Chương 3
“Tớ biết, cậu đang gặm móng tay,” Susan nói, đoán đúng. Dù cố mãi, Nancy vẫn không bỏ được cái thói quen cắn móng tay, cứ hễ lúng túng là cô lại nhấm cho tới tận phần thịt mềm. “Kể đi. Xảy ra chuyện gì không?”“Không.”
“Nancy. C’est moi, là tớ đây nhá...” Susan đang học tiếng Pháp.
“Được thôi - là bố ấy mà. Ba tuần qua ông già nổi cơn đáng sợ. Đáng sợ. Ít nhất là quanh quẩn chuyện của tớ. Đêm qua khi tớ về nhà, ông già lại bắt đầu chuyện đó.”
“Chuyện đó” không cầnphải luận ra nhiều; đó là một vấn đề hai cô bạn đã thảo luận toàn diện với nhau và tán thành. Tóm tắt vấn đề từ quan điểm của Nancy, Susan đã có lần nói, “Cậu yêu Bobby lúcnày, và cậu cần hắn ta. Nhưng trong thâm tâm Bobby cũng biết việc này rồi chẳng có tương lai gì. Sau này, khi chúng mình rời đây đi Manhattan, mọi cái lại sẽ có vẻ như một thế giới mới.” Đại học Bang Kansas nằm ở Manhattan, và hai cô dự định vào học nghệ thuật tại đó, ở chung phòng. “Cậu muốn hay không thì mọi sự cũng đều sẽ thay đổi. Nhưng bây giờ thì cậu không thay đổi được tình hìnhđâu, nếu cứ sống ở Holcomb này, ngày ngày gặp Bobby, ngồi cùng một lớp - mà chẳng có lý do nào để phải thay đổi. Vì cậu vớiBobby là một chuyện rất vui. Và nó sẽ là một cái gì vui vui để mà nghĩ lại - nếu cậu bị bỏ lại một mình. Cậu không làm cho ông già hiểu được cái đó à?” Không, cô không làm được. “Vì,” như cô giải thích với Susan, “cứ lúc nào tớ sắp sửa nói gì thì ông già lại nhìn tớ như kiểu tớ chắc là không yêu ông già. Hoặc như kiểu tớ đã bớt yêu đi. Thế là thìnhlình lưỡi tớ cứng cả lại; tớ chỉ còn muốn là con gái ông già và làm như ông già mong muốn thôi.” Susan không đối đáp lại được điều này; nó bao gồm những xúc cảm, một mối quan hệ vượt ra ngoài trải nghiệm của cô. Cô sống một mình với bà mẹ dạy nhạc ở Trường Holcomb, và cô không nhớ rõ ông bố lắm vì nhiều năm trước đây, ởquê nhà California, một hôm ông Kidwell đã bỏ nhà đi và không trở lại nữa.
“Mà dầu sao thì mình cũng không chắc là tại mình,” Nancy nói tiếp. “Cái đó đang làm cho ông già thành ra bẳn tính. Một cái gì đó khác cơ - bố đang lo một cái gì đó thật.”
“Mẹ cậu chăng?”
Không người bạn nào khác của Nancy dám cho rằng, mình được phép gợi ý một điều tương tự. Nhưng Susan là người được biệt đãi. Khi cô mới xuất hiện lần đầu tiên ở Holcomb,một đứa bé buồn rầu, có óc tưởng tượng, mảnh dẻ, xanh xao và đa cảm, lúc đó lên tám, kém Nancy một tuổi, nhà Clutter đã nồng nhiệt đón nhận cô đến mức cô bé California không cha mau chóng đi tới chỗ xem mình là một thành viên của gia đình. Trong bảy năm ròng, hai cô bạn không thể rời nhau, không ai thay được cho ai, do chỗ thật hiếm khi tìm được người có những xúc cảm tương tự và đồng điệu như vậy. Nhưng rồi tháng Chín vừa qua, Susan đã được chuyển từ trường địa phương lên một trường rộng hơn và nghe bảo là cao cấp hơn ở Garden City. Đây là thủ tục quen thuộc đối với những học sinh ở Holcomb có ý học tiếpcao đẳng, nhưng ông Clutter, vốn là người ủng hộ cộng đồng đến chết, lại coi việc bỏ đi như vậy là xúc phạm tới tinh thần cộng đồng;Trường Holcomb đủ tốt cho con cái ông và chúng sẽ ở lại đây. Vậy nên hai cô gái không thể lúc nào cũng bên nhau nữa, và Nancy thấu cảm sâu xa sự vắng mặt của cô bạn lúcban ngày, người bạn mà khi ở cạnh bên, cô không cần phải tỏ ra gan dạ hay giữ kẽ.
