Đồng Hữu Dư: “Sức khỏe của cha không sao, con mang theo thêm vài món đồ làm của hồi môn, ở nhà chồng cũng có thể ngẩng cao đầu hơn.”
Hai cha con đang nói chuyện, thì Đồng Thiện từ trường tư về nhà. Đồng Hữu Dư cười đưa cho con gái chồng túi thuốc: “Đây là bánh kẹo ở huyện thành, con cầm lấy ăn đi, cũng chia cho mẹ con một ít, bà ấy thích ăn mấy thứ này.”
Lúc này Đồng Tuệ mới biết, cha mình không hề tiêu xài một đồng nào cho bản thân.
Nửa tháng trôi qua nhanh chóng, thoắt cái đã đến mùng 4 tháng 3.
Lần trước là lễ dạm hỏi, có thể tổ chức đơn giản. Lần này con gái xuất giá, Đồng gia bày biện mấy mâm cỗ mời dân làng thân thiết đến dự. Ông bà ngoại Đồng Tuệ cũng từ huyện thành vội vã đến đây từ một ngày trước.
Dân làng tặng nhiều đồ thêu thùa làm của hồi môn, có vỏ gối đỏ thẫm, có khăn tay, vớ giày, còn có người tặng lược gỗ, kẹp tóc gỗ, hộp gỗ, và nhiều thứ linh tinh nho nhỏ khác.
Ông ngoại Chu Cảnh Xuân của nàng là một ông lão hành nghề y, có chút gia sản, tặng cho cháu gái ngoại một chiếc vòng tay bằng ngọc sáng bóng, dặn dò cẩn thận: “Trừ phi thực sự thái bình rồi, nếu không thì đừng đeo ra ngoài, biết người biết mặt không biết lòng.”
Đồng Tuệ hiểu rõ đạo lý tài không lộ lộ, cười cảm ơn ông ngoại.
(Tài không lộ lộ là thành ngữ tiếng việt, ý nghĩa khuyên nhủ mọi người nên giữ kín của cải, không nên khoe khoang hay phô trương.)
Mợ tặng một hộp son phấn, và một chiếc gương trang điểm soi rất rõ mặt: “Nghe nói Tiêu gia không bắt con dâu xuống ruộng làm việc, vậy cháu nên trang điểm và ăn mặc khi cần thiết, trông gọn gàng và tươi tắn sẽ thu hút người khác hơn."
“Người khác” trong lời mợ đương nhiên là Tiêu Chẩn.
Đồng Tuệ bị mợ trêu chọc đến đỏ mặt.
Anh họ tặng một bộ văn phòng tứ bảo: "Tuy nhà mình không phải gia đình nhà nho, nhưng cũng có lúc cần viết lách, có sẵn trong nhà thì không cần phải đi mượn người khác."
Đây là một món quà bất ngờ nhưng lại rất hữu ích.
Cô em họ tặng một chiếc váy lụa cho mùa hè.
Đồng Tuệ rất thích, nhưng nàng vẫn khuyên nhủ: "Ở trong thôn mình không mặc được cái này, hay em cứ giữ lại cho bản thân mặc đi."
Em họ nàng mới mười lăm tuổi, nở nụ cười rạng rỡ nói: “Chiếc váy này là em nhờ thợ may theo số đo của chị đấy. Em cũng không cao bằng chị nên giữ lại cũng không xài được.”
Đồng Tuệ bất lực xoa đầu cô bé.
Ngày vui náo nhiệt và bận rộn trôi qua nhanh chóng, đến chiều trời đã tối sầm lại.
Chu Thanh ở trong phòng con gái rất lâu, trước khi đi, bà lấy từ trong tay áo ra một cái bầu gỗ nhỏ bằng lòng bàn tay, giống như đồ chơi của trẻ em.
"Đây là thứ để dành cho đêm tân hôn, con xem rồi sẽ biết chuyện giường chiếu là thế nào."
Nhìn vẻ mặt ngây thơ của con gái, Chu Thanh cười và đi ra ngoài, đóng cửa lại từ bên ngoài.
Đồng Tuệ vẫn đang cầm trong tay cái bầu gỗ tinh xảo, ngẩn người một lúc, nàng quỳ xuống đầu giường, đưa tay gỡ chốt cửa, rồi lại tiếp tục nghiên cứu cái bầu gỗ.
Nàng xem thử, ai ngờ cái bầu gỗ lại tách làm hai phần. Tháo nắp ra, bên trong cất giấu hai tượng sứ nhỏ bé vô cùng sống động.
Đồng Tuệ cúi đầu nhìn kỹ hơn...
Đêm nay nàng ngủ không ngon giấc.
Gió xuân hiu hiu, bầu trời quang đãng, Đồng gia một lần nữa lại chật kín người dân vây quanh.
Đoàn rước dâu đến đúng giờ, tân lang Tiêu Chẩn cưỡi la đen đi đầu, phía sau là ba người em trai đi theo, cũng đều cưỡi la.
Tiếp theo là bốn tráng sĩ khiêng kiệu hoa đỏ rực rỡ, bà mối Phương và hai người thổi kèn đi bên cạnh.
"Bốn anh em này sao đều đẹp trai thế, tôi không biết nên nhìn ai đây."
"Tôi thích thằng út, thằng lớn có vẻ sát khí, dữ tợn quá."
"Đó là vì các anh trai đều đã từng ra trận, thằng út chưa trải qua rèn luyện."
Anh em Tiêu gia từng ra trận nên không hề nao núng trước cảnh tượng bị mọi người bao vây, đến trước cửa Đồng gia, họ đồng loạt xuống ngựa.
Đồng gia đặt ra ba cửa ải để thử thách tân lang, Đồng Hữu Dư phụ trách thi bắn cung, Đồng Quý phụ trách thi vặn tay, em vợ Đồng Thiện phụ trách thi văn.
Tiêu Chẩn là người tập võ nên dễ dàng vượt qua hai cửa ải đầu tiên.
Chỉ còn lại cửa ải của Đồng Thiện, cậu em vợ mười hai tuổi đỏ mặt vì bị mọi người nhìn, ánh mắt lúng túng bỗng nhiên nhìn thấy Tống Tri Thời ở giữa đám đông.
Tống Tri Thời nở nụ cười khích lệ.
Đồng Thiện nhớ lại lời dặn dò của anh Tống, ngẩng đầu cười với Tiêu Chẩn: "Em xin dẫn một câu thơ trong Kinh Thi, nếu anh có thể đọc tiếp câu sau thì coi như đã qua ải."
Mặt Chu Thanh tái nhợt, sao lại biến thành thơ rồi, rõ ràng bà đã dặn con trai đố một câu đố đèn đơn giản!
Sắc mặt anh em Tiêu Dã đứng sau Tiêu Chẩn mỗi người mỗi khác, có người nghi ngờ, có người cau mày, còn có người ngốc nghếch cười.