Chương 3. Sống chết có nhau.
Vì vậy rốt cuộc hai người bắt đầu đi trở về, lúc đến dưới lầu, tôi ngẩng đầu lên xa xa đã thấy đèn nhà bà Lưu sáng rực, chiếu ra từ hai cánh cửa sổ hình quang màu da cam.Tôi chỉ đèn trên lầu, vui vẻ nói: "Bà Lưu, vừa nãy, vừa nãy lúc chúng ta xuống lầu có tắt đèn không ạ?"
Bà nghi ngờ suy nghĩ một lúc, trong mắt mê man: "Bà, hình như bà không nhớ rõ."
"Vậy chúng ta đi lên nhanh xem thử đi."
Lời bà Lưu nói không rõ, có thể là ở trong tuyết lâu, chân lạnh, còn run rẩy, nhưng tốc độ lên lâu lại không chậm, khi đi tới cửa, tôi muốn gõ cửa, bà lại ngăn tôi, đứng một lúc trước cửa, nhắm mắt lại dường như đang cầu khẩn chuyện gì đó, cuối cùng cầm chìa khóa mở ra.
Đẩy cửa phòng ra, bà Lý đang ngồi bên cạnh bàn, cầm keo dính cao su trong tay, nghiêm túc dán thứ gì đó, nghe cửa phòng mở ngước mắt lên thật nhanh, trong đôi mắt trong trẻo lóng lánh tia sáng mà tôi nhìn không hiểu, bà lấy mắt kính xuống đứng dậy đi qua đây, đứng trước mặt bà Lưu, nhẹ nhàng ôm bà một lúc, kéo bà đến chỗ sô pha ngồi xuống, đặt dưới chân một chậu nước nóng, bà Lý nhúng tay vào thử độ ấm trong nước, lại lấy bình nước bên cạnh thêm chút nước, giúp bà Lưu cởi vớ thật dày ra, ngâm vào trong nước nóng, xoa bóp dịu dàng nói: "Là chị không tốt, không nên cố tình gây sự, không nên chỉ lo tới bản thảo không để ý đến em, không nên ném bể búp bê em tặng chị, không nên cố ý đi trong tuyết, không nên biết em có bệnh phong thấp còn không về nhà đúng giờ, là lỗi của chị."
Nói rồi nói, cuối cùng nước mắt lăn xuống.
Bà cụ cực kỳ khí chất trong mắt tôi, khóc lên không hề để ý đến hình tượng.
Bà Lưu nháy mắt một cái, nhìn bà Lý, ngã người về phía trước, hôn lên mí mắt chùng xuống của bà, lại dịu dàng rũ mí mắt.
Hình như tất cả nên nói, muốn nói, chỉ cần một ánh mắt là có thể bao dung hết thảy.
Bà Lý lau khô chân cho bà Lưu, mang giày vào, cầm búp bê đã sửa trên bàn tới, cười nói: "Em xem, hoàn hảo như lúc ban đầu."
Vừa khóc vừa cười, vô cùng chật vật.
Bà Lưu giơ tay lên, dùng ngón cái xoa xoa khóe mắt đυ.c ngầu nước mắt của bà, đứng lên, đi vào phòng bếp: "Giày vò cả đêm rồi, em luộc hai cái trứng gà cho chị."
Tôi nhìn một lúc, không vào phòng nữa, lặng lẽ lui ra ngoài, quay về nhà.
Cuộc sống vốn chính là vấp ngã để bước về phía trước, thuận buồm xuôi gió, đó không gọi là cuộc sống, mà gọi là giấc mơ.
Từ năm lớp hai tiểu học đến lớp năm tiểu học, tròn bốn năm tôi đều trải qua như thế, hai bà nội, ba và mẹ, tôi, năm người, giống như chúng tôi là người một nhà vậy, bà Lưu và bà Lý vẫn sẽ cãi nhau, mặc kệ dữ dội cỡ nào, cãi nhau xong rồi lại hòa rất nhanh, hai bà giống như hai ly nước đổ chung một chỗ, cãi nhau giống như trên bề mặt nước này, cho dù có sâu đến đâu, chẳng mấy chốc không còn lại vết tích nào.
Đáng sợ nhất là gì? Là lúc bạn muốn cãi nhau thì phát hiện ra, người ấy, đã đi rồi.
Nửa học kỳ sau năm tôi học lớp năm, bà Lý ngã bệnh, bệnh nặng, vào bệnh viện, nghe mẹ nói, là ung thư thời kỳ cuối, phải tiến hành hóa trị liệu.
Tôi không thể nhìn thấy hai bà ở nhà đối diện nữa, có đôi khi chỉ có bà Lưu quay về nấu bát canh, hoặc là lấy quần áo tắm rửa và đồ dùng hằng ngày, tôi chỉ đến bệnh viện một lần, đó là buổi chiều ngày bảy tháng tư, ban đầu mẹ tôi không cho tôi đi, sau đó là tự tôi không muốn đi.
Ngày ấy, tôi lén lút tự bắt xe đến bệnh viện, trong bệnh viện khắp nơi đều là mùi thuốc khử trùng, khó ngửi cực kỳ, tôi hỏi cô y tá, một bà cụ có dáng vẻ cực kỳ khí chất đang ở phòng bệnh nào, thần kỳ là chỉ vậy mà hỏi được, xem ra bà Lý đúng là rất có khí chất.
408, tôi nói thầm trong lòng, lúc đi tới cửa phòng bệnh, cửa khép hờ.
Bên trong trắng lóa như tuyết, tường trắng như tuyết, giường trắng như tuyết, còn có sắc mặt bà Lý nằm trên giường.
Tôi nghe bà Lý nói: "Trường Quân, năm nay chúng ta bao nhiêu tuổi?"
