thực lực, nằm im chờ thời. Vì vậy,đương lúc tháng Mười năm 1216 liền gửi thư xin hàng, nhận Tử Thϊếp Kha làm người cai quản.
Chú thích: quả nhiên.
Thứ tư, Đông chuyển thành Hạ
Bồ Tiên Vạn Nô mất cảnh giác với Mông Cổ, buông lỏng hoàn toàn phòng bị, sau một thời gian đầu hàng không lâu liền thừa cơ “đem hơn mười vạn người, trốn ra hải đảo” (” Nguyên sử, Mộc Hoa Lê truyện”), giả vờ co quắp nằm im, thái độ vô ý quay đầu trở lại, tiến hành một cuộc di dời quân sự tầm cỡ, bảo tồn, dưỡng sức thuộc hạ. Tháng 2 năm 1217 Liêu Đông thống soái quân Mông Mộc Hoa Lê chuyển hướng nam phạt, tiến hành âm mưu thôn tính Trung Nguyên, không để lại binh lực dự phòng tương ứng. Vạn Nô cho rằng cơ hội đã tới, lập tức khởi binh gϊếŧ chết giám quân Da Luật Niết Nhi Kha, lên đường đi Đông Thiên, đại khái là hai hướng nam bắc đồng thời cũng tiến hành.
Trước vẫn là liên tục chiến đấu ở các chiến trường xung quanh hạ du Lục Giang, tháng tư công phá doanh trại đại phu, Vạn Nô dẫn theo quân chủ lực chạy lên bắc thượng tiến công phủ Long An (Cát Lâm, Nông An), Kim Liêu, quan phủ Bắc Kinh chức tuyên phủ sứ kiêm tả phó nguyên soái Bồ Sát bỏ thành tháo chạy tới Biện Kinh (Khai Phong). Lát sau quân tiến vào thủ phủ Bắc Kinh, một đường yên bình thông suốt, đốt miếu thờ vua, bắt nguyên soái Thừa Sung, đoạt được thành Bắc Kinh, gϊếŧ thủ quân đồn trú Hãn Lão Nhi, nhưng Thừa Sung khi đó vẫn cố thủ, về sau được thêm viện binh, không thành công. Vì vậy quân rút về hạt Lại Lộ, rồi nhanh chóng tiến về giáp danh Tần Lộ. Chủ lực vào tháng 12 năm 1218 trên cơ bản đã thành công chiếm được Đông Thiên. Nhưng thế lực còn sót lại tiếp tục kế thừa những hoạt động ở Nam Liêu Đông trong một khoảng thời gian. Tới năm 1217, giữa tháng Bảy, lần thứ hai độc lập sửa quốc hiệu thành Đông Hạ, niên hiệu vẫn giữ là Thiên Thái, lập thủ đô Nguyên Thành (địa danh này ở nhiều bản ghi không đồng nhất.). Cũng phải nói quốc hiệu ban đầu là Đại Hạ, mà nơi đây là ở Đông phương, tên như vậy là để phân biệt với Tây Hạ. Sử sách Triều Tiên gọi là Đông Chân.
Chú thích: Đoạn này thời gian chiến tranh chênh lệch, cũng tốt, rõ ràng là năng lực của Bồ Tiên Vạn Nô khá đầy đủ, nếu như phát triển tốt, lúc này đây có thể tạm thời nhàn hạ, lợi dụng tài nguyên cấp tốc củng cố phòng thủ Thành Đô, mở rộng quân đội, tới khi các thế lực khác kịp hành động, xem chừng đã chậm, một địch nhân cường đại đã xuất hiện.
