Cô Vợ Đáng Yêu Của Tổng Giám Đốc

Chương 14: Nhớ

Bà và Nhã Linh đi vào văn phòng. Mẹ Trà My đang nói liền dừng lại, đưa con mắt tức giận nhìn ra hướng khác.

- Có chuyện gì vậy , cô giáo? Linh nhà tôi gây ra chuyện gì à, cô?

- Bạn Linh đánh bạn Trà My, hôm nay mẹ bạn ấy đến báo với nhà trường nên con phải mời bà lên đây.

- Thế bên kia định giải quyết thế nào? Chúng tôi sai thì chúng tôi nghe theo.

Thấy bà Sáu cũng là người hiểu chuyện, mẹ Trà My cũng bớt tức giận.

- Nhà trường định giải quyết thế nào, cô giáo?

- Để em báo với nhà trường, nhà trường sẽ lập hội đồng kỷ luật đối với Nhã Linh.

- Vậy được, chờ hội đồng xét xử đi.

- Cháu nhà cô có bị nặng lắm không? Để tôi thêm một ít tiền thuốc cho gia đình.

- Con bé chỉ bị bầm tím chút thôi bác. Nghỉ mấy ngày là khỏi nhưng cháu nhà bác phải chờ kỉ luật ,cho không được đánh ai nữa.

- Dạ vâng, cô nói phải...

Vài hôm sau, hội đồng kỷ luật của nhà trường được lập ra cho Nhã Linh, cô bé bị đình chỉ học một tuần. Bên nhà Trà My cũng không cần bồi thường vì vết thương Nhã Linh gây ra cũng không quá nặng nhưng bà Sáu vẫn cố bồi thường cho My.

Sau vụ này Nhã Linh dường như đã biết sợ, cô bé an phận hơn, không còn nghịch ngợm như thời gian trước nữa.

Nghỉ ở nhà sợ Nhã Linh buồn chán, Dương thường sang rủ cô bé đi chơi ,còn không quên chép bài hộ cô bé.

- Linh ơi, đi ra đồng chơi tí đi.

- Thôi tao chả đi đâu.

- Ở nhà làm gì, ra chút cho mát rồi về.

- Thôi, tao chả đi đâu, chán lắm.

- Ở đấy người ta thả đầy diều đẹp lắm. Qua đây tớ làm cho một con rồi đi thả.

- Thôi tao không đi đâu.

- Linh... Đi mà. Đi chơi với tớ đi.

- Thằng này phiền thế nhở?

- Đi mà.

Dương vào nhà lôi bằng được Nhã Linh đi thả diều cùng mình. Cậu làm cho Nhã Linh một con diều rất đẹp ,làm xong lại tiếp tục lôi cô bé ra đồng. Còn sợ chạy mất lên cứ thả tí lại nhìn Nhã Linh một cái, khiến diều quấn vào diều của người khác, đứt dây bay mất.

Nhã Linh thì chẳng hứng thú với trò này vì cô bé không biết thả diều.Không biết làm thế nào cho diều bay được, cứ được chút lại rơi, Dương lại phải đi nhặt.

Ngoài đồng có nhiều ruộng người ta đã cày lên để trồng lúa nên con diều của Nhã Linh bị bẩn hết.

- Thôi tao đi về đây.

- Sao lại về, ở đây...

- Bẩn hết rồi.

- Để mình ra sông rửa.

- Thôi muộn rồi, về đi.

- Vẫn còn sớm mà... À tí nữa Linh sang nhà mình lấy vở về chép nha, có chỗ nào không hiểu thì mình giải thích cho.

- Thôi, tao lười lắm.

- Sao Linh cứ gọi mình là mày thế? Ở lớp Linh có gọi ai thế đâu...

- Tao gọi con Huế thây... Mà tao quen rồi...

- Bắt đầu từ lúc mình phát hiện Linh làm chuyện đó là Linh gọi mình bằng mày. Có phải...Linh ghét Dương không?

