Thập Niên 90: Cuộc Sống Làm Giàu Tại Ngôi Làng Bị Phá Dỡ

Chương 8

Thôn Kiều Tây là thôn lớn, số lượng người dân nơi đây nhiều gấp ba lần thôn Kiều Đông, lại càng đừng bàn đến nhà nào trong thôn Kiều Tây cũng đều xây nhà lầu để cho thuê, người bên ngoài đến thuê phòng tăng vọt, người thôn Kiều Tây lại càng nhiều hơn.

Thế gia vọng tộc tại thôn Kiều Tây là nhà họ Lưu, hai phần ba lượng người trong thôn đều mang họ Lưu, từ đường nhà họ Lưu cũng hoành tráng hơn những nhà khác trong thôn.

Ngày thứ hai khi Trần Kim quay về thì nhận được điện thoại của ông nội cô, kêu cô trưa mai nhất định phải qua đó ăn cơm, còn cố ý nhắc cô rằng người bố dạy học tại đại Đại học Sư phạm của tỉnh cũng sẽ về, nói rằng người một nhà phải thường xuyên liên hệ thì mới tình cảm.

Chẳng trách cậu cả của cô lần nào nhắc đến ông nội cô là kêu "lão khọm già" lần đó, sống đến ngần đấy tuổi rồi, mở mồm ra nói mà chẳng biết suy nghĩ gì.

Cô hai mươi hai tuổi rồi, đâu còn phải hai tuổi nữa đâu mà cần bố làm gì? Điên à!

Trong nhà không có đủ tiền để sửa sang, Trần Kim cũng chẳng còn vướng việc gì nên nằm dài ở nhà một ngày. Ngày hôm sau, cô thay đại một bộ quần áo thể thao rồi đi ra ngoài.

Ra ngoài chờ xe cũng không lâu, lúc đầu cô muốn tự đạp xe đến, cậu ba nói rằng trời nóng, định chạy xe máy đưa cô đi. Chiếc xe gắn máy màu đỏ, trông nặng trịch, khi nổ máy kêu "rầm rầm rầm", có lần cô không cẩn thận đụng phải bô xe máy vừa mới ngừng, bị bỏng đến nỗi nhăn hết cả mặt.

Nhìn cô đi ra ngoài với hai tay trống trơn, cậu ba trước giờ luôn chân chất, hiền lành nói: "Đi lấy thùng sữa bò, không thì mua chút hoa quả gì đó đi. Đi tay không trông chẳng ra thể thống gì cả."

Trần Kim nhìn quần áo của mình, đâu phải nhỉ, cô thấy rất đẹp mà.

Nhưng cô không lay chuyển được cậu ba, chỉ có thể quay vào trong quán tạp hóa nhà mình lấy một thùng sữa bò ra. Thấy cậu ba muốn đưa tay ra cầm hộ, Trần Kim né qua: "Con ôm được."

Thấy cậu ba không còn cố chấp muốn buộc thùng sữa bò vào đuôi xe nữa, cô thầm thở dài một hơi.

Nơi nông thôn quanh thành phố Phủ Châu của tỉnh Nam có rất ít ruộng, chủ yếu trồng rau dưa và hoa quả, thu hoạch rồi đem vào bán ở nội thành, kiếm được nhiều tiền hơn so với trồng lương thực. Đi từ thôn Kiều Đông tới, hai bên đường cái có mấy vườn trái cây và vườn rau cỡ lớn, còn có cả ao cá.

Không phải đùa, với nhiệt độ tháng bảy này, ra ngoài phơi một ngày thôi là rớt được một lớp da. Trần Kim ngồi sau xe gắn máy vẫn còn che được cái mặt, gió nóng thổi vù vù chào hỏi mặt cô. Mở đại hội thôn trong cái khí trời này, chẳng biết trưởng thôn của thôn Kiều Tây nghĩ như thế nào nữa. Nếu đổi lại là thôn Kiều Đông... Được rồi, trưởng thôn của thôn Kiều Đông, cả nhà cô chẳng có ai ngu ngốc như thế cả.

Cô có thể tưởng tượng đến dáng vẻ và giọng điệu đầy vẻ vênh váo của cả bên họ nội: "Có chuyện gì mà không đợi được đến tối, lúc tắt nắng rồi ấy, hẵng nói?"

Xe dừng ở cửa thôn Kiều Tây, Trần Kim một tay xách sữa bò, một tay bung dù: "Cậu ba, lúc về bọn con đi xe buýt là được rồi. Cậu về đi."

Cậu ba gật đầu, muốn nói gì đó nhưng lại thôi, chờ đến khi cô đi được mấy bước rồi vẫn gọi cô quay lại, dặn dò vài câu thấm thía: "Nếu đến nhà ông nội mà không muốn nói chuyện thì thôi đừng nói là được. Đừng có học cậu cả của con, động chút là chửi người ta điên. Được rồi, đi đi."

Trần Kim: "... À vâng."

Bây giờ mà nói không học theo thì cũng khó. Suốt bảy năm từ năm 1980 đến năm 1987, cậu cả nhà cô dẫn đám thanh niên trai tráng nến đặc khu miền Nam để làm việc, để dễ dàng hòa nhập nên đã học theo cách nói năng ở nơi đó, từ đó về sau thì đúng là không thể cản nổi, câu cửa miệng khi mắng người biến từ "thằng đần" (tên ngu) đã biến này "cái thứ mèo mả gà đồng".

Ban đầu, người bị nhiễm theo cậu cả chỉ có mỗi anh họ và chị họ nhà cậu cả, nhưng cô thì ngày nào cũng chạy theo anh họ và chị họ, dần dà cũng bị nhiễm theo. Chẳng qua đám anh chị họ không sốt ruột để phát huy với đám người bên nhà thông gia, vậy nên xét ra thì cô giống như đệ tử thân truyền hay nói mấy lời cửa miệng từ cậu cả hơn.

Nhìn theo cậu ba quay đầu đi xa, nhìn trái rồi nhìn phải, đi đến đống rác gần đầu thôn, quăng thẳng "sữa bò" trong tay, thùng giấy nhẹ tênh khẽ rơi xuống bộp một cái.

Không phải là cô có thành kiến với thôn Kiều Tây, mà là vệ sinh môi trường bên thôn Kiều Tây này đúng là khiến người ta đáng lo ngại. Rác rưởi vứt lung tung, rãnh thoát nước bị chặn thối rình cả lên, nhà cửa trong thôn xây dựng chẳng có chút mỹ quan nào. Người thì cũng đáng ghét chẳng kém gì.

Ôi, cô vừa mới bước vào thôn, mấy bà thím ở ngay bên cạnh nhà ông nội cô lập tức chỉ trỏ cô, châu đầu ghé lại rỉ tai nhau.