Chương 15
Chương 15 CCâu chuyện ở chợ đêm tính đến giờ đã bảy năm. Suốt bảy năm đó, tôi không bao giờ quay lại chợ đêm nữa. Nhưng những ký ức ngày ấy như mới xảy ra hôm qua. Tôi nhớ từng chi tiết và kể khá hào hứng, đến nỗi sự hào hứng ấy lây sang cả Hoa Ngọc Linh. Từ lúc tôi kể chuyện cấp ba, Linh không hề chen ngang lời tôi, chỉ thi thoảng cười, thi thoảng nhấp ngụm café rồi tiếp tục lắng nghe như đang thưởng thức một bộ phim. Nhưng nghe đến chuyện chợ đêm, em không thể im lặng nữa mà phải nhổm người lên, vẻ mặt tràn đầy sự thích thú: -Nghe giống phim Hàn Quốc ấy nhỉ? Thật không thế? -Chém gió đấy! – Tôi đáp. Linh cười rồi lắc đầu trước thói chớt nhả của tôi. Thay vì tìm hiểu lời tôi nói là thật hay bốc phét, em lại hỏi tiếp: -Thế sau đó hai người hẹn hò hả? -Không! – Tôi lắc đầu – Vẫn chỉ là bạn thôi. Linh ngạc nhiên, đôi mắt em phạt một đường sắc lẻm thẳng mặt tôi (thực ra chỉ là lườm, nhưng mắt em sắc nên mỗi cái lườm là mỗi nhát dao): -Con gái đã nắm tay người khác là chỉ có thích. Thế mà cuối cùng lại chẳng có gì là sao? Châu nắm tay tôi không có nghĩa là em thích tôi hoặc em đã “đổ” hay cái vẹo gì lãng mạn như thế; con trai con gái ngày ấy nắm tay nhau đầy rồi! Nhưng nó cũng có nghĩa là cô bé đã mở lòng và cho tôi cơ hội tiến xa hơn nữa. Song tôi chẳng tiến, chẳng lui, chỉ giữ quan hệ bạn bè với em suốt năm lớp 11. Lý do vẫn chỉ một và duy nhất, nhưng tôi không muốn trả lời thẳng trước mặt Linh, đành ậm ừ: -Ờ thì… tại ham điện tử quá, hổng nghĩ chuyện gái gú luôn! Linh nói: -Thật hả? Không chém gió chứ? -Thật “chăm phần chăm”! – Tôi trả lời. Em lại cười và cũng giống lần trước, chẳng hề truy vấn tôi nói thật hay góp gió tạo bão. Tôi hơi bị hẫng, lưng nóng bừng. Nói chuyện với một cô gái mà cổ cứ gật đầu, ừ hữ trước mọi lời lẽ của bạn và chẳng quan tâm chúng logic hay không, thực tình rất khó chịu. Tôi thầm trách ông trời không ban ình bộ mặt bảnh như thằng Sĩ, dáng người cao ráo như thằng Choác. Được vậy, Linh sẽ không bao giờ nghĩ tôi ba hoa. Con gái yêu vẻ bề ngoài mà! He he! -Vậy… Châu hiện giờ thế nào? – Linh chợt hỏi. Tôi ngạc nhiên: -Sao tự nhiên hỏi thế? Linh quen biết Châu à? -Không, không hề. – Linh lắc đầu – Chỉ là muốn biết thôi. Châu là cô gái tốt, đúng không? Phải biết người tốt kết cục ra sao chứ? Thông cảm, độ này xem phim Hàn nhiều nên lậm! Hai đứa chúng tôi cùng cười vì sở thích của em. Rồi đợi tiếng cười qua đi, tôi trả lời: -Châu sống rất tốt. Công việc ổn, gia đình hạnh phúc. -Tùng có nói chuyện lại với Châu chứ? -Không! Hồi năm trước, mình dò facebook của mấy đứa bạn cấp ba thì thấy facebook của Châu. Mutual friends ấy! Ờ, cũng chỉ vào xem mấy cái ảnh, thế thôi! Cũng chẳng add friend làm gì. Ờ… đại khái thế. -Sao không add? Ngại à? -Ờ… nhát gái khổ thế! – Tôi gãi đầu. Tôi nhấp ngụm café rồi hỏi: -Quà sinh nhật hồi năm lớp 10 mình tặng cho Linh, Linh nhận được không? Lần này, tới lượt Linh im lặng. Em vuốt tóc, môi nở nụ cười bí ẩn như thách thức sự tò mò của tôi. Tôi đã biết trước kết quả, song vẫn mong chờ một điều kỳ diệu từ câu trả lời của em. Sau buổi tối đáng nhớ ở chợ đêm, tôi vẫn duy trì mối quan hệ bạn bè với Châu, chẳng dám tiến xa hơn. Lý do duy nhất và muôn thuở là Hoa Ngọc Linh. Nửa cuối năm lớp 11, tôi tiếp tục vẽ, đạp xe tới con phố nọ và