Thứ năm, uy chấn Liêu Đông
Đông Hạ lập quốc, triều đình nhà Kim chọn Bồ Sát Ngũ Cân làm thượng thư tỉnh Liêu Đông,
bố trí lại Bắc Kinh, trong khi Liêu Đông cai trị vùng đất Vu gia đã ra tay tàn sát dã man, nhưng quân Kim bấy giờ không thể nhanh chóng trở lại, gian nan chống đỡ tình thế nguy hiểm, làm thế nào có thể chiến đấu với sức mạnh của nước Đông Hạ kia? Tại thời điểm này, Mông Cổ là lực lượng quân sự của Tây Hạ, còn với nhà Kim tại Trung Nguyên, Liêu Đông quá bận rộn để phân chia lực lượng của mình cho sự phát triển và mở rộng của Đông Hạ. Chỉ với thời gian một năm, thông qua phát triển lực lượng quân sự, đạt được thế lực tầm cỡ, so với sự biếng nhác của quân Kim, liên tiếp thay đổi và phát triển khu vực, ranh giới của phạm vi mở rộng tới vùng Bột Hải (vùng biển giữa bán đảo Sơn Đông và bán đảo Liêu Đông Trung Quốc), phía Tây bắc của thành phố lan ra tận hồ Lý Cải Thành (Hắc Long Giang, Y Lan), tây tới Trương Quải Tài Linh, nam tới Triều Tiên Thanh Châu (Triều Tiên khu vực Bắc Nhất Đài), mở rộng nhất là phía nam từ phía tây kéo dài tới phía đông sát với Triều Tiên, phía bắc chạy đến hạ du Hắc Long Giang, khu vực Hắc Long Giang ở hạ lưu Y Lan, từ phía tây đến phía nam của trung tâm Cát Lâm, trong khu vực Hắc Long Giang
(bao gồm cả bên trong thành Bắc Kinh), phía đông tới vùng biển Nhật Bản. Da Luật Lưu Ca khởi binh, tất cả đều là tự lực kêu gọi, lại đầu hàng Mông Cổ, thủ hạ phản bội, một phần trong số chúng đã xâm nhập vào lãnh thổ của Triều Tiên, đe dọa nhà vua, Triều Tiên hy vọng Mông Cổ, Đông Hạ ” dẫn quân đến cứu viện, quét đi lũ phản tặc” (“Triều Tiên sử”). Năm 1218 Thành Cát Tư Hãn phái Nguyên soái Hắc Chân và Trát Lạt, dẫn theo mười ngàn binh sĩ tiến quân sang tương trợ Triều Tiên, theo lời đề nghị tới thành Gian Đông,
tháng Giêng xuân 1219, thủ lĩnh đối phương Hảm Xá tự tử, trong khi những người còn lại ra hàng, dẹp loạn thành công. Triều Tiên là tỏ ý cảm tạ nên hằng năm đem cống phẩm tới hai nước, hai nước cũng đã đồng ý phái đại sứ đến Triều Tiên thu lạp cống phẩm. Kể từ đó, Mông Cổ phái người tới Triều Tiên đốc thúc và giám sát giao nộp đốc cống phẩm, cũng cho sứ thần giao thiệp qua lại với biên giới Đông Hạ, thân nhau như người một nhà. Nguyên soái Mông Cổ Cáp Chân Tằng đã từng nói với Triều Tiên: “Cùng nhau giao hảo, trước là tới lễ hoàng đế Mông Cổ, sau là tới lễ hoàng đế Vạn Nô “(” Triều Tiên sử”), điều đó chỉ ra rằng Mông Cổ đã công nhận Bồ Tiên Vạn Nô tự xưng đế. Đông Hạ gửi phái viên bôn ba ngàn dặm tới triệu kiến Thành Cát Tư Hãn, thể hiện phép lịch sự. Điều này đã duy trì được mối quan hệ thân thiết cho đến năm 1224, sáu năm trước.”
Chú thích: Thật không may, bị các chính sách dụ dỗ của Mông Cổ che mắt. Lúc này Vạn Nô vương sợ không dám nghĩ tới mình và Mông Cổ nếu đối đầu tình hình sẽ như thế nào, mọi sự diễn ra ông ta đều chỉ muốn duy trì ở thế cân bằng. Tuy nhiên, Triều Tiên thời điểm đó không phải là đồng minh đáng tin cậy,
dưới một Mông Cổ cường hãn như vậy, Triều Tiên lập trường cũng không vững chắc, cục diện cũng trở lên tiến thoái lưỡng nan.
