Kiêu Khởi Thanh Nhưỡng

Chương 5

Gã ta bước lùi lại, che mắt kêu thảm thiết. Nhϊếp Cửu La không để tâm, lăn về phía đầu giường để bật đèn.

Ngay khoảnh khắc ánh đèn sáng lên, phía cửa số có tiếng thủy tinh bị đập vỡ. Cô giật mình ngoảnh lại mới hay gã ta đã lao ra ngoài của số, lực lao mạnh tới mức làm vỡ cả cửa kinh.

Nhϊếp Cửu La xông tới bên cửa số nhìn xuống bên dưới. Bất kì ai nhảy như thế đều phải có tiếng rơi xuống đất. Nhưng ngoài mấy tiếng rơi của mảnh thủy tinh ra không còn tiếng rơi của vật nặng nào khác. Cô vội vàng ngửa đầu lên nhìn, thấy thấp thoảng bỏng đen lướt qua mái nhà rồi mất tăm.

Cả quá trình từ ồn ào vô cùng đến vắng lặng lạ thường chỉ diễn ra trong chưa đấy hai phút. Mặc dù tiếng thủy tinh vỡ khá chói tai nhưng các phòng xung quanh đều đang say giấc nên chẳng ai bị dọa cả.

Nhϊếp Cửu La đứng bên cửa số. Gió ùa vào qua lỗ hổng cửa sổ làm người cô lạnh run. Cô giật mình bước đến bên giường tắt đèn. Ở trong bóng tối vẫn an toàn hơn. Ánh đèn trong phòng quá sáng dễ bị người ta nhìn ngó, mọi hành động đều hiển lộ mười mươi.

Sau đó cô dựa lưng vào tường ngồi xuống đối diện của số, mở weibo trên điện thoại và nhắn tin cho "Bên kia".

Nhϊếp Cửu La: Bên em xảy ra chuyện, gọi lại cho em.

Dưới cùng vẫn là mười giây đếm ngược. Nhϊếp Cửu La nhìn chằm chằm những con chữ bị ngọn lửa nuốt chửng. Giờ đang nửa đêm, cô không mong ngóng nhiều vào việc đối phương sẽ trả lời ngay.

Nhưng chưa đầy một phút, điện thoại đã đổ chuông. Vừa bắt máy, đầu dây bên kia đã xuất hiện giọng nói trầm ấm của Hình Thâm:

"A La."

Nhϊếp Cửu La cố gắng thuật lại mọi điều thật ngắn gọn:

"Gã ta bị thương nặng như vậy, không thể không đến bệnh viện được. Bọn anh hay ở Thiểm Nam, em muốn nhờ anh hỏi thăm giúp em xem có bệnh viện nào nhận bệnh nhân bị thương như vậy không và đối phương là ai."

Hình Thâm đáp:

"Em đừng cúp máy vội, anh đi sắp xếp đã."

Đến tận lúc này, Nhϊếp Cửu La mới thở phào. Ánh mắt đã thích ứng với bóng đêm, cô đứng dậy đi ra quầy lấy cho mình chai nước khoáng rồi uống một lèo hết nửa chai.

Lát sau, trong ống nghe lại có giọng của Hình Thâm:

"A La?"

Nhϊếp Củu La đặt chai nước xuống:

"Anh nói đi."

"Va vỡ cửa sổ lại không ngã xuống mà còn có thể leo ngược lên mái nhà. Người bình thường không làm được vậy đâu nhỉ?"

Đây là một câu hỏi khéo. Nhϊếp Cửu La đáp:

"Em cảm thấy con người không ai làm được vậy cả."

Hình Thâm nghiêm túc:

"Vậy thì chưa hẳn. Cao thủ võ lâm từng tham gia huấn luyện đặc biệt có thể làm được. Em có đối tượng nào khả nghi không?"

"Không có."

Ngừng một lát, cô lại nói thêm.

"Em là người bình thường. Nghề nghiệp của em cũng không thể khiến em có kẻ thù muốn gϊếŧ chết em như vậy."

Ba chữ "người bình thường" được cô nhấn thật mạnh.

Hình Thâm lại nói:

"Gần đây em có xích mích với ai không?"

Cô xích mích với ai được chứ? Gặp ai cô cũng xử sự đúng mực, dù không được nhiệt tình thì cũng đủ lịch sự. Nhϊếp Cửu La tức giận:

"Em có khiếu nại với công ty du lịch nhưng em cảm thấy họ không cần phải làm vậy với cái chuyện cỏn con đó."

