Cẩm Nang Nam Đức

Chương 4

Ta cầm lấy chiếc chân gà nhỏ so sánh với chiếc đùi gà to của mẹ.

Mẹ tôi nheo mắt bảo vệ, cắn một miếng lớn, lẩm bẩm.

"Người lớn ăn đùi gà to, trẻ con ăn chân gà nhỏ, không phải rất hợp lý à?"

Thực sự hợp lý.

Ngày thường có lẽ ta và mẹ có thể tranh cướp một lúc, nhưng hôm nay ta có việc nhờ vả mẹ nên đưa luôn cả chân gà cho mẹ.

"Mẹ, con sắp thành thân rồi, sao mẹ không truyền cuốn cẩm nang nam đức đó cho con, con cũng không muốn sau này Lâm Uyên thật sự chạy trốn."

Mẹ ta sững sờ, rồi bật cười như sấm.

"Làm gì có cái gọi là cẩm nang nam đức? Đấy là mẹ lừa cha con, nếu con thật sự muốn dạy bảo Lâm Uyên, con phải dùng bộ óc nhỏ bé của mình mà tìm cách."

Dù ta có cố gắng nịnh nọt mẹ thế nào thì mẹ cũng nói là không có.

Mẹ kể cho ta nghe.

Cái gọi là Cẩm nang nam đức chẳng qua là việc mẹ sắp xếp lại những quan niệm sai lầm của nam nhân thời đại này.

Sau đó, mẹ nói với ta về thế giới kia, về mọi người như thế nào.

Thật ra thì nhiều năm qua, mưa dầm thấm đất*, nên có lẽ ta cũng bị mẹ dưỡng thành cái suy nghĩ như vậy.

(*Mưa dầm thấm đất (耳濡目染): Nghe quen tai, quen mắt, thường nghe thấy nên cũng bị ảnh hưởng.)

Ta như có điều suy nghĩ. Cảm ơn mẹ, con đã học được rồi.

Tuy thực thế không có cẩm nang nam đức nào, nhưng ta sẽ mô phỏng theo!

Mẹ ta làm sao dạy cha ta thành bộ dáng nam đức kia, ta cứ vậy mà làm!

Lâm Uyên một đường thi khoa cử, ta liền một đường tẩy não hắn.

Rất thành công.

Cho nên đến cảnh này của cốt truyện trong sách, Lâm Uyên biến thành bộ dạng này.

Đứng trước mặt ta là một bông hoa nhỏ màu trắng nhìn mà thấy thương.

Hắn cũng không thèm nhìn, khẩn trương phủi mũi giày, cực kỳ lo lắng.

Sự lo lắng của Lâm Uyên không phải giả bộ, toàn thân đều tỏa ra vẻ lo lắng và đau lòng.

Đến mức Sở Doanh Doanh đứng đối diện cũng cảm thấy trong lòng áy náy sâu sắc.

"Thật xin lỗi, Lâm đại nhân, ta sẽ kiếm bạc bồi thường cho ngài, mặc dù ta bây giờ còn chưa có bạc..."

Nàng ta lê hoa đái vũ*, điềm đạm đáng yêu.

(*Lê hoa đái vũ (梨花带雨): Giống như hoa lê dính hạt mưa. Vốn miêu tả dáng vẻ khi khóc của Dương quý phi. Sau này được dùng để miêu tả sự kiều diễm của người nữ nhân.)

Đến ta còn cảm thấy mềm lòng, huống chi là nam nhân.

Khó trách trong sách nàng ta không ngừng gây họa nhưng Lâm Uyên lại càng thích nàng ta hơn.

Ai nhìn thấy bộ dạng này, kiểu gì không đắm chìm vào.

Nhưng, Lâm Uyên thì không. . . . .