Bà Lưu nói: "Chị bảy mươi ba, em bảy mươi mốt."
"Vậy tính ra, chúng ta bên nhau cũng khoảng năm mươi năm rồi, nhưng mà sao chị cảm thấy không hề đủ vậy."
"Trúc Quân."
"Ừ?"
"Chị sẽ tốt lên chứ?"
"Em nói thử xem?"
"Em nói à, em nói sẽ, chị sẽ tốt lên."
Trên gương mặt nhợt nhạt của bà Lý lộ ra một nụ cười, kiên định: "Ừ, em nói sẽ, vậy thì chị sẽ, chị sẽ tốt lên. Có điều em nhìn tóc chị đi, đều rụng hết rồi, thật khó xem."
"Không đâu." Tay bà Lưu sờ lên đầu trống trơn của bà Lý, hôn lên trán bà, dịu dàng nói: "Trước đây em từng nói, chị là người xinh đẹp nhất trên đời, bây giờ tóc chị rụng hết, chị vẫn xinh đẹp nhất thế giới, bà lão có khí chất nhất."
Rõ ràng là tôi đã nhìn thấy bà Lý nhắm mắt lại chảy xuống một giọt lệ, tôi che miệng, không thể chịu đựng được mở cửa phòng ra chạy đi, mãi đến khi chạy ra cửa chính bệnh viện, một trận gió to thổi tới, tôi nhìn bầu trời xanh biếc, giơ tay lên sờ mặt mình, trên tay đầy lạnh lẽo.
Tôi không biết bi thương đó là gì, rõ ràng không thể nào hiểu, nhưng trái tim tôi không thể chịu đựng được.
Chúng ta đều biết, câu "sẽ tốt" ấy chỉ là lừa mình dối người.
Đưa tang ngày ấy, ngày mười tháng năm, bầu trời có bóng tối mờ nhạt.
Hôm đó rất nhiều người đến, từng người từng người đến viếng, tôi mới biết được bà Lý không chỉ là một người cầm bút viết văn, mà còn là một tác giả lớn, chỉ là những người đó không biết cuộc sống riêng tư của bà cũng chỉ là một bà cụ bình thường mà thôi, tôi không để ý đến những người đó, tôi chỉ quan tâm bà Lưu sẽ như thế nào.
Hôm đó bà yên tĩnh gần như là quỷ dị, tóc hoa râm ban đầu giờ như tuyết, chồng chất trên đầu, cái áo vải tơ hai lớp màu lam vừa người ấy hôm nay mặc trên người lại rộng thùng thình, cơ thể gầy gò đến đáng sợ, phảng phất gió thổi qua sẽ quật ngã.
Dì Viện chủ trì tang lễ, trên đường bà Lưu không nói lấy một câu, chỉ si ngốc nhìn bề ngoài đen nhánh của quan tài, cái liếc mắt đi thôi cũng luyến tiếc.
Liếc mắt, tức là vĩnh biệt.
Lúc quan tài xuống mồ, dường như tôi thấy bà Lưu bước chân về trước, muốn xông lên, lại bị dì Viện nhanh tay nhanh mắt kéo lại, tôi đứng sau lưng bà, giơ tay lên cầm tay bà, nhăn nheo đến đáng sợ. Dường như bà cảm nhận được, quay đầu lại liếc nhìn tôi mờ mịt, ánh mắt trống rỗng cực kỳ, dường như chỉ là đôi con ngươi đen kịt trong hai cái hốc trắng bạch, vô cùng dọa người.
Tôi nghe thấy bà lẩm bẩm: "Vì sao lúc đó em lại tin nước mắt trừ độc, nếu như nhiều độc tố hơn, đã có thể đi cùng với chị. Chị đi rồi, sau này em nấu cơm cho ai ăn đây?"
Từ ngày đó trở đi, tôi không còn thấy bà Lưu nữa, nghe mẹ nói dì Viện đón bà Lưu đi rồi.
Nhà đối diện thay thành một gia đình khác, là một người đàn ông độc thân, tôi không biết, cũng không có hứng thú làm quen nữa.
Sau này, tốt nghiệp tiểu học, trung học, đại học.
Mãi đến năm nay, khi tôi về nhà, lên núi tìm được mộ của bà Lý, kinh ngạc phát hiện bên cạnh có thêm một ngôi mộ, nhìn tỉ lệ bùn đất và cỏ xanh trên phần mộ, đã nhiều năm rồi, tôi gạt cỏ dại trước bia mộ ra, thấy thời gian lập bia: Năm 2005 ngày 10 tháng 6.
Chỉ kém một tháng với mộ bà Lý.
Khi còn bé tôi không biết tình yêu, không hiểu bi thương, khó có thể chịu đựng được bi thương, hôm nay giống như nước biển lần thứ hai đánh mạnh vào trái tim tôi.
- HẾT -
Phụ:
William «Khi em đã già»
Khi em già rồi, mái đầu bạc trắng, thiêm thϊếp chìm vào giấc ngủ sâu,
Lim dim bên bếp lửa, hãy mở bài thơ này,
Và đọc chầm chậm, nhớ lại ánh mắt dịu dàng trong quá khứ,
Nhớ lại bóng người xưa từ trong đôi mắt ấy,
Biết bao người yêu thời thanh xuân vui vẻ của em,
Yêu vẻ đẹp của em, giả dối hay chân thành,
Chỉ có một người yêu tâm hồn thánh thiện của em,
Yêu nếp nhăn khắc khổ trên gương mặt già cỗi của em,
Gục đầu xuống, bên bếp lửa lập lòe ánh hồng,
Đượm buồn khe khẽ kể về tình yêu đã nhạt nhòa,
Tình dạo bước chầm chậm trên đỉnh núi cao,
Giấu gương mặt mình trong những vì sao.