Chương 5
Kenyon đã tự làm lấy cái hòm: cái hòm đựng quần áo cô dâu bằng gỗdái ngựa, gờ bằng gỗ tuyết tùng mà cậu định cho Beverly làm quà cưới. Bây giờ, cậu đang làm trong cái gọi là sào huyệt ở dưới tầng hầm.Cậu bôi cho nó lớp quang dầu cuối cùng. Đồ đạc trong sào huyệt, một buồng nền xi măngchạy hết chiều dài ngôi nhà, gồm gần như là toàn những vật mẫu nghề mộc của cậu (giá, bàn, ghế đẩu, một bàn đánh bóng bàn) và đồ thêu thùa may vá của Nancy (những tấm vải sặc sỡ như làm cho cỗ đi văng ọp ẹp trẻ trung ra, rèm cửa, gối có chữ: HẠNH PHÚC? VÀ BẠN CHẢ CẦN PHẢI ĐIÊN MỚI SỐNG Ở ĐÂY NHƯNG ĐIỀU ẤY GIÚP BẠN ĐẤY). Kenyon và Nancy cùng có toan tínhvẩy sơn vào gian phòng này cho nó mất đi cái vẻ khắc khổ không xóa bỏ được, cả hai đều không nhận ra chỗ thất bại. Kỳ thực cả hai lại nghĩ sào huyệt của chúng là một chiến thắng và hạnh phúc - Nancy nghĩ thế là vì đấylà chỗ cô có thể tiếp đãi“băng đảng” mà không quấy rầy mẹ cô, còn Kenyon thì vì cậu có thểở đây một mình, tha hồ gõ nện, cưa và mày mò các “sáng kiến” của mình, cái mới nhất là chiếc chảo điện sâu đáy. Kế bên sào huyệt là một phòng để lò sưởi, chứa một cái bàn la liệt công cụ chất đống, trong đó có một số công trình làm dở dang của cậu - một bộ khuếch âm, một máy Victrola lên dây cót cũ rích mà cậu đang sửa cho chạy lại.Về hình thức, Kenyon không giống cả bố lẫn mẹ; bộ tóc cắt kiểu đầu đinh của cậu màu gai và cậu cao trên mét tám, gầy nhẳng, tuy vẫnđủ khỏe để có lần cứu được một cặp cừu lớn đẫy bằng cách mang chúng đi hai dặm trong bão tuyết - mạnh mẽ, kiên cường, nhưng khổ não vì thiếu sự phối hợp của cơ bắp, giống như ở một cậu thiếu niên dài đuỗn. Nhược điểm này càng nặng thêm do chỗ cậu không thể làm gì mà không có kính, khiến cậu không thể chơi ở những vị trí quan trọng trong các môn thể thao có kíp có đội (bóng rổ, bóng chày)vốn là mối bận bịu chính của phần lớn những cậu trai có thể làbạn bè của cậu. Cậu chỉcó một người bạn thân -Bob Jones, con ông Taylor Jones, trang trại ông này ở cách nhà Clutter một dặm về phía Tây. Ở vùng nông thôn Kansas, con trai bắt đầu lái xe từ rất trẻ;mười một tuổi Kenyon đã được bố cho phép, với tiền cậu kiếm được bằng cách nuôi cừu, mua một chiếc xe tải cũmột động cơ kiểu A - xe hàng Coyote, cậu và Bob gọi nó như vậy. Cách Trại Lũng Sông không xa có một dải đồng đất bí ẩn tên gọi Đồi Cát; nó như một bãibiển mà không có biển, đêm đêm những con sói đồng cỏ lủi giữa các cồn cát, tụ tập thành bầy mà hú khóc. Nhữngtối có trăng hai cậu tụt xuống tới gần chúng, xua chúng chạy và cố đua vượt chúng bằng chiếc xe hàng; họ ít khi vượt nổi, vì con sói loài này lẻo khoẻo nhất cũng chạy tới năm chục dặm một giờ, trong khi tốc độ cao nhất của chiếc xe hàng là ba mươi lăm, nhưng đó là một thứ vui chơi vừa man dại vừa đẹp, cỗ xe hàng trượt trên cát và bầy sói chạy tán loạn inhằn trên nền trăng - như Bob nói, chắc chắn cảnh đó làm tim bạn rộn ràng.
