Nhắc đến sự kiện này Minh Vũ và mọi người dân yêu sử của Việt Nam đều không tránh khỏi tiếc nuối và đau lòng, đều hận không thể chém chết quân Minh trăm nghìn lần mới hả dạ.
Minh Vũ: [Nhưng các vị tiền bối cứ yên tâm, dù sách có bị đốt, dù có bị xâm lược hàng trăm hàng nghìn lần thì con dân chúng ta vẫn giữ gìn được truyền thống tốt đẹp mà của các thế hệ trước để lại. Các thế hệ sau luôn tìm cách và cố gắng hết mình phục chế, khôi phục lại những gì đã mất, chúng con những người may mắn được sống hòa bình, hạnh phúc, được thừa hưởng công lao, máu thịt của các anh hùng, các bậc minh quân đều luôn nhớ ơn và tiếp tục truyền ngọn lửa tinh thần dân tộc Việt cho các thế hệ sau và sau nữa. Công lao của các vị nơi đây dù chỉ một người thì có ba ngày ba đêm cũng không thể kể hết được, nếu không có sự anh dũng, mưu lược, tài năng, hy sinh của các vị thì không có Việt Nam ngày hôm nay, dân tộc ta có lẽ đã trở thành một trong những dân tộc thiểu số của Thiên triều rồi. Bây giờ nước chúng ta có vị thế rất cao trên thế giới với hơn 255 quốc gia khác, có thể nói là cùng ngồi cùng ăn cũng không sai, dù là Thiên Triều cũng chỉ có thể sử dụng quỷ kế với nước ta chứ không dám tấn công trực tiếp như xưa.
Tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm nghìn đời từ các vị đến bây giờ chúng ta vẫn kế thừa, nước Việt Nam(Đại Việt cũ) là một trong những quân đội mà các nước hằng mong ước không phải do dân chúng ta đông hay mạnh mà vì chỉ cần có chiến tranh thì hơn chín nghìn vạn(90 triệu) người đều tự nguyện tòng quân chống giặc. Khẩu hiệu của nước chúng ta "có giặc tới nhà đàn bà cũng đánh".]
Quang Trung: [Có giặc tới nhà đàn bà cũng đánh, hay hay, ha ha ha. Thật hay.]
Trưng Nữ Vương: [Hay, thật hay. Chỉ cần câu nói này của thần sử dù cho Trắc có thịt nát xương tan cũng nhất định đánh đuổi giặc Hán ra khỏi đất nước.]
Hưng Đạo Vương: [Người đời sau cũng không tệ lắm.]
Lý Thái Tổ: [Chín nghìn vạn người, đời sau nước chúng ta đông như vậy? Vậy con dân của Việt Nam là bao nhiêu?
Minh Vũ: [Dân nước ta tính đến hiện tại hơn mười nghìn vạn (100 triệu).]
Trần Anh Tông: [Ý ngươi nói là chín phần dân chấp nhận tòng quân đánh giặc.]
Minh Vũ: [Đúng vậy, ngoại trừ trẻ em dưới mười lăm tuổi thậm chí nhỏ hơn và những người bị bệnh nặng, người già mất sức lao động thì ai cũng chấp nhận tòng quân. Dù không thể ra chiến trường chống giặc cũng muốn trở thành hậu phương giúp đỡ, dù không thể gϊếŧ giặc cũng hỗ trợ quân đội gϊếŧ giặc. Này là dựa trên các cuộc điều tra (khảo sát) tự phát từ người dân, những sự kiện quân dân đồng lòng chóng giặc trong suốt cả trăm năm qua chứ không phải do chính phủ..à không do triều đình làm.]
Tất cả mọi người đọc được nội dung của Minh Vũ đều hít một hơi thật sâu, họ không thể tưởng được là sức mạnh to lớn gì, lãnh tụ tài giỏi, đức độ bao nhiêu mà có thể ngưng tụ được lòng dân thành một khối như vậy? Ai không muốn trở thành thiên cổ nhất đế, ai không muốn lưu danh thiên cổ, nhưng nói thì dễ hơn làm. Nơi nào có người nơi đó sẽ có mâu thuẫn, mâu thuẫn giữa vua và thần, giữa quan và dân, giữa quan văn và quan võ, giữa quý tộc và người thường, giữa giàu và nghèo, giữa quyền lợi và công bằng,... Trên đời này không có gì là tuyệt đối, và cũng không có gì là công bằng có chăng chỉ là sự cân bằng của thời đại xu hướng tất yếu của xã hội, hay trói buộc của đạo đức số đông,... Việc của vua chính là phải hiểu rõ thời cuộc nắm chặt cán cân ấy, ngay cả vua người có quyền lực tuyệt đối cũng không thể điều khiển cán cân một cách hoàn toàn như thế thì Thần sử lại nói cho bọn họ biết có một người lại làm được sự cân bằng đó.
Người đó là vĩ nhân ra sao, vĩ đại như thế nào mà có thể xoay chuyển thời cuộc, dùng đôi tay, bộ óc, lời nói, hành động...mà đem cả dân tộc này ninh thành một khối, một cỗ bền chặt như thép. Đây chính là ước muốn bao lâu nay của bọn họ, người dân ấm no, hạnh phúc, dân thần đoàn kết, trên đời này lưỡi đao sắc bén nhất có thể phá hoại mọi thứ chính là dân của một nước, nếu không trong thuật đế vương sẽ không có câu dân là nước có thể nâng thuyền cũng có thể lật thuyền, mọi cốt lõi từ dân mà ra, dân giàu quốc mới mạnh.
Trần Anh Tông: [Thật muốn biết người đó là ai? Nếu có thể gặp được bậc vĩ nhân như thế đúng là cuộc sống viên mãn mà.]
Lý Thái Tổ: [Từ trước ta chỉ nghe Phật Tổ Như Lai dùng pháp quang đức độ của người phục chúng, cảm hóa mọi người. Không ngờ trên đời này cũng có người không là tiên là phật mà cũng làm được. Uẩn tâm sinh bội phục, nếu có cơ hội mong gặp được người bàn chuyện một lần.]
Quang Trung: [@Minh Vũ, vị thánh nhân đó là ai? Tên ra sao? Huệ nếu có thể nguyện dùng trăm vạn, nghìn vạn lượng vàng gặp mặt một lần, cũng nguyện cùng người đó giao hữu.]
Hưng Đạo Đại Vương: [Tại sao người tài ba như thế lại không để cho ta gặp được chứ? Gọi là vĩ nhân đúng không sai, dù năm đó đánh quân Nguyên lòng quân thần một khối nhưng thật chất cũng có những phản đối muốn nghị hòa, nếu không phải ngoại tổ và các tướng quân khác cùng đồng lòng quyết tâm thì cũng khó mà nói. Người dân biên cương khi nghe có chiến tranh người chuyển nhà, người tháo chạy, chúng ta cũng phải trưng binh, kêu gọi nhưng người tự nguyện có bao nhiêu, vẫn là thua một bước. Đúng là sóng sau xô sóng trước.]
Quan Trung: [Cũng không thể trách được, ai cũng có mẹ già con thơ, gia đình nuôi sống, họ là trụ cột gia đình nếu họ mất thì gia đình của họ ai sẽ chăm sóc. Và cũng không thiếu những tên tham sống sợ chết, bán nước cầu vinh.]
Trưng Nữ Vương: [ Nếu ta có thể có phân nữa bản lĩnh của người đó thì tốt rồi, quân(vua) dân một lòng thì một trăm tên Tô Định cũng bị ép thành bánh.]
Ngư nương nương: [Các ngươi đừng có mơ nữa, vĩ nhân đó ngay cả ta cũng chỉ may mắn gặp được một lần, người này không cùng thời với các ngươi, dù gặp cũng phải kêu các ngươi bằng tiền bối, ta cũng muốn gặp nhưng tiếc là đến bây giờ người đó cũng chưa vào đến chỗ của ta được. Người đó đúng là vĩ nhân ngay cả ông trời cũng thiên vị cho người đó, rõ ràng là tử cục(con đường chết) nhưng điều được hóa hiểm vi di( tránh thoát).]
Minh Vũ: [Ngư nương nương người từng gặp Bác rồi sao? Nương nương ở cùng thời với Bác.]
Ngư nương nương: [Đúng vậy, ta từng gặp chàng trai đó một lần vào khoản 30 năm trước, khi chỉ là một thanh niên Việt Nam bình thường không chút tiếng tăm đang chuẩn bị lên một con tàu của người Pháp. Nếu không phải ta nhìn thấy mây tía vờn quanh, đỉnh đầu tỏa hào quan ngũ sắc, là người có tướng đế vương, làm những việc phải kinh động trời đất thì có thể ta đã bỏ qua rồi. Nhưng ta cũng chỉ là thấy từ xa thôi, vẫn chưa có cơ hội gặp trực tiếp. Đáng tiếc.]
Minh Vũ dùng tay bụm miệng nếu không chắc hắn sẽ la banh nóc nhà mất, má ơi đó là ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước, aaaaaaa, Ngư nương nương thật may mắn khi chứng kiến thời khắc lịch sử ấy, Minh Vũ càng nghĩ càng cảm thấy lòng ghen tị của mình càng lên men nhiều hơn, vị chua xót đang lan tràn trong miệng.
A Dương Vương: [Các ngươi đừng có mà lo ca ngợi nữa được không? @Minh Vũ ngươi mau kể chuyện người đó cho bổn vương nghe để ta có thể tích lũy kinh nghiệm cho việc trị nước sao này. Mà vĩ nhân đó tên là gì? Cứ gọi người đó cảm thấy không được tôn trọng cho lắm.]
Mấy vị còn lại cũng gật đầu, đúng vậy nãy giờ lo cảm thán mà quên việc này, là một vị vĩ nhân bọn họ đều sẽ dành cho đối phương sự tôn trọng cao nhất.
Minh Vũ: [Người có rất nhiều tên tùy theo từng thời kì mà có tên khác nhau, một số tên nổi bật là: Tên khai sanh là Nguyễn Sinh Cung, sau khi lớn đổi thành Nguyễn Tất Thành, khi bắt đầu bước trên con đường tìm độc lập cho đất nước người đổi tên thành Nguyễn Ái Quốc, và cái tên cuối cùng được sử dụng cho đến ngày hôm nay là Hồ Chí Minh, người dân Việt Nam dù già trẻ, lớn bé điều gọi người bằng Bác, Bác Hồ ý nghĩa là bậc cha chú thân thương, người có địa vị lớn trong nhà. Ở Việt Nam hầu như nhà nào cũng có treo tranh của Bác.]
Minh Vũ: [Nếu kể chuyện của Bác thì một tháng cũng kể không có xong nữa, Bác thọ 79 tuổi từ năm 16 tuổi trở lại chỉ có việc ăn học và một số biến cố gia đình. Bắt đầu từ năm 17 tuổi đến khi Bác mất chính là một cuộc đời hào hùng, kể không nổi đâu. Ngay cả vãn bối cũng không có tư cách bình sử về Bác, vãn bối chỉ có thể kể ra những tư liệu lịch sử ghi chép lại, nếu sau này có cơ hội vãn bối sẽ tóm tắt cuộc đời của Bác, chỉ có những bậc tiền nhân đi trước như các vị mới có thể bình thôi.]
Trần Anh Tông: [Hồ Chí Minh là vĩ nhân cũng là thánh nhân sao? Hoặc chính ông ấy là thánh đầu thai để giúp nước Việt.]
Minh Vũ: [Nếu nói về các thánh hiển linh đầu thai giúp nước Việt thì ở đây không ai không là thánh cả.]
----------------------------------------------------------------
Chú thích: đoạn nói về Việt Nam đoàn kết có nhiều bạn sẽ thắc mắc tại sao Minh Vũ không hề kể công lao của Bác mà các vị vua lại đinh ninh cho rằng Bác là vĩ nhân, tất nhiên Bác Hồ là vĩ nhân thì người hiện đại chúng ta ai cũng biết như mấy vị nghìn năm trước thì không, vậy tại sao họ lại cho rằng như vậy?
-Đây là cách nhìn của những người đứng trên cao nắm trong tay quyền lực tuyệt đối, việc quyền mưu, chính trị, ngoại giao, cách điều hành đất nước,... Tất cả đều là cơm bữa của các vua chúa, họ quá quen thuộc.
-Hằng ngày phải đấu trí đấu dũng với các đại thần, phải nghe báo cáo từ các đại thần thì chỉ cần qua vài ba lời thì họ đã có thể suy một ra mười vì cách dùng từ lắt léo, một câu trăm ý của các quan rồi. Nên chỉ cần thông qua vài ba câu của Minh Vũ thì họ đã nắm bắt được trọng tâm trong đó, 9/10 dân số quốc gia không phải là 1/2 hay 3/4 mà hơn 90% người dân tự nguyện tòng quân đó là con số khủng bố kiểu gì.
-Nước ta thì mọi người hình dung không ra đi, lấy ví dụ như nước Trung quốc nếu họ đoàn kêt một khối như nước ta thì khi tập hợp đội quân có nghĩa là hơn một tỉ người(1 tỉ/8 tỉ tổng dân số thế giới) con số nó khủng bố ra sao, chưa nói đến hiện nay số quân của TQ là hơn 7 triệu quân chính quy tại ngũ mà đã xếp thứ 3 thế giới sau Mỹ, Nga.
-Để lãnh đạo được một đội quân như thế thì chủ soái phải là người tài giỏi, đức độ, bản lĩnh là siêu việt ra sao mới có thể ra lệnh cho tất cả chứ, chưa kể trong số tài người tài ba cũng không ít.
-Chúng ta từng đọc truyện cổ đại chỉ nghe 3 vạn(30 nghìn), 10 vạn(100 nghìn), 100 vạn (1 triệu), nghìn vạn (10 triệu) quân vậy có ai từng nghe đội quân nào có trăm nghìn vạn(100 triệu) chưa, dù là truyện tương lai tinh tế số quân lên đến tỉ thì cũng bị chia cắt bởi các quân đoàn từ những vị nguyên soái lãnh đạo.
Nên tất cả mọi người mới bội phục như thế, đây không phải là do tác giả tung hô Bác Hồ mà đây là sự thật huống hồ dân số thời cổ đại lại không đông như bây giờ, lòng dân cũng không bền chặt như bây giờ.
vì thời đó thiếu sự tuyên truyền, tin tức lạc hậu, người dân chỉ lo ăn mặc, kiếm sống, nên rất khó để nắm bắt thông tin như chúng ta. Bởi vậy mọi người gọi bác là vĩ nhân cũng dễ hiểu và một lý do chính nữa là do thời vua chúa thì ai nắm quân đội thì người đó nắm quyền, thời xưa có câu một anh khỏe chấp mười anh khôn chính là như vậy.
"vtruyen"