Thứ sáu Đông Hạ sụp đổ
Tuy nhiên, quan hệ hữu nghị giữa Đông Hạ và Mông Cổ chỉ là thiện chí ngoài mặt, thỏa hiệp chính trị tạm thời, thực tế chỉ là lừa bịp, đấu đá nội bộ, là để giành chiến thắng, áp bức Triều Tiên cô lập đối phương. Đối mặt với Mông Cổ cường đại, vẫn tiếp tục gửi quân sang xâm nhập cướp bóc biên giới đối phương, dẫn đến việc hai nước thường nổ ra chiến tranh quy mô nhỏ, tiêu hao lực lượng quốc gia, nhưng không đạt được thêm điều gì. Năm 1223 Mộc Hoa Lê* chiếm Trung Nguyên không thành, chết ở Sơn Tây. Trong năm 1224 quan hệ Đông Hạ với Mông Cổ xuất hiện của bước ngoặt mới, chỉ trong một tháng, Đông Hạ gửi Triều Tiên hai công văn: “Thứ nhất là:” Thành Cát Tư Hãn Mông Cổ , lão tướng ở nơi xa xôi, không biết có còn tại thế, Ngoa Xích Hãn tham bạo bất nhân, cắt đứt mối hữu hảo ngày trước"; Thứ hai là: “Bản quốc ở Thanh Châu, quý quốc ở Định Châu, đều tự có lập trường, buôn bán như trước kia” (“Triều Tiên sử”). Từ đó, sứ giả Mông Cổ không còn thông qua biên giới Đông Hạ. Mối quan hệ song phương thù địch, Đông Hạ do tính sai tình hình nên chịu trách nhiệm chính, nhưng hoàng đế Mông Cổ Oát Xích Cân (Ngoa Xích Hãn) tàn bạo bất nhân, lại đối với Đông Hạ cướp cống phẩm bừa bãi, cũng là một trong những nguyên nhân. Quan hệ hai nước tan vỡ, nhưng chưa vì vậy mà dẫn tới gay gắt. Năm 1227 Thành Cát Tư Hãn chết, Oa Khoát Thai tại vị, trải qua ba trận chiến lớn, chủ lực nhà Kim diệt vong, Mông Cổ thay đổi chính sách đối ngoại mở rộng, bắt đầu từ các lực lượng quân sự lớn đông bắc, các mối quan hệ dần căng thẳng. Trong tháng Hai năm 1233, Nguyên Thái Tông “Chiếu chư vua, đề nghị phạt Vạn Nô, toại mệnh hoàng tử Quý Do* (tức là: Nguyên Định Tông). Và chư vương Án Xích Đài, dẫn cánh tả quân dẹp loạn “(” Nguyên sử “) cũng như sự tham gia của nhiều người, quan hệ như sau:
Mộc Hoa Lê* (Muqali, tên theo chữ Hán: 木華黎) (1170-1223), là một trong tứ kiệt (hay tứ dũng) của Thành Cát Tư Hãn, gồm có bốn chiến binh có sức mạnh và đồng thời là bốn vị chiến tướng anh dũng, thiện chiến trên chiến trường là Xích Lão Ôn, Bác Nhĩ Truật, Bác Nhĩ Hốtvà Mộc Hoa Lê. Ông là một trong những vị tướng vĩ đại nhất đã theo Thành Cát Tư Hãn chinh chiến đông tây đặc biệt là ông đã phò tá cho Thành Cát Tư Hãn thống nhất đất nước, và đảm nhiệm vị trí chủ lực trong cuộc chinh phạt nhà Kim. Ông là một người tham gia trong nhiều trận đánh ở Thành Cát Tư Hãn thống nhất vùng Trung Á vàĐông Á.
Đại hãn Quý Do*(tiếng Mông Cổ: Гүюг хаан, Güyük qaγan; chữ Hán: 貴由; 1206 – 1248) làKhả hãn thứ 3 của Đế quốc Mông Cổ, trị vì từ năm 1246 – 1248. Sau này khi người em họ Hốt Tất Liệt thống nhất Trung Hoa, lập ra nhà Nguyên, đã truy thụy hiệu cho Quý Do là Nguyên Định Tông.