Cũng say sưa như thế, nhưng thu lợi hơn, là những trận vây bắt thỏ:Kenyon là một tay súng tốt nhưng bạn cậu còn giỏi hơn, và đôi khi hai cậu giao nộp đến năm chục con thỏ cho “xưởng thỏ” - một nhà máy chế biến ở Garden City trả mười xu một đầu thỏ, những con thỏ này sẽ được mau chónglàm đông lạnh và đưa xuống tàu chở tới cho những người nuôi chồn lấy lông. Nhưng cái có ýnghĩa nhất với Kenyon -và với cả Bob - là nhữngngày cuối tuần, đi săn ròng rã suốt đêm dọc bờ sông: lang thang xuôi ngược, quấn mình trong chăn, mặt trời vừa ló là liền lắng nghe tiếng cánh chim, rón rén trên đầu ngón chântiến lại phía tiếng động,thế rồi, khoái hơn tất cảlà vênh váo về nhà với một tá vịt treo lủng lẳngquanh thắt lưng để làmbữa tối. Nhưng về sau sự tình giữa hai cậu đã thay đổi. Họ không cãi nhau, không có bất hòa lộ liễu, chẳng xảy ra chuyện gì trừ chuyện Bob, bấy giờ mười sáu tuổi, bắt đầu “đi với gái”, thế là Kenyon, vốn trẻ hơn một tuổi và hãy còn rất thiếu niên đơn chiếc, không còn trông chờ vào tình bạn đồng hành của Bob được nữa. Bob bảo cậu, “Khi cậu bằng tuổi tớ, cậu sẽthấy khác. Tớ cũng đã quen nghĩ như cậu rồi đấy chứ: đàn bà - thì đãsao? Nhưng rồi cậu trò chuyện với một người đàn bà nào đó thì sẽ thấy, rất hay đấy cậu ạ. Cậu sẽ hiểu.” Kenyon nghi ngờ điều đó; cậu không thể hình dung nổi mình lại muốn đem phí phạm dù chỉ một giờ với một cô gái nào, cái giờ ấy có thể dùng cho súng, ngựa, đồ nghề, máy móc, thậm chí cho một quyển sách.Nếu không có Bob thì thà một mình, bởi về tính tình cậu chẳng giống bố tí nào mà gần với mẹ hơn, một cậu trai đa cảm rụt rè. Đám cùng lứa nghĩ cậu là “kẻthui thủi” nhưng họ bỏ qua cho cậu, nói, “À, Kenyon. Chỉ là cậu ta sống trong thế giới của riêng cậu ta ấy mà.”
Để cho lớp véc ni khô, cậu đi làm một việc vặt khác cần phải làm ở ngoài nhà. Cậu muốn sửa sang lại vườn hoa của mẹ, một mảnh đất bà rất mực yêu quý, cành lá mọc lòa xòa ở ngay dưới cửa sổ phòngngủ của bà. Khi tới đó, cậu thấy một người làmthuê đang xới tơi đất bằng thuổng - Paul Helm, chồng của bà quét dọn nhà cửa.
“Thấy cái xe kia không?”ông Helm hỏi.
“Có,” Kenyon nhìn thấy một chiếc xe ở trên đường rẽ vào nhà - mộtchiếc Buick màu xám, đậu ở bên ngoài lối vào bàn giấy của bố cậu.
“Tôi nghĩ có thể cậu biếtlà xe ai.”
“Không, trừ phi là của ông Johnson. Bố nói là đang mong ông ấy.”
Ông Helm (ông Helm quá cố; ông chết vì nhồimáu cơ tim tháng Ba sau đó) là một người âm thầm, vào trạc cuối ngũ tuần, cái dáng co rocủa ông lại để lộ ra một bản tính rất tò mò và soi mói; ông thích biết cái gì đang diễn ra. “Johnson nào?”
“Cái ông ở sở bảo hiểm ấy.”
