Cuộc Đời Cá Mặn Của Lão Thái Thái

Chương 29

Nhưng mà!

Lần đầu tiên trong hai kiếp, bà bị người ta dùng ngón tay chọc mạnh vào trán, nước mắt cũng chọc ra, bà còn không thể mạo hiểm phá vỡ, phản kháng trước mặt nhiều người như vậy.

Một cái, hai cái, ba cái...

Còn chọc?

Ngươi đủ rồi đấy!

"Đại tẩu!" Dương Đông Yến đột nhiên ngồi xổm xuống đất che mặt khóc lớn: "Ta chỉ là một lão goá phụ, ta có thể làm gì đây? Ta không giống tẩu, sau này ta còn phải dựa vào con trai con dâu cho miếng cơm ăn, hu hu hu hu..."

Mẹ kiếp, trán bị chọc đau quá, chắc chắn đã bầm tím!

Theo tiếng khóc của Dương Đông Yến, cả tình thế lại xảy ra biến chuyển.

Trưởng bối Ngụy gia kéo Đại Ngưu Nhị Ngưu lại dạy dỗ một trận, bắt hai người thề nhất định sẽ hiếu thảo với mẹ đẻ. Ngay cả Phương thị cũng bị mẹ đẻ nóng tính vặn tay ấn xuống trước mặt Dương Đông Yến, bắt nàng ta quỳ xuống, nhận lỗi!

Mẹ Phương thị cũng rất giận, con gái ruột bà ta đau lòng lắm, nhưng bà ta còn có mấy nàng dâu nữa! Nếu lúc này bà ta công khai đứng ra giúp đỡ con gái, tin hay không quay đầu các nàng dâu của bà ta sẽ nổi loạn ở nhà? Vậy sau này còn sống thế nào?

Dương Đông Yến nhìn ba người quỳ thành hàng trước mặt mình, thấy Tiểu Dương thị cũng sắp quỳ, vội đứng thẳng người xua tay nói: "Không sao không sao! Đều là người một nhà, nói rõ là được rồi. Ta biết, các con đều là đứa hiếu thảo!"

Nhiều người nhìn như vậy, bọn họ muốn không hiếu thảo... được sao?

Thoạt nhìn vở kịch này đã hạ màn, thực ra còn nhiều di chứng lắm. Đặc biệt là đa số gia đình trong thôn Tiều Khánh đều có quan hệ họ hàng, về nhà đều lần lượt triệu tập họp gia đình, chủ đề nội dung chính là: đạo hiếu!

Trong đó, lại lấy đại tẩu hàng xóm, và mẹ Phương thị là coi trọng nhất, sợ mình sẽ bước vào vết xe đổ của Dương Đông Yến.

Đây là chuyện trên mặt.

Đợi đến ngày hôm sau, Phương thị hì hục bưng chậu gỗ ra bờ sông giặt y phục, mới đi được nửa đường đã bị mẹ đẻ chặn lại, không còn đám đông xem nữa thì dễ xử lý hơn nhiều, thuận tiện phát huy toàn bộ sức mạnh.

Dù sao kết quả cuối cùng là, Phương thị bị mắng te tua, lần đầu tiên bắt đầu nghi ngờ nhà chồng và nhà ngoại ở cùng một thôn, rốt cuộc là chuyện tốt hay chuyện xấu.

...

Ngay khi vở kịch này hoàn toàn hạ màn, thời tiết cũng dần dần bắt đầu chuyển nóng.

Đúng vậy, mười mấy năm đầu kiếp trước của Dương Đông Yến đều ở miền Bắc, nhưng dù sao đó cũng đã là chuyện hơn bốn mươi năm trước rồi, nhiều chi tiết bà đã sớm quên sạch. Nói đến ấn tượng sâu sắc nhất, e là chỉ có những ngày đông giá rét nước đóng băng ở miền Bắc.

Còn về mùa hè...

Bà đã quên.

Nhưng không sao, trời già sẽ giúp bà nhớ lại.

Chỉ trong vòng ba năm ngày ngắn ngủi, Dương Đông Yến cảm thấy mặc áo đơn cũng nóng quá, ban đêm ngủ cũng không cần đắp chăn mỏng nữa. Nếu còn ở trong vương phủ, thì đồ ngủ thay thế có nhiều lắm, chăn lụa mát, chiếu tre mát mẻ vân vân, muốn gì có nấy, đổi hàng ngày cũng không thành vấn đề.

Nhưng bây giờ thì, cứ lấy áo đơn tạm làm chăn hè đắp vậy.

Nào hay, trời nóng lên đặc biệt nhanh, miễn cưỡng chịu đựng một đêm, Dương Đông Yến lập tức sai Đại Ngưu đi mua cho mình một tấm chiếu lau.

Vật chiếu lau này rẻ lắm, một tấm lớn chỉ mười văn tiền, lại có người trong làng biết đan, Dương Đông Yến cũng coi như phát thiện tâm không làm khó huynh đệ Lưu gia.

Nói cho đúng, bà đổi cách làm khó khác.

Phải biết, vào mùa hè oi bức, ăn bánh nhân thịt không còn ngon nữa. Theo Dương Đông Yến, tốt nhất là sau giấc ngủ trưa tỉnh dậy, ăn một đĩa anh đào ướp lạnh. Nhất định phải là loại chín mọng, không cần tốn sức, môi khẽ mím là thịt anh đào thơm ngọt rơi xuống, đó tuyệt đối là hưởng thụ tuyệt vời.

Dương Đông Yến đương nhiên có thể bảo các con cúng cho mình một đĩa anh đào chín ướp lạnh, nhưng ở đây có vấn đề.