(Nhất) Hoàng tử Quý Do
(1) Quốc vương Tháp Tư
a, Thạch Mạt Tra Lạt
b, Thạch Mạt Bột Điệt Nhĩ
(2) Ngột Lương Hợp Thai
(Nhị) Chư vương Án Xích Đài (Đài Châu- Chiết Giang Trung Quốc) Di Lạt Mãi Nô (Quân cánh tả)
(Tam) Vương Vinh Tổ (Trước “tiến quân sang Triều Tiên “, sau “chinh phạt Vạn Nô”)
Đội quân Mông Cổ qua Triều Tiên, tiến vào nội quốc Đông Hạ. Tháng 9 năm 1233 bao vây Nam Kinh, mặc dù là “thành trì cứng như sắt dựng” (“Nguyên sử”), kết quả cuối cùng mãnh hổ nan địch quần hồ, mất thành, Bồ Tiên Vạn Nô bị bắt (có ghi chép là đã chết ). Quân Mông Cổ tiếp tục tiến tới, chiếm lấy “khai Nguyên ( đông Mẫu Đơn Giang, tỉnh Hắc Long Giang, ), vật phẩm tiếp tế (lưu vực sông Tuy Phân), lãnh thổ phía đông đã được san phẳng hoàn toàn” (“Nguyên sử”). Đông Hạ mất, mười chín năm lập quốc.
Chú thích: Trận chiến cuối cùng được miêu tả trên bích họa ở Vân đỉnh thiên cung, Đông Hạ khi đó là một tiểu quốc, danh dự cuối cùng của cả dân tộc đó là quyết tử cho đất nước, có thể tưởng tượng rõ ràng cảnh chiến tranh giữa người Mông Cổ và người Nữ Chân thảm thiết tới mức nào. Đoạn ký ức tanh mùi máu đầy bi thảm đó sẽ còn lưu lại vĩnh viễn trong lòng người dân tộc Nữ Chân.
Thứ bảy, chế độ vẫn còn
Quá khứ cho rằng Đông Hạ theo Vạn Nô bị bắt chắc chắn diệt vong, nhưng hai mươi lăm năm kể từ khi triều đại của hoàng đế Khang Hy (1686) thấy rằng các con dấu chính thức khắc hình “Đại đồng*” tới nay, cho thấy sự tồn tại của Đông Hạ. Theo nghiên cứu của Vương Quốc Duy : “” Triều Tiên sử ” có nhắc tới Đông Chân tức Đại Chân từng có giao thiệp qua lại với Triều Tiên, kể từ Thái Tông Quý Tị (1233) sau đó tới thế tổ các đời Nguyên Mạt (1294), có tầm hai mươi ý kiến. Cho rằng lúc Vạn Nô bị bắt, Mông Cổ vẫn còn sử dụng ông ta để trấn an đất nước của họ, con cháu của họ được thừa hưởng các nước chư hầu, nguyên nhân còn từng gọi Đông Chân “(” Hắc Thát tóm lược sử “). Cũng trong” Triều Tiên sử “và” Nguyên sử ” ở năm 1233 sau nhiều năm ghi chép vẫn sử dụng danh hiệu “quý quốc”, “Vạn Nô nước Đông Hạ”. Tháng 2 năm 1234. “, Mông Cổ để lại hơn trăm kỵ binh Đông Chân, còn lại rút sạch” (“Triều Tiên sử”). Năm 1235 thiết khai nguyên, Nam Kinh hai triệu hộ dân, người sau có thể là kế nhiệm quốc vương Đông Hạ. Đông Hạ kế tục duy trì quản lý địa khu hành chính, tại nơi sử dụng “Đại đồng” khai quật được một số các quan ấn có niên đại khác nhau, đủ để chứng minh. Làm nước chư hầu Đông Hạ, từ đó đối với Mông Cổ vẫn một lòng quy thuận phục tùng, muốn được tương trợ quân Mông trấn áp phản loạn Triều Tiên.
