Thập Niên 90: Cuộc Sống Làm Giàu Tại Ngôi Làng Bị Phá Dỡ

Chương 5

Khi xe buýt đi qua, Trần Kim còn thò đầu ra làm mặt quỷ với cô ta rồi "lêu lêu lêu", Bạch Linh tức giận đến nỗi run cả người.

Nhân viên bán vé thấy thế thì trợn trừng mắt, gầm lên: "Không được thò đầu ra ngoài cửa sổ! Bạn học nữ kia, cô bị làm sao đấy?"

Trần Kim ngồi về chỗ, khéo léo nhận sai với nhân viên bán vé, nói rằng mình trông thấy bạn học nên mới phấn khởi như thế. Mặc dù nhân viên bán vé ngồi ngay cạnh nhìn cô chằm chằm, còn dạy dỗ suốt nửa giờ, nhưng Trần Kim không hề thấy rốt ruột chút nào.

Hành khách trên xe thấy thái độ của cô nghiêm chỉnh, dáng vẻ cũng lanh lợi nên nói giúp vài câu: "Con bé biết lỗi rồi, thanh niên ấy mà, biết sai thì sửa, cho cô bé một cơ hội đi."

Đến một trạm dừng chân, vừa đúng chỗ đại học Y, mười mấy sinh viên xông lên, nhân viên bán vé đành phải chuyển chỗ, cuối cùng thì lỗ tai của Trần Kim cũng được thanh tịnh.

Làng sinh viên ở khu ngoại ô của phía Bắc thành phố, hơn nửa số nhà máy của thành phố nằm ở khu ngoại ô phía Bắc thành phố. Mỗi lần cô về nhà là mỗi lần "Đi xuyên thành phố" tại thành phố Phủ Châu này.

Khu ngoại ô phía Nam Thành phố có một đoạn đường mà cả hai bên đều là nhà máy. Đi thêm về phía trước là đến thôn Kiều Tây, kiến trúc nhà ở nơi đây giống như một đống hộp xi măng xếp chồng lên nhau vậy, móng nhà nhiều như vậy, nhưng nhà nào cũng xây đầy phòng cho thuê. Người thuê nhà ở đây đa số là công nhân của nhà máy ở ngoại ô, cũng có cả các công nhân làm ở thành phố nhưng lương không cao.

Người ở tỉnh Nam trọng gia tộc, những người cùng một dòng họ, từ đường cùng nhau làm ăn kinh doanh, ngày Tết mà không trở về bái lạy tổ tông thì sẽ bị chỉ trích. Trần Kim đi theo mẹ đến đây, nhưng mỗi khi có những chuyện lớn như gặp mặt dòng họ, giỗ tổ thì ông bà ở thôn Kiều Đông vẫn sẽ gọi điện kêu cô qua đó. Gọi mười lần thì có thể thành công gọi cô đến một lần, hễ là cô về, nhà của ông bà không gà bay thì cũng chó sủa.

Mấy bà cô trong thôn Kiều Tây đều ngấm ngầm gọi cô là "Kim xúi quẩy".

Xe buýt đi qua, cô còn trông thấy được tòa nhà vừa mới ốp gạch men sứ láng cóong của nhà ông bà.

Xuất phát từ cửa Đông của trường học lúc một giờ chiều, khi đến cửa thôn Kiều Đông đã là bốn rưỡi chiều.

Nhà của cô cách cổng thôn khá gần, xuống xe rồi đi cũng chỉ mất ba, bốn phút.

Tổng cộng cả thôn Kiều Đông hiện có mười tám hộ dân, toàn bộ đều là họ Trần.

Không sai, Trần Kim theo họ của mẹ cô. Khi vừa mới ra đời vẫn chưa có tên trong hộ khẩu, sau khi bố mẹ cô ly hôn thì mới có tên. Ban đầu mẹ của cô muốn đặt cái tên "Niệm", nhưng khi ấy lại bị nhân viên công tác hộ khẩu nhìn nhầm, thế là thành "Kim".

*chữ Niệm (Hán tự: 念), chữ Kim (Hán tự: 今), thiếu mất bộ tâm 心

Bằng không, thôn Kiều Tây nào đâu nghĩ ra cái biệt danh "Kim xúi quẩy" đầy tai tiếng như thế.

Cô ngẩng đầu lên, trông thấy vẻ bề ngoài trơ trụi của ba tầng bên trên hai tòa nhà kia của nhà mình, sau khi xây xong như thế nào, bây giờ thì trông ra sao. Song sắt vây quanh tạo thành cái sân nhỏ, phía trước sân là gian nhà trệt vẫn chưa xây xong, đó là quán tạp hóa được mở trong nhà, hiện tại đang nhờ cháu gái của mợ ba - Điên Miêu trông quán, mỗi tháng cho 100 đồng tiền lương, ăn ở tại nhà mợ ba.

Bên trái nhà cô là nhà của cậu cả Trần Văn Cường, vốn ban đầu chỉ có mỗi một tòa nhà tinh xảo, cao hai tầng xây theo kiểu phương Tây, là sự tồn tại độc nhất trong thôn Kiều Đông. Tháng ba năm ngoái, không biết cậu cả lên cơn điên gì, quay về phá sập ngôi nhà đó, xây lại thành hai tòa nhà cao sáu tầng, chỉ sửa sang lại gian phòng dưới tầng một cho người trong nhà ở.

Hai ngôi nhà của gia đình cậu cả còn chiếm nhiều diện tích hơn nhà cô, vườn hoa và sân nhỏ ban đầu có nay cũng mất. Chuyện này đúng là tiền trảm hậu tấu, chờ đến khi vợ cậu cả biết, hai người cãi nhau rầm trời suốt hai tháng, suýt thì ầm ĩ đến mức đi đến bước ly hôn.

Cậu cả khuyên mẹ cô xây thêm tầng, lúc ấy cũng phải mất khá nhiều sức lực, nhà cô tích góp vốn liếng suốt mấy năm mới được mười ba vạn, mẹ cô dự định mua cho cô một căn nhà trong thành phố. Nhưng cậu cả nghe được thông tin, có khả năng chính phủ muốn xây vườn công nghiệp tại thôn Kiều Tây trong năm 1993, mặc dù không giải tỏa đến thôn Kiều Đông, nhưng bọn họ xây nhiều nhà, thôn Kiều Đông vẫn có thể xây nhà cho thuê dựa vào thế mạnh là gần vườn công nghiệp.

Trong thôn còn có sáu hộ cũng xây thêm tầng nhà, đều là những nhà đã có ý định xây thêm tầng từ lâu.

Tầng lầu xây thêm của sáu hộ dân này đã được trùng tu xong từ lâu, đang bắt đầu cho thuê, chỉ có nhà của Trần Kim và Trần Văn Cường là xây xong tầng rồi để không đó, bây giờ vẫn chưa sửa sang lại.

Điều này cũng khá dễ hiểu. Hiện giờ nhà của Trần Kim chỉ còn lại mỗi mình cô, bình thường còn phải đi học, tạm thời không rảnh để quan tâm đến việc trong nhà. Còn nhà của Trần Văn Cường thì xây thêm tầng tốn khá nhiều tiền, số dư bên phía công ty xây dựng bị kéo theo, lại còn phải trả tiền lương cho công nhân nên không tiện ra tiền, thế nên việc sửa sang ở bên này tạm thời bị trì hoãn.

Vài người trong thôn nói, nhà hai bọn họ đã phí tiền vô tích rồi.