Chương 7: Năm Mới
Chúng tôi đang ở sau núi, đứng bên rừng thông nhìn về phía rặng núi trùng điệp nối tiếp nhau phía xa xa. Tôi thầm cảm khái, nơi đây là Phúc Kiến, thật không ngờ mình lại một lần nữa trong tâm trạng thế này mà quan sát hướng đi của mạch núi mạch nước.Vùng trung tâm Phúc Kiến núi non trùng trùng điệp điệp, tục ngữ nói “tám rặng núi, một dòng sông, một mảnh ruộng con”(*), từ địa hình Phúc Kiến có thể thấy, trước mắt chúng tôi chỉ toàn là những dãy núi vắt ngang ngút tầm mắt. Những dãy núi này không quá cao không quá thấp, nhưng hình dáng tương tự nhau, rất khó để phân biệt. Không những nhiều đồi núi, ở Phúc Kiến hệ thống sông ngòi cũng hết sức chằng chịt. Đa phần hệ thống sông ngòi của toàn tỉnh Phúc Kiến đều bắt nguồn từ vùng trung tâm này. Hệ thống sông ngòi, hệ thống long mạch và phong thủy Trung Quốc có mối liên quan chặt chẽ với nhau, nhưng ở Phúc Kiến, sông ngòi thường bắt nguồn từ chính vùng đồi núi của tỉnh, sau đó đổ thẳng ra biển, tự hình thành một nhánh phong thủy. Tôi tra tài liệu trên mạng, tự điển “Thuyết văn giải tự” của Hứa Thận thời Hán có viết: “Mân, Đông Nam Việt, xà chủng.” tức nghĩa là người Mân là bộ tộc thờ rắn; thời cổ ở đây có những sáu bộ lạc thờ rắn. Tôi khá là có hứng thú với chuyện này, nhưng trong đó không hề nhắc đến loài cá kỳ lạ nào cả.
(*) nghĩa là ở Phúc Kiến có đến tám phần là đồi núi, một phần là sông ngòi, còn một phần là ruộng vườn.
Mà giờ này kể có rắn thì cũng chết rét hết cả.
Tôi châm điếu thuốc, rùng mình một cái: “Khởi công đi.”
Bàn Tử rút cái khoan đá ra, đeo găng tay bảo hộ lao động vào, nhìn về phía cánh rừng phía sau. Rừng thông ở đây toàn là loại thông đuôi ngựa, vùng núi xung quanh thì toàn những bụi cây những khu rừng con con. Thông đuôi ngựa rất phát triển, xem ra cũng phải hơn mười hai năm rồi. Thông do con người trồng.
Mười hai năm trước có người trồng rừng ở đây, thật phi logic, bởi nơi này cách thôn làng quá gần, mộ cổ bên dưới khu rừng nhất định là có đá tảng chặn, phải cho pháo nổ tung đã. Mà trực tiếp nổ pháo ở ngay sau núi, thế nào cũng bị gô cổ lại đánh chết tươi. Từ hơn mười năm trước đã bắt đầu trồng rừng để che đậy hành vi sau này, đây không phải hạng trộm cắp xoàng xĩnh đâu.
Không có đồ nghề trang bị gì hết, Bàn Tử chỉ dựa vào mỗi cái khoan đá cùi bắp. Cũng may nhờ cánh rừng che khuất, chúng tôi làm mà chả lo ngại cái gì. Chả mấy chốc, Bàn Tử tìm được chỗ rồi, đào mấy nhát xẻng xuống dưới, bổ vỡ lớp đất giả bọc bên ngoài, cái hang trộm liền lộ ngay ra ngoài.
Tôi hít sâu một hơi. Hang này lâu rồi, một cái hang trộm từ nhiều năm trước, chắc chắn bên trong trống rỗng. Đến công đoạn bẩn thỉu nhất, tôi với Bàn Tử và Muộn Du Bình xòe tay ra oẳn tù tì, Bàn Tử thua.
Anh ta chửi thề, cởϊ áσ khoác, cầm bật lửa chui xuống hang trộm. Tôi định đọ nắm đấm với Muộn Du Bình một chút cho nó ăn ý(*). Muộn Du Bình nhìn nắm đấm của tôi, lại nhìn tôi, không hiểu sao tôi còn muốn tiếp tục phân thắng bại nữa, bèn chậm rãi mở bàn tay ra lá.
(*) hành động 2 bạn đồng đội chạm 2 nắm tay vào nhau sau khi chiến thắng cái gì đó ấy -3-
Bàn Tử xuống dưới mở quan tài, từ dưới đó chửi vọng lên lũ đồng đội ăn ở mất nết. Tôi bèn thảy cà mèn cơm xuống đó, rồi lại dùng dây thừng kéo lên. Toàn bộ bầu không khí lập tức tràn ngập một mùi tanh tưởi không tài nào chịu nổi. Tôi che miệng, nhìn cái cà mèn nắp đậy lỏng lẻo, bên trong có một đống nước nhầy màu vàng đang rỉ rỉ ra ngoài. Long quan-kun đang ở trong đó. Nhưng tôi chả có hứng thú mở ra xem tí nào.
Bàn Tử trèo ra ngoài, bọc túi nilon cẩn thận. Tôi đổ nước khoáng ra rửa tay. Cả hai đứa mặt mày ủ rũ.