tặng tranh trước cửa nhà Linh. Kể cả những hôm không có tranh, tôi vẫn tạt qua. Lặp đi lặp lại như thế hàng chục lần nên mặt tiền nhà em ra sao, tôi nhớ từng chi tiết một. Từ cái cửa sắt màu xanh, ô cửa sổ treo chiếc chuông gió cho tới khoảng sân vương lá khô, tôi nhớ cả. Linh chẳng bao giờ xuất hiện, cũng không trả lời tin nhắn Yahoo!, nhưng tôi chưa bao giờ từ bỏ hy vọng rằng tình cảm của mình sẽ được em đáp lại – một thứ hy vọng mong manh mơ hồ. Trong khi đó cuộc sống ở lớp của tôi vẫn bình thường. Học, chơi điện tử, ăn uống nhậu nhẹt cùng ba thằng bạn, loanh quanh luẩn quẩn mấy thứ vậy thôi. Nhưng mỗi thứ lại thêm tí sắc màu khi Châu xuất hiện. Nhờ em, bọn tôi biết được nhiều chỗ ăn vặt hay ho, những món mới lạ và cả những hàng quán kỳ lạ, như cửa hàng xôi treo biển “Xôi hơi bị ngon” là ví dụ (khá hài hước, tôi không rõ quán đó còn tồn tại không). Em cũng chẳng khuyên tôi bớt chơi điện tử, chỉ hỏi xem tôi biến những ý tưởng từ game ra tranh vẽ thế nào. Từ trước tới nay, Châu khá thích thú với những tranh vẽ nhân vật game của tôi, nhưng bỗng một ngày nọ, em bảo tôi thế này: -Tùng vẽ đẹp thật! Nhưng có bao giờ Tùng tự tạo ra nhân vật cho chính mình không? Copy lại tranh thế này không chán à? Tôi có sở trường vẽ tranh fantasy, song các nhân vật trong tranh của tôi đều xuất phát từ những hình tượng có sẵn. Tôi vốn không nghĩ nó sẽ là vấn đề trên con đường trở thành họa sĩ của tôi. Tôi nói: -Tôi muốn làm họa sĩ tạo hình game mà, nên giờ phải vẽ theo game thôi! Có gì sai à? Cô bé lập tức bắn chữ tía lia (chơi với em nhiều nên tôi cũng quen kiểu nói nhanh kinh hồn này): -Không sai, nhưng mà Tùng không nghĩ một nhân vật riêng ình à? Tớ không biết game, nhưng mỗi game có một nhân vật khác nhau, đúng không? Mỗi họa sĩ phải tạo ra nhân vật khác so với người khác. Giả sử Tùng thiết kế một nhân vật, chẳng lẽ nhân vật đó lại giống nhân vật của người khác à? Tôi ngẩn người. Châu hơi dài dòng, nhưng đại ý của em đề cập chuyện cốt lõi nhất trong việc làm nghệ thuật: sự sáng tạo. Tôi nhận ra mình đang đi vào lối mòn của sao chép và ỷ lại người khác. Tôi vẽ nhiều, nhưng chưa bức tranh nào thực sự mang dấu ấn của riêng mình. Ngẫm nghĩ một lúc, tôi gật gù: -Ờ, cô nói nghe hay đấy! Để tôi vẽ thử! -Thế chứ, vẽ xong rồi cho tớ xem nhé! Kể từ ấy, tôi gần như bỏ việc sao chép hình tượng có sẵn, thi thoảng lắm mới vẽ lại để kiểm tra độ khó tạo hình hoặc tìm ý tưởng mới. Người ta nói “bạn là duy nhất, là một” – đúng, chẳng ai giống ai, nhưng người ta không hề nói “muốn thành công, bạn phải đặc biệt”. Nhờ Châu, tôi may mắn tìm ra chân lý ấy từ sớm. Những buổi đầu định hình phong cách riêng thực khó khăn; mỗi lần đặt bút vẽ, những hình ảnh cũ lại hiện lên và điều khiển đôi tay của tôi. Một lần nọ, tôi thiết kế một nhân vật chiến binh viễn tưởng và đưa cho Châu đánh giá. Em ngắm nghía rất kỹ rồi nói: -Vẫn giống mấy bức vẽ cũ lắm! Mà sao nhân vật viễn tưởng cứ cầm súng hoài? Cầm cả súng lẫn kiếm không được à? Ờ nhỉ? – Tôi tự nhủ. Thời đại viễn tưởng mà, ai cấm mình không được xài cái nọ cái kia? Nghe lời Châu, tôi bắt đầu vẽ lại bức tranh. Cứ thế, mỗi ngày tôi cố gắng từng chút một, sáng tạo hết mức có thể. Sau hai tháng, khi nhìn tranh tôi vẽ, Châu nở nụ cười: -Tiến bộ rồi đấy! Trông khác hẳn! Lời khen của em làm tôi rất vui. Tôi tin rằng mình đang đi đúng hướng trên con đường trở thành họa sĩ chuyên nghiệp. Tôi đã mơ như thế. Tôi không phải đứa duy nhất muốn đi trên con đường của riêng mình. Rất nhiều những con người thế hệ 90 đã mơ ước, thậm chí nhiều hoài bão hơn thế. Lớp 11 nhanh chóng trôi về ngày bế giảng. Sau lễ bế giảng, tôi và Châu nán lại trên chiếc ghế đá dưới cây phượng vĩ, hai đứa chúng tôi thấy các anh chị cuối cấp trao nhau những dòng lưu bút, họ tạm biệt nhau và tiếp tục bước vào chặng đường cam go khác: kỳ thi đại học. Trông đám lớp 12, lòng tôi hơi lợn cợn bởi một năm nữa thôi, tôi cũng sẽ như họ. Tôi sẽ rời trường cấp ba và bước theo con đường riêng. Châu có cảm xúc giống tôi, em nói: -Tùng đã định vào trường nào chưa? -Trường… (xin phép không nêu tên), ở đó họ dạy môn thiết kế đồ họa. Hoặc không thì trường mỹ thuật. Một trong hai chỗ đó thôi! Thế còn cô? -Tớ cũng muốn thi vào ngành mỹ thuật. Nhớ tớ bảo gì chứ? Tớ muốn trở thành họa sĩ vẽ truyện tranh! -Vẽ hentai chứ gì? – Tôi cười khả ố. Châu đấm tôi vài phát rồi nói nghiêm túc: -Nếu sau này tớ trở thành mangaka (người sáng tác truyện tranh), Tùng có mua truyện của tớ không? Ánh mắt của Châu rực cháy niềm tin kiên định rằng cô bé sẽ trở thành một mangaka thành công. Em có thực tài và không có gì phải nghi ngờ rằng một ngày kia, em sẽ thành công sớm hơn tôi. Tôi gật đầu động viên em: -Yên tâm, tôi sẽ mua! Lúc ấy đừng quên thằng này nhé! Nếu tôi đang thất nghiệp mà cô cần trợ lý, tôi làm liền! Em cười, hai bờ má ửng đỏ nhảy múa cùng nắng tháng năm. Sự vô tư hồn nhiên của em tiếp thêm sức mạnh cho tôi, khiến tôi tin rằng con đường mình đi là đúng. Ba thằng bạn của tôi cũng có những ước mơ của riêng chúng nó. Chiều hôm ấy, tôi và bọn nó đạp xe ra Hồ Tây hóng mát. Ở nơi ấy, chúng tôi có thể phóng tầm mắt nhìn những dãy nhà bé tí ở bờ hồ bên kia, có thể ngắm những người câu cá kiên nhẫn cả ngày trên cây cầu lắt lẻo dẫn ra hồ. Ngày đó, người ta đã cải tạo xong con đường mới xung quanh hồ nên lũ trẻ con thường ra chơi và hò hét ầm trời. Bốn thằng chúng tôi thì chơi trò chơi của riêng mình: lia đá trên nước. Hồ Tây rộng lắm, rộng như cuộc đời, còn mỗi hòn đá chúng tôi lia ra như ước mơ của mỗi đứa. Đứa nào cũng ném hết sức để xem hòn đá bay được bao xa, để xem ước mơ đi được đến đâu giữa cuộc đời vô tận. Tôi vừa lia đá vừa hỏi: -Chúng mày đã tính theo ngành nào chưa? Thằng Sĩ phi đá. Đá đập khoảng bốn năm lần trên mặt nước rồi chìm xuống. Nó nói: -Tôi muốn theo ngành marketing. Chắc tôi sẽ thi vào mấy trường kinh tế. Để xem lớp 12 thế nào đã, nhưng tôi chắc chắn theo ngành này. Ông thần bảnh và chảnh này nói năng khá dứt khoát. Tới lượt thằng Cuốc, nó chọn hòn đá tròn vo, lia xuống nước chưa đập được phát nào đã chìm nghỉm. Nó trả lời bâng quơ: -Tôi thế nào cũng được, miễn sao có bằng đại học. Cứ có bằng đại học đã, việc làm gì tính sau! Thằng Cuốc nói hơi lưỡng lự, tính nó ba phải, xưa nay chỉ chúi mũi vào game nên cũng chẳng mơ ước gì to tát. Với nó, chỉ cần mỗi ngày được chơi game là hạnh phúc. Tới lượt thằng Choác, thằng này chọn mảnh đá dẹt, lia một cái, đá bay đập năm sáu lần trên nước. Nó cười: -Ông già cứ bắt tao theo ngành kiểm toán của ổng. Nhưng tao đếch thích! Tao muốn theo học công nghệ thông tin. Cái đó hợp với tao hơn! -Cơ mà ông già không ày đăng ký ngành công nghệ thông tin thì sao? – Tôi hỏi. -Kệ mẹ! Ông già là ông già, tao là tao chứ! Thằng Choác thuộc dạng đã nói là làm, họa trời mới cản nổi nó. Tôi tin rằng nó sẽ đi theo con đường đã chọn mặc cho bố mẹ phản đối thế nào chăng nữa. Tới lượt tôi lia đá, ba thằng còn lại chẳng thèm hỏi tôi ước mơ làm gì bởi chúng nó đã biết quá rõ. Nhưng thằng Choác lại hỏi thế này: -Nếu không được vẽ nữa thì mày làm gì? Tôi lặng thinh trước câu hỏi của nó. Quả thực tôi đã giao phó cuộc đời mình cho nghiệp vẽ. Tôi tin rằng ngoài vẽ ra, mình chẳng làm gì nên hồn. Mỗi con người sinh ra có một biệt tài khác nhau, sẽ thật phí hoài nếu tôi chôn vùi khả năng của mình. Lúc ấy, tôi đã lia đá và trả lời thế này: -Tao chẳng biết làm gì hết. Vì thế tao sẽ theo nghiệp vẽ! Tôi chẳng nhớ hòn đá của mình đập nước bao nhiêu lần. Chỉ nhớ hôm đó tôi là người ném được xa nhất. Tôi mong ước mơ của mình cũng có thể bay xa như vậy. Nhưng cuộc sống khắc nghiệt hơn tôi tưởng tượng. Chẳng có đam mê của đứa trẻ nào đủ sức chống chọi chiếc bánh xe khổng lồ mang tên “đại học”. Hè năm ấy nóng kinh hồn, sức nóng của kỳ thi đại học cũng khủng khϊếp chẳng kém. Thời tiết nóng bức làm con người ta nóng đầu hơn bao giờ hết. Bố mẹ tôi lại càng nóng nực hơn khi thấy thằng con mình suốt ngày chúi mũi vào vẽ vời. Tôi nói mình muốn trở thành họa sĩ tạo hình nhân vật game. Bố mẹ cười vào suy nghĩ đó của tôi. Và không riêng gì bố mẹ tôi, tất cả những bậc cha mẹ khác – những con người của thế hệ cũ – sẽ cười vào mặt đứa con mình nếu chúng có ước mơ giống tôi. Hai cụ quyết định can thiệp vào cuộc sống của tôi và không muốn tôi vẽ nữa. Các cụ gọi đó là “uốn nắn”, tôi gọi đó là “gò ép”. Tôi muốn thi ngành mỹ thuật, còn bố mẹ lại hướng tôi vào ngành tài chính – ngân hàng. Phải nói rằng những năm đó, cả xã hội điên đảo với chứng khoán và ngân hàng. Đâu đâu cũng nghe “cổ” và “trứng”, ai ai cũng kháo nhau làm ngân hàng tài chính dễ kiếm tiền lắm. Mà đúng là hồi đó, những người làm việc trong ngành này kiếm được rất nhiều tiền, mà với xã hội đương thời, thằng nào kiếm được nhiều tiền bất kể tiền từ đâu ra, thằng đó được tôn trọng. Tự nhiên đám chứng khoán – tài chính – ngân hàng “lên đời” hẳn. Một cơ số phụ huynh vì thế dồn con cái đi học cái ngành dính mùi tiền nong. Bố mẹ tôi cũng không ngoại lệ. Bằng mọi phương pháp, từ mắng chửi thần tốc, khuyên răn du kích đến lựa lời kiểu “đánh chậm thắng chắc”, bố mẹ cố gắng thay đổi suy nghĩ của tôi. Nhưng tâm tư thằng chọi con mười bảy tuổi rắn chắc hơn cả cứ điểm Điện Biên Phủ, các cụ nặng nhẹ thế nào, tôi vẫn không nghe. Sau cùng, mẹ buông một câu bực dọc: -Đấy, mày thích thì vẽ! Nhưng mày sống được với vẽ không? Tao hỏi mày thế thôi! Nếu mày vẽ mà kiếm đủ tiền nuôi mồm mày thì tao ày học vẽ! Lời của mẹ khiến tôi phải suy nghĩ. Và đến tận bây giờ, nhiều khi tôi vẫn mất ngủ vì câu nói đó. Ừ thì tôi có đam mê, ừ thì tôi vẽ đẹp, nhưng tôi sẽ làm gì với nó? Ngày ấy, tôi không thể nhìn ra bất cứ cơ hội nào ình. Giả như tôi có thể ra nước ngoài, hẳn tôi sẽ có nhiều điều kiện hơn. Nhưng ở nơi đây, hoàn – toàn – không – có. Tôi chưa tiếp xúc với cuộc đời, nhưng tôi nhận ra sẽ chẳng ai trả công cho những bức vẽ tưởng tượng của tôi cả. Dù vậy, tôi vẫn phản kháng