Chương 5
Một đường đi về phương Bắc, phong cảnh hai bên đường cũng dần dần thay đổi.Phía Bắc kinh thành, rừng núi thay cho sự phồn hoa, ở đây chủ yếu có hai tộc người sống lẫn vào nhau, kiến trúc nhà ở cũng mang theo những đặc thù của người dân tộc, tường đỏ ngói vàng, mái hiên cong vυ't, cửa sổ nhỏ hẹp. Địa hình từ bình nguyên chuyển sang đồi núi, còn thấp thoáng nhìn thấy dãy núi phía Đông Bắc chạy dài.
Lúc này vừa đúng đầu xuân, hoa đào ở hai đường đang nở, mặc dù không giống với những gì được viết trong sách, hoa khai tam thiên chước chước kỳ hoạ *hoa nở ba nghìn, toả sáng rực rỡ*, nhưng những đoá hoa hồng nhạt thưa thớt, hơi lay động ở trong gió xuân cũng khiến lòng người vô cùng yêu mến.
Gia Nguyệt khóc suốt mấy ngày, gần đây cũng đã ngừng lại, bởi vì cuối cùng nàng cũng chịu lau khô nước mắt, nhìn ra ngoài cửa sổ vài lần.
Nàng là một nữ tử được nuông chiều ở trong thâm cung, hiển nhiên rất nhanh bị thu hút bởi thế giới mới lạ đầy màu sắc ở bên ngoài.
Gia Nghiệt thích thú ngồi dậy, cũng nói nhiều hơn. Nàng nhìn thấy người nông dân ở hai bên đường đang làm việc, vừa đánh trâu vừa kéo lấy lưỡi cày, liền hỏi thị nữ trái phải, cái vật đen thui đó là gì.
Thị nữ nói với công chúa, đó là trâu.
Gia Nguyệt kinh ngạc, “Thì ra là trâu, không ngờ lại trông như vậy, cũng không giống với bức hoạ lắm.”
Sau đó Gia Nguyệt lại hỏi kia là cây trúc hay cây đậu, chỉ một lát liền rối tung lên.
Thị nữ của công chúa cũng đều là nữ tử nhà quan viên, cuộc sống an nhàn lại quanh năm sống trong thâm cung, kiến thức cũng không nhiều hơn Gia Nguyệt bao nhiêu. Các nàng lại không tiện hỏi các nam nhân, nên liền nghĩ tới ta.
“Thuỵ Vân quận chúa từng tu hành ở bên ngoài nhiều năm, nghe nói đã cùng sư phụ đi qua không ít vùng miền, chắc hẳn hiểu nhiều biết rộng.”
Bỗng chốc ta trở thành người đại diện cho tri thức và trí tuệ, bị công chúa gọi vào phượng liễn, giúp công chúa giảng giải những gì nhìn thấy ven đường.
Cuối cùng thì những điều ta học được cũng có chỗ dùng, tuy rằng đó chỉ là những kỹ năng sinh tồn bình thường của bách tính trong nhân gian.
Ta nói, công chúa nhìn xem, phía sau con trâu kia chính là lưỡi cày, hay còn gọi là Lê Điền. Ruộng khi được cày tốt, liền có thể gieo hạt giống, người nọ là đang tung hạt giống vào trong đất.
Kia là lúa, đến mùa thu sẽ thu hoạch được hạt thóc. Hạt thóc bỏ đi vỏ ngoài sẽ thành gạo. Gạo có thể làm cháo hoặc làm bánh.
Còn kia là lúa mạch, sau này cũng sẽ thu được lúa mạch, lúa mạch xay ra thành bột, gọi là bột mì. Bột mì hoà vào nước, đem đi lên men rồi hấp sẽ làm ra bánh bao bánh mì. Điểm tâm ở trong tay của người, cũng làm từ bột mì. Tất nhiên là còn có đường và trứng gà.
Đường? Đường không phải tự nhiên mà có, là do được ép ra. Nông dân trồng mía, thân mía chứa nước rất ngọt, có thể ép ra nước đường. Nước đường được làm khô tạo thành đường.
A! Còn cái kia? Đó là guồng nước, có thể đưa nước từ thấp lên cao, để tưới đồng ruộng. Những thiếu nữ bên cạnh guồng nước là đang rửa rau giặt quần áo.
Còn chỗ kia không phải lúa mạch, mà là vườn rau. Đây là đậu, kia là bắp, còn cái này hình như là cải trắng, cái giàn kia chắc hẳn là đậu đũa…
Đoàn xe đi qua một cái trấn nhỏ, gặp lúc họp chợ, nông dân vội vàng mang heo đi bán.
Gia Nguyệt kinh ngạc hô lê: “Đây là chó sao? Con này thật lớn!”
