Group Chat Nước Việt

Chương 3

.

Minh Vũ đọc đến đây đã biết hệ thống chắc chắc là muốn thông qua cậu để sữa lại lịch sử, sửa lại các kết cục của các triều đại, nếu cậu là người được giao sứ mạng quan trọng như thế thì cậu phải dốc hết sức mà làm để giúp Việt Nam trong tương lai có thể sánh vai với các cường quốc năm châu.

[Ai về qua huyện Đông Anh

Ghé xem phong cảnh Loa thành Thục vương

Cổ Loa thành ốc khác thường

Trải bao năm tháng dấu thành còn đây].

Minh Vũ: [Thục Phán lên ngôi vua năm hai mươi hai tuổi từ năm 257-179 trước công nguyên, là người có công sát nhập hai nước Văn Lang và Âu Việt thành lập nên Âu Lạc, ông lấy hiệu là An Dương Vương và đặt kinh đô tại Việt Thường, Âu Lạc tồn tại được bảy mươi tám năm.

Cuối thời chiến quốc 221 TCN, tại phương Bắc Doanh Chính diệt sáu quốc thành lập lên nhà Tần xưng là hoàng đế Tần Thủy Hoàng, nhưng tham vọng của Tần Thủy Hoàng không dừng lại ở đó, ba năm sau tức năm 218 TCN Tần Thủy Hoàng lệnh cho Đồ Thư và Sử Lộc dẫn năm mươi vạn đại quân tấn công các tộc Bách Việt, trong đó Âu Lạc, cuộc chiến kéo dài mười năm, dân tộc Việt dưới sự lãnh đạo của Thục Phán dùng kế vườn không nhà trống, chiến tranh du kích, từng bước dồn giặc Tần vào tình trạng thiếu lương lực, đuối sức, cuối cùng Đồ Thư tử trận, Âu Lạc giành được thắng lợi.

Sau khi giành chiến thắng, An Dương Vương dưới sự khuyên bảo của tướng tài Cao Lỗ quyết định dời đô từ miền núi về đồng bằng và xây thành Cổ Loa ở đất Việt Thường.

Ngoài việc chống giặc và giữ nước, việc xây thành Cổ Loa chính là một trong những công lao lớn nhất của An Dương Vương, thành Cổ Loa hình dạng xoắn ốc, có chính vòng xoắn từ thấp đến cao. Mỗi vòng đều có hào nước bao quanh thông với sông Hoàng, thuận tiện cho việc huấn luyện thủy quân. Thủy quân Âu Lạc kết hợp với nỏ Liên Châu do Cao Lỗ chế tạo có thể nói là một đội quân hùng mạnh thời bấy giờ.

Mười năm sau khi thắng giặc Tần tức năm 210 TCN, Âu Lạc lại đối mặt với quân xâm lược nhà Triệu do Triệu Đà chỉ huy, nhờ có Cao Lỗ, Nồi Hầu, Lý Ông Trọng, An Dương Vương lần lượt đánh lui các cuộc xâm lăng của Triệu vương, không còn cách nào khác Triệu Đà cầu hòa cho con là Trọng Thủy sang ở rể cưới công chúa duy nhất của An Dương Vương là Mỵ Châu. Cao Lỗ và các Lạc Hầu khác khuyên bảo không nên nghị hòa nhưng An Dương Vương có thể vì tuổi đã cao nên không còn sáng suốt hoặc do quá ỷ lại vào nỏ Liên Châu và Cổ Loa nên tạo cơ hội cho Trọng Thủy.

Trưng Nữ Vương: [Trọng Thủy sang ở rể Âu Lạc mục đích là tìm cách phá giải nỏ Liên Châu và có được bản đồ quân sự của Cổ Loa, sau khi thành công thì nhanh chóng về nước cùng Triệu Đà triệu tập quân đội xâm lăng Âu Lạc lần hai, lần này Âu Lạc chiến bại mở ra thời kì Bắc Thuộc, Âu Lạc bị đô hộ nghìn năm].

An Dương Vương khi thấy dòng cuối cùng thì hít một hơi nặng, An Dương Vương khó khăn lắm mới có thể không ngã xuống, mặt đỏ lên. Vừa tức, vừa giận, ông cả đời vì nước, vì dân thật không ngờ cuối cùng lại chính tay đẩy con dân vào cảnh nô ɭệ nghìn năm. Một Nghìn năm, biết bao con dân của ông phải chịu cảnh lầm than, tủi nhục, biết bao nhiêu tánh mạng đã mất đi, An Dương Vương ông là kẻ tội đồ.

Minh Vũ: [Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu

Trái tim lầm chỗ để trên đầu

Nỏ thần vô ý vào tay giặc

Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu]. (Trích thơ Tố Hữu 1976).

Trần Anh Tông: [Mất nước là chuyện của cả dân tộc nhưng mọi tội đồ lại đổ lên người Mỵ Châu, người con gái đáng thương ấy là do quá tin vào phu quân của mình hay là do ý trời đã định Âu Lạc nhất thế mà diệt].

Lý Thái Tổ: [Thân là vua một nước lại hồ đồ đến vậy, An Dương Vương ngươi ngoài Mỵ Châu thì đã không còn hậu thế, đáng lẽ phải hết lòng dạy bảo công chúa kế thừa ngôi báu. Nhưng nhìn xem ngươi lại bị tư tưởng cố hữu của Nho giáo bỏ qua máu mủ mà tin vào giặc ác, Âu Lạc mất nước người có tội đầu tiên là ngươi, là lạc hầu lạc tướng. Các ngươi không chịu tự xem lại bản thân lại đẩy mọi tội trạng lên đầu một công chúa vô tội. Ngu xuẩn].

Quang Trung: [ Đúng vậy, là nữ thì đã sao? Dưới trướng trẫm Tây Sơn Ngũ Phụng đánh đâu thắng đó không gì cản được ngay cả nam nhi tự thẹn không bằng, bên Thiên Triều Nữ tướng Dương gia cũng vang danh mấy trăm năm, Võ Tất Thiên là nữ cũng kế vị hoàng đế, còn nước ta cũng có Lý Chiêu Hoàng,... Khụ,... Tóm lại, chỉ cần không phải vô dụng, phế vật, chỉ cần có thể an bang thiên hạ, bách tính thái bình là nam là nữ quan trọng vậy sao?]

Trần Hưng Đạo: [Chỉ cần thương dân như con, chỉ cần có lợi cho đất nước mọi chuyện còn lại không quan trọng].

Trần Anh Tông: [Người nói đúng, người nói đúng,....(Trần Anh Tông trong lòng gào thét, ngoại tổ ơi trong nhóm còn có tằng tằng tằng.. tổ phụ của Lý Chiêu Hoàng đó)].

An Dương Vương: [Các ngươi đừng vu oan giá họa, ta không hề bị tư tưởng nho giáo đầu độc].

Ngư nương nương: [Vậy ngươi nói lý do tại sao lại đồng ý cuộc hôn nhân giữa Mỵ Châu và Trọng Thủy? Tại sao lại bắt Trọng Thủy ở rể? Tại sao mất nỏ Liên Châu thì Âu Lạc lại bại trong khi nhà Tần mới thành lập ngươi có thể đánh bại năm mươi vạn đại quân của Tần Thủy Hoàng? Tại sao ngươi không lập hoàng nữ khi tuổi đã xế chiều?]

An Dương Vương: [.....]

Ngư nương nương: [Không thể trả lời đúng không? Đồ nhu nhược].

Trưng Nữ Vương: [An Dương Vương có lẽ đã ngủ quên trong chiến thắng, ngài quá ỷ lại nỏ Liên Châu, ỷ lại Cổ Loa và xem nhẹ lòng tham của Triệu Đà, đặc biệt người xem nhẹ tình cảm phụ tử và sự giáo dục của Triệu Đà với Trọng Thủy].

Minh Vũ: [? Trong này có việc mà chúng ta không biết].

Trưng Nữ Vương: [Mọi chuyện không thể trách An Dương Vương hoàn toàn được, việc chống giặc và xây thành Cổ Loa đã tiêu hao tất cả tinh lực của An Dương Vương nên ngài mới sơ suất việc dạy dỗ công chúa. Đến khi Âu Lạc ổn định thì cũng không thể thay đổi được, tính cách công chúa hiền lành dễ tin người và có phần mềm yếu nên không thể gánh nổi trọng trách. Nếu để công chúa lên ngôi thì những người có dã tâm chắc chắn sẽ không chịu ngồi yên, vì vậy An Dương Vương mới cần tìm người phò tá, và trong lúc đó Trọng Thủy lại đáp ứng đủ nhu cầu. Trọng Thủy là con thứ của Triệu Đà không thể kế thừa tước vị, nhưng trong lòng có tham vọng, can đảm, dám nghĩ dám làm và hắn lại yêu Mỵ Châu. Một mình ở rể tại Âu Lạc từ một con tin lại có thể từng bước từng bước mà lấy được niềm tin của lạc hầu, lạc tướng và cả An Dương Vương thì mưu lược của hắn phải sâu như thế nào? Nhưng An Dương Vương xem nhẹ tư tưởng của nho giáo và đạo giáo, chữ hiếu cao hơn trời và xem nhẹ khát vọng muốn được phụ thân công nhận của Trọng Thủy].

Ngư Nương Nương: [Ngươi cũng chuyên quyền, già mà vẫn không chịu buông tay, quá ỷ lại vào Rùa Thần, chẳng lẽ rùa thần có thể giúp ngươi bất tử à? Mơ đi, nếu không phải Thủy Thần giúp vì muốn đánh thắng Sơn Thần nên mới giúp ngươi sát nhập Văn Lang thì đến bây giờ chưa chắc ngươi đã là Vương Âu Lạc đâu].

Minh Vũ ngẩn người: [???]

Tại sao tiết lịch sử lại biến thành truyện cổ tích thế này? Ngư nương nương rốt cuộc còn bao nhiêu truyện mà người đời sao bọn ta không biết vậy? Thần thoại cổ tích Việt Nam có thật sao?

Ngư nương nương: [Vậy Thần sử nghĩ sao chúng ta lại có mặt ở nơi này? Từ mọi thời không khác nhau lại gặp nhau, trò truyện được với nhau? là do bánh răng vận mệnh hay là vì cái gì khác?]

Minh Vũ thật không ngờ một yêu quái... À không, một nhân vật tín ngưỡng không có thật ở miền Tây sông nước Việt Nam lại thấu đáo hơn một người hiện đại như vậy. Cũng đúng, nếu nói về các thần thoại thì loài người làm sao qua mặt được đương sự đã sống trong đó, hơn nữa người hiện đại bây giờ chỉ chạy theo khoa học công nghệ, rất nhiều tín ngưỡng văn hóa thời xưa bị xem là mê tín dị đoan đã bị bài trừ, họ chạy theo lợi ích nhiều hơn là những thứ được gọi là vô bổ này.Minh Vũ: [An Dương Vương những gì Ngư nương nương nói là thật người phải luôn cảnh tỉnh bản thân, thắng không kiêu bại không nản, không thể ngủ quên trong chiến thắng. Người cũng không thể để Triệu Đà đô hộ nước ta rồi bắt Trưng Nữ Vương và Bà Triệu, Lý Nam đế, Triệu Quang Phục,.. giúp ngài dọn dẹp được.]

Minh Vũ: [Không những thế, bây giờ có rất nhiều người còn muốn công nhận Triệu Đà là một trong các vị vua của nước ta nữa kìa.]

Tất cả: [Cái gì?]

Quang Trung:[Sao bọn chúng dám?]

Lý Thái Tổ:[Người đời sau điên cả rồi?]

Minh Vũ:[ An Dương Vương chắc người không biết Triệu Đà, nếu tính theo thời gian thì người chỉ mới đánh lui 50 vạn quân Tần thì phải?]

An Dương Vương:[Đúng vậy? Nếu nói các tướng tài của Tần Thủy Hoàng thì ta không thể không biết còn Triệu Đà là tên vô danh nào? Lúc nãy mội người nhắc đến Triệu Đà, Nam Việt Võ Vương ta còn đang thắc mắc hắn ta là ai, các nước quanh khu vực này chẳng có nước nào tên là Nam Việt.]

Minh Vũ câm họng với cách nói của An Dương Vương luôn, cái tên vô danh mà người nói chính là đánh đến ngài không còn manh giáp đó.