Vị trí số hai là của Kiếm Vân Tông, đệ tử của môn phái này tất cả đều là kiếm tu với kiếm pháp sắc bén biến đổi linh hoạt.
Đan Thành Tông nằm ở vị trí số 3 trong bảng xếp hạng ngũ đại tông môn, các đệ tử của Đan Thành Tông ngày ngày chăm chỉ học cách luyện đan chế dược để trở thành một luyện đan sư tài ba.
Tiếp đến là Khí Lăng Tông, với phần lớn đệ tử là khí tu và phần nhỏ là kiếm tu. Các đệ tử của Khí Lăng Tông đa phần là những nam nhân cường tráng sức khỏe dẻo dai vô cùng thích hợp với sở trường khí tu và kiếm tu của tông môn.
Cuối cùng chính là Huyền Minh Tông, các đệ tử trong tông môn này vô cùng hỗn tạp. Bởi đệ tử của Huyền Minh Tông có người tu kiếm đạo, có người học phù đạo, có người luyện đan đạo và cũng có người theo khí đạo.
Theo như nguyên tác của cuốn tiểu thuyết này, ngoài Phù Thanh Tông của nữ chính Tố Nguyệt Như ra thì Huyền Minh Tông có nhiều đất diễn nhất do có liếʍ cẩu của nữ chính và nam phản diện đều là đệ tử của tông môn này.
Hàng vạn năm về trước, Huyền Minh Tông cũng là môn phái đứng vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng các tông môn.
Nhưng do nhiều năm gần đây trong tông môn không xuất hiện thêm người nào thành công phi thăng Tiên giới nên Huyền Minh Tông mới ngày càng tụt lại phía sau.
Nhạc Thanh Anh cảm thấy rất hứng thú với Huyền Minh Tông, bởi nàng trong nguyên tác là nữ phản diện thê thảm bị nữ chính bôi xấu hãm hại dẫn đến hắc hoá, còn những đệ tử của tông môn này người thì là liếʍ cẩu của nữ chính người thì là nam phản diện.
Nhưng Huyền Minh Tông cách Phù Thanh Tông khá xa, không thể đi bộ bằng hai chân tới đó mà tu vi của nàng cũng mới tới Luyện khí tầng 3 chưa thể ngự kiếm phi hành bay vèo vèo trên bầu trời.
Nếu đã không thể tự mình đi được thì chỉ còn cách đi nhờ người khác, từ thành Phù Vân đi tới Huyền Minh tông có rất nhiều phi thuyền bay, nàng có thể ngồi phi thuyền bay tới đó.
Nhưng ngồi phi thuyền bay cần phải có linh thạch, mà hiện tại nàng không còn nhiều linh thạch nên phải nghĩ cách kiếm thêm thì mới có linh thạch để đi tới Huyền Minh Tông.
Mà cách làm giàu nhanh nhất ở đại lục Huyền Thiên đó chính là làm luyện đan sư và phù tu. Tuy nguyên chủ vẫn chưa biết vẽ bùa nhưng nàng là đọc giả của cuốn tiểu thuyết này.
Và với khả năng ghi nhớ siêu phàm cùng thiên phú hội họa trời sinh của mình, Nhạc Thanh Anh vẫn còn nhớ được trong cốt truyện từng miêu tả chi tiết về cảnh tượng người của Phù Thanh Tông vẽ bùa chú như thế nào.
Nên bây giờ nàng có thể thử theo cách thức lúc đấy.
Nói là làm Nhạc Thanh Anh nhanh chân chạy đi mua mực chu sa và giấy để vẽ bùa sau đó quay trở lại khách điếm ăn tối rồi bắt đầu hành trình luyện tập vẽ bùa.
Đây là lần đầu vẽ bùa nên nàng chỉ có thể dựa vào những gì đọc được trong nguyên tác. Và một ít sách về phù chú mà nàng vừa mua được trong tiệm sách khi đi mua đồ dùng vẽ bùa ban nãy.
Ngòi bút lông thấm đẫm chu sa vừa chạm lên giấy, thần thức chợt nhói lên một chút. Nhạc Thanh Anh nghĩ rằng, có vẻ như đây là khởi đầu của việc vẽ bùa chú.
Nhạc Thanh Anh lục lại ký ức của nàng về đoạn văn miêu tả cảnh tượng đệ tử Phù Thanh Tông vẽ bùa trong nguyên tác.
Từng nét hoa văn bùa chú nửa xa lạ nửa quen thuộc lại vô cùng phức tạp xuất hiện trong đầu và dần dần thành hình trên giấy dưới ngòi bút của Nhạc Thanh Anh.