Truyền Thuyết Liêu Trai

Chương 18: Hoa Vương Trong Tranh (1)

Ngày xưa ở Huyện Từ Liêm - Kinh Thành Thăng Long có một học sĩ tên là Đỗ Sinh. Lúc bấy giờ dưới triều đại nhà Trần năm nguyên phong thứ ba có một trường Quốc Tự Giám - trường Quốc Học đầu tiên là nơi cho các con em đến học hành và thi cử hàng năm để chọn người đổ đạt ra làm quan. Trường học có nơi ở nội trú dành cho các học sĩ, vốn là những gian nhà nhỏ bé sau Hoa Viên, giống như một ký túc xá

Đỗ Sinh vốn là nam tử hán nhưng yểu điệu như thục nữ khuê cát. Khi các chàng trai học sĩ đồng trang lứa háo hức chơi đá bóng cầu mây thì Đỗ Sinh chỉ ngồi trong phòng mãi mê thêu thùa may vá , thỉnh thoảng nhìn trộm thân thể của các chàng trai cường tráng mà lòng khao khát. Nổi bật trong đám đông là vị công tử Lê Kha , diện mạo tuấn tú đẹp đẽ hơn hẳn mọi người. Đỗ Sinh rất thích Lê Kha nhưng chỉ ấp ủ trong lòng. Công tử thừa biết nếu nói ra không bị chúng bạn chê cười cũng sẽ bị Lão Sư đuổi học ngay

Trong lớp ngoài Lê Kha ra thì không ai sánh bằng tài nghệ cầm kỳ thi họa của Đổ Sinh. mặc dù vậy Đỗ Sinh hay bị bạn bè và Lão Sư châm chọc vì bản tính quá điệu đà lã lướt như cô nương

Một hôm , trong kỳ kiểm tra giữa học kỳ các môn cầm Kỳ thi họa. Sau một canh giờ trôi qua thì Lão Sư kêu các Đồ Môn nộp bài. Buổi chiều hôm ấy Lão Sư chấm điểm xong thì phát cho các học trò. Bài ai ông cũng khen không ít thì nhiều, nhưng chỉ riêng bài của Đỗ Sinh là bị Lão Sư chấm điểm tệ nhất. Xưa nay sức học của Đỗ Sinh không ai sánh bằng , cầm kỳ thi họa cái gì chàng cũng giỏi mà sao kỳ thi điểm lại thấp . Lấy làm lạ nên các công tử đồng môn súm xít bu lại giựt bài thơ xem rối rít. Đúng là thơ rất hay,thể thơ Lục bát mượt mà và lắng đọng lòng người lắm. Luật thơ không sai một nhịp. Tình ý trong thơ cũng rất lôi cuốn người đọc. Các học sĩ đồng môn như bị lạc vào nhân vật ma mị Liêu Trai kỳ bí trong thơ. Họ rất tò mò muốn biết vị cô nương xinh đẹp được ẩn dụ trong ý thơ là người như thế nào. Nội dung thơ càng đọc càng lôi cuốn một cách lạ lùng. Nhưng khi đọc đến dòng “ tình lang ơi hỡi tình lang, nửa đêm thức giấc tưởng chàng kề bên” thì các học sĩ cười lăn ra đất. Thì ra lí do bài thi bị đánh giá thấp là đây. Cứ ngỡ là nam nhi chi chí trong thơ phải lòng cô nương nào chứ, ai nhè đó là một vị công tử . Xã hội phong kiến ảnh hưởng rất sâu sắc lúc bấy giờ. Đạo giáo Khổng Tử với Tam Cương Ngũ Thường, nhân lễ nghĩa trí tín là tính cách hàng đầu mà bất cứ trường học nào cũng dạy cho đấng mài râu. Chuyện yêu đương luyến ái đồng tính là cực kỳ bị lên án. Huống gì các học sĩ đều đọc sách thánh hiền mà đi viết bài thơ lộ liễu như vậy rớt cũng đúng. Môn Họa của Đỗ Sinh thì Lão Sư đánh giá càng tệ hại hơn. Các học sĩ cũng tò mò giựt bài thi của Đỗ Sinh xem. Bức tranh công tử vẻ đẹp thiệt. nét mực sắc xảo tinh luyện. Hoa muôn xinh đẹp đến mức ngỡ như thật. Nhưng rất tiếc là công tử vẽ hai nam nhân ngồi dựa vào nhau trên thảo nguyên xanh ngát, có bướm ong hoa lá dập dờn rất tình tứ. Các học sĩ xem bài thi của Đỗ Sinh mà không ai nhịn được cười. Có kẻ còn ác miệng buông câu xĩ vả “đồ nếp pha tẻ, bán nam bán nữ” . Đỗ Sinh bị bạn bè và Lão Sư miệt thị thì tủi thân lắm. Công Tử ôm mặt khóc rồi chạy về thư phòng riêng của mình

