Thượng Đức

Chương 5

1

Ngay từ ngày đầu tiên phối hợp với quân dân tỉnh Quảng Đà đi trinh sát Thượng Đức, Lê Công Phê đã rất mến mộ những con người ở vùng đất này. Là sư trưởng sư đoàn, nhận nhiệm vụ đánh chiếm Thượng Đức, ông vừa mừng vừa lo. Mừng vì cấp trên đă chọn Sư đoàn 304 đến một chiến trường ác liệt đang vô cùng bức xúc về việc địch lấn chiếm vùng giải phóng. Ông rất tự hào về 304 của mình. Sư đoàn có một truyền thông rất vẻ vang trong đánh Pháp. Từ ngày Mỹ vào miền Nam, sư đoàn lại trực tiếp đυ.ng độ với Mỹ ở một chiến trưởng máu lửa: Chiến trưởng Quảng Trị. Ở đây, sư đoàn đã chạm trán với nhiều sắc lính kể cả lính dù và đã cùng quân dân Quảng Trị giải phóng tĩnh Quảng Trị, tạo một thế tiến công to lớn cho cách mạng miền Nam. Đất Quảng Trị mãi mãi ghi dấu ấn những năm tháng gian khó khốc liệt mà sư đoàn đã chịu đựng. Đất Quảng Trị mãi mãi ghi nhận những chiến công hiển hách của sư đoàn. Ông hy vọng Quảng Đà tiếp tục là nơi sư đoàn gặt hái được những chiến công mới.

Tuy vậy, ông cũng hồi hộp và lo âu lắm. Đây là một chiến trường mới, lại đang trong mùa mưa. Từ một người lính trưởng thành lên, ông biết rằng sư đoàn chỉ có thể hoàn thành được nhiệm vụ khi được dân đùm bọc, giúp sức. “Tôi không rành các ngón quân sự đâu. Nhưng cần gì tới dân đất Quảng, anh cứ nói với tôi. Người ta bảo: “Quảng Nam hay cãi” là đúng đấy. Tính hơi ngang nhưng trong công việc không chê được à”." Sáu Nam nói với ông như vậy.

Cách đi đứng nói năng của chủ tịch Sáu Nam đủ để người nghe tin cậy. ổng có nụ cười mỉm dễ ưa. ở một nơi đạn bom ác liệt, sự điềm tĩnh tự tin của ông làm ấm lòng người mới đến.

- Việc đầu tiên, chúng tôi cẩn đi trinh sát Thượng Đức. Chủ tịch chọn ai đó thật chắc chán, thật gan dạ, được không? - Lê Công Phê nói với ông Sáu Nam.

- Kìa, ông Lê Công Phê đang chê anh chị nhát gan. - Sáu Nam vừa nói vừa quay tìm Hoàng Thủy và Cẩm Linh - những người ông chọn cùng đi trinh sát Thượng Đức.

- Chỉ sợ các thủ trưởng không dám đi đến cùng thôi. - Thủy nói với ông Sáu Nam và Lê Công Phê.

Đứng cạnh Thủy là Cẩm Linh. Cô gái có cái giọng thật trong:

- Các thù trưởng cứ giao việc dẫn đường cho con. Con là dân thổ cư. Muốn vào tận trong lòng Thượng Đức cũng được chớ đừng nói...

- Hay quá nhỉ, bắt tay cái nào. - Toản xăm xăm bước về phía Cẩm Linh. Sau chiến công bắt được thám báo nơi đóng quân của Tiểu đoàn 9, Toản được điều lên ban trinh sát sư đoàn. Cũng không rõ sự điều động là biểu dương thành tích hay cấp trên kỷ luật. Nhưng anh có cảm giác ở Ban không thích hợp với anh. Tất nhiên, nghiên cứu, làm kế hoạch, viết văn bản, chỉ thị không có gì quá sức anh. Hồi đi học, anh thuộc loại xuất sắc về các môn tự nhiên. Văn Chương chữ nghĩa cũng chẳng đến nỗi nào. Khổ nỗi, cái sự ngồi bàn làm việc khiến người anh cứ oải ra. Một ngày không chạy nhảy, không làm việc bằng cơ bắp, anh thấy như bị tù tội. Anh tự mắng mỏ mình: Hèn. Tại sao không gặp trưởng ban hỏi cho ra lẽ tại sao điều mình lên đây. Nghĩ thế, Toản sùng sục chạy vào phòng làm việc của Đỗ Quế. Nghe những lời lẽ tức tưởi của Toản, Quế mỉm cười.

