Tôi Tớ Trung Khuyển Nuông Chiều Tiểu Ca Nhi

Chương 26.3: Cắt vỏ

Một câu kêu Tô Ngải tự mình đoán, Tô Lăng liên tiếp hai ngày đều không được ăn theo sở thích.

Đồ ăn tuy rằng thanh đạm ngon miệng, nhưng không có ớt nên vẫn là không có hứng ăn.

Tô Lăng thậm chí còn hoài nghi có phải Tô Ngải cố ý hay không, nhưng Tô Ngải nói thời tiết nóng, ăn ớt cay nhiều dễ thượng hỏa.

Cộng thêm ở nhà Tam bá nương ăn quá nhiều đồ dầu mỡ, hai ngày nay cần phải dưỡng dạ dày.

Tô Lăng cũng không rối rắm, chỉ cường ngạnh yêu cầu Tô Ngải làm cơm chiều phải bỏ thêm ớt cho cậu.

Tô Ngải bất đắc dĩ mà nói được.

Hai người ăn xong, tính toán đi bắt ve.

*

Ve sầu tuy đắt tiền, nhưng không có nhiều người lớn chuyên môn đi tìm, thực sự là một công việc rất tốn thời gian.

Một cân xác ve giá hai trăm văn, một hán tử đi năm ngày cũng không chắc tìm được một cân, nhưng đi làm công có thể kiếm được khoảng bảy mươi văn mỗi ngày.

Cho nên chỉ có đám trẻ không có việc gì làm mới đi tìm để kiếm chút tiền tiêu vặt.

Tô Lăng hỏi thôn trưởng, biết được đại khái tập tính của chúng.

Sau đó cậu dạo quanh rừng sếu nhà mình một vòng, nghe tiếng ve kêu ồn ào đến nỗi trán đau nhức, nhưng khi lọt vào tai đã thành âm thanh thanh thúy của đồng tiền.

Biết ve hấp thụ nhựa của rễ cây, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây sếu, cậu quyết định dùng một liều thuốc cực mạnh cho chúng, một mũi tên trúng hai con chim.

Biết ấu trùng ve sống dưới lòng đất, có thể ở trong đất vài năm thậm chí mười mấy năm, thường trồi lên khỏi mặt đất và lột xác sau những cơn giông vào mùa hè. Chúng đặc biệt thích trồi lên và leo trèo vào thân cây vào ban đêm để lột xác và phát triển.

Thu thập xác ve khó khăn ở chỗ chúng thích bò lên cây để lột xác, lại nhỏ bé và thích ẩn nấp sau những cành hoặc lá cây, rất khó tìm; nhưng nếu không để chúng lên cây, chỉ để chúng lột xác và phát triển trên lùm cỏ hoặc phía dưới thân cây thì sẽ dễ tìm hơn nhiều.

Nhìn như khó làm được, nhưng đối với Tô Lăng việc ấy còn đơn giản hơn gấp đôi việc đi thu hoặch.

--- cắt vỏ cây sếu để lộ thân cây mịn màng, có chất nhầy dính, ve sẽ không bò lên được, chỉ có thể dừng lại ở gốc cây.

Có khoảng một trăm cây sếu được trồng trên sườn núi. Cây sếu thuộc loại cây gỗ lớn và là một loại dược liệu quý, phát triển chậm trong 5 năm đầu, sau mười lăm đến hai mươi năm mới đến thời điểm thu hoạch vỏ và quả.

Khu vườn sếu này là cha Tô Lăng trồng khi cậu còn bé, chờ cậu lớn lên thì những cây sếu này cũng gần như có thể cắt vỏ bán lấy tiền, cũng tương đương như quà hồi môn.

Người trong thôn thường sẽ chọn một hoặc hai cây giá trị để trồng trước cửa phòng sau, chờ con cái thành thân thì đổi thành tiền, tỷ như Viên Tinh Thuý chọn trồng cây lim.

Nhưng giống như Tô cha trồng diện tích lớn như vậy thì thật sự không có, một là chu kỳ sinh trưởng cây dài, kiếm tiền chậm, cơ bản là đời trước trồng cây đời sau hưởng tiền.

Khi con người vẫn còn đang đối mặt với vấn đề ấm no, nào còn tâm tư dư thừa để suy xét đến đời sau, tất cả tâm trí đều tập trung vào ruộng bậc thang hoàng thổ.

Thứ hai là người trong thôn phụ thuộc vào đất để có lương thực, việc trồng cây trực tiếp ảnh hưởng tới thu hoạch hàng năm, cơ bản là đồ ăn thuế má không được bảo đảm, trồng cây cũng không thể trồng trên quy mô lớn.

Lúc ấy Tô cha quyết định trồng một khu rừng cây sếu đã tốn rất nhiều tiền mua cây giống, không chỉ bị Sử Hương Liên phản đối, ngay cả người trong thôn cũng nói quá mạo hiểm, vạn nhất không bán được dược liệu, không có đất sẽ không có lối thoát.

Hiện tại xem ra Tô cha không chỉ dứt khoát mà còn rất có ánh mắt, không lựa chọn loại cây gỗ sồi chỉ có thể chặt hạ và bán một lần mà là chọn loại cây sếu có thể lột vỏ nhiều lần theo chu kỳ.

Hiện tại người trong thôn đi qua rừng sếu này, trong mắt đều là ngưỡng mộ, thầm nghĩ người đã chết còn có thể kiếm tiền vì con cái.

Rễ, hoa, quả, mầm của cây sếu đều có thể làm thuốc, nhưng dùng làm thuốc nhiều nhất vẫn là vỏ cây.

Hơn nữa chu kỳ sinh trưởng của cây chậm, vỏ cây cũng trân quý, căn bản không phải lo không bán được, chỉ cần cắt xuống sẽ thành bạc.

Cắt vỏ cũng rất đặc biệt, phải chọn thời tiết phù hợp.

Hôm nay trời nhiều mây trước khi mưa lớn, thân cây sếu có thể hút nước và tái tạo sau khi bong tróc. Nếu trời nắng sẽ không thích hợp cắt vỏ vì sẽ làm tổn thương thân cây.

Cây sếu cao lớn che ánh sáng, không có nhiều cỏ dại trong rừng cây, chỉ có một số cây nhỏ và cây leo khá bền bỉ, cũng không sợ bột đuổi côn trùng trên người Tô Lăng.

Trách nhiệm cắt vỏ trực tiếp rơi vào người Tô Ngải, Tô Lăng ngồi trên ghế gỗ dưới gốc cây rồi hướng dẫn hắn cắt.

Cắt vỏ cây sếu không có nghĩa là cắt toàn bộ thân cây mà chỉ chọn một đoạn cao ngang thắt lưng, dài khoảng nửa thước.