Câu Chuyện Ngọt Ngào Ở Thập Niên 80

Chương 11: Gửi đồ (2)

Làm xong công tác chuẩn bị việc phía sau cũng nhẹ nhàng hơn, nhưng nhanh đến đâu mà vẫn phải nấu một nồi lớn, làm nước sốt nhanh hơn nên cô giao cho Trần Mỹ Phượng, Tô Văn Tuệ chuyên tâm làm thịt khô.

Đầu tiên cô để thịt bò đã chần qua bỏ vào nồi, để tăng thêm hương vị cô thả thêm lát gừng, thái đã hành, muối, thêm dầu hào để dậy mùi hương, nước tương tạo màu, nước sốt sánh quyện, hầm khoảng hai giờ, thịt bò bắt đầu ngấm vị.

Cô dùng nồi nấu canh lớn nhất có trong nhà, một lần có thể nấu bảy tám cân, trong lúc chờ mẹ chồng làm nước sốt, cô đứng canh lửa và nêm nếm gia vị.

Hai giờ sau, cô vớt thịt bò đã nấu chín ra để ráo nước, cô nhìn theo thớ thịt bò thái thành miếng hoặc lát, đồng thời nấu thêm một nồi thịt bò khác, lặp lại ba lần, thời gian đã qua 12 giờ, cũng may Trần Mỹ Phượng đã làm xong thịt bò ngâm tương, bà đã cho vào lọ thủy tinh đậy kín.

Tô Văn Tuệ nhìn mẹ chồng vẫn giúp đỡ cô đến tận bây giờ, nói: “Mẹ, cũng khuya rồi, mẹ đi ngủ trước đi.”

Trần Mỹ Phượng lắc đầu: “Mẹ chưa buồn ngủ, con xem còn gì cần mẹ giúp không.”

“Con cũng sắp xong rồi, chỗ còn lại chỉ cần xào qua thôi.”

“Vậy mẹ sẽ chờ con, lớn tuổi rồi ngủ cũng ít hơn.”

Trong lòng Tô Văn Tuê ấm áp, biết mình nói gì mẹ chồng cũng không đi ngủ trước, không bằng làm nhanh có thể đi nghỉ ngơi sớm.

Cô lấy chảo ra, đổ chút dầu hạt cải, đổ thịt bò đã thái vào nồi, đổ nước canh thừa nấu thịt bò lúc nãy vào đảo với lửa lớn, cho đến khi nước thịt bò cạn đi cô mới tắt bếp.

Cô gắp thịt bò trong chảo ra nếm thử, gia vị vừa vặn, còn có vị hương liệu và vị cay nhàn nhạt, dù ăn vã hay ăn cơm cũng đều ngon.

Sau khi nếm thử, Tô Văn Tuệ gắp một đũa cho mẹ chồng Trần Mỹ Phượng, “Mẹ, con thấy hương vị không tệ, mẹ cũng nếm thử xem.”

Trần Mỹ Phượng nhận lấy, miếng thịt mềm mềm dai dai, hương vị không giống bò kho mọi lần mà nó còn thơm hơn, mang theo vị cay nhẹ.

“Ừ, ngon lắm, giống thịt khô mà đồng nghiệp người Mông Cổ của ba con cho chúng ta.”

Tô Văn Tuệ cũng nếm một miếng, cô rất vừa lòng: “Nếu rắc một ít hạt mè lên, mùi vị sẽ càng thơm hơn.”

“Vậy rắc đi, trong nhà có hạt mè, để mẹ xào.”

Nói xong, Trần Mỹ Phượng lấy một túi hạt mè rắc lên thịt.

Hai người làm xong đã đến hai giờ sáng, Tô Văn Tuệ không hề buồn ngủ, sau khi chúc mẹ chồng ngủ ngon, cô về phòng viết thư xong mới rửa mặt ngủ.

Ngày hôm sau Tô Văn Tuệ dậy muộn, ăn sáng xong cô và mẹ chồng dùng báo bọc bình thủy tinh đựng thịt để giảm xóc, phòng lúc đi trên đường bị vỡ.

Trần Mỹ Phượng vẫn không yên tâm, bà không nhịn được lải nhải với con dâu vài câu: “Lúc con đến bưu điện nhớ dặn người ta nhẹ tay thôi, chúng ta đã tốn nhiều công sức để làm, bị hỏng thì tiếc lắm.”

Quan trọng là bị hỏng thì con trai không thể ăn, đều đó còn khiến bà khó chịu hơn cả việc mất tiền mất công.

Tô Văn Tuệ an ủi: “Mẹ yên tâm đi, mỗi ngày đồng chí ở bưu điện nhận rất nhiều đồ, mọi người gửi nhiều loại đồ, bọn họ chắc chắn đã có kinh nghiệm.”

Dựa theo tốc độ trả lời của Lý Hàn Đông, gửi tới đó phải tốn nửa tháng, với khí hậu bây giờ, nếu bịt kín khoảng hơn chục ngày sẽ không bị biến vị.

Đến khi gói xong, họ đã để đầy ba thùng giấy lớn, rất nặng, phí bưu điện lên đến 10 đồng.