lại bố mẹ theo cách riêng. Bố mẹ ép tôi học thêm, tôi học lấy lệ; cấm tôi vẽ, tôi lén lút vẽ ở lớp học thêm. Có lúc họ cấm tôi chơi điện tử, tôi bèn ăn cắp tiền – một hành động đáng xấu hổ. Cho đến khi phát hiện ra tôi chôm chỉa, các cụ thất vọng vô cùng. Mẹ tôi thì khóc lóc than vãn, còn bố chẳng nói câu nào. Bố chẳng đánh tôi như hồi cấp hai nữa, nhưng đôi mắt ông cụ lộ rõ sự thất vọng, ông nói: -Mày làm sao thế con? Mười bảy tuổi rồi, ít ỏi gì nữa? Sống phải có trách nhiệm với gia đình chứ! Có mỗi việc học mà chẳng nên cơm nên cháo gì cả! Bố cho tôi hai lựa chọn: một là tiếp tục học, hai là biến khỏi nhà cùng với thứ ước mơ vẽ vời vớ vẩn. Phải nói rằng cha tôi là người cứng rắn, hoặc có con hoặc không cần đứa nào hết. Tôi đã định bỏ nhà đi thật, nhưng nghĩ lại, tôi thấy nó chẳng ích gì. Bỏ nhà đi rồi ba ngày sau phải mò về vì không có tiền, vì đói thì đi làm gì? Mà bỏ đi, tôi lấy đâu bút giấy để vẽ? Cuối cùng, tôi đầu hàng trước sự cứng rắn của bố. Tôi học thêm trở lại và cố sức học. Học không phải vì trách nhiệm hay danh dự của bố mẹ, tôi học chỉ vì muốn đỗ đại học. Đỗ đại học không phải vì tôi thích ngành tài chính ngân hàng, mà bởi bố mẹ nói rằng không đỗ đại học là cuộc đời bế mạc. Tôi gắng sức không phải vì niềm vui truy cầu kiến thức mà vì sợ hãi viễn cảnh không công ăn việc làm do không có bằng đại học. Ngừng vẽ, tôi trở về hình dạng của một thằng học sinh điển hình: học, ăn và ngủ – một cỗ máy không hơn không kém. Ngày nghỉ, tôi không dám đυ.ng đến bút vẽ, tôi sợ cơn thèm khát vẽ sẽ khiến mình tiếp tục con đường trốn học. Những lúc như thế, tôi uất ức phát khóc, chỉ biết trốn trong rock và metal. Tôi tự an ủi sẽ có ngày mình được vẽ, được thỏa sức thực hiện giấc mơ, giống như bài hát “Another day” của ban nhạc Dream Theater vậy. “You won’t find it here, look another way, you won’t find it here, so try another day! – Nếu không thể vào hôm nay, hãy tìm con đường khác, nếu không thể vào hôm nay, hãy thử vào một ngày khác!”. Những thằng bạn của tôi cũng gặp khó khăn với bố mẹ trong việc chọn ngành nghề. Bố mẹ thằng Sĩ muốn nó vào mấy trường hành chính, sau này nhét nó vào cơ quan nhà nước. Nhưng thằng Sĩ không chịu nghe và nhất quyết chọn ngành marketing. Sau nhiều ngày tranh cãi, cuối cùng bố mẹ thằng Sĩ đành phải chiều theo ý nó. Nó là đứa duy nhất trong bốn đứa chúng tôi thực hiện được nguyện vọng của mình. Tôi vừa vui vừa ghen tị với nó: -Nhất mẹ mày luôn! Được lựa chọn theo ý mình nhé! -He he! Cảm ơn! Tôi sẽ đỗ cho ông xem! – Thằng Sĩ cười phớ lớ. Thằng Choác kém may mắn hơn khi phụ huynh nhà nó cứng rắn chẳng kém phụ huynh nhà tôi. Nhưng như đã đề cập, họa trời mới cản được thằng hẹo này. Nó nói với tôi: -Tao chẳng thi thố gì hết! Kệ mẹ! Muốn ra sao thì ra! -Ý mày là sao? -Kệ mẹ thi! Ông bà già bắt tao thi chứ gì? Tao cứ vào rồi đếch làm bài đấy, làm gì được tao? -Không thi được đại học thì mày học ở đâu chứ? – Tôi hỏi. -Vẫn có trường nhận hồ sơ. Tao sẽ vào đó! Tôi thì sống theo ý bố mẹ, thằng Choác và thằng Sĩ có quyết định riêng. Còn thằng Cuốc phó mặc cuộc đời mình trong tay mẹ nó. Nó chẳng biết mình thích gì, muốn gì hay trở thành cái gì. Suốt từ cấp một tới cấp ba, mẹ thằng Cuốc chăm chỉ đi thầy cô để giữ học bạ của nó ở mức chấp nhận được. Nó là con út trong