Sợi Chỉ Đỏ Khóa Miệng

Chương 2

Đầu gối của tôi va vào đá và bị rách, khẽ rỉ ra một vết máu. Người phụ nữ câm vội vàng đến giúp tôi và lau máu cho tôi bằng ống tay áo sạch sẽ của mình.

Cô ấy hiền lành và cẩn thận nhưng sau khi nhìn rõ mặt cô ấy, tôi lại cảm thấy sợ hãi.

Khuôn mặt của cô ấy đầy những nếp nhăn và có nhiều lỗ xung quanh miệng, một số lỗ lớn đến mức tôi có thể thấy được nướu của cô ấy lộ ra.

Tôi thậm chí còn nghi ngờ đây chính khuôn mặt của bản thân sau khi rút những sợi chỉ đỏ ra khỏi mặt mà sợ đến mức không dám cử động.

Sau khi máu đã ngừng chảy ở chân, người phụ nữ câm mỉm cười gật đầu với tôi, ánh mắt có chút dịu dàng.

Tôi nghĩ tôi cũng có thể cười khi già đi. Trái tim cứng nhắc của tôi dịu đi đôi chút.

Sau đó, người đàn bà câm đưa tôi về nhà, để tôi khập khiễng bước đi mà không thúc giục.

Nhưng khi bố tôi nhìn thấy người phụ nữ câm, ông xua tay như điên và hét lên: “Biến đi”.

Người phụ nữ câm phớt lờ ông nhưng lại mỉm cười và vẫy tay chào tôi.

Tôi đứng tựa lưng vào tường và nhìn thấy vẻ hoảng hốt trên mặt bố.

Đêm đó, bố tôi đánh tôi rất nặng và cấm tôi gặp lại người đàn bà câm ấy.

Ai có thể cưỡng lại sự cám dỗ của một đứa trẻ đã ăn đồ ngọt?

Tôi luôn lẻn đến nhà người đàn bà câm khi đang hái nấm trên núi. Bà ấy dạy tôi đọc và viết, làm cử chỉ và cho tôi biết ý nghĩa của chúng.

Dần dần tôi đã có thể viết được từ “mầm lúa” và “gà trống”.

"Tôi muốn đi khỏi đây." Đêm khuya, lúc bố mẹ đang say ngủ, tôi ôm Đại Hoàng đi đến nhà của người đàn bà câm.

Tôi viết trên giấy: “Tôi sẽ không quay lại, tôi không muốn gặp họ…” Người đàn bà câm không dạy tôi viết chữ “chết” nên tôi khẽ làm cử chỉ giơ tay ngang cổ và khẽ lắc nhẹ

Không lâu sau, mẹ tôi sắp sinh, có thể nói là sinh non. Bà ấy đau đớn suốt ba ngày, lăn lộn trên giường và ngất đi nhiều lần. Làng chúng tôi cách xa thành phố, đường núi khó đi, chỉ có bác sĩ làng là chú Huy và bà đỡ mới có thể lo liệu chuyện này.

Nhưng sau khi cố gắng trong vô vọng, cả hai đều thuyết phục bố tôi đưa mẹ vào bệnh viện trong thành phố. Bố tôi do dự một lúc rồi kéo tôi đến bên cạnh ông và hỏi: “Đế Lai, con nói đứa bé này là con trai, con có chắc không?”

Tôi gật đầu, lưỡi bị ống nhựa đè lên, tôi chỉ có thể lẩm bẩm một âm tiết “Ừm”.

Sau đó bố tôi vỗ nhẹ vào đùi và nói: "Đi thôi! Đến bệnh viện!"

Trong lúc chú Huy đang lái xe thì mẹ tôi hét lên và em tôi được sinh ra.

Sau khi khám xong, bà đỡ bàng hoàng, không khỏi thốt lên: “Đứa bé này như muốn xé sống mẹ nó vậy”.

Bố tôi lao tới, dang rộng chân đứa bé kiểm tra và cười lớn khi nhìn thấy đó là một bé trai. Mẹ tôi cũng bật cười khi thấy phản ứng của bố.

Chú Huy đến vừa kịp lúc, cau mày dữ dội đến mức hàng lông mày của ông co dúm lại có thể kẹo chết một con ruồi.

Ông nói vài lời với giọng trầm: “Sao cháu không khóc vậy, bé yêu?”

“Đứa bé này bị dây rốn cuốn cổ." Bà đỡ có lẽ mệt quá không kịp phản ứng nên giờ mới nhấc chân em trai tôi lên và đánh thật mạnh.

Đứa bé không lớn hơn bàn tay bao nhiêu, đã dần tím tái nhưng vẫn không khóc.

Tôi chăm chú nhìn em trai, thứ tôi quan tâm bây giờ không phải sự sống hay cái chết của em mà là về việc liệu lời nói của tôi có thành hiện thực hay không.

Suy nghĩ một lúc, mắt tôi dừng lại ở cạp quần của bố, nơi treo một chùm chìa khóa và một cái giũa để cắt dây.

Tôi vừa đưa tay ra thì chợt nghe thấy một tiếng kêu "Oe--".

Em tôi khóc to đến nỗi chó trong làng sủa ầm ĩ.