Thần Phật Diễn Nghĩa

Chương 6

Họ Phong cười thành tiếng, đập vào vai của Xích Tử nói:

- Tiên Lão là vị ân sư của ta, người đã dạy cho ta phép hóa Phi Vân này. Song, ông còn căn dặn ta phải cẩn thận trong việc truyền giảng đạo lí cho người đời sau. Khổ nỗi, họ Phong này vẫn chưa có cơ ngơi lập nghiệp, hảo thân hữu trong Tứ Hải mới gặp thì ta đều xem là anh em với nhau cả!

Họ Dương lấy làm lạ:

- Tứ Hải? Chắc sư huynh vừa hạ sơn nên chưa rõ: Tứ Hải giờ đã thành một vùng khô cạn lớn. Tất cả là tại cái cây Thiên Địa kia nằm cách đây hơn hai trăm dặm.

Phong Thần ngạc nhiên đáp:

- Hóa ra là thế! Tại hạ vừa rời khỏi núi Tu-di, một mạch cưỡi mây đến tận nơi này nên thế sự giờ đã dời đổi quá!

Xích Tử nói:

- Nếu huynh đài không chê phận kẻ này một thân một ngựa, lúc giữa đường hóa gặp hữu duyên, vậy tại hạ xin được nâng chén lưu giang kết nghĩa huynh đệ, xây thành dựng lũy ở Thiên Địa Mộc kia.

Hưng Lôi vén áo lên, cảm tạ một lạy:

- Quý giá quá! Tôi đang cần người chung sức thì cao dài liền phò trợ cho tôi, phen này không phí công kiên định rời khỏi núi Tu-di, lấy tài sức mà cứu khổ muôn loài trong kì Mạt!

Cả hai người đi về Cốc Tịch Không: Cốc này cao hai ngàn một trăm tám mươi hai thước, hai mặt cốc đều giáp gió có sấm chớp bao vây. Trong cốc, hoa màu không kể xiết các loại, quanh năm sinh trưởng không ngừng. Thời tiết còn vào đến lập Xuân, muôn vật mới mẻ, không vướng mùi sát khí, âm cảnh.

Phong Hưng Lôi gặp được hai người nữa là Đáo Báng Thi, người nước Vệ và Phôi Liên Tánh, người nước Tấn.

Liên Tánh thưa:

- Nơi này suốt hai ngàn năm toàn là hoa lá tuyệt diệu, sống nhờ ngọn cây Thiên Địa Mộc vươn lên vách ngọc ở cửa Trời Dạ-ma. Tôi ở đây chờ sẵn từ lâu, mong có người đủ tài trí để cùng nhau đàm đạo.

Họ Phong liền khiêm tốn:

- Tôi vốn là học trò của Cổ Sơn Tiên Lão. Vì huệ giác ngu muội nên ông phạt đuổi đi. Tôi phiêu bạt khắp chốn để nhờ cậy, chiêu an hiền tài. Khi gặp được anh em Liên Tánh và Báng Thi, lòng tôi hổ thẹn hết mực!

Đáo Báng Thi nói:

- Tôi và Liên Tánh là nguyên soái chủ điện Lưu Dư ở Trời Đâu Suất, vì hai người ham mê nhìn vật chất lấp lánh dưới Hạ Giới, không may làm đổ nước ngọc quang ở trong Tháp Kim Chùy xuống dưới đó. Chất ngọc quang làm cho đất đai phát sinh, mọc lên một cái cây không hề có tuổi thọ, nó cứ cao mãi không ngừng. Cho nên, Di-lặc liền sai hai anh em tôi giáng lâm xuống Hạ Giới khéo giữ phần ngọn cây.

Liên Tánh lại bảo:

- Tháp Kim Chùy khi đổ xuống Hạ Giới liền vỡ ra hàng vạn mảnh, một mảnh lớn không may lại rơi khỏi ngọn cây cao, mảnh đó vịn vào phần gốc rễ, mọc lên một nhánh lớn, gọi là đất Hạ Phương. Về sau, nhánh cây phía Hạ Phương do hấp hội nhị khí mà sinh ra hai nhánh khác, gọi là Tây Nam và Tây Bắc.

Xích Tử ngang nhiên ngắt lời của Liên Tánh:

- Tôi nhớ không lầm, nhánh cây mọc ra phía Hạ Phương được gọi là Mê Tân Địa, nghe nói nhánh này vốn nằm gọn dưới lưỡi gươm Thanh Vân của ông Nam Thiên Vương rồi kia mà!

Liên Tánh đáp:

- Phải! Nam Thiên Vương ấy đã chặt gãy đến tận hai nhánh cây chứ không phải chỉ một!

Sau khi kết giao, cả nhóm người đành kiến lưu nhật nguyệt và tọa thiền chín mươi hai năm trong Tịch Không Cốc. Thời gian của nhập định chín mươi hai năm phi nhanh như một cái chớp mắt. Hào quang khắp châu thân của nhóm người phát ra một vầng năng lượng siêu vi làm cây cối của lập Xuân càng lúc càng ra hoa kết trái, có một loại dược quả, khảo lực vạn năng được người sau gọi là Tứ Thánh.

Đất đai linh mộc ngự sang,

Ta người cô yếu nên đành cho công.

Trời cao mắt ngọc muôn phần,

Là nơi nổi gió đền ơn cao dài .

Thiện căn còn đó chẳng phai,

Sao dời vật đổi chờ ngày hoại không.

Trăm ngàn kiếp nữa thong dong,

Lí như sở nguyện chân nhân đắc thành.

Sư phụ của Dương Xích Tử là ông Tiết Mao Công khi nghe được khúc ca đó liền hóa phép Lôi Vận, một vạn niên sấm chớp đánh mạnh vào lời ca càng làm gia tăng chất thép.

Giang Thần ở sông Dưỡng nghe náo động, nên hỏi một viên quan khâm sai:

- Việc gì ở ngoài sông kinh hoàng vậy?

Sách quan Khảm Trai đáp:

- Đại Vương! Đó là khúc Phong Quốc Ca!

Sấm vang động cả càn khôn võ trụ, một tia chớp không chịu nổi sức gió của Phong Thần nên lưu lạc xuống sông Dưỡng.

Họ hàng của nhà Trạch Ngư vâng lệnh của Khảm Trai phải ngoi lên mặt nước lắng nghe Phong Quốc Ca. Cả họ nghe xong liền lặng sâu xuống điện Thanh Long, già trẻ luân phiên nhau, lố nhố nói lại với ông Giang Thần là Bạch Chương Sa.

Họ Bạch năm xưa vốn là một con mực nước ngọt, khắp ngoài da có hạch nhỏ màu khôi sáng, miệng không có răng vì hóa luyện linh đan.

Khi khắp nơi trên Trái Đất lâm vào cảnh hoại diệt, con mực nước ngọt này vì không chịu nổi một lượng áp suất dưới đáy sông Mê Công nên văng ra khỏi mặt khí quyển, và lơ lửng ngoài không gian.