Hay có liên quan tới bức tranh cô vẽ cho cảnh sát? Nhưng Nhϊếp Cửu La đã chẳng buồn kể lể với Hình Thâm nữa, vả lại nếu chưa đưa tranh cho cảnh sát, gã đầu đinh gϊếŧ cô thì còn có lý, đây đưa rồi còn gϊếŧ cô làm gì nữa?

Hình Thâm cũng không có manh mối:

"Em cứ để mặc gã ta vào nhà như thế thì quá nguy hiểm."

"Nếu gã đã rình gϊếŧ em thì lần này không thành gã sẽ tính thêm lần sau. So với việc dây dưa nhiều lần chỉ bằng giải quyết luôn."

Hình Thâm vẫn cảm thấy chuyện tự dưng lại có một người muốn gϊếŧ cô quá khó tin:

"Có khi nào chỉ là trùng hợp chọn phải phòng em không?"

Trùng hợp chọn phải..

Nhϊếp Cửu La cười mỉa mai...

"Vậy em quá đen luôn."

Sao lúc mua xổ số không thấy trùng hợp vậy.

Hình Thâm cười:

"Là gã đó xui xẻo ấy, mù mắt luôn. Nhưng A La này, chọc mù mắt người ta, anh sợ sau này em sẽ gặp rắc rối."

Nhϊếp Cửu La đáp:

"Em tự vệ chính đáng."

Cô chẳng hề hôi hận về chỗ chọc bút chì: Đối phương đã tính gϊếŧ cô rồi, cô còn khách sáo cái gì?"

Mà giờ nghĩ lại mới thấy sợ, nếu khi ấy cô không tỉnh.

Hình Thâm nói:

"Bây giờ có đoán cũng chẳng được gì, đợi hỏi thăm xong lại nói."

"Vâng."

Đang định cúp máy, Nhϊếp Cửu La chợt nghĩ tới một chuyện:

"Nửa đêm rồi mà vẫn gọi lại cho em ngay, anh còn chưa ngủ à?"

Hình Thâm đáp:

"Mọi người đang nói chuyện này. Cũng lạ lắm nhé. Lần này vào núi bọn anh gặp được hẳn hai chiếc lều bỏ không."

Nhϊếp Cửu La lại chẳng thấy lạ. Lều không trên núi là chuyện bình thường mà?

Có những người đi cắm trại trong núi, lúc về lười nhổ trại nên để mặc đó. Ngoài việc không tốt cho môi trường ra hình như cũng chẳng ảnh hưởng gì. Nếu nghĩ thoáng ra sẽ thấy cả ý từ "người xưa trồng cây người nay hái quả" ấy chứ.

Hình Thâm giải thích:

"Không phải. Em hiểu nhầm ý anh rồi. Anh nói lều không là lều không có người, còn tất cả những đồ dùng, thậm chí cả quần áo cũng còn nguyên trong đó. Mà chúng còn được gấp gọn gàng ngay ngắn nữa cơ. Từ những dấu vết xung quanh, chủ nhân chiếc lều đã không còn ở đó mấy hôm rồi."

Nhϊếp Cửu La ngẫm nghĩ:

"Vậy là bị thú rừng tha đi hay trên núi có kẻ cuồng gϊếŧ người?"

Tuy đây là lời nói đùa nhưng nó vẫn có khả năng xảy ra. Hình Thâm nói:

"Bọn anh cũng nghĩ tới đủ loại tình huống nên giờ mới chưa ngủ đấy. Đêm nay... em không sao chứ?"

"Không sao."

"Đã lâu không gặp, mấy năm nay em..."

Anh ta không nói tiếp nữa vì đầu dây bên kia đã bảo bận.

Nhϊếp Cửu La đã cúp điện thoại.

Xảy ra chuyện kinh khủng như vậy và phải trông cánh cửa sổ vỡ, Nhϊếp Cửu La không tài nào ngủ tiếp được.

Trời tờ mờ sáng, cô nhận được tin tức của "bên kia": Trước mắt các bệnh viện lớn của huyện Thạch Hà và các huyện lân cận đều không có ai bị chọc mù mắt đến khám.

Bị thương nặng như vậy lại không tới bệnh viện lớn khám, quả là tự tìm đường chết. Trừ trường hợp gã đó có bạn biết phẫu thuật và nhờ người ta xử lý vết thương cho nhưng tỉ lệ ấy quá nhỏ luôn.