- Không có đâu. Ở trên thành phố tao cũng gọi bạn tao là mày tao mà. Không hiểu sao về quê lại bắt xưng cậu tớ. Bà tao không cho nói bậy với cả lúc đầu chưa quen xưng cậu tớ sau thành thói không sửa được. Mới cả cái Hà Linh cứ giở giọng kêu không được nói mày tao rồi cả lớp hùa theo nói tao.

- Nhã Linh cũng biết sợ cơ à?

- Không, tao có sợ đâu nhưng chúng nó nói nhiều, tao phiền.

- Thế sao mà lại đánh Trà My thế?

- Nhắc đến mà tức, nó xì hơi xe , khiến mày phải đi bơm còn gì?

- Mình thấy My cũng dễ thương sao tự nhiên lại xấu tính vậy nhỉ?

- Thích nó rồi chứ gì?

- Đâu có đâu.

- Còn cãi. Mày thích ai nhưng thích người tao ghét tao cũng ghét mày.

- Vậy hả...

- Ừ...

Dương mỉm cười, mắt không ngừng nhìn vào cô bé ngồi bên cạnh ,nghe cô bé nói chuyện trên trời dưới bể thỉnh thoảng lại bật cười. Chẳng mấy mà trời đã tối, trẻ con thả diều đã về hết, Dương quấn diều lại cho Linh rồi cùng cô bé về nhà.

- Linh mang sách đây, Dương chép bài cho.

- Thôi, tao có học đâu mà. Được nghỉ ở nhà sướиɠ thấy má.

- Trời đất, cầm diều về nè.

- Thôi, có biết thả đâu mà lấy, mày mang về đi.

- Linh đừng gọi Dương là mày nữa.

- Lắm chuyện, về đi.

Năm đó trôi qua trong bình yên, chẳng mấy chốc là tết, thi giữa học kỳ , thi học kỳ rồi nghỉ hè. Năm nay các bạn nhỏ đã lên lớp 8, các bạn nam đã đến tuổi dậy thì không ngừng vỡ giọng, cao lớn, không còn thấp bé hơn mấy bạn nữ như trước. Dương đã cao hơn Linh rồi mà giờ dậy thì lại càng cao, trên khuôn mặt trắng trẻo ,đẹp trai của cậu đã được thêm vài nốt đỏ.

Năm nay, lớp nọ bị thay đổi khá nhiều, Khả Hân và Trà My đã chuyển sang lớp khác, Hà Linh phải vào trong miền nam học vì nhà cô bé đã chuyển vào trong đó. Huế rất buồn vì mất đi một người bạn thân thiết là Hà Linh. Các cây hài của lớp cũng chuyển sang lớp khác, lớp học nọ không còn cảnh vui tươi như lúc trước. Năm nay có một vài bạn chuyển tới. Huế cũng không làm lớp phó nữa vì cô bé muốn tập chung cho việc học. Còn hai năm nữa để cố gắng thôi.

Ở đây, muốn học cấp 3 là phải xa nhà vì trường cấp 3 ở huyện khác. Có một trường cấp 3 ở thị trấn khá gần nhưng điểm đầu vào khá cao, hầu như không phải a1, chọn a2 thì khó có thể vào trường này.Vì toàn huyện chỉ có một trường duy nhất còn là trường tư, học được ở đây toàn là con nhà có tiền, con nhà nghèo phải học cực giỏi xin được học bổng mới có thể học ở đây. Hầu như nếu không phải quá giỏi thì không nghĩ rằng có thể học ở đây được. Phần lớn những học sinh ở tỉnh không quá giỏi thì đều phải xa nhà.

- Linh sang nhà gọi Dương sang đây cho bà.

- Dạ...

- Con sang đây.Bà bảo gì con vậy ạ?

- Đi vào đây chỉ cho bà cái. Cô Kỳ mới mua cho bà cái điện thoại mà bà không biết dùng thế nào. Con vào con xem cho bà với.