Chú thích: Uông Tàng Hải sống trong những năm cuối nhà Minh, rõ ràng là trong quá trình chính quyền mục nát nhà nước đó cũng không hề biến mất, mà từ một nước dần dần tiêu giảm thành một tỉnh, lại từ tỉnh tiêu giảm thành bộ tộc.
Năm 1235 Mông Cổ lần ba chinh phạt Triều Tiên, quân Đông Hạ dẫn đường, dẹp xong thị trấn Long Tân, trấn Minh Thành và các địa điểm khác (“Triều Tiên sử”) . Tháng 6 năm 1236, quân Mông tái chiếm Triều Tiên, đã gửi hàng trăm kỵ binh tiếp viện, xâm nhập đông bắc Triều Tiên, từ Diệu Đức, Tĩnh Biên tới Vĩnh Hưng đều nhanh chóng bị chiếm cứ (“Triều Tiên sử”). Đến thời kỳ Mông Cổ thống trị, lần thứ hai Mông Cổ mở đại chiến dịch tại Triều Tiên, Đông Hạ trở thành quân tiên phong cho quân Mông .
Theo “Triều Tiên sử” ghi lại, từ năm 1249 đến năm 1259, hàng năm đều có binh mã Đông Hạ nhập cảnh quấy nhiễu. Năm 1257, châu Nhập Đăng có tới hơn ba nghìn kị binh, năm 1258 huyện Tùng Đảo bị thuyền vây chặt. Cho đến khi Mông Cổ đứng ra can thiệp và thì mới dừng lại. Sau khi Nguyên Thế Tổ lên ngôi, bắt đầu từng bước tăng cường khống chế Đông Hạ. Tới năm thứ ba triều Nguyên (1266) trong tháng Hai, đã thiết lập qua Đông Kinh, Khai Nguyên, Tuất Phẩm, Hợp Lại. Tới năm hai mười triều Nguyên (1283) tháng năm, lại thêm Thiết Hải Tây Liêu Đông phủ tư pháp. Tuất Phầm, kết hợp hai lãnh thổ của Đông Hạ, Hải Tây nhậm chức bao gồm cả khu vực trong Đông Hạ, có thể thấy được rằng đó giống như cai quản một địa hạt trong nước. Đến năm 1287 sau, có vẻ như không còn cái tên “Đông Chân”, “Đông Hạ”, nước chư hầu Đông Hạ đã bị triệt tiêu.
Chú thích: Đáng thương cho Triều Tiên, lúc này tàn dư của Đông Hạ đã thoái lui vào dãy Trường Bạch, bắt đầu cuộc sống ẩn dật.
Thứ tám, di tích lịch sử
1, Thành phố núi Thành Tử
Để đề phòng bị Mông Cổ xâm lược, dựa vào địa hình nhiều núi đặc biệt, Đông Hạ xây dựng Thành Đô chủ yếu ở trên núi, trở thành thành phố núi. Tại ngoại vi phía đông thành Duyên Cát có biên giới qua lại với thành Đồ Môn. Bên trong thành còn vài di tích Bột Hải và một lượng lớn di tích thuộc quốc gia Đông Hạ. Tường thành dựa vào thế núi để xây dựng, hình bầu dục bất quy tắc, chu vi dài khoảng 4454m. Có bốn cửa, trong đó ba chỗ là Ủng thành (bức thành nhỏ ở ngoài cổng thành). Bên trong thành địa thế trống trải, chính giữa là tàn tích cung điện,hình cầu thang, có chín bậc, mỗi bậc khoảng 10 m, dài 17 m, trên đá có hàng chữ. Xung quanh nền điện còn rải rác một vài kiến trúc bằng ngói. Bên trong thành khai quật có trang sức đai ngọc, ngọc bội uyên ương, mã não, quan ấn Đông Hạ, gương đồng, dụng cụ bói toán, đồ đạc sứt mẻ, tượng mẫu tử tiểu đồng cùng với mấy trăm đồng xu thời Đường, Tống, Kim. Thành Nam Kinh thuộc cai quản của nước Đông Hạ, quốc vương Đông Hạ là Bồ Tiên Vạn Nô từng ở trong thành, Công Nguyên năm 1233
Bồ Tiên Vạn Nô bị Mông Cổ quân binh bắt tù binh, Đông Hạ đi tới diệt vong. Theo nghiên cứu về chính trị, kinh tế, văn hóa của Đông Hạ thì di sản trọng yếu nhất còn để lại, có tương đối cao giá trị lịch sử và khoa học.