“Được. Nhưng cả nhà mình rất mừng về việc mẹ cậu đã nghe thấy những tin tuyệt vời đấy.” Rồi Nancy nói, “Này,” ngập ngừng tựa như lấy tinh thần để đưa ra một nhận xét ghê gớm. “Tại sao mìnhlại ngửi thấy mùi khói thuốc lá chứ nhỉ? Thật tình là mình nghĩ mình lẩm cẩm mất rồi. Mình lên xe hơi, mình đi vào một gian phòng, thì y như rằng có ai đó vừa mới ở đấy hút thuốc lá. Đó không phải mẹ, không thể là Kenyon. Kenyon không dám đâu...”
Càng không phải ông khách nào đến nhà Clutter, ở đây thẳng thừng không bày gạt tàn thuốc lá. Từ từ, Susan nắm được cái ẩn ý, nhưng nó hơi lố bịch.Bất kể những mối lo riêng tư của ông Clutterlà thế nào, cô cũng không thể tin rằng ông đang tìm khuây trong thuốc lá. Cô chưa kịp hỏi liệu có phải đó là điều Nancy muốn nói thật không thì Nancy dập máy. “Xin lỗi Susie, tớ phải đi, bà Katz đangở đây.”
Dick lái chiếc xe Chevrolet 1949 mui kín màu đen. Khi lên xe, Perry đã soát cái ghế đằng sau để xem cây ghi ta của hắn ở đấy nguyên lành không, đêm qua, sau khi chơi cho một bữa liên hoan của các bạn Dick, hắn đã quên mất cây đàn vàđể nó lại trong xe. Đó làmột chiếc ghi ta Gibson cũ, đánh giấy ráp và quang dầu để cho có màu vàng mật. Một loạicông cụ khác nữa nằm bên cạnh nó - một khẩusúng săn hai nòng 12 ly,mới toanh, thép xanh biếc, dọc theo báng súng khắc bằng acid là cảnh một nhà thể thao và một đàn trĩ đang bay. Một cây đèn pin, một con dao câu cá, một đôi găng da, và mộtchiếc áo vest đi săn nhét đầy vỏ ốc đã góp thêm không khí vào bứctranh tĩnh vật lạ lùng này.
“Cậu mặc nó à?” Perry hỏi, chỉ vào cái áo vest.
Dick cong ngón tay gõ vào kính chắn gió. “Cạch, cạch. Thưa, xin lỗi ngài ạ. Chúng tôi đang đi săn thì bị lạc đường. Chẳng hay chúng tôi có thể dùng điện thoại...”
“Si, señor. Yo comprendo[3]. ”
[3] Tiếng Tây Ban Nha. Nghĩa là “Được. Tôi hiểu.
“Chắc cú luôn,” Dick nói. “Tớ hứa với cậu, bồà, chúng mình sẽ hất tung tóe tóc lên hết mấy bức tường của chúng nó đấy.”
“Mấy bức tường đó,” Perry nói. Vốn là dân ghiền từ điển, một tay mê những chữ tối nghĩa, hắn đã định nâng cấp ngữ pháp của đứa bạn đồng hành và mở rộng vốn từ của nó ngay từ dạo hai đứa nằm cùng xà lim tại Nhà tù Bang Kansas. Chẳng những không chút ác cảm với các bài học này, đứa học trò, để cho ông thầy vui lòng, cũng đã có lần sáng tác ra một tập thơ,và tuy những câu thơ đó hết sức tục tĩu, song Perry thấy rất buồn cười và vẫn đưa cho một xưởng thủ công trong tù đóng bìa da cho bản thảo tập thơ, còn tên của nó, Những trò đùa bẩn thỉu, thì được mạ vàng.