nhà, mọi việc đều phải nghe mẹ, anh trai và những người lớn tuổi hơn. Năm này qua năm khác, sự vâng lời như nhà tù giam hãm đầu óc thằng Cuốc để cuối cùng, nó chẳng hiểu nổi chính mình. Nó cũng biết điều ấy và tâm sự với tôi. Tôi đưa ra nhiều lời khuyên, nhưng với bản tính hay bàn lùi, thằng Cuốc thở dài: -Thôi kệ mẹ ông ạ, cứ vào đại học đã rồi tính sau! Thằng Cuốc không phải trường hợp cá biệt. Ở lớp học thêm, tôi tiếp xúc kha khá bọn học sinh trường khác. Đa số chúng nó phó mặc cuộc đời cho bố mẹ mình và nghĩ rằng cứ vào đại học là sẽ có việc làm – một suy nghĩ nực cười nhưng phổ biến thời đó. Có thằng chỉ coi học thêm là trò vui vì bố mẹ đã cơ cấu sẵn cho nó một vị trí ngay sau khi tốt nghiệp đại học. Nó tự tin nói: -Học hành mẹ gì, sau này thằng nào kiếm được nhiều tiền, thằng ấy là bố! Những đứa có chí khí hơn thì xác định rõ ngành nghề mình theo học. Nhưng tôi hỏi mười đứa thì mười một đứa không biết học xong sẽ làm nghề gì, nghề ấy hợp với mình không. Cùng là ngành ngân hàng nhưng giao dịch viên khác kế toán, khác tư vấn viên nhiều lắm. Song chẳng đứa học sinh nào biết điều ấy. Tôi nghe nói bây giờ, ở các trường cấp ba, người ta đang áp dụng mô hình hướng nghiệp cho học sinh. Tôi cảm thấy ghen tỵ với các em, bởi ít nhất các em được hướng dẫn. Còn ở thời của tôi, mỗi đứa học sinh phải tự vật lộn giữa sở thích, mong muốn của phụ huynh cùng tương lai bất định. Ở lớp tôi, có một đứa đã bỏ ngang học hồi lớp 11 để đi theo ước mơ làm ca sĩ. Nó rất nghiêm túc trong vấn đề này và dấn thân vào con đường gian khổ ấy, bất chấp sự can ngăn của cha mẹ. Đến bây giờ, sau nhiều năm cố gắng, thằng đó đã gặt hái được những thành công nhất định. Nhưng những trường hợp như nó thực sự hiếm, rất hiếm. Vào năm học mới, chủ đề được bàn tán nhiều nhất là đại học. Đâu đâu cũng thấy tiếng chọn trường này trường kia, nghe mà phát nản. Tôi bèn tới bên Châu. Chỉ cần tưởng tượng gương mặt hồn nhiên của em, tôi thấy đời vui hơn một tí. Nhưng sự tình không hề như tôi mong đợi. -Cô vẽ đến đâu rồi? Có tranh mới không, cho tôi xem! -À… ừ… tớ đang vẽ. Lúc nào vẽ xong tớ đưa cho! -Tập vẽ tĩnh vật với vẽ bố cục chưa? Ngành mỹ thuật sẽ hỏi đó! -Ừ, tớ đang tập vẽ. Em nói chậm lắm, không còn kiểu xả chữ như bắn súng nữa. Em cũng chẳng cãi cọ mỗi khi tôi trêu em là “Trâu điên”, hai bờ má không ửng đỏ như mọi khi. Nhưng đó chưa phải là tất cả. Đôi mắt em – đôi mắt khiến tôi trở thành gã trai khờ dại – đã đổi khác, nó lặng lẽ một cách khó hiểu. Nhận ra em thay đổi, tôi bèn hỏi: -Cô có chuyện gì à? Kể tôi nghe xem nào? -Không có gì đâu mà! – Em cười. Em cười mà đôi mắt em chẳng có lấy một tia vui vẻ. Em nói “không” song thực chất em đang có vấn đề. Nhưng hỡi ôi, thằng con trai mười bảy tuổi sao hiểu nổi thứ tâm lý phức tạp ấy? Em trả lời “không” và tôi nghĩ em không muốn bị làm phiền. Và giá như ngày đó, tôi tiếp tục gặng hỏi và quan tâm đến em nhiều hơn. Kể từ ấy, những cuộc trò chuyện giữa tôi và Châu ngày càng ngắn lại. Em dường như chẳng hứng thú với giấc mơ vẽ vời của tôi nữa. Em dần kết thân với những đứa con gái ưa trang điểm và coi trường học là sàn catwalk. Ngày đó, bọn con gái khoái ép tóc, đi đâu cũng gặp vài ba cô tóc thẳng đuột khô nhếch như tóc ma nơ canh. Và Châu cũng ép tóc; em bắt đầu làm đẹp làm dáng như bao thiếu nữ khác. Có những hôm em tới lớp với đôi môi đỏ tươi, gương mặt trang điểm rất khéo hút hồn bao thằng con trai cùng lớp. Thằng Sĩ chảnh là thế cũng không kìm nổi, phải thốt lên: -Đập Muỗi, Châu xinh vãi chúng mày ạ! -Đóng Muối, xinh nhất lớp, à không nhất khối luôn! Tôi lắc đầu: -Nhưng mà tao thấy… Chưa để tôi nói hết câu, thằng Sĩ lẫn thằng Cuốc băm bổ vào mặt tôi: -Ông không ngắm thì để bọn tôi ngắm! Không thấy nó xinh à, thằng mù! Grào… -Thằng họa sĩ như ông về ôm ấp mấy đứa con gái tưởng tượng đi! Gréc Khó ai tưởng tượng ra cô bé “Trâu điên” ấy một khi trang điểm lại đẹp đến vậy. Không chỉ bọn trai cùng lớp mà nhiều thằng trong khối cũng để ý tới em. Châu càng lúc càng lắm vệ tinh hơn bao giờ hết, dường như mọi thằng con trai đều tiến bước về phía em. Nhưng tôi thì không, tôi lùi bước, mỗi lúc một xa em hơn. Đó không phải là Châu mà tôi biết, không phải cô bé đem lại niềm hứng khởi cho bất cứ ai, không phải cô bé vô tư làm tôi ngây dại. Nhưng cuộc sống là thế, sẽ có lúc con người thay đổi và tôi buộc phải chấp nhận điều đó. Vì không còn vẽ tranh nên tôi bớt tiếp xúc với Châu hơn. Dần dần, hai đứa không nói chuyện cùng nhau nữa. Em vui vẻ với bạn mới, còn tôi chỉ đứng từ nơi xa mà trông em vui đùa. Con gái trưởng thành sớm hơn con trai, và họ sẽ nhanh chóng quên hết những hoài niệm thời thơ bé. Còn tôi chỉ là một thằng lớn xác mà chưa lớn suy nghĩ, tôi vẫn giữ hoài niệm về buổi tối chợ đêm, vẫn giữ hình bóng em một cách ích kỷ. Chỉ có điều, em thay đổi nhanh quá, đến nỗi tôi không kịp thích ứng. Suốt một thời gian dài, tôi không hề tìm hiểu tại sao em lại thành ra như thế. Khoảng giữa học kỳ I, nhà trường tổ chức họp phụ huynh khối 12. Vì sắp thi đại học, trường muốn cha mẹ nắm chắc tình hình học tập của con cái, nên một học kỳ có hai lần họp. Thành tích học tập ba môn khối A của tôi không tệ, toán lý đều khá (tôi học khá nhất lý – môn tử thần của đại đa số học sinh), riêng hóa vẫn ngu, ngu thành bản sắc và thương hiệu luôn! Ngoài việc chửi tôi một trận tơi bời về môn hóa, mẹ còn dặn dò: -Hôm nay mấy đứa bị bêu tên đấy! Con bé gì tên Châu học hành sa sút vì dính vào yêu đương, mày cứ liệu hồn! Mẹ lo hơi xa vì mặt tôi thuộc dạng “chó nó yêu”. Nhưng cái tin Châu yêu đương làm tôi ngạc nhiên. Tôi hỏi vội: -Thế là sao hả mẹ? -Con bé yêu thằng nào ở lớp khác, suốt ngày chơi bời đú đởn, chẳng chịu học hành gì cả. Mà mày tránh xa mấy đứa như vậy hộ tao! Tôi thực sự đố kỵ với thằng ôn con giành được tình cảm của Châu. Mấy ngày sau, tôi tìm cách gặp riêng em để hỏi cho ra nhẽ. Nhưng em luôn tránh mặt, hoặc trả lời một cách gượng gạo, thậm chí cáu gắt mỗi khi tôi bắt chuyện. Không phải chứ? Em ghét tôi vậy sao? Có lẽ tôi trêu em là “Trâu điên” hoặc “họa sĩ hentai” hơi nhiều, nhưng mấy tháng gần đây, chúng tôi còn không nói chuyện với nhau, nói gì trêu chọc? Một ngày nọ, lúc đang mải đá bóng trong giờ thể dục, thầy giáo bộ môn bảo tôi lên lớp lấy sổ đầu bài để thầy ký (thầy khá dễ tính nên không dạy nhiều lắm, ổng nói cho bọn tôi đá bóng còn hơn là tập mấy động tác vớ vẩn). Tôi quay lại lớp thì thấy Châu ngồi thu lu một góc cuối lớp, hai mắt đỏ hoe vì khóc. Lớp chẳng có ai, bóng hình em bỗng chốc nhỏ bé khôn tả. Tôi làm như không thấy gì, nhưng lúc quay ra, thấy em vẫn khóc, tôi chịu không nổi bèn bước tới ngồi đối diện em rồi hỏi: -Sao thế cô? Em lắc đầu không nói. Nhưng lần này tôi không bỏ đi như trước mà ngồi lại, gặng hỏi cho tới khi em phát cáu: -Tớ đã bảo là không có gì, sao Tùng nhiều chuyện thế? Tôi tặc lưỡi: -Không có gì mà khóc thế kia à? Phải nói thì tôi mới biết chứ? -Chuyện riêng của tớ, Tùng không cần phải biết! – Châu nói xẵng. -Nếu thế thì còn gọi là bạn bè làm gì chứ? – Tôi đáp lời. Châu im lặng. Trông em có vẻ xuôi xuôi, tôi không nói gì thêm, chỉ im lặng và kiên nhẫn chờ đợi. Và rồi Châu cũng lên tiếng: -Mấy hôm trước họp phụ huynh, tớ bị nêu tên, chắc ai cũng biết nhỉ? -Có, bà già đi họp về có nói với tôi. Bà chủ nhiệm bảo cô yêu đương cái gì đấy nên học hành sa sút. Vậy là… thật hả? Em gật đầu, môi nở nụ cười trong nước mắt. Tôi hỏi: -Vậy là đang yêu thằng nào thế? -Chỉ là vớ vẩn thôi! Mới gặp nhau một buổi mà mấy đứa chơi cùng cứ gán ghép tớ! Chứ đã có gì đâu? Mà chẳng hiểu đứa nào mách cô chủ nhiệm nữa? Tôi cứ ngỡ Châu khóc vì vấn đề gì ghê gớm lắm, hóa ra là chuyện con gái với nhau. Mấy chuyện kiểu này chẳng thích hợp với tôi chút nào. Tôi vỗ vai em an ủi: -Thôi kệ mẹ chúng nó! Khóc lóc làm chi ệt đời! Bà già bảo tôi không được chơi với cô nhưng yên tâm đê, khi nào cô trở thành mangaka nổi tiếng, tôi sẽ chụp hình với cô trước! Châu không cười trước lời an ủi nhạt nhẽo của tôi. Em lặng lẽ trông ra bầu trời qua song cửa sắt, trông như con chim bị nhốt trong l*иg. Lát sau em tiếp lời: -Không phải vì chuyện bạn bè. -Thế là vì cái gì? Nói đến đây, em bật khóc, hai má đỏ ửng, đôi môi mếu máo: -Tớ… tớ không được vẽ nữa! Em nấc liên hồi, sau nói: -Tớ muốn thi mỹ thuật, nhưng mẹ… cấm! Mẹ nói không vẽ vời… vẽ gì hết! Mẹ bảo tớ thi ngành báo chí, mẹ bảo… thi cái đó rồi bố xin vào làm chỗ bố, nhưng tớ đâu… có muốn làm báo chí! Mẹ bảo dính vào mấy cái nghệ thuật là hỏng người! Mẹ bảo vẽ chẳng… giàu được! Giọng em đứt quãng như một bản nhạc buồn có quá nhiều khoảng lặng. Tôi cứ tưởng rằng Châu đã cạn niềm thích thú với vẽ. Không, em vẫn yêu vẽ, thậm chí niềm khát khao vẽ của em còn cháy bỏng hơn cả tôi. Và khi bị cấm vẽ, em phản kháng lại người mẹ theo cách của mình. Châu thay đổi, trở thành một con người không phải chính em. Đáng lẽ tôi phải nhận ra điều ấy ngay từ đầu, nhưng tôi bỏ qua, để giờ đây em phải khóc. Tôi chưa bao giờ thấy Châu khóc nhiều như thế. Dòng lệ từ khóe mắt em cứ chảy ra, cuốn trôi những lớp son phấn và hiện ra một cô bé đáng yêu thuở nào. Em nghèn nghẹn: -Tại sao mẹ không cho tớ vẽ? Tại sao tớ phải học những thứ tớ không thích? Những cái đó đâu thể làm tớ tốt hơn, đúng không? Sao tớ có thể làm tốt một việc mà tớ không thích chứ? Khi ấy, tôi chẳng đủ lớn để nói ra một câu đủ sức an ủi em, cũng chẳng đưa tay ra để đỡ lấy bờ vai yếu đuối của em. Tôi chỉ thấy mình quá nhỏ bé trước hiện thực. Năm ấy, những giấc mơ đã bị bánh xe đại học nghiền nát như thế. Bực dọc vì cuộc sống cấp ba, tôi trút hết phiền muộn vào những tin nhắn cho Hoa Ngọc Linh. Em luôn offline khi tôi online và cũng chẳng trả lời tin nhắn, nhưng tôi vẫn mong đợi em thông cảm (hoặc tỏ ra thông cảm cũng được). “Mày dạo này thế nào? Học hành tốt chứ? Đã chọn được trường nào chưa?:)) Tao bị cấm vẽ, chán lắm!:( Ông bà già cứ bắt tao vào ngành tài chính ngân hàng!:-