Thần Phật Diễn Nghĩa

Chương 10

Chước Liên nói:

- Sư phụ không cần phải phạm nhọc kim quang làm cho phép của người suy giảm, càng mệt tâm hơn. Người hãy ra lệnh cho hai Tiên đồng đồ nhi hóa thành Hắc Bạch Kì Lân diệt trừ nó, cho nó xiêu linh về tận chốn Mê Tân.

Hư Vân lắc đầu:

- Con Huyết Long này như đã là một Tiểu Thánh. Nó nhấc quẻ đoán rằng ta sẽ đến Võng La Trấn nên nó đã vận hết tiên lực ra mà hóa rồng, làm cho nhị khí chuyển đổi mãnh liệt. Nó sẽ không dễ dàng gì kiếu mạng cho ta! Nếu người hoằng dương chỉ vì một hai con rồng nhỏ mà lòng ta huân sinh đố kị, cho anh linh của nó xiêu về chốn Mê Tân, vậy có khác nào người cứu nạn lại đặt chúng sinh trong chỗ luẩn quẩn mãi hay không?

Chước Liên đáp:

- Thưa sư phụ! Thiên giờ Dậu sắp điểm! Thiền lực của người đang trở nên hao tổn cực kì nghiêm trọng, hai đệ tử sợ rằng người sẽ không đủ phép thuật trị tội con yêu nghiệt này!

Hư Vân kiên quyết:

- Các ngươi lẽ nào lại không hiểu việc kẻ bị đọa vào ác đồ sẽ khó có ngày ra. Trong một niệm hiện lượng giác, kẻ lầm lỗi ai ai trong các cõi vẫn luôn có khả năng đắc thiện nơi hiện sinh. Thôi các ngươi đi! Ta không nói dài dòng nữa! Hai ngươi hãy mau mau nghe lệnh của ta kẻo lỡ việc quan trọng!

Con Huyết Long duỗi mình, phóng thẳng lên cổng Trời Hóa Lạc.

Rồng phà ra lửa đỏ làm các con dân trên đó phải khóc loạn.

Cảnh vật lay chuyển kinh hoàng làm náo động cả lục Trời. Tin này loan đến tai của La Hán Tiêu Hóa, nguyên lão là chân nhân hiện đang giảng Kinh Lăng Nghiêm ở cõi Hóa Lạc. Tiêu Hóa lộn mạnh một vòng phát ngọc quang rộng lớn, phi hoa lượng và chưởng ra năm ngón tay Phật có chiều dài vô ngại.

Đòn quyền vi Liên Cự Chỉ của Tiêu Hóa xuyên ngang qua mình con rồng, nó gào lên vì tróc sạch lớp vảy đỏ trên người. May sao con Huyết Long né đòn kịp lúc nên nó chỉ chịu đứt lìa một cái chân, rơi ầm ầm xuống Võng La Trấn.

Tiêu Hóa phi ưng cước, mật hóa phép Cự Vân. Lão vội phất vào một đám mây nguyên hình con chim linh văng ra xa, mây hướng lại chỗ nhập định của Hư Vân lão sĩ.

Hư Vân dẫm chân nhảy một cái thật nhẹ ngồi trên đám mây, phong thái của lão thong dong như vừa dạo chơi ngoài Tam Giới, miệng vẫn niệm hồng danh A-di Đà Phật không ngừng lại.

Tiêu Hóa hỏi:

- Diễn Triệt! Ngài đi xuống Hạ Giới chưa được nửa canh giờ đã gặp nạn. Sao ông không nhờ vào uy lực của Tích Khang mà lại đến Hóa Lạc cầu viện Tiêu Hóa này?

Hư Vân cười một tiếng đáp:

- Hoa sen nở ở nơi nào? Sen vốn không xấu sao lại gọi bùn nhơ? Ngài vốn đã liễu ngộ vô sinh sao lại còn gặn hỏi?