Dick mặc bộ đồ trẻ con màu lam, dòng chữ máy trên lưng áo quảngcáo cho XƯỞNG SỬA THÂN XE BOB SANDS. Hắn và Perry lái dọc theo tuyến đường chínhcủa Olathe cho tới xưởng Bob Sands, một gara sửa chữa xe hơi, Dick đã làm việc ở đấy từ ngày được ra tù vào hồi giữa tháng Tám. Là thợ cơ khí có năng lực, hắn kiếm được sáu chục đô la một tuần. Hắn không đáng ăn lương cho cái việc hắn định làm sáng nay, nhưng ông Sands, vốn đã để hắn trông coi gara các ngày thứ Bảy, thì không bao giờ ngờ được là ông đã trả lương cho gã thợ này để hắn tháo rời xe ông ra xem xét. Hắn làm việc này, có Perry giúp đỡ. Chúng thay dầu, chỉnh lại khớp côn, nạp lại bình ắc quy, đổi mộtchút ổ lăn nhả ly hợp và lắp lốp mới vào hai bánh sau - mọi thứ cần thiết, vì trong hôm nay và ngày mai chiếc Chevrolet già nua này đang được trông đợi thực hiện những kỳ công có mùi trừng phạt.
“Vì lão khọm cứ ở bên,” Dick nói, trả lời Perry đang muốn biết tại sao hắn lại đến quán Tiểu Kim hoàn trễ giờ. “Tớ không muốn lão khọm thấy tớ mang khẩu súngra khỏi nhà. Trời, giá mà lão ta biết tớ đã không nói thật nhỉ.”
“Đã biết mới đúng. Nhưng cậu bảo thế nào? Cuối cùng ấy?”
“Như chúng mình đã nói ấy. Tớ bảo chúng mình đi cả đêm - nói chúng mình đi thăm chịcậu ở Fort Scott. Vì tính đến chuyện chị cậu đang giữ tiền của cậu. Một nghìn rưỡi đô la.” Perry có một người chị, và đã có lúc có hai, nhưng người chị còn sống thì không ở Fort Scott, một thị trấn ở Kansas cách Olathe támlăm dặm; thực tình hắncũng chẳng chắc về địa chỉ hiện nay của chị hắn.
“Ông ấy có ức không?”
“Sao lại ức?”
“Vì ông ấy căm tớ,” Perry nói, giọng vừa nhẹ nhàng vừa nghiêm túc - một cái giọng tuy mềm dịu nhưng chế tácchính xác từng từ một, làm nó bật ra như vòng tròn khói từ miệng một vị thầy tu. “Mẹ cậu cũngghét tớ. Tớ thấy được cái lối các cụ nhìn tớ, không tả được.”
Dick nhún vai. “Chẳng liên can gì tới cậu cả. Vậy thôi. Y như họ không thích tớ gặp bất cứ ai ở các Bức Tường.” Hai lần lấy vợ, hai lần bỏ vợ, bây giờ hai mươitám và bố của ba đứa con trai, Dick đã được phóng thích theo lời hứa không tái phạm và với điều kiện hắn về ở với bố mẹ; gia đình có một đứa em trai nữa, sống ở một cái trại nhỏ gần Olathe. “Ai cũng mang một cây kim huynh đệ,” hắn nói thêm, tay sờ vào một nốt màu lam xăm ở dưới mắt trái - một huy hiệu, một mật hiệu dễ nhìn thấy nhờ đó một số bạn tù trước đây có thể nhận ra hắn.
TIẾP
“Tớ hiểu,” Perry nói. “Tớcó thiện cảm với cái đó. Các cụ là người tử tế. Thật tình bà cụ là một người dễ mến, mẹ cậu ấy.”
Dick gật đầu; hắn cũng nghĩ vậy.
Buổi trưa, chúng buông đồ nghề, và Dick cho nổmáy, nghe tiếng máy ro ro đều chắc, hắn hài lòng vì đã làm được ra đầu ra đuôi một công việc.
Nancyvà cô trò nhỏ, Jolene Katz, cũng hài lòng về công việc sáng hôm đó của mình; thật ra thì cô trò nhỏ, một côbé mười ba tuổi gầy, tự hào ra mặt. Một hồi lâu,cô nhìn vào người đoạt giải ruy băng lam, vào những quả anh đào trên lò nóng đang lim dim sủi bên dưới lớp cùi bánh khía mắt cáo giòn tan, rồi không nhịnđược nữa, cô ôm chầm lấy Nancy hỏi: “Nói thật đấy nhé, em có tự làm được bánh không?” Nancy cười, ôm lại và bảo cho Jolene yên tâm là làm được - với một ít chút đỡ đần.