- Mình có biết trường hợp bắt thám báo của cậu dưới Tiểu đoàn 9. Nghe đâu tiểu đoàn phó sau vụ ấy cũng được điều lên trung đoàn, còn cậu về Ban. Vậy thôi. Còn kỷ luật hay không mình không biết.

- Sao không biết? Hay anh không muốn nói ra. Quái lạ, không thưởng huân Chương cho tôi thì thôi, sao lại kỷ luật. Bắt được một cái lưỡi để sư đoàn tha hồ khai thác mà lại là một cái tội. Không còn hiểu trời đất này là thế nào nữa.

- Nhưng có ai nói gì về tội nợ với cậu đâu?

- Cái khó chịu nhất là ở sự ỡm ờ ấy. Công không nói là công, tội không nói là tội. Cứ im im, chẳng biết đâu mà lần. Nếu thấy dưới tiểu đoàn tôi vẫn làm tốt nhiệm vụ mắc mớ chi điều lên đây chớ?

Trưởng ban mỉm cười, đưa tay vỗ vào vai Toản:

- Cậu thật là... Về Ban khối người mơ ước đó. Cậu tưởng đây là cái nơi chứa những người có khuyết điểm sao? Đây là nơi để phát triển, là nơi đào tạo cán bộ nguồn đấy, cậu hiểu không?

- Vậy thì anh tìm ngay người thích về Ban mà gọi. Anh cho tôi xuống đơn vị. Ở đó tôi sẽ có ích hơn nhiều.

- Cậu nói thật đấy chứ?

- Chả lẽ tôi giả bộ hay sao?

- Đây là một lời khuyên chân tình. Cậu nên ở lại. Dưới đơn vị vậy là đủ lắm rồi. Cậu thừa biết những gì thường xảy ra mỗi lần đi trinh sát. Nguy hiểm lắm.

Cám ơn anh. Anh muôn nói đến sự thương vong phải không? Tôi đâu thích chết. Thậm chí nói thật, không thể nào khác tôi mới phải vào nơi bom đạn ác liệt. Ở hậu phương biết mấy công việc còn phải làm cho làng, cho xã, cho gia đình, cho bản thân mình. Nhưng đã vào đây thì nên chọn việc nào hữu ích nhất. Góp phần tích cực nhất sớm kết thúc cuộc chiến tranh...

Tiếng chuông điện thoại trên bàn làm việc của Đỗ Quế kêu ro ro, cắt đứt câu chuyện của hai người. Đỗ Quế ầm ừ một thôi một hồi gì đó rồi bỏ máy, trở lại nói chuyện với Toản.

- Cậu biết trung đoàn trưởng Nguyễn Quỳ chứ?

- Biết. Hỏi anh ấy là tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9, tôi là tiểu đội trưởng tiểu đội trinh sát.

- Anh ấy đang hỏi thăm cậu rối rít cả lên. sắp tới có những trận đánh lớn, Trung đoàn 6 sẽ đảm nhận chủ công, cần có trinh sát giỏi. Nguyễn Quỳ tha thiết xin cậu về đó.

- Anh cho tôi đi. Tôi xin anh đấy. Đi trinh sát mới đúng là công việc của tôi.

Ấy vậy là Toản được điều về trinh sát trung đoàn. Cũng không phải về hẳn mà như trưởng ban nói, chỉ là tăng cường hay biệt phái gì đấy cho chiến dịch. Chẳng sao, miễn là lại về với Nguyễn Quỳ, người rất hợp với Toản. Vụi nhất là lại được tung tẩy với cánh du kích địa phương. Chà, đi trinh sát với các cô thì còn gì bằng. Ở chiến trường phải cố tìm lấy niềm vụi. Bom đạn mù trời, cuộc đời đo bằng gang tấc. Tại sao không sống cho đúng với bản chất của mình chớ?

Toản liếc xéo về phía Cẩm Linh, mỉm cười ý nhị. Cẩm Linh cũng mỉm cười, nhìn Toản như thách thức. Hai người rẽ cây lá ào ào vượt lên phía trước.

Đến chân sườn núi phía nam, Lê Công Phê đề nghị mọi người dừng lại. Ông đã nghe tiếng súng đì đạch từ Thượng Đức. Vả lại, phải lên tới đỉnh núi đá kia chắc bở hơi tai. ông nói với ông Sáu Nam.

- Anh Sáu, anh quay lại thỏô. Đi với chúng tôi đến được dây là quý lắm rồi. Chiến dịch còn dài dài.