Kể từ khi bị bạn bè trêu chọc ruồng rẫy,và bị Lão Sư khiển trách, Đỗ Sinh đã ngày nào cũng đến lớp với biết bao ánh mắt khinh khi của bạn bè đồng hữu. Bạn bè xa lánh không ai dám tiếp cận với một người ái nam dị nhân như chàng. Ngoài giờ học ra chàng chỉ trở về thư phòng lủi thủi có một mình. Thư phòng của Đỗ Sinh trông không giống bất cứ thư phòng của học sĩ nào trong trường. Nếu như các bạn học trong phòng đều có trưng bày những bức họa của các mỹ nữ quốc sắc thiên hương thì Đỗ Sinh chỉ trang trí các bức họa của Nam Nhân Tuyệt sắc do chính họa nghệ của chàng. Những nét vẽ tinh tế sống động , những thân thể bách tùng hấp dẫn gợϊ ȶìиᏂ một cách lạ lùng.

Một hôm trong lúc dùi mài Kinh Sử, Đỗ Sinh đã mệt lữ và ngủ ngục trên bàn từ khi nào mà chàng không hề hay biết. Bổng nhiên từ trong bức tranh phát ra một luồng ánh sáng dị thường. Mặt tranh sống động lung lay như mặt hồ Hoàn Kiếm. Hoa Vương trong tranh hóa thành người phàm đi ra. Công tử bước đến choàng cho Đỗ Sinh chiếc áo khoắc khiến chàng giật mình. Đỗ Sinh lấy làm lạ vì sự có mặt kỳ bí của vị công tử nên lấy làm hồ nghi. Chẳng hiểu sao cả thư phòng đóng cửa chặt kín không một dấu hiệu bị mở thế mà lại xuất hiện một nam nhân trong này. Đỗ Sinh lấy làm ngờ vực

--ma quỉ phương nào ?

Vị công tử bông đùa tươi cười rồi nói

--ma quỉ ? Tiểu Đệ à ? còn sống mà thấy được ma quỉ há phúc phần của Đệ cũng lớn lắm

Đỗ Sinh vẫn chưa khỏi hồ nghi. Chàng nhìn từ trên xuống dưới vị công tử kia một cách thăm dò. Chàng vỗ vai, vỗ đùi rồi nắm tay vị công tử xinh đẹp kia .Đúng là không phải ma quỉ thật. Nếu là ma quỉ thì chàng đã không thể chạm vào được. Và đôi chân thì đi chạm đất giống người phàm, không có biểu hiện gì của ma quái cả. Mặc dù thế Đỗ Sinh vẫn còn ngờ vực. Công Tử liền hỏi

--đêm hôm khuya khắc mà huynh đi đâu ? Sao lại vào đây không ngõ cửa? mà huynh vào đây bằng lối nào?