- Dạ

- Để con xem cho.

- Để Dương xem...Đây có số của cô Kỳ con xem cho bà thế nào với.

- Dạ.

Bà Sáu đưa cho Dương tờ giấy có số của Lý Nhã Kỳ. Lại đi vào lấy kính ra xem cho rõ. Hai năm con gái vào nam lập nghiệp, bà cũng rất nhớ con gái. Không biết bây giờ cuộc sống của hai vợ chồng con gái thế nào rồi. Nhiều lần bà nói với ông nếu như không được thì về nhà cũng được. Sống trong cảnh khó khăn quen bà cũng chẳng ham giàu có là mấy, mấy năm trời tết nào bà cũng ngóng con gái, con rể về nhưng không thấy. Trước đây, con gái bà là đứa hiểu chuyện, gia đình làm ăn được đều gửi rất nhiều tiền, mua rất nhiều quà về cho bố mẹ. Hoàng Chấn Khang là người con rể có hiếu, rất yêu chiều vợ mình. Hai vợ chồng sinh Chấn Vũ, Nhã Linh khi sự nghiệp đã vững. Chẳng ai ngờ tới biến cố lại xảy ra, bà biết Nhã Linh được bố mẹ cưng chiều từ nhỏ, bởi vậy mà quen cái thói hống hách.Nhưng cho về ở với bà , bà không để cháu hư được...

Điện thoại được kết nối đầu dây bên kia vẫn không thấy bắt máy, tưởng chừng sẽ kết thúc cuộc gọi ở đây thì bên đầu dây bên kia mới có người lên tiếng.

- Alô, ai vậy?

- Là mẹ, mẹ đây, có phải Nhã Kỳ không?

- Dạ con đây mẹ. Mẹ ở nhà vẫn khoẻ chứ ạ?

- Mẹ, mẹ, cho con nói chuyện với mẹ con.

- Đây, cứ từ từ làm sao phải giành giật thế?

- Mẹ ơi ,con nhớ mẹ lắm.

- Nhã Linh ở nhà có ngoan không con?

- Mẹ ơi sao mẹ bỏ con ở đây...Huhu.

- Mẹ sẽ sớm về đón Nhã Linh thôi, con ở với ông bà chăm ngoan học giỏi nha. Nhã Linh của mẹ là giỏi nhất.

- Mẹ ơi, con không muốn ở đây đâu. Con muốn ở với mẹ cơ, ở với bố với anh nữa.

- Nhã Linh ngoan, mẹ sẽ sớm về đón con thôi. Con có muốn nói chuyện với anh con không?

- Anh ơi...

- Sao mà khóc...

- Em nhớ anh lắm...Hư hư...Bao giờ anh về thăm em...hư hư...

- Năm nay cũng lớp 8 rồi có phải con nít nữa đâu mà khóc... Haizz, thôi đừng khóc, bao giờ anh về ngoại anh mua gấu bông cho, ở nhà bà phải học giỏi, ngoan anh về anh mới mua cho.

- Bao giờ anh về thăm Linh.

- Sớm thôi, phải học thật giỏi vào. Giờ có điện thoại rồi anh sẽ thường xuyên gọi về. Anh mà phát hiện học dốt là anh không mua gấu cho đâu, cũng không về thăm Linh đâu, biết chưa?

- Anh ơi,em nhớ anh lắm. Bao giờ anh về thăm em...Hức...

- Ngoan, không khóc nữa. Anh về anh mua con gấu thật to cho Linh nhá. Nhưng phải hứa ngoan cơ.

- Dạ em ngoan mà. Anh Vũ nhớ về thăm Linh nhé.

- Được rồi.

- Ở nhà quậy như quỷ vậy mà ngoan. Đúng là chỉ có Vũ mới trị được tiểu quỷ này thôi.

- Bà ngoại...Bà ngoại không được nói xấu con.