Jolene đòi nếm ngay bánh - không lẽ để cho nó nguội, thế thì vô lý quá. “Xin mời, hai chị em mình mỗi người một miếng đi nào. Và cảbác nữa nhé,” cô nói với bà Clutter vừa đi vào bếp. Bà Clutter cười- định thế; đầu bà nhức- và nói cảm ơn cháu, nhưng bà chẳng thiết ăn. Còn Nancy thì không có thì giờ; Roxie Lee Smith và bài độc tấu trompet của Roxie Lee Smith đang chờ cô, rồi thì sau đó mấy việc vặt cho mẹ, trong đó có cái liên quan tới buổi liên hoan mừng đám cưới mà vài cô gái ở Garden City tổ chức choBeverly, và một việc nữa là tới gala lễ Tạ ơn.
“Con đi đi, mẹ sẽ chơi với Jolene cho tới khi mẹ con bé đến đón,” bàClutter nói, rồi quay sang đứa trẻ với một vẻnhút nhát không che giấu nổi, bà nói thêm, “Nếu như Jolene thấy ở bên bác không sao cả.” Thời con gái, bà đã được một giải về đọc thơ; hình như đến tuổi trưởng thành tiếng nói của bà rút lại thành ra một cái giọng đơn điệu, cái giọng của vai vế, thân phận, và cả con người bà cũng bị rút lại chỉ còn là một loạt những cử chỉ bị che mờdo nỗi sợ xúc phạm người khác, làm cho người khác phật lòng. “Bác mong cháu hiểu,” bà nói tiếp sau khi con gái đã đi. “Bác mong cháu đừng nghĩ là Nancy khô khan với cháu.”
“Ồ bác ơi, không đâu. Chính cháu đang yêu chị ấy muốn chết lên đây mà. Vâng, ai cũng yêu chị ấy. Chẳng có ai như chị Nancy đây. Bác có biết bà Stringer nói sao không bác?” Jolene nói, viện tên cô giáo dạy gia chánh của mìnhra. Có lần cô bảo với cả lớp, ‘Nancy lúc nào cũng bận nhưng lúc nào cũng tìm ra được thì giờ. Một bậc phu nhân là thế nào thì định nghĩa là ở Nancy đấy các em’.”
“Ờ,” bà Clutter đáp. “Tấtcả các con bác đều được việc cả. Tụi nó không cần đến bác.”
Trước đây Jolene chưa từng ở một mình với bàmẹ “là lạ” của Nancy bao giờ, nhưng bất chấp những lời bàn tán nghe được, cô vẫn thấy rất dễ chịu, vì tuy bà Clutter không thoải mái với chính mình, bà lại có một ưu điểm là làm cho người khác thoải mái, những người hiền lành yếu đuối, không bao giờ đe dọa ai vẫn thường như vậy; khuôn mặt trái xoan của bà, khuôn mặt người truyền giáo, cái vẻ siêu thoát mộc mạc không thể tự vệ của bà cũng đã khơi dậy một tình thương mến muốn chở che ở ngay chính Jolene, một đứa trẻ còn rất con nít. Nhưng nghĩ rằng bà là mẹ của Nancy thì thật là khó! Một bà cô thì có vẻ còn được; một bà cô không chồng đến thăm viếng, hơi kỳ kỳ nhưng tốt.
“Không, tụi nó không cần bác,” bà nhắc lại, tựrót cho mình một tách cà phê. Tuy mọi người trong nhà đều tuân lời chồng bà tẩy chay món đồ uống này, bà vẫn mỗi sáng uống hai tách và có khá nhiều ngày bà không ăn gì, chỉ uống cà phê trừ bữa. Bà nặng bốn mươi chín cân; những cái nhẫn, một lắc cưới và một chiếc có mặt xoàn khiêm nhường đến mức nom xoàng xĩnh - khẽ rung rung trên một bàn tay xương xẩu của bà.
Jolene cắt một miếng bánh. “Úi!” cô nói rồi nuốt ngay. “Sắp sửa cả tuần bảy ngày ngày nàocháu cũng làm bánh mất thôi.”