Nam nhân thanh tú kia cười một hơi rồi trả lời

--Tiểu đệ à, Tiểu Đệ không biết đó thôi ,huynh là Đoàn Dự một cựu học sĩ một thời ở đây, Hoa Viên Túc xá này không có lối nào mà ta không biết, thư phòng này vốn là chổ ở trước kia của huynh, không lí nào ta lại không rành cửa nẻo

Nghe công tử nói vậy nên Đỗ Sinh không còn ngờ vực nữa, chàng bèn mời công tử ngồi. Đoàn Dự nhìn Đỗ Sinh đầy cảm mến. Diện mạo thanh mảnh như thục nữ. Làng da trắng nỏn như thu thủy. Đúng là Đỗ Sinh hiền đệ cũng có thể làm hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh thật. Đoàn Dự thấy xao xuyến trong lòng

--À, đêm nay thanh tịnh và tương ý như vậy nếu không đối ẩm họa thơ thì tiếc đời học sĩ nhỉ

Nghe Đoàn Huynh nói cũng có lí, Nhưng nét mặt Đỗ Sinh cảm thấy tiên tiếc

--đệ là học sĩ gia cảnh cơ hàn, ngay cả tiền học phí còn phải khất hết tháng này qua tháng nọ lấy đâu dám hưởng lạc trà tưởu?

Đoàn Dự công tử nghe thế thì bật cười rồi nói

--Đệ khéo lo

Dứt lời chàng đi ra sau hô một cái biến ra một mâm rượu thịt thịnh soạn mang lên. Đỗ Sinh lấy làm ngạc nhiên bèn hỏi

--những thứ này huynh lấy đâu ra

Đoàn Dự đặt mâm rượu thịt xuống bàn rồi nói

--những thứ này Đoàn Gia không thiếu, tiện tay lấy vài thử bỏ tay nải không ngờ cũng có lúc hữu dụng vô cùng

Nhị vị công tử cùng đối ẩm họa thơ. Chẳng mấy chốc đã thấy được tình ý trong thơ. Đỗ Sinh thấy trong lòng rạo rực xao xuyến trước nam nhân tuyệt sắc . Chàng nhìn ra khung cửa sổ thấy ánh trăng cũng xinh đẹp lãng mạn một cách lạ lùng. Công tử tức cảnh sinh tình ngâm lên mấy câu thơ

Trăng kia sáng cũng lưu mờ

Tình người không như tuổi mộng mơ

Đêm nay hãy nhìn trăng cho kỹ

Để kẻo trăng đi khỏi hững hờ

Đoàn Dự cũng đáp lại hai câu thơ

Rượu phùng tri kỷ thiên bôi tưởu

Tình ý tương đồng chớ ngẫn ngơ

Dứt lời công tử dìu Đỗ Sinh vào thư phòng. Chàng ôm hôn thắm thiết Đỗ Sinh. Nhị vị công tử ân ái hoang lạc cùng nhau. Sáng ra tỉnh giấc thì Đỗ Sinh đã không còn nhìn thấy nam nhân tuyệt sắc kia nữa

Nguyên ngày hôm ấy lên giảng đường Đỗ Sinh như người thất tình. Chàng cứ nhớ da diết vị công tử có diện mạo xuất chúng đã đưa mình lên cơn hoang lạc tối đêm qua. Thật là kỳ lạ, chỉ qua một giấc ngủ mà tình lang đã bạt vô âm tính, không một lời từ biệt. Có vội vã cách mấy dành đôi ba chử để lại mới đúng đạo nghĩa Tào Khang chứ? Chàng suy nghĩ về Đoàn Dự đến nổi đang ngồi học mà tâm hồn treo lơ trửng trên mây. Bổng Đỗ Sinh giật mình khi nghe Lão Sư quở mắng

--Đỗ Sinh, nhắc lại cho ta nghe ta đang giảng tới đâu rồi ?