- Thôi được rồi. Anh bận rồi, lúc khác anh nói chuyện với Linh nhé.

- Không,em muốn nói chuyện với anh mà.

- Linh có nghe lời anh không? Có thương anh không?

- Có ạ. Anh Vũ gọi nhiều về cho Linh nha.

- Được rồi.

- Thôi mang đây bà nói chuyện với mẹ con vài câu.

- Dạ con nghe mẹ ơi.

- Hai vợ chồng làm ăn ổn chứ?. Mẹ đã nói rồi mà không nghe cứ bán đất đi cho Vũ học mấy năm rồi vợ chồng về mà làm ăn ở ngoài này cho gần gặn. Sao phải vào trong đấy xa thế, mẹ con 2 năm trời không được nhìn thấy nhau, bố mày cũng nhớ mày lắm, rồi cái Nhã Linh xa mẹ cũng khổ.

- Con chỉ muốn lo cho các cháu một tương lai tốt hơn.Con không muốn con con phải khổ đành hi sinh vài năm cho cháu ở với mẹ. Có gì mẹ bảo ban cháu hộ con. Nhã Linh đẻ ra trong sung sướиɠ, tính nó không tốt, con cho về bên đấy cũng để cháu nó rèn luyện.Ở nhà con nuông chiều cháu quá nó sinh hư.

- Cũng biết thế à? Nó ở đây quậy, còn đánh người ta nhưng giờ bà rèn cho được lắm rồi. Lúc mới về thấy tính nó xấu ,mẹ lại bảo lúc trước con Kỳ tính có xấu thế này đâu nhỉ?

- Ở nhà con với anh Khang, đặc biệt anh Khang nuông chiều nó nên tính cháu không tốt. Con cũng định cho về ở với mẹ rèn tính cho cháu nhưng nhà con sợ con gái khổ nên chưa cho về bà. Con trong này nhưng cũng nắm rõ được, con gọi cho cái Hai chỉ là không gọi về sợ cháu nó quấy rồi con cũng bận quá nên không gọi về thăm hỏi mẹ được.Mẹ đừng trách con nghe mẹ.

- Tôi có trách đâu, chịu khó làm ăn vài năm nữa được thì về, không được cũng về thôi. Ở tận chỗ xa lắc xa lơ thế làm gì? Về nhà mà trông con chứ ở đây nó quậy lắm không giữ được.

Đang gọi thì bỗng nhiên bị dập mất.

- Dương ơi ra đây xem cho bà cái này với.

- Sao vậy ạ?

- Bà đang gọi với cô Kỳ mà mất rồi.

- Để con xem nào. À cô Kỳ gọi lại đây bà, bà nghe đi.

- Sao đang gọi mà tắt vậy mẹ?

- Mẹ cũng không biết. Sao đấy Dương?

- Ơ, con của cái Hai ở đấy à?

- Ừ, con của Hai, Dương ,nó sang xem điện thoại cho mẹ mới gọi được cho con.

- Giỏi thế à?

- Dương chào cô Kỳ đi.

- Con chào cô ạ.

- Ừ, chào con. Nhã Linh ở đấy với ông bà có gì con giúp Linh với nhé.

- Dạ.

- Dương toàn sang chở Nhã Linh đi học thôi.Hai đứa nó chơi với nhau suốt.

- Thế ạ? Thế Dương có muốn làm con rể của cô không?

- Con...

Nói một lúc lâu bà Sáu mới tắt máy đi. Bà thật sự rất nhớ con gái nên nói hơi nhiều.Bình thường bà là người rất nghiêm khắc nhưng yêu thương con cháu vô cùng. Đã một khoảng thời gian rất lâu họ không được nói chuyện với nhau, cảm xúc dường như vỡ òa không kìm được những giọt nước mắt. Con nhớ bố mẹ, anh nhớ em, bây giờ đã có thiết bị liên lạc chắc hẳn khoảng cách không còn là vấn đề nữa.