Mùa hè năm 1991, không khí oi bức vô cùng, tiếng ve sầu rỉ rả vang vọng khắp không gian.
Đường Gia Lâm chán nản mà phe phẩy chiếc quạt hương bồ trong tay. Bụng cô đã đói đến kêu rột rột, nhưng cô lại không muốn rời giường chút nào.
Cứ chết đói đi cho rồi, chứ cô thật sự không muốn sống tiếp những ngày tháng khốn khổ này thêm một ngày nào nữa.
Ba ngày trước, cô vẫn là một "cậu ấm cô chiêu" vô ưu vô lo. Bây giờ, lại đã trở thành một bé gái mồ côi không nơi nương tựa ở nông thôn rồi.
Nói ra thì hoàn cảnh của nguyên thân cũng thật là thảm.
Cha cô ấy là thanh niên trí thức. Năm 1976, ông ta ly hôn rồi bỏ về thành phố, từ đó cũng không còn quan tâm gì đến hai mẹ con cô ấy nữa.
Năm 1980, mẹ cô ấy gặp lũ quét, không may mà qua đời.
Ngay cả người bà nội mà cô ấy vẫn sống nương tựa cũng đã mất vì bệnh tật vào bảy ngày trước.
Tang sự còn chưa làm xong, vị hôn phu là bộ đội biên phòng của cô ấy cũng bị thương nặng hôn mê, lành ít dữ nhiều.
Nguyên thân nhất thời nghĩ quẩn, thế là nửa đêm đi nhảy sông.
Lúc cô xuyên không đến đây, cả người cô còn đang ngâm mình dưới sông. Tình cảnh thay đổi đột ngột khiến cô không kịp phòng ngừa, thế là bị sặc mấy ngụm nước, suýt chút nữa không bò lên bờ được.
Đợi đến khi tiếp nhận ký ức của nguyên thân, ý thức được tình cảnh của mình, cô thật sự là muốn bò lại xuống nước luôn.
“Chiếc xa Maybach đáng chết kia!”
“Trả lại cuộc sống hạnh phúc cho tôi!”
Đường Gia Lâm khóc không ra nước mắt.
Cô nào có chọc đến ai đâu cơ chứ, lái xe vô cùng đàng hoàng cẩn thận, thế mà không hiểu sao lại bị cái xe kia đâm vào.
Rõ ràng nhân viên cứu hộ nói vết thương của cô không nghiêm trọng, hẳn là sẽ không nguy hiểm đến tính mạng. Lúc đó, cô còn rất yên tâm mà ngất đi.
Nào ngờ, không có nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có nguy cơ xuyên không!
"Gia Lâm, Gia Lâm." Tiếng gọi càng lúc càng lớn từ bên ngoài vọng vào.
Đường Gia Lâm đành phải bò dậy, mở cửa nhà thì nhìn thấy một phụ nữ trung niên khoảng bốn mươi tuổi đang đứng ngoài cổng rào. Ngay lập tức, ký ức liên quan đến người này liền xuất hiện trong đầu cô - đây là vợ thôn trưởng, Trương Quế Hoa.
Nhà Trương Quế Hoa có bắt điện thoại, thím ấy đặc biệt đến báo tin cho cô: "Mẹ của Văn Giang gọi điện thoại về, Văn Giang đã tỉnh lại, qua cơn nguy hiểm rồi. Bà ấy bảo cháu đừng lo lắng, hai ngày nữa là bọn họ sẽ về."