Tiêu Hóa nói:

- Lành cho đồng đạo! Đức Di-lặc nhờ tôi cứu viện cho ông ở ngoài Trấn Võng La hơn hai trăm dặm. Tôi nghe được một tiếng kinh động lớn phát ra ngoài Hạ Giới, vội Tha Tâm Thông kịp nghe lệnh tưởng của ông ở cổng Trời Hóa Lạc, nên mới hậu viện giúp đỡ. Di-lặc không muốn làm phiền đến Ngọc Vân nữa.

Đức Thanh Diễn Triệt nhạo lớn:

- Tai vẫn còn nghe rõ quá nhỉ?

Lăng Nghiêm La Hán đáp:

- Thân dạng tôi đã hoại diệt lâu rồi. Tôi mà không có Thiên Nhĩ Thông và Tha Tâm Thông thì chắc là giờ ông đã mệnh duyên nằm êm trong dạ của con Huyết Long đó rồi!

Hai người trong đôi chốc hóa nguyện ấn Luân Xa Trường Phi nên đuổi kịp hành đăng của Chưu San và Chước Liên. Nhóm người hướng về Thiên Địa Mộc, không gian ở đó âm u, mặt giáp phía trên vầng âm u kia lại xuất hiện sáu chấm sáng rọi vào Mạt Thánh Cương.

Trên mỗi sườn đèo có một cái gờ sắt cao chín mươi thước dành để lôi ngự sấm chớp của Dương Xích Tử luyện võ nghệ.

Tiêu Hóa quyết định không đi xa hơn nữa. Đấng liền hiện thành một ông lão già nua râu dài, ngồi câu cá quăng mồi ngẩn ngơ trên thành bờ sông Dưỡng.

Trên đầu lão cột một cái nớp tre, lại còn quấn một đường vải nhàu rách, hai tay lão vẫn đang mân mê cái cần câu mỏng dánh như cánh chuồn chuồn, miệng huýt sáo câu ca chiêu hồn như là lão đang thơ thả ngồi chờ một ai đó diện kiến lão.

Phong Thần sai Phôi Liên Tánh châu du ra đến tận ngoài sông Dưỡng. Họ Phong cần một lọ nước Thám Thanh của Bạch Chương Sa làm linh vật tế giải hạn sao. Họ Phôi vừa đi đến sông Dưỡng Đại Mộc đã gặp ông lão đánh cá ngồi trên thành.

Liên Tánh lớn giọng hỏi:

- Niên lão là ai? Sao lại ngồi đánh cá một mình ở sông này?

Lão đánh cá ngồi yên thin thít, không có động tĩnh gì.

Thình lình, lão liếʍ môi nói:

- Nhà ngươi có mắt như mù nên mới không nhìn rõ được Thái Sơn!

Liên Tánh đáp:

- Thưa lão! Tôi với lão đã vốn chẳng hề qua lại, lại vốn chẳng kì thanh mà nay ta lại được giáp kiến kì hình. Sao lão lại đương đương mắng tôi như phường vô đạo?

Lão đánh cá trả lời:

- Xưa nay trong thế sự càn khôn chẳng phải đều có âm, có dương hết hay sao? Trên dưới hằng hà có phân định luật lệ và lề lối. Khổng Tử có dạy: Phàm là người phải có đủ Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Lễ đạo xếp nhì trong Ngũ Đạo. Đạo Đức Kinh muôn năm lai vãng cho người người, đời đời noi gương học hỏi. Ta nay kiến đáo lập Xuân đã ngoài muôn vạn niên chí thọ, ngươi là con cái nhà ai mà lại bảo rằng niên lão này phải xưng họ xưng tên?

Họ Phôi cúi đầu đảnh lễ:

- Tôi đây họ Phôi, tên Liên Tánh. Người ở làng Vô Ưu. Thuở nhỏ chuyên nghề trồng rau, nuôi cá. Phận vì số mệnh cao dài đã định, khi xưa gieo nhân xấu nuôi cá trong hồ, cho nên ngày nay phải chịu cảnh cá chậu chim l*иg, phò trợ cho Phong Thần ở đất Đông Nam.