- Ủa sao lại vậy? Anh không biết Sáu Nam đó thôi. Chưa mùi mẽ gì. Các anh đi tới đâu tôi theo đó chớ bộ.

- Không chỉ là sức khoẻ anh ạ. cẩn thận mọi chuyện vẫn hơn.

- Ý anh muốn nói tới sự nguy hiểm phải không? Dân đất Quảng chúng tôi đánh giá người tát người xấu ở chỗ trước bom đạn, thái độ của anh như thế nào. Bữa ni, tôi không theo được các anh đến nơi đến chốn tôi sẽ không ở sở chỉ huy với các anh làm chi. Chỉ vướng bận các anh.

Hôm đó, đoàn trinh sát đã nhìn được cả từng khẩu pháo trong chi khu quận lỵ Thượng Đức. Họ cũng đã nhìn thấy những tên lính đi lại trong đồn. Từ khi làm chỉ huy sư đoàn, hiếm khi Lê Công Phê có những chuyến đi sát đồn thù đến thế. Vậy mà Cẩm Linh còn khoe với ông:

- Tụi con đi lấy hàng còn men dưới chân đồn chúng nó à, mỗi khi chúng nó bắn, chạy thôi là chạy.

Ngay buổi trinh sát hôm ấy, tướng Nguyễn Chánh - phó tư lệnh Quân khu 5, Lê Công Phê và những người trong đoàn đã quyết định được hướng tiến công chủ yếu là: Hướng tây bắc. Hướng nam bị vách núi đá án ngữ. Hướng đông là nơi hai dòng sông: sông Vụ Gia và sông Côn gặp nhau. Có thể dùng một hướng phụ nữa là hướng tây nam. Hướng này gần với trận địa pháo, đồi núi nhấp nhô, nhiều lau lách cho phép một lực lượng nhỏ gọn luồn lách đánh vào cạnh sườn tây nam. Lê Công Phê chỉ còn băn khoăn chưa nắm thật chắc địa hình bên trong Thượng Đức nhưng Cẩm Linh đã thì thầm vào tai ông:

- Việc đó con chịu trách nhiệm. Mấy bữa nữa con tìm cách lấy bản đồ về.

Lê Công Phê đang nhìn cô bé nửa tin nửa ngờ thì Hoàng Thủy đã chạy đến nói nhỏ vào tai ông:

- Cẩm Linh quê ở Hà Tân. Bố ở trong ấp, là cơ sở của ta. Cổ làm được đó... nhưng ai lại... Việc này nên giao cho tôi. Địa hình tôi thuộc. Anh cứ yên tâm. Vợ con tôi cũng đang kẹt trong đó... Tôi sinh ra ở đó, thuộc đường đi lối lại.

- Chuyện lấy bản đồ là rất hệ trọng, ta sẽ tính sau. - Sư trưởng cắt ngang lời Hoàng Thủy - Việc cần bàn hiện nay là chuyến đi thực địa, làm sao đạt kết quả tát nhất.

Sau cuộc đi trinh sát lần đầu, Lê Công Phê rất hài lòng về cán bộ, du kích Quảng Đà, những người đã và sẽ cùng đơn vị ông đảm nhiệm công việc san bằng chỉ khu quận lỵ Thượng Đức. Không chỉ vì sự nhiệt tình, sự gan góc của họ mà còn vì một khao khát cháy,bỏng: giải phóng Thượng Đức là giải phóng những người ruột thịt của họ đang phải sống trong vòng kiềm toả củạ kẻ thù.

Khó khăn nhất trong chiến dịch là đường đi. - Một trận đánh quy mô lớn phải có đường cho xe pháo vào, cho lương thực, đạn được vào. Huy động công binh và toàn bộ cán bộ chiến sĩ đi làm đường không khó nhưng sẽ bị lộ. Ngoài ra, thời gian cũng không cho phép kéo dài. Thám báo biệt kích đang trà trộn vào dân đi củi, đi đốt than, hóng hớt hoạt động của ta.

- Làm sao đây? - Lê Công Phê hỏi Sáu Nam.

- Thì anh cứ cho người quan sát trước đi. cần làm những con đường nào trước, anh chỉ ra, ta cùng tính với nhau. - Sáu Nam lẩm nhẩm đọc - “Dễ trăm lần không dân cũng chịu - Khó vạn lần dân liệu cũng xong.” Tôi sẽ huy động toàn bộ đồng bào dân tộc đi làm đường cho anh được không? Đồng bào dân tộc thì khoẻ lắm mà không sợ lộ bí mật. Họ nói tiếng dân tộc, địch không nghe được, ta cũng không nghe được. Ngon chưa?