“Đúng, cháu có một lô em trai, mà bọn con traithì ăn được nhiều bánhnày lắm đấy. Bác trai vàKenyon chẳng bao giờ chán, bác biết mà. Nhưng nhà bếp - Nancyấy, chính nó làm ra rồi lại ngoảnh mặt chả thèm. Cái ấy cũng giốngnhư cháu. Không - không kìa, tại sao bác lại nói cái này nhỉ?” Đeocặp kính không gọng, bà Clutter tháo nó ra, lấy tay day mắt. “Cháu yêu, thứ lỗi cho bác. Bác chắc cháu chẳng bao giờ biết thế nào là mệt đâu. Bác chắc là cháu sẽ luôn luôn được hạnh phúc...”
Jolene im lặng. Âm sắc hoảng loạn trong giọng bà Clutter làm cô thay đổi cảm xúc; Jolene bối rối, mong mẹ đến ngay bây giờ, mặc dù bà đã hứa ghé đón cô về lúc mười một giờ.
Lúc này, đã bình tĩnh lại, bà Clutter hỏi, “Cháu có thích những thứ nhỏ xiu xíu không? Những thứ bé tẹo ấy?” rồi mời Jolene vào trongphòng ăn để xem xét những cái ngăn giá đựng các thứ kỷ niệm tí hon nhăng nhít - kéo, đê, lẵng hoa pha lê, tượng, dao, nĩa. “Bác cóvài thứ này từ ngày còn Bố và mẹ - cả nhà bác - sống ở California gần hết năm. Bên đại dương. Và có một cửa hàng bán các thứ nho nhỏ quý giá như thế này. Những cái tách này.” Một bộ tách uống trà của nhà búp bê, cột chặt vào cái khay khẽ run rẩy trong lòng bàn tay bà. “Bố bác cho bác đấy; bác có một tuổi thơ đẹp.”
Là con gái duy nhất củamột người trồng lúa mì giàu có tên là Fox, cô em yêu dấu của ba người anh trai, không phải được chiều quá thành hư mà là chuyện gì cũng được xí xóa cho qua, bà đã đi tới chỗ cho rằng đời là một chuỗi những sự kiện vuivầy - mùa thu ở Kansas,mùa hè ở California, một bộ tách xíu xiu quàtặng. Khi bà mười tám, bốc lên vì tiểu sử của Florence Nightingale, bà ghi tên học nữ y tá ởBệnh viện Thánh Hoa Hồng tại Vòng Quẹo Lớn, Kansas. Bà không có ý làm nữ y tá, sau hai năm bà đã thổ lộ ra:những thực trạng của một bệnh viện - quang cảnh, những cái mùi - làm cho bà phát ốm. Nhưng đến nay bà lại tiếc đã không học hết khóa để nhận bằng tốt nghiệp - “chỉ để chứng minh,” như bà nói với người bạn, “rằng đã có một lần tôi thành công một việc gì.” Thay vì thế, bà đã gặp và lấy Herb, bạn học cùng lớp với người anh của bà, Glenn; thật ra, do hai gia đình sống cách nhau hai chục dặm, bà đã biết mặt ông từ lâu nhưng nhà Clutter, dân làm trại chay, không đủ vai vế đặng mà tới lui thăm viếng nhà Fox sung túc và có học. Nhưng Herb đẹp, sùng đạo, có ý chí mạnh, ông muốn bà - và bà phải lòng ông.
“Bác trai đi nhiều lắm,” bà nói với Jolene. “Ôi, bác ấy luôn đi đến đâu đó. Washington rồi Chicago rồi Oklahoma rồi Kansas City - đôi lúc cứ như không bao giờ bác ấy ở nhà. Nhưng bất cứ đến đâu, bác traicũng nhớ là bác chuộngnhững thứ be bé này.” Bà xòe ra một chiếc quạt giấy nhỏ xíu. “Bác trai đem từ San Francisco về cho bác đấy. Giá chỉ có một xu. Nhưng có đẹp không cháu?”