Đỗ Nhìn ngơ ngác ấp a ấp úng. Thật ra công tử cũng chẳng chú ý đến bài giảng lắm. Lão Sư nổi nóng lấy cây thướt gỏ mạnh xuống bàn rồi quát

--nhắc lại cho ta xem nào

Công Tử nhớ láng máng nên cũng đành liều trả lời, may ra còn có cơ hội đúng còn hơn là cứ im lặng . Chàng đáp

--dạ thưa Lão Sư đang giảng tới : Hỗn loạn sơ khai, càn khôn giao phối, nhứt hoán thiên địa, hào kiệt chi khí

Lão Sư nghe thế thì giận bừng bừng

--học hành cái gì vậy hả ? Nho Sinh có biết là biết bao nhiêu hương thân phụ mẫu mơ ước cho con em được dô Quốc Tự Giám học mà không được không ? cái đồ ái nam ái nữ , dô cung xin làm Thái Dám đi là vừa

Các học sĩ đồng môn nghe thế thì cười hả hê chế nhạo. Biết bao nhiêu ánh mắt khinh bỉ hướng về Đỗ Sinh. Lão Sư quay sang nói với công tử Lê Kha

--Lê Kha nhắc cho hắn nghe ta giảng thế nào ?

Vị công tử Lê Kha khoan thái đứng lên đọc

--Hỗn độn sơ khai, càn khôn phối hiệp, nhứt hoán thiên địa, nhơn tài chi khí

Lão Sư rất lấy làm hài lòng, ông hết mực khen ngợi công tử Lê Kha. Còn Đỗ Sinh thì ông bắt phạt chiều nay phải ghánh đủ 100 đôi nước đổ vào hồ cho các học sĩ tắm. Ông còn bắt tối nay về chép phạt câu này vào 500 khổ giấy sáng mai nộp cho ông. Nếu không xong ông hăm sẽ đuổi học

Tan học Đỗ Sinh buồn rười rợi, công tử biết là mọi người trong Quốc Tự Giám ai ai cũng đều ghanh ghét và khinh khi mình. Chẳng một ai có thể hiểu được mình. Chàng cảm thấy bế tắc trước Nho Giáo phong kiến quá hà khắc và bức bách thân phận người đồng tình. Nếu bây giờ mà chàng bỏ học ngang sương thì cũng chẳng có ai thương tiếc, lại làm khổ song thân. Nợ tan bồng còn chưa trả lẽ nào lại buông xuôi. Ngày lai kinh ứng thí chỉ còn mấy mùa trăng lẽ nào lại thấy sóng cả mà ngã tay chèo sớm vậy sao ? Nghĩ đến đây Đỗ Sinh cố gắng vượt qua. Buổi chiều hôm ấy các học sĩ bạn hữu về thư phòng yên nghĩ hết còn Đỗ Sinh thì lủi thỉu ra sông ghánh nước. Đường ra sông Hồng cách Hoa Viên Túc xá khá xa, chẳng trách ghánh độ chục đôi thì mặt trời ngã bóng rồi tối sầm lại. Đỗ Sinh vẫn miệt mài ghánh nước. Thật may cho chàng lúc đó xuất hiện một cơn giông rất lớn. Mưa như trút nước. Nếu mưa lớn thế này chắc chắn hồ nước sẽ tràn đầy mà không phải tốn công sức đi ghánh. Đỗ Sinh mừng rỡ chạy về thư phòng . Chàng nhìn thấy trên bàn có một sấp giấy dầy cộm tờ nào cũng viết đầy những dòng chữ “Hỗn độn sơ khai, càn khôn phối hiệp, nhứt hoán thiên địa, nhơn tài chi khí”. Thật là kỳ lạ, là ai đã giúp chàng làm những chuyện này cơ chứ. Từ khi Đỗ Sinh bước chân dô Quốc Tự Giám không hề có một người nào đoái hoài tới. Chẳng một ai đối xử tốt với chàng, Lẽ nào là vị công tử đêm qua