2, Dục Trì sơn
Tại phía đông Duyên Cát khoảng 10 km, cách tương đối xa thành tử sơn còn một tòa núi khác. Đỉnh núi có một cái ao hình tròn, trên núi có một phong hoả đài (nơi người ta đốt lửa ám hiệu khi thấy giặc tới). Tương truyền rằng ao kia là nơi quốc vương
nước Đông Hạ
Bồ Tiên Vạn Nô tắm rửa.
3, Sơn thành Khắc Lạp Tư Lặc Nhã Nhĩ
Tại vùng nam ngạn nay là Ussuriysk ngay gần núi Khắc Lạp Tư Nặc Nhã Nhĩ , chu vi khoảng 16 dặm Trung Quốc, trình vòng tròn, dựa vào tùy thế mà xây. Từ chân núi tới đỉnh núi giống ba tầng tường thành, cao 5m, tường thành xung quanh còn có chiến hào cùng phương tiện phụ trợ. Chỗ cao nhất của thành là “cấm thành”, bốn phía cách một vách tường, bên trong thành có thật nhiều kiến trúc di tích cùng cung điện sang trọng.
4, Biên giới Trường Thành cổ kéo dài
Biên giới Trường Thành cổ kéo dài bị vây bởi tám con kênh, hai ngọn núi và Duyên Cát trên sườn núi Bắc Bình Phong, bắt nguồn từ phía tây cùng hai con rạch trên sườn núi thôn Đông Sơn, uốn qua sông Long Thị, huyện Long Môn, trấn Long Tĩnh ở cạnh sông, Đào Viên, Đồng Phật, thành Duyên Cát, Yên Tập, trấn Trường An giữa núi non trùng điệp, biến mất ở phía đông Duyên Cát 15 km cạnh núi Mã Bàn. Trường Thành phần lớn được xây bằng đất, cũng có chỗ bằng đá, toàn bộ dài chừng 150 km, phát hiện được 17 phong hoả đài. Đoạn dài nhất là từ sông tế lân tới rạch lão đầu, ước chừng 10 km; đoạn bảo tồn tốt nhất là lão đầu thôn Quan Thuyền rạch Lão Đầu, còn giữ được độ cao chừng 3m.
Cổ Trường Thành không có ghi chép văn hóa. Theo nghiên cứu cho rằng đây là Trường Giang của nước Đông Hạ. Cũng có người cho rằng ban đầu được xây ở Bột Hải, nơi này và Hồn Xuân “biên hào” giống như là thành bảo bệ Bột Hải ở Bắc Kinh và Đông Kinh, về sau Đông Hạ cải tiến thành công trình phòng ngự. Còn có ý kiến cho rằng đó là trường thành nhà Kim hoặc trường thành của Triều Tiên.
5, Vách tường Kính Bạc
Kính Bạc tại bờ đông Hồ Nam, bên trong là vùng làm lâm trường tuyệt đẹp. Xây bằng đất đá, chạy quanh hướng đông nam , thời điểm phát hiện dài khoảng 4, 5 km. Phía tây hồ có đắp đá, còn lại đa số xây bằng đất hoặc đất đá lẫn lộn, cách mỗi 50–80m lại có mặt tường lớn nhô ra. Cao 2m, rộng rãi khoảng 1. 5 m, trần rộng
0. 8 m, đoạn xây bằng đá được bảo tồn tốt hơn. Quần chúng phản ánh: thử biên tường có thể kéo dài tới Cát Lâm. Điều tra sơ bộ nhận định là được để lại Đông Hạ từ cuối thời Kim, tức là tiểu Trường Thành nhà Kim, công trình quân sự để phòng quân Mông Cổ xuôi nam xâm lược. Năm 1990 thông qua phê chuẩn được trở thành văn vật cấp tỉnh cần được bảo hộ.