Sau đám cưới một năm,Eveanna ra đời, rồi ba năm sau, Beverly; sau mỗi lần ở cữ người mẹ trẻ lại trải qua một phen chán nản không thể giải thích - những cơn sầu khổ đưa bà đi vất vưởng từ phòng nàysang phòng kia trong trạng thái mê mụ khiến ai nhìn cũng phải đau lòng. Giữa hai lần Beverly và Nancy ra đời, hơn ba năm trôi qua, đó là những năm đi picnic Chủ nhật và du lịch mùa hè tới Colorado, những năm bà thật sự cai quản ngôi nhà của mình và làtrung tâm hạnh phúc của nó. Nhưng tới Nancy rồi Kenyon, kiểu suy nhược sau khi đẻ tựnó đã tái phát, và tiếp theo lần đẻ cậu con traithì tâm trạng khốn đốn buông trùm xuống bà và hoàn toàn không baogiờ nhấc lên nữa; nó vương vất như một dải mây có thể tuôn mưa mà cũng có thể không. Bà đã biết đến “những ngày tốt lành” và đôi khi chúng tích lại thành tuần thành tháng, nhưng ngay cả vào lúc khá nhất của những ngày tốt lành, những ngày bà là “cái Tôi xưa” của bà, cô gái Bonnie trìu mến đáng yêu đượcbè bạn cưng chiều, bà cũng không sao khơi ra được cái tài quảng giao xã hội mà các hoạt động cứ chất lên chót vót của chồng bà đòi hỏi. Ông là một “người nhập cuộc,” một “thủ lĩnh bẩm sinh”. Bà thì không, và đã thôi khôngcố trở thành người như thế nữa. Và thế là, dọc con đường được viền bằng lòng tương kính như tân, bằng sự tin cậy tuyệt đối, họ bắt đầu đi những lối nẻo chia ly nửa vời của họ - ông một ngả công cộng, một cuộc tiến quân của những chiếm lĩnh mãn nguyện, và ngả của bà, một ngả riêng tư rốt cuộc cũng vòng vèo qua các hành lang bệnh viện.
TIẾP
Nhưng bà không phải không có hy vọng. Lòng tin ở Chúa nâng đỡ bà, và thỉnh thoảng những cội nguồn cổ xưasâu thẳm đã phụ bổ thêm cho bà lòng tin vào Chúa luôn sẵn sàngthương xót; bà đọc một phương thuốc nhiệm màu, bà nghe một cách điều trị mới, hoặc như gần đây nhất, bà đã dứtkhoát tin rằng để cho “thần kinh bị giày vò” là chuyện đáng phải trách cứ.
“Những thứ nho nhỏ này thật sự là của cháu,” bà nói, gập chiếcquạt lại. “Không cần để lại đâu. Cháu có thể mang chúng đi trong một cái hộp đựng giày.”
“Mang đến đâu ạ?”
“Còn đâu nữa, đến chỗ nào cháu đến ấy. Đáng lẽ cháu đã đi lâu rồi mới phải.”
Trước đây mấy năm, bàClutter có du lịch đến Wichita để điều trị hai tuần và rồi lưu lại hai tháng ở đó. Theo lời khuyên của bác sĩ, vốn đã nghĩ rằng thí nghiệmnày sẽ giúp bà phục hồimột “cảm nhận mình phù hợp và hữu ích với mọi người”, bà lấy một căn hộ và tìm việc làm -thư ký văn thư ở Y.W.C.A. Chồng bà hoàntoàn tán thưởng, khuyến khích cuộc phiêu lưu, nhưng bà lạithích nó, thích quá đến mức bà thấy hình như nó trái với lẽ Cơ đốc và hậu quả là mặc cảm phạm tội lớn dần, cuối cùng nó đè bẹp mất giá trị liệu pháp của cuộc thí nghiệm.
“Hoặc có thể cháu chẳng bao giờ về nhà. Vậy thì có một cái gì luôn ở bên người cháu là điều quan trọng đấy. Những thứ này thật sự là của cháu.”
Chuông cửa réo. Đó là mẹ Jolene.
Bà Clutter nói, “Chào cháu yêu,” rồi ấn vào tay Jolene chiếc quạt giấy. “Thứ này chỉ đáng có một xu thôi. Nhưng mà đẹp.”
Sau đó còn lại mỗi một mình bà Clutter ở nhà. Kenyon và ông Clutter lên Garden City; Gerald Van Vleet nghỉ ngày hôm nay; còn người dọn dẹp nhà cửa, bà Helm tốt bụng mà bà có thể tâm sự mọi điều, thì không đến những ngày thứ Bảy. Bà có thể trở về với cái giường của bà, chẳng sao cả - ít khi bà rời nó, đến nỗi bà Helm tội nghiệp phải quần thảo mới có cơ lấy được vải giường ra thay hai lần một tuần.