Quay trở về làng, liền nhìn thấy ông lão kia đang tất bật chuẩn bị cần câu cá. Ông ta chọn lựa rất kỹ càng, cố sức vung cần để nó uốn cong lại, xem sức dãn thế nào. Đây là đang chọn lựa vũ khí cho trận đánh cuối cùng. Tôi bị sự tập trung của ông ta gợi lên hứng thú, bèn tiến tới thử xem. Ông lão trước tiên chọn mấy cần câu bằng trúc và thép các bon thông thường, sau đó, tôi nhìn thấy một cái cần câu cốt thép.
Thực ra các loại cần câu hiện nay đã rất bền chắc rồi, tôi nhìn thấy cái cần cốt thép, trong lòng có chút nghi hoặc. Cần câu thời nay, đặc biệt là cần câu của thuyền câu cá lớn còn rắn chắc hơn cần câu cốt thép nhiều lần. Nhưng thanh thép này to vô cùng, lực cánh tay của tôi bây giờ mạnh hơn ngày xưa nhiều lắm, thế mà giờ đây tôi cầm cần câu này lên cũng chẳng giữ được bao lâu.
Một chiếc cần câu không nhấc lên được thì có ích lợi gì chứ.
Tôi hỏi ông lão, vật này dùng để làm gì. Ông lão chỉ mỉm cười đầy thần bí, không trả lời tôi. Tôi thấy ông ta cũng phải dùng hết sức mới nhấc được cái cần câu lên bên hông, giắt bên thắt lưng. Tôi thấy trên cần còn buộc rất nhiều mảnh vải màu vàng, trông như một món pháp khí vậy.
Tôi thầm giật mình. Thì ra cần câu thép này không phải dùng để câu cá. Nó chính là chiếc cần “Hoàng Hà điếu thi”.
Ông cụ này định câu lại thi thể của những người năm xưa đã chết dưới hồ sâu kia sao?
Trang bị của ông lão nặng cực kỳ, lúc mở ra còn thấy bên trong tối thiểu phải có đến mấy trăm loại lưỡi câu, lưỡi câu đơn, lưỡi câu đôi, lưỡi câu ba, lưỡi câu chùm. Tất cả những thứ tôi biết đều có, còn có vô số thứ tôi chưa nhìn thấy bao giờ nữa. Ngoài ra còn có rất nhiều loại thính và mồi câu. Các lưỡi câu đều rất cũ, vừa nhìn là biết đã dùng từ lâu, bên trên còn bôi một lớp dầu, giữ gìn cẩn thận. Trong thùng đồ còn có những thứ như là để rửa dầu nữa, vì sợ mùi dầu ảnh hưởng đến vị của mồi câu.
Ông cụ chuẩn bị rất lâu. Chúng tôi viết địa chỉ nhà, đưa cho Lôi Bản Xương tìm nhóm xe máy. Địa vị trong làng của ông ta quả nhiên không thấp, ông ta không chỉ giúp chúng tôi chở hết đồ đạc về chỗ tôi ở, ngay cả chiếc bán tải ông ta cũng giúp chúng tôi đưa đến tận cổng luôn. Bởi vì không đủ thời gian, nên chúng tôi hẹn nhau đến mùng 7 mới xuất phát, bọn tôi về nhà trước để ăn Tết cái đã. Ít nhiều tôi cũng thở phào nhẹ nhõm được rồi.
Chúng tôi tạm biệt ông lão, trước khi đi, ông còn tặng chúng tôi mười mấy tảng thịt khô, lái xe máy, cuối cùng cũng về đến nhà trước nhóm người lớn kia.
Tôi gần như quên luôn chuyện ông lão ngay tức thì, cùng Bàn Tử lập tức xắn tay áo lên nấu nước, gọt củ cải, rửa thịt. Muộn Du Bình xách dao đi mổ gà. Nghe bà thím hàng xóm mắng: “Đấy là gà nhà tôi chứ!” Tôi lập tức bảo Bàn Tử mau chạy sang bồi thường.
Thím hàng xóm làm ăn ở Vũ Di Sơn, cực kỳ có thành kiến với tôi, bởi vì lúc đến làng này, tôi là phần tử đáng ngờ nhất xóm, cướp luôn danh tiếng của thím. Chồng bà thím làm ở chi cục tài chính ở trấn trên, coi như là thuộc dạng người nhà của cán bộ Nhà nước đi, mỗi lần gặp tôi đều muốn hoạnh họe.
Tôi xem giờ trên di động, tỉnh táo lại một chút. Pháp bảo của tôi bây giờ là măng, măng ở đây cực kỳ ngon, bố mẹ tôi cũng thích ăn măng nữa. Chú Hai tôi thích thịt gà, Tiểu Hoa với Tú Tú thích ăn mặn, nước xuýt sườn heo khô nấu trứng cũng được lắm. Rượu, rượu, rượu.
Sắc mặt tôi đột nhiên trắng bệch. Bỗng nhớ ra mình quên béng mua rượu rồi.
“Bàn Tử!! Tiêu rồi!” Tôi xông ra ngoài, thấy Bàn Tử đang cãi nhau với thím hàng xóm: “Cái mụ nội nhà bà ấy, bắt nạt Bình Tử nhà ông đấy à? Bà lấy gì chứng minh đây là gà nhà bà? Bà kêu tên nó một tiếng là nó báo mộng cho bà luôn đấy à?”
Tôi lập tức chạy lại xin lỗi: “Chị gái à, thật xin lỗi đã gϊếŧ gà nhà chị.” Tôi ra hiệu cho Bàn Tử. Nhà này chắc chắn là không thiếu người biếu rượu làm quà, thôi thì mặc kệ rượu nào cũng được, cho dù có là rượu quê thì ta cũng phải lấy bằng được.