Ông Helm lầm bầm, “Bốcậu chắc phải để dành được một đống của. Cáixe này ở đây có khi phải ba tiếng rồi.”
Làn hơi ớn lạnh buổi chiều xuống run rẩy trong không gian, và tuyvòm trời còn xanh thămthẳm, bóng tối dài dần lan ra từ những thân cúc cao trong vườn; conmèo của Nancy len lỏi giữa đám cúc, vướng chân vào những sợi dâymà Kenyon và ông già đang dùng để buộc cây.Chợt, Nancy chạy thongthả qua cánh đồng trên lưng con Babe béo tròn - Babe vừa đi tắm sông về, tắm sông là chế độ đài thọ ngày thứ Bảy dành cho nó. Con chó Teddy đi cùng, cả ba đều ướt đầm và lóng lánh.
“Khéo bị cảm đấy,” ông Helm nói.
Nancy cười to; cô khôngbao giờ ốm - chưa lần nào. Trượt khỏi lưng Babe, cô nhoài xuống bãi cỏ rìa vườn tóm lấy con mèo, nâng nó lên trên đầu, rồi hôn vào mũi và ria mép nó.
Kenyon thấy ghê.“Hônvào mồm giống vật.”
“Em vẫn hôn Skeeter đấy thôi,” Nancy nhắc em.
“Skeeter là một con ngựa.” Một con ngựa đẹp, một con ngựa nòi xích thố cậu nuôi từ bé.Skeeter băng qua được cả một hàng rào! “Con ép con ngựa làm quá sức đấy,” bố cậu có lần đe cậu. “Có ngày con sẽ cưỡi Skeeter đến toi mạng nó mất thôi.” Và Skeeter toi mạng thật; trong khi đang chạy xuống một con đường với cậu chủ trên lưng, tim Skeeter đã vỡ, nó khuỵu xuống. Bây giờ, một năm sau khi Skeeter chết, Kenyon vẫn thương tiếc nó, mặcdù bố cậu thấy thương hại đã hứa cho cậu chọn một con khác vào lứa ngựa mùa xuân tới.
“Kenyon này,” Nancy nói, “Liệu vào dịp lễ Tạ ơn Tracy đã nói được chưa?” Tracy chưa đầy tuổi tôi, là cháu gọi. Nancy bằng cô, con trai của Eveanna, người chị mà cô cảm thấy đặc biệt thân thiết. (Beverly là người chị thân nhất của Kenyon). “Khi nghe nó nói ‘Dì Nancy’ chắc chị sẽ sướиɠ rơn cả người đây. Hay ‘Cậu Kenyon’. Em có thích nghe nó gọi như vậy không? Chị muốn nói là em có mê đóng vai người cậu không? Kenyon? Quỷ sứ, sao em chẳng bao giờ trả lời chị thế hả?”
“Vì chị rồ,” Kenyon nói, ném cho chị một bông hoa, một bông thược dược trắng, Nancy liền cài lên tóc.
Ông Helm nhặt thuổng lên. Quạ kêu, mặt trời sắp lặn, mà nhà ông thìxa; lái đi có rặng du Tàuđã biến thành một đường hầm màu xanh thẫm, và ông thì ở đầu cùng đằng kia, cách nửadặm. “Chào,” ông nói vàbắt đầu lên đường về nhà. Nhưng có một lúc ông quay lại. “Và đó là lần cuối cùng tôi thấy hai cháu,” ông nói để làm chứng ngày hôm sau. “Nancy dắt con Babe già về nhà kho. Như tôi nói đấy, chẳng có gì khác thường cả.”