6, Thành Phỉ Ưu
Tọa lạc tại phong cảnh tú lệ tả ngạn bờ sông Đồ Môn, một trong ba quê hương của dân tộc Mãn thôn Cổ Thành nay là Đông Thành, là khu vực tách biệt bị ngăn cách bởi Trường Giang gần với Triều Tiên. Chủ vi dài khoảng 2023 m, tường cao 3-4 m, trần rộng 9 m, đông tây nam bắc đều có một cửa, có chỏi gác, bề ngoài mang dáng dấp cổ thành Liêu Kim, đât là một tòa Liêu Kim cổ thành được bảo tồn hoàn chỉnh nhất. Tại bên trong thành từng khai quật được
mười chiếc ấn đồng, trong đó có một chiếc là ấn cuối của triều Kim, một chiếc không rõ niên hiệu và hai một chiếc có tay cầm bên ngoài, còn lại đều là ấn đồng của Bồ Tiên Vạn Nô khai quốc Đông Hạ. Ấn đồng có hai loại: một loại là ấn đồng “Thiên Thái” của nước Đông Hạ; một loại khác là ấn đồng niên hiệu “Đại đồng”. Bởi vậy cho rằng, thành trì thời kỳ cuối nhà Kim là nền tảng cho quốc gia Đông Hạ. Có người lại chứng mình, thành trì của Đông Hạ là “Đông Kinh”.
──《 Đông Hạ tư liệu lịch sử 》Hành trình vô tận
Ở tầng hầm Cách Nhĩ Mộc, có thể nói là tại đây tôi bị cuốn vào câu hỏi lớn nhất từ trước tới giờ, cũng là lần đầu tôi được biết tới nhiều bí mật như vậy.
(Kèm theo bản vẽ mặt phẳng tranh minh hoạ hàng lang, gian phòng, tầng hầm ngầm
trại an dưỡng)
Tôi vẫn muốn viết xuống chút gì, thế nhưng bản thân lại không dám viết.
Tôi không biết việc mình đang làm có phải chính xác không, cũng không biết có nên để cho những người khác biết không, nếu có người đọc được những văn tự này, phải bước vào vòng xoáy như vậy đối với người đó mà nói, hẳn sẽ giống như tai bay vạ gió. Mà tôi là người khởi xướng viết lại những văn tự này, cũng sợ rằng khó thoát được phải mang danh kẻ ác.
Trong tất cả những bí ẩn lớn nhỏ được giấu kín tại đây, tôi đã xâm nhập được vào, nhưng lại đứng ngoài những bí ẩn đó, thậm chí tôi cũng không cách nào xác định được mình rốt cuộc là người trong cuộc hay là người ngoài cuộc.
Tất cả những điều này, như trong tầng tầng những cánh hoa, cuối cùng thì tôi cũng thấy hết thảy tất cả chúng phô bày ra trước mắt, tôi đã nghĩ rằng mình bước vào nội cục rồi, nhưng mà chung quy chỉ tiến không được nhiều lắm, đây hết thảy dường như là vô tận, lại dường như là một vòng luân hồi.
Không có ai biết tương lai sẽ ra sao, bản thân cũng chỉ có thể không ngừng bước tiếp.
Ngô Tà ── năm 2005 tại Cách Nhĩ Mộc
Dựa theo: đây là phần tôi viết xuống sau cùng, kế tiếp, tôi muốn một lần nữa lên đường rời khỏi sài đạt mộc, tôi không biết mình có thể trở về được không, nếu như tôi một đi không trở lại, vậy thì quyển bút ký này có thể để cho người khác biết, tôi rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì.
Nhớ kỹ, nếu như bạn không thể lý giải những điều do tôi viết, cũng đừng nên miệt mài theo đuổi, bởi vì đó là một vực sâu vô cùng.