Ta nói: “Công chúa, đây không phải là chó, mà là heo. Đúng vậy, heo cũng có heo đen. Gϊếŧ đi, rồi bỏ ruột, đem thịt ba chỉ ở trên bụng cắt thành từng miếng, bỏ vào nước luộc lên, thêm chút tỏi phi vàng, chính là món thịt lợn luộc rắc tỏi, rất vừa miệng…” *Ực… Ực…*
Đói bụng nha. Ta nuốt nước miếng.
Khi ta ở trong núi, đầu bếp luôn là Tam sư huynh. Tam sư huynh là người Tây Lâm, khẩu vị rất nặng, chua cay nóng ngọt đắng, ngũ độc đều đủ. Ta ăn suốt tám năm, không cay không thích, bình thường khi về nhà, còn phải ướp thêm tiêu ớt mới được.
Chăm sóc công chúa thật rất phiền toái, không thể ăn thức ăn chua cay, sợ có giọng nói mạo phạm đến quý nhân. Vì thế suốt trên đường đi, một ngày ba bữa, chỉ được nếm muối mà thôi. Miệng ta cũng muốn nhạt như nước ốc rồi đây. *thật ra nguyên văn là nhạt hơn con chim @TruyenHD OMG, ta ko hiểu là nó nhạt kiểu gì nữa, nên đổi lại theo cách nói của người Việt mình ^^*
Gia Nguyệt chưa thấy qua phố chợ, vô tình nhìn thấy trên chợ rau có người đang bán gà rừng, cho rằng con chim kia có bộ lông thật diễm lệ, liền muốn một con.
Hạ nhân nhận được ý chỉ, lấy ra một lượng bạc mua con gà rừng và một cái l*иg sắt.
Gia Nguyệt lại còn nổi hứng gọi con gà rừng kia là Lam Phượng, mỗi ngày đều lấy gạo còn thừa cho nó ăn.
Súc sinh kia xem ra cũng biết nhìn sắc mặt của người, biết Gia Nguyệt là chủ, mỗi lần nàng đến gần, nó đều giữ vững tinh thần, khí phách hùng dũng oai vệ, hiên ngang dạo bước bên trong l*иg, khiến nàng vui vẻ.
Còn ta khi nhìn thấy gà rừng là liền nghĩ đến gà xé phay chấm muối ớt, hoặc là món gà kho măng. Cho nên con gà mỗi lần nhìn thấy ta, đều rút lại trong l*иg sắt, đầu tóc run rẩy.
Chuyến này chúng ta đi lên miền Bắc gặp đúng mùa xuân, mùa xuân ở phương Bắc so với phương Nam muộn hơn. Cho nên trên đoạn đường này, cũng như chúng ta đi du xuân.
Càng về phía Bắc, núi non càng nhiều. Đoàn người cũng bắt đầu leo núi vượt sông.
Ta thấy cũng không tệ, bởi vì là ngồi xe ngựa. Bọn người Phong Tranh và thị về mới là khổ. Đường núi không tốt, ngựa dễ dàng bị trật chân hoặc rơi móng sắt, cho nên bọn họ đều xuống ngựa đi bộ.
Ta từ cửa xe nhìn ra bên ngoài, thường xuyên có thể nhìn thấy bóng lưng Phong Tranh. Người cao lớn rắn rỏi, chỉ cần nhìn vào bóng lưng là đã cảm thấy người này kiên cường đáng tin cậy đến thế nào
Ta thấy hiện tại Phong Tranh cưỡi ngựa rất thành thạo, chợt nhớ đến năm ấy ta từng ném phân ngựa lên mặt hắn.
Nghe nói sau khi Phong Tranh bị người khác ném phân ngựa, thì mỗi lần nhìn thấy ngựa liền buồn nôn, ngay cả chuồng ngựa cũng không đến gần. Hơn nữa còn mắc bệnh thích sạch sẽ, khi vào cửa liền phải rửa tay rửa mặt, trên người không dính một hạt bụi, luôn phải mang khăn theo bên mình.
Ta nghĩ thật may là hắn đã khắc phục được chứng bệnh dị ứng với ngựa, bằng không hiện tại hắn là cận vệ, thường xuyên phải tuần tra trong kinh thành, không thể cưỡi ngựa, vậy chỉ có thể cỡi lừa.
Suy nghĩ này vừa xuất hiện, đôi mắt ta liền tự động đem con ngựa cường tráng màu nâu hạt dẻ của Phong Tranh đổi thành một con lừa đầu đen chân ngắn lỗ tai dài.
Cảnh tưởng kia thật sự quá khôi hài, ta liền bật cười một tiếng khì khì.
Phong Tranh đen mặt quay đầu, trừng mắt nhìn ta, “Cười cái gì?”
Ta nói: “Ta đang nghĩ, nếu…”
“Không cần nói!” Phong Tranh tức giận cắt lời ta, “Ngươi, nếu như có nghĩ thì cũng chả phải chuyện tốt gì, ta không muốn nghe!”
Không nói thì không nói, tự mình vui trộm vậy.