Nhϊếp Cửu La gọi cho tiếp tân nói rằng mình lỡ làm vỡ cửa kính, sẵn lòng bồi thường mọi chi phí, nhờ bên khách sạn mau chóng cho người tới sửa hoặc đổi phòng khác giúp cô.

Chín giờ sáng, công ty du lịch gọi điện tới bảo rằng từ nay trở đi hành trình đi lại của cô sẽ do chú Tiến đảm nhiệm và lúc này chú đã đợi ở dưới bãi đỗ xe rồi.

Nhϊếp Cửu La rửa mặt rồi đi xuống. Sau khi lên xe, chủ Tiến không vội xuất phát mà tự giới thiệu trước. Ngoài việc nhấn mạnh rằng mình có đầy đủ kinh nghiệm và tình thần trách nhiệm, chú Tiền còn cảm thán dăm câu về tình huống của Tôn Chu, nói là người nhà anh ta cũng không liên hệ được, sáng sớm đã bàn nhau đi báo cảnh sát.

Họ cũng báo cảnh sát thì tốt rồi. Hai bên cùng báo, cảnh sát sẽ càng chú ý hơn.

Kết thúc màn chào hỏi, hành trình hôm đó cũng bắt đầu. Vừa cho xe chạy, Chú Tiến vừa đưa mấy tờ giấy về phía sau:

"Cháu Nhϊếp, cháu xem thử hành trình hôm nay đi."

Chỉ là hành trình trong một ngày thôi mà cũng phải in ấn cấn thận.

Nhϊếp Cửu La nhận lấy. Đây là hành trình do công ty du lịch tự in ấn, tuyến đường đi rất đơn giản, chỉ có đường quốc lộ, sông suối và mấy đích đến thôi.

Bình thường dẫn khách đi thăm quan đều có người giới thiệu miệng như địa phương có truyền thuyết, nhân vật lịch sử nào. Tất nhiên chú Tiến đã nhớ nằm lòng quy trình đưa khách đi thăm quan, đang hắng giọng chuẩn bị bắt đầu, trước mặt bỗng có người quay đầu xe làm chú phải dừng lại.

Nhϊếp Cửu La ngẩng đầu lên nhìn, ánh mắt bị thu hút bởi chiếc xe địa hình màu trắng của Viêm Thác. Anh cũng có mặt, đang mở cửa xe chuyển chiếc vali đêm qua có trông thấy vào hàng ghế sau.

Bãi đỗ xe có mỗi mấy người, hiển nhiên chú Tiến cũng trông thấy anh.

"Chắc chắn trong vali có đồ quan trọng."

Nhϊếp Cửu La tò mò:

"Sao chú biết?"

Chú Tiền trả lời đâu vào đấy:

"Xe cậu ta lớn thế kia, nhiều hành lý cỡ nào cốp xe cũng chứa được. Bình thường người ta đều bỏ hành lý vào cốp sau mà, làm gì có ai bỏ trong xe. Không phải đồ quan trọng đã chẳng phải nâng niu như vậy.

Trên đường đi, Chú Tiền tiếp tục công việc:

"Cháu Nhϊếp, hôm nay chúng ta sang thăm miếu ở huyện, đi đường tỉnh, cả đi cả về là hơn trăm cây số. Bên đó có hai ngôi miếu đạo sĩ và một miếu hòa thượng. Cháu có thể xem tuyến đường trên giấy, tờ có đường quốc lộ ấy."

Nhϊếp Cứu La tìm tờ giấy đó theo lời chú.

"Cháu có chú ý tới cái thôn ngay bên miếu không? Thôn có cái tên rất đặc biệt ấy?"

Nhϊếp Cửu La liếc qua.

"Là thôn "Răng Cửa" phải không ạ?"

Dưới sự làm nền của những cái tên như "cầu Bày Dặm", "kênh Lý Gia", "trại Vương Gia", cái tên "thôn Răng Của" như một dòng suối trong, rất ư là nổi bật.

Chú Tiền hùng khởi:

"Cháu biết vì sao nó tên "Răng Cửa" không?"

Nói thật, cách vào đề của Chu Tiền rất gượng, y như học thuộc lòng vậy. Nhϊếp Củu La thấy buồn cười nhưng người ta đã cố gắng tạo không khí, cô cũng không nỡ đả kích đối phương:

"Vì sao ạ?"

Hay lắm, khách hỏi rồi. Làm hướng dẫn viên chỉ sợ khách không hợp tác, cả đường đi có mỗi mình độc thoại.

Chú Tiền đáp:

"Tên này có lai lịch hẳn hoi đấy. Có hai cách giải thích, một là nước giếng trong thôn không tốt, uống vào hỏng răng. Người trong thôn đều có răng cửa lớn."

Nhϊếp Cứu La cười:

"Cách giải thích này...gượng ép quá."

Nước làm hỏng răng thì có nhưng hỏng phải hỏng cả hàm chứ chưa nghe nói trường hợp hỏng mỗi răng cửa.

"Quanh đây nhiều núi mà nên một cách giải thích khác là thôn Răng Cửa nằm dựa vào núi, ngọn núi ấy thẳng đứng lại có một khe nứt ở giữa trông rất giống hai chiếc răng cửa."

Nhϊếp Cửu La hỏi:

"Chú tới đó bao giờ chưa?"

"Bình thường chẳng ai đến đó cả. Nơi đó chỉ có mỗi cái tên hay hay thôi chứ thôn nhỏ, không có phong cảnh gì."

Nói tới đây Chú Tiền sực tỉnh.

"Cháu Nhϊếp, có phải cháu muốn tới đó xem không? Nếu cháu muốn chú sẽ vòng qua đó, cũng không khó khăn gì."

Nhϊếp Cửu La lắc đầu:

"Không đâu, tốt nhất chú cũng đừng qua đó. Nghe kể đã thấy không may mắn rồi."

Chú Tiền nổi tính tò mò:

"Sao lại không may mắn?"

"Chú chẳng bảo thôn dựa núi, núi như hai chiếc răng cửa đó thôi? Răng liền miệng, thôn sinh sống ngay bên miệng như sắp bị nuốt vào trong vậy. Phong thủy không tốt, không may mắn."

Chú Tiền tặc luỡi.

"Ừ, có lý."

Nhưng trong bụng lại nghĩ thầm: Con bé này còn trẻ mà sao lại mê tin thế.

Xe Viêm Thác cũng đi đường tỉnh.

Con đường này không phải đường cao tốc, không có trạm thu phí. Anh vừa lái vừa nhìn chiếc vali chói mắt trên hàng ghế phía sau qua gương chiếu hậu.

Đi tiếp một lát, cốp xe có tiếng lạch cạch kỳ lạ, không có quy luật gì hết.

Viêm Thác nhíu mày, tập trung nhìn con đường phía trước bởi rào phân cách của con đường này không được đầy đủ mà ven đường lại hay có ngã rẽ thông vào thôn huyện.

Chẳng mấy anh đã lái xe vào đường huyện rồi lại rẽ vào đường thôn. Tóm lại cứ đường nào vắng mà vẫn đủ rộng cho xe chạy là anh đi. Cuối cùng anh dừng xe ở bên một rừng cây nhỏ yên ắng.

Viêm Thác ngồi đợi một lát chứ không vội xuống xe: Mùa này là cây mới ngả vàng nhưng đã có vẻ tiêu điều. Phía xa xa là một thôn xóm dựa núi, rất yên bình.

Chắc chắn bốn bề đã "sạch sẽ", anh mới xuống xe mở cốp ra. Trong cốp có chiếc tui vải đang giãy giụa liên hồi, hiển nhiên bên trong là vật sống.

Viêm Thác mở khóa túi.

Tôn Chu đang ra sức giãy giụa bỗng dừng lại, ngẩng đầu nhìn Viêm Thác. Miệng anh ta dán băng dán rộng, không thể phát ra tiếng, chỉ có thể chớp mắt, lắc đầu cầu xin.

Viêm Thác lấy hộp thuốc trong xe ra, gấp một miếng băng gạc rồi đổ một ít thuốc trong chiếc lọ không nhãn, bịt vào mũi Tôn Chu.

Tôn Chu càng giãy khỏe hơn nhưng cá trên thớt đâu thể làm gì được. Chẳng mấy chốc anh ta đã yếu dần, chưa tới nửa phút đã yên lặng hoàn toàn.

Viêm Thác bỏ lọ thuốc vào hộp, đóng cốp xe, vừa phủi tay vừa đưa mắt nhìn xung quanh theo thói quen. Ánh mắt đang bay bổng lúc gần lúc xa, lúc cao lúc thấp, chợt anh dừng lại ở mỏm đất cách xa mấy chục mét.

Nơi đó có ánh sáng mặt trời phản chiếu tư thấu kính, dựa vào kinh nghiệm của mình, anh đoán đó là kinh mắt hoặc kính viễn vọng.

Bên đó có người.

Thật xui xẻo. Đã cố chọn chốn không người để làm việc xấu rồi còn bị người ta bắt gặp.