- Hay lắm. - Lê Công Phê gật đầu - Đấy, khó khăn thuận lợi thế nào đồng chí Phan nói đi.

Phan là trưởng ban công binh, học xong đại học giao thông vận tải, anh nhập ngũ. Vào Sư 304 anh đã chỉ huy bộ đội mở không biết bao nhiêu đường đất, làm không biết bao nhiêu cầu phà. Dù vậy, chiến trường Quảng Đà đã rõ là không giống những chiến trường anh đã đi qua. Ta địch xen kẽ kiểu da báo như ở đây rất phức tạp. May là lực lượng của tỉnh mạnh, chu đáo nên bước đầu công binh đã sơ bộ nắm được những vấn đề cơ bản.

Theo báo cáo của trinh sát, có thể mở đường vào Thượng Đức theo hai hướng. Hướng thứ nhất: đường từ Thành Mỹ đi cầu Hội Khánh sau đó vượt sông vào áp sát Thượng Đức. ở đây có thể lợi dụng một con đường cũ. Con đường này địch đã bỏ từ hàng chục năm nay. Cây cối mọc lên giữa mặt đường. Bên địch cũng đề phòng ta đi.

bên ta cũng sợ địch dùng lại. Cả hai bên chôn vào đó không biết bao nhiêu các loại mìn. Mìn chồng chất lên nhau. Ngày đầu tiên, tổ trinh sát và công binh đã vấp mìn. Một đại đội trưởng cùng năm chiến sĩ hy sinh không kịp một lời trăng trối. Hướng thứ hai: Từ Trao mở một con đường mới vào bến Hiên. Đường phải làm dài 45 km. Có thể sử dụng 21 km đường địch làm dở, chỉ cần sửa sang lại có thể xe pháo đi được. Đoạn từ Hiên vào Thượng Đức dài 17 km, thám báo ra phục kích thường xuyên.

Phan nói xong, Trần Bình để nghị bỏ hướng thứ nhất. Chưa chi đã làm cán bộ chiến sĩ hy sinh xương máu thế kia. Ở hướng thứ hai, Trần Đình muốn Phan cho biết chỗ nào làm khó nhất. Phan lúng túng chưa biết trả lời ra sao, đưa mắt nhìn Sáu Nam.

- Vâng, tôi xin nói hộ anh Phan. Chúng tôi ở trong này lâu nên rành hơn. Ở hướng thứ hai, đoạn khó nhất là dốc Ngột. Đoạn này phải làm thật gấp, làm ngày làm đêm. Máy bay trinh sát của địch cũng hoạt động thường xuyên. Đá ở đây rất nhiều. Dùng sức người biết mấy cho xuể. Phải dùng mìn thôi, mà dùng mìn là lộ rồi. Đấy, các anh nghiên cứu thử có cách gì không? Một nhánh đường khác cũng rất khó là nhánh đường vượt sông Côn xuống dốc Kiền. Làm được con đường này có thể kéo pháo 130 ly ra làng Vân. Đặt pháo 130 ly ở tây dãy núi Bà Nà nã xuống sân bay Đà Nẵng thì thích lắm. Để có được đoạn đường phải bỏ ra nhiều công sức. Tỉnh sẽ huy động dân, bộ đội địa phương cùng làm với các đồng chí.

Mặt Phan bỗng bừng sáng. Không đợi một lời mời, anh đứng dậy hoan nghênh ý kiến của tỉnh. Anh đồng ý với Bộ tư lệnh bỏ hướng thứ nhất. Anh nói:

- Cái khó nhất là lực lượng làm đường, coi như đã được giải quyết. Còn việc chờ đợi, không đáng ngại. Khi chưa nổ súng, công binh, bộ binh, dân công sẽ vận chuyển mọi thứ bằng đường sông. Khi nổ súng rồi, ai đánh cứ đánh, ai làm đường cứ làm đường. Độ tư lệnh cứ quy định ngày tháng cụ thể, chúng tôi sẽ vận chuyển đủ các thứ cần thiết tới vị trí tập kết.