TIẾP
Chiếc Chevrolet đen lại đỗ, lần này trước bệnh viện Cơ đốc ở ngoại vi Emporia. Sau những câu kháy liên tục (“Tại mày chứ tại ai. Mày cứ nghĩ chỉ có một đường duy nhất đúng - đường của Dick”), Dick đã đầu hàng. Trong khi Perry ngồi chờ trong xe, hắn vào bệnh viện thử mua một đôi bít tất dài màu đen của một cô tu sĩ. Phương pháp dùng bít tất khá phi chính thống này là cơn hứng của Perry; hắn lập luận, nữ tu thì chắc chắn có cái đó. Điều này đã cho thay một bất lợi: các cô tu sĩ và dĩ nhiên bất cứ cái gì liên quan đến các cô đều là đen đủi, mà Perry thì lại trọng nhất mê tín dị đoan. (Một vàithứ khác là con số 15, tóc đỏ, hoa trắng, thầy tu qua đường, mơ thấy rắn.) Song hắn vẫn không dừng được. Cái con người mê tín như bị bắt buộc cũng rất thường khi là một tay tin vào số mệnh tợn; đólà trường hợp Perry. Hắn đang ở đây, dấn chân vào cuộc lênh phênh hiện giờ không phải vì hắn mong như thế mà là vì số mệnh đãan bài; hắn có thể chứng minh điều đó - tuy hắn không có - làm thế, ít nhất là trong tầmtai của Dick, vì bằng chứng sẽ dính dấp đến chuyện hắn thổ lộ độngcơ đích thực và thầm kín đằng sau việc hắn trở lại Kansas, một sự viphạm lời hứa không tái phạm mà hắn đã quyết định cứ làm, vì một lý do không liên quan gì tới chuyện “trúng quả” của Dick hay thư Dick gọi hắn. Lý do là nhiều tuần trước hắn biết được rằng vào ngày thứNăm, 12 tháng Mười một, một bạn tù khác chung xà lim với hắn trước kia đã được phóng thích khỏi Nhà tùBang Kansas ở Lansing, và “hơn bất cứ thư gì trên đời này”, hắn mong gặp con người này, “người bạn chính cống và duy nhất” của hắn, gã Willie-Jay “cao thủ”.
Trong năm đầu của ba năm tù, Perry đã quan sát Willie-Jay từ xa, thích thú nhưng e dè; nếu ta mong được coi làtay cứng rắn dữ dằn thìsự thân mật với Willie-Jay có vẻ như không khôn ngoan. Hắn là người giúp việc của cha xứ, một người Ái Nhĩ Lan thanh mảnh với mái tóc sớm bạc và hai con mắt xám buồn. Giọng nam cao của hắn là niềm vinh dự của dàn đồng ca tù. Ngay cảPerry, tuy ác cảm với bất cứ biểu hiện sùng đạo nào, cũng cảm thấy“nao nao” khi nghe Willie-Jay hát Kinh Nguyện Cha; lời nhạc trầm vang của bài ca dâng Chúa được hát lênvới một tinh thần tin yêu đến như thế đã làm hắn xúc động mà tự hỏi một chút liệu sự khinh khi của mình có chính đáng không. Cuối cùng, bị khích động bởi một lòng tò mò tôn giáohơi được khêu gợi, hắn đã đến gần Willie-Jay, và người giúp việc cha xứ lập tức đáp ứng, hắnnghĩ rằng mình đã linh cảm thấy ở trong con người lực sĩ nhưng chân tàn tật, với cái nhìn mờ tối, giọng nói thoảng nhẹ và nghiêm túc này có “một nhà thơ, một cái gì hiếm hoivà có thể cứu vớt được”. Tham vọng “đưa chàng thanh niên này đến với Chúa” tràn ngập trong hắn. Hy vọng thành công của hắn tăng nhanh khi mộthôm nọ Perry vẽ một bức tranh bằng phấn màu - bức chân dung Giê-su lớn, không chút nào ngô nghê về thủ pháp. Cha xứ Tân giáo Lansing, Đức Cha JamesPost, đánh giá bức tranh cao đến mức treo nó trong phòng làm việccủa mình, và nay vẫn còn treo: một Đấng Cứuthế trơn tru xinh đẹp với đôi môi mọng và con mắt đau đáu của Willie-Jay. Bức tranh là đỉnh cao của cuộc kiếm tìm tâm linh chưa bao giờ gắt gao đến thế ở Perry, nhưng, nực cười thay, đó cũng lại là sự chấm dứt; hắn đã gán cho Giê-su của hắn “một xíu đạo đức giả”, một mưu toan “lừa phỉnh và bội phản” Willie-Jay, vì hắn vẫn cứkhông tin Chúa cũng như xưa nay chẳng hề tin Chúa. Nhưng hắn cónên chấp nhận điều đó và chấp nhận nguy cơ bỏ mất một người bạn “đã thật sự hiểu hắn” không? (Hod, Joe, Jesse, những kẻ lữ hành thất tán trong một thế giới mà ở đó những cái tên cuối ít được trao đổi vớinhau, họ đã là “cánh hẩu” của hắn - thì chưa từng có ai giống như Willie-Jay, đứa mà theo ý kiến của Perry “về tri thức vượt hẳn mức trung bình, có óc cảm nhận như một nhà tâm lý học được rèn luyện tốt”. Sao một người được nhiều thiên bẩm đến thế lại chui rúc tới Lansing nhỉ? Điều đó làm Perry ngạc nhiên. Câu trả lời, hắn biết nhưng bác bỏ vì coi nó như là “nhằm trốn tránh câu hỏi sâu hơn, câu hỏi về con người”, thì rõ như ban ngày với cả những đầu óc đơn giản hơn: người giúp việc của cha xứ, lúc đó ba tám tuổi, là một thằng ăn cắp, một tên trấn lột cỡ nhỏ trong vòng hai chục năm từngnằm tù ở năm bang.) Perry quyết định nói ra:hắn tiếc thì tiếc, nhưng mấy cái kia - thiên đường, địa ngục, thánh thần, lòng thương yêu Chúa - không phải để cho hắn, và nếu như tình cảm của Willie-Jay được xây dựng trên cái viễn cảnh là ngày nào đó Perry sẽ đến gặp hắn dưới chân thánh giá thì hắn đã bị lừa, tình bạn của hai đứa là giả, một trò nhái, như bức chân dung kia mà thôi. Willie-Jay hiểu ngay, như thường lệ; nản lòng nhưng không vỡ mộng, hắn kiên trì tán tỉnh nhằm bắt lấy linh hồn Perry cho đến hôm Perry được tha vì đã hứa không tái phạm rồi rời nhà tù, đêm trước đó hắn viết cho Perry một bức thư vĩnh biệt, đoạn kết như sau: “Cậu là một người cực kỳ đam mê, một người đói khát không biết mình đói khát cái gì, một người thất vọng sâu sắc đang vật lộn để phóng chiếu cá nhân mình lên cái nền sự rậpkhuôn cứng nhắc. Cậu tồn tại trong một nửa-thế-giới lơ lửng giữa hai thượng tầng kiến trúc, một là tự thể hiện và một là tự hủy hoại. Cậu mạnh, nhưngcó một chỗ yếu trong cái mạnh của cậu, và trừ phi cậu biết cách khống chế nó, bằng không thì cái yếu đó sẽ tỏ ra mạnh hơn cái mạnh của cậu và đánh bại cậu. Chỗ yếu nào ư?Phản ứng cảm tính bùng nổ vượt ra khỏi mọi tỷ lệ hễ khi nào có dịp. Tại sao? Tại sao lại giận dữ vô lý khi thấy kẻ khác hạnh phúc hay hài lòng, lại càng ngày càng ác cảm đối với người khác và ham muốn xúc phạm họ? Đúng, cậu nghĩ họ là điên rồ cả, cậu khinh họvì tinh thần của họ, hạnh phúc của họ là nguồn gốc nỗi thất vọngvà phẫn uất của cậu. Nhưng đó là những kẻ thù đáng sợ cậu mang ngay ở trong cậu - đến lúc chúng sẽ phá toang như những viên đạn. May sao, viên đạn gϊếŧ chết nạn nhân của nó. Cái vi khuẩn khác này, được phép sống bền lâu, lại không gϊếŧ ngườimà để lại đằng sau nó cái đống thù lù của một kiếp sống rách tơi vẹo vọ; vẫn còn ngọn lửa trong hắn nhưng ngọn lửa đó được nuôi giữ bằng cách chất vào những nòm củi của miệt thị và căm thù. Hắn có thể tích lũy thành công tiền tài, nhưng không tích lũy được thành đạt, vì hắn là kẻ thù của chính hắn và hắn bị kìm giữ nên không thể thực sự đượchưởng thụ thành tựu của mình.”
Phởn chí vì được là đối tượng của lời giáo huấnnày, Perry đưa nó cho Dick đọc, kẻ vẫn thườngnhìn Willie-Jay bằng cái nhìn chê bai dè bỉu. Dick gọi bức thư đó “không gì khác hơn là nhảm nhí”, rồi nói thêm, “Những nòm củi của miệt thị! Chính hắnmới là thứ củi nòm.” Dĩnhiên Perry đã chờ đợi phản ứng này, và trong thâm tâm hắn hoan nghênh phản ứng đó, bởi vì tình bạn với Dick,người mà hắn chỉ biết sơ sơ cho tới mấy thángcuối cùng ít ỏi ở Lansing, là một sản phẩm tự nhiên và là đốitrọng cho việc hắn ngưỡng mộ mãnh liệt gã giúp việc cha xứ. Có thể Dick đúng là “nông cạn” hay thậm chí, như Willie-Jay nói, “một kẻ huênh hoang xấu xa”. Song dẫu gì thì Dick cũng hết sức ngộ nghĩnh, và sắc bén, mộttay thực tế, Dick luôn “sấn thẳng vào mọi thứ”, đầu óc Dick khôngmập mờ hoặc vướng víu một cái gì. Hơn thế, không giống Willie-Jay, hắn không phê phán những khát vọng quái lạ của Perry; Dick sẵn sàng nghe, bắt lửa, chiasẻ với Perry các viễn cảnh về “kho vàng có bảo đảm” ẩn náu dưới đáy biển Mexico, trong các dải rừng già Brazil.
Sau khi Perry được tha theo lời hứa không tái phạm, bốn tháng đã trôi qua, bốn tháng longlên xồng xộc trên chiếc xe Ford năm đời chủ giátrăm đô la, đi từ Reno tới Las Vegas, từ Bellingham, Washington tới Buhl, Idaho, và chính ở Buhl, nơi hắn đang tạm thời làm tài xế xe tải thì thư của Dick tới: “Bạn P., Đãra hồi tháng Tám, sau khi cậu đi, gặp một người, cậu không biết hắn đâu, nhưng hắn đãcho tớ Một Cái mà cánhta có thể lấy ra được cáisự Đẹp. Một cái chắc nịch, trúng quả Hoàn Hảo nhá...” Cho tới lúc đó Perry vẫn không hề nghĩ sẽ gặp lại Dick. Hoặc Willie-Jay. Nhưng cả hai đều luôn luôn ở trong tâm trí hắn, đặc biệt là Willie-Jay, kẻ mà trong ký ức đã cao vọt thành những ba mét, một kẻ khôn ngoan đầubạc ám ảnh các hành lang tâm trí hắn. “Cậu theo đuổi cái phủ định,” Willie-Jay trong một phen dạy dỗ đã bảo hắn như vậy.
TIẾP
“Cậu không muốn coi ai ra cái chó gì, cậu muốn tồn tại vô trách nhiệm, không có lòng tin hoặc bạn bè hoặc sự đầm ấm.”
Trong các cuộc đi lang thang mới đây của hắn,đơn độc, thiếu thốn tiện nghi, Perry đã không ngừng suy đi xét lại lời buộc tội này và hắn quả quyết rằng nó không đúng. Hắn thì chẳng coi ai ra cái chó gì - nhưng đã có ai coi hắn ra cái chó gì chưa? Bố hắn? Có, đến lúc nàođấy. Một hay hai cô gái - nhưng đó là “chuyện dài dài”. Không có ai khác ngoài chính Willie-Jay. Và chỉ có Willie-Jay mới nhận chân được giá trị của hắn, tiềm năng của hắn, mới thừanhận hắn không chỉ là kẻ nhiều cơ bắp, thiếu não và thiếu cỡ, và dẫu cho bao nhiêu lên lớp bảo ban, vẫn đã nhìn hắn như nhìn bản thân mình - là “lệ ngoại”, “hiếm thấy”, “nghệ sĩ”. Tính phù phiếm của hắn tìm thấy sự nâng đỡ ở Willie-Jay, tính đa cảm của hắn thì tìm thấy nơi ẩn náu, và chuyến lưu đày bốn tháng phải rời xa sự đánh giá cao tột này khiến nó lại càng hấp dẫn hơn bất cứ giấc mơnào về kho vàng bị chôn vùi. Cho nên khi hắn nhận được lời mời của Dick, và nhận thấy ngày giờ Dick đề nghị hắn đến Kansas ít nhiều trùng với ngày giờ Willie-Jay ra tù, hắn biết hắn phải làm gì. Hắn tới Las Vegas, bán cái xe đồng nát, gói ghém bộ sưu tập nhữngbản đồ, thư từ cũ, bản thảo và sách rồi mua một vé đi xe buýt của Công ty Greyhound. Kết quả chuyến đi là mặc cho số phận; nếu sự thể“không thành với Willie-Jay” thì hắn có thể “xét tới đề nghị của Dick”. Cuối cùng, hóa ra là chọn giữa Dick và chẳnggì hết, vì khi xe buýt của Perry tới Kansas City, tối ngày 12 tháng Mười một, thì Willie-Jay,do không biết hắn đangtới, đã rời thị trấn rồi - thực ra là trước đó nămgiờ đồng hồ, tại chính cái trạm cuối mà tuyến xe Perry đến. Hắn biết được vậy là nhờ gọi dâynói cho Cha Post, Cha đã làm hắn nản vì từ chối cho hắn biết nơi Willie-Jay đến. Cha chỉ nói: “Anh ấy đi về miền Đông. Đến với những cơhội tốt đẹp. Một việc làm tử tế, một căn nhà với vài người tốt bụng sẵn sàng giúp đỡ anh ấy.” Móc lại ống nghe, Perry cảm thấy “choáng váng vì giận và thất vọng”.
Nhưng thật ra hắn mong đợi cái gì ở việc gặp lại Willie-Jay kia chứ? Hắn nghĩ khi cơn giận đã tiêu tan. Tự do đã chia cách họ; là những người tự do, họ chẳng có gì chung, là đối lập, chẳng bao giờ có thể thành “đội” được- và chắc chắn không phải là cái đội có thể dấn vào những cuộc mạo hiểm nhào sâu xuống tít tận biên giới phía Nam mà hắn và Dick đang mưu làm. Dù vậy, giá hắn không lỡ mất Willie-Jay, giá hai người có thể ở với nhaudù chỉ một giờ thì Perry hoàn toàn tin - đúng ra là “biết” - rằng bây giờ hắn đã không phải đang lởn vởn ở bên ngoài một bệnh viện chờ Dick thò ra với đôi bít tất dài đen.
Dick trở ra tay không. “Không ăn thua,” hắn báo tin, với một vẻ lờ phờ thoáng qua, khiến Perry nghi ngờ.
“Cậu có chắc không? Chắc là cậu đã hỏi chứ?”
“Chắc.”
“Tớ không tin cậu. Tớ nghĩ cậu vào đó, loanh quanh vài phút rồi ra.”
“OK, được, bồ ơi, muốn nói gì cũng được mà,” Dick mở máy xe. Sau một lát đi trong im lặng.Dick đập vào đầu gối Perry, “Ê, này,” hắn nói.“Cái ý ấy thối lắm. Họ sẽ nghĩ cái chó gì kia chứ? Tớ mà lại cho chânvào đó cứ như đấy là cửa hàng tạp hóa vậy...”
Perry nói, “Có thể đúng.Bọn nữ tu sĩ là một lũ xúi quẩy.”
Người đại diện của sở Bảo hiểm Nhân thọ New York tại Garden City mỉm cười khi nhìn ông Clutter mở nắp cây bút Parker và giở tập ngân phiếu. Ông nhớ tới một câu đùa ở địa phương này: “Biết họ nói gì về ông không, Herb? Họ nói ‘Vì giá cắt tóc tăng lên một đô rưỡi, Herb bèn viết séc cho ông thợ cắt tóc’.”