Vào năm 1841 vua Minh Mạng băng hà cũng cùng năm đó hoàng tử Nguyễn Phúc Dung đăng cơ lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Thiệu Trị tại kinh đô Huế. Tại một nơi rất xa kinh thành xuôi về phương nam tại tĩnh An Giang có một đôi thanh mai trúc mã nhưng không phải là một tiểu thư và một công tử mà là hai chàng trai,là đôi bạn thân sống cạnh nhau từ nhỏ đến giờ nên cả hai tự gọi nhau là đôi bạn thanh mai trúc mã.
Chàng trai tên là Nguyễn Văn Quang còn cậu bạn tên là Đoàn văn Thanh cả hai lên lên cùng nhau, Quang thì tính tình mạnh mẽ lại theo thầy trụ trì trong làng học võ từ bé nên người khoả mạnh vạm vỡ nhưng rất là điềm đạm ăn nói nhỏ nhẹ không phải thô lỗ như giới võ phu, còn Thanh thì là con nhà gia giáo thuộc tầng lớp trí thức sĩ tộc hai anh trai còn làm quan cho triều đình gia cảnh giàu có ngược lại thì Quang mồ côi cha mẹ mất sớm chị gái thì đã lấy chồng nên Quang sống một mình. Lúc trước cả hai học cùng thầy đồ trong làng nhưng vì nhà nghèo Quang đã phải nghỉ học sớm để phụ giúp cha mẹ mưu sinh tuy vậy tinh thần ham học của Quang vẫn rất cao hàng ngày sau khi Thanh học xong chổ thầy là lại đến nhà Quang cả hai kéo nhau ra một gốc cây cồng lớn dưới sông Thanh dạy lại những gì mà thầy đã dạy mình cho Quang biết, cứ thế mọi người đi lại trên đường thấy hai đứa trẻ ngồi cạnh nhau cùng trò chuyện đọc vang những bài học của thầy đồ.
Sau những buổi học là cả hai thường trò chuyện Thanh là con nhà giàu công tử nên da trắng như con gái môi đỏ từ nhiêu vì nam nhi hay nữ nhi gì đều để tóc dài như nhau cộng với thân hình nhỏ nhắn nên đôi khi nhìn từ xa người ta cứ nghĩ Thanh là con gái, còn Quang thì là con nhà nông lao động từ bé nên da dẻ đen sạm nhưng gương mặt tuấn tú chân mày hơi rậm càng toát lên chất nam nhi khí phách anh hùng.
Thời gian thấm thoát đã mười mấy năm trôi qua hai cậu bé giờ cũng đã lớn cũng đã 17 18 tuổi cả hai cũng bắt đầu nảy xin những tình cảm lạ lạ trong lòng.
"Quang ca sắp đến kỳ thi hương rồi đệ phải đi lên thành gia định để thi rồi nếu huynh còn học chắc giờ hai đứa mình cùng lên đường đi thi rồi."
"Khi nào đệ đi."
"Dạ sáng mai."
"Bao năm đèn sách phải đi thi lấy công danh ta chúc đệ công thành danh toại."
"Đa tạ huynh."
Buổi chiều hôm ấy cả hai như muốn nói cho nhau điều gì đó muốn nói với nhau nhưng dường như có gì đó nghẹn ở cổ họng, rồi đến tối Thanh phải về nhà trông theo dánh người nhỏ bé từ bước rời xa làm lòng Quanh đầy xao xuyến, cái cảm giác này giống như của một nam nhân đối với nữ nhân chưa bao giờ Thanh đi xa như vậy làm Quang cũng thấy lo Quanh gạt cái suy nghĩ này đi không lẽ bản thân lại yêu đệ đệ của mình có thể đó là tình bằng hữu thấm thía hay là lòng cảm kích biết ơn khi mà Thanh đã giúp đỡ không chê bai nhà Quang nghèo hèn mà chấp nhận làm bạn bao nhiêu năm. Nhưng từ khi Thanh đi hình bóng của Thanh luôn hiện hữu trong tâm trí của Quang từ trong mơ đến ảo giác bên ngoài thấy hình bóng của Thanh dưới nước hay là bóng lưng giữa chợ đông người trong mắt Quang, Thanh là một chàng trai có tính nữ nhi vì dịu dàng hơi yếu đuối và Quang luôn muốn bảo vệ.