Một chiến dịch làm đường được triển khai. Hàng nghìn, hàng vạn con người nô nức đổ ra rừng. Người kín đen trên dọc lối đi mới phát. Áo xanh bộ đội nhoà trong nắng đổ lửa. Gió khô khốc rột rột trên da thịt. Đường mở tói đâu, đạn, gạo, pháo chuyển tới đó... Có lẽ chưa lúc nào trên vùng Trưởng Sơn ở khu vực Quảng Đà lại nhộn nhịp và vụi đến thế. Bộ đội chủ lực nườm nượp hành quân về phía Thượng Đức. Súng lớn, súng nhỏ, gạo, lương khô chất ngập xe tải, nối nhau dọc đường. Cán bộ chiến sĩ, nhân dân Quảng Đà vốn nghèo đói, thiếu thốn đủ bề, thấy vậy ngỡ như đang mơ. Sự tấp nập, phồn thịnh trên cung đường đang mở khiến họ thềm tin. Tối đến, bên bờ sông Bung, pháo binh và công binh phối hợp luyện tập. Những chiếc thuyền gấp chế tạo bằng thép được đưa xuống sông ghép hai ba thuyền lại với nhau thành phà nhỏ để chở pháo. Các chiến sĩ công binh cho pháo đi một đoạn sông rồi cập bờ để chiến sĩ pháo binh kéo pháo lên. Mỗi đêm, chuyển pháo đi dưới phà, kéo pháo lên bờ, lặp đi lặp lại năm lần, bảy lượt.

Đường từ Trao đến Hiên vừa làm xong, pháo và thuyền cũng đã có một ở bờ sông Côn chờ xuôi Thượng Đức. Cùng với việc chở pháo, bộ đội còn đóng nhiều bè cây chuối, bề nứa chuyển gạo đạn.

Những ngày tháng 7, nóng nắng muốn ngộp thở nhưng bộ ba: Sáu Nam, Hoàng Thủy và Cẩm Linh luôn túc trực bên sở chỉ huy bộ đội công binh. Người họ rộc rạc. Họ đã bàn với nhau không để bộ đội phải kêu ca gì về lực lượng vũ trang và cán bộ nhân dân tỉnh, số lượng đi làm đường với bộ đội dư tới mức Phan phải đề nghị ông Sáu Nam cho nghỉ bớt. Trong số người bám mặt đường, Hoàng Thủy và Cẩm Linh cũng đã phát hiện ra những người dân lạ mặt. Trên rừng lao nhao người đi đốt củi lấy than. Rất có thể họ là dân ở Thượng Đức được phái ra ngoài để nắm tình hình.

- Làm răng giờ chủ tịch? - Cẩm Linh hoảng hốt hỏi Sáu Nam.

- Con điện cho anh Hoàng Văn Lai coi thử. Ánh ấy là trưởng ban an ninh, sẽ bày cách giải quyết.

Nhận được tin, Hoàng Văn Lai đến chỗ Sáu Nam bàn bạc. Họ biết chiến dịch sắp bùng nổ. Bộc phá đánh ầm ào thế kia làm sao giữ được bí mật. Trong số người đang trà trộn với dân và bộ đội ta, không phải ai cũng xấu nhưng nếu để họ về thì không biết việc gì xảy ra.

Thôi cứ giũ họ lại anh ạ! - Hoàng Vàn Lai nói với Sáu Nam.

- Đông lắm! Hàng trăm người lấy gì cho họ ăn?- Sáu Nam nói.

- Chậc! Còn nhiều cái khó hơn vẫn làm được.

Thế là hơn hai ngàn người đã được giữ lại ở rừng. Cẩm Linh tất tưởi lo nơi ăn chốn ở cho họ, giải thích chính sách và động viên họ.

Chiều hôm đó, sau khi đã vơi công việc, Cẩm Linh chạy đến với Hoàng Thủy.

- Thương quá anh à. Nhiều người kêu quá trời. Họ là người tốt chứ không xấu.

- Biết làm răng được. Vì sự thành công của trận đánh, đành mắc lỗi với họ thôi.

Sau một tháng vật lộn với con đường, đêm 17 tháng 7, các xe pháo đã bí mật kéo. vào thôn Hiên, chờ lệnh nhả đạn.

2

Ông Sáu Nam nói với Cẩm Linh:

- Còn một việc quan trọng nữa ta phải giúp bộ đội trước khi nổ súng.

- Thì chú cứ nói. Con có từ chối công việc bao giờ. - Cẩm Linh ngúng nguẩy đuôi tóc làm nũng.

- Chú vẫn biết thế. Nhưng việc nguy hiểm, con lại là gái.

- Chớ chú thấy từ mô đến chừ con thua con trai?

Sáu Nam kéo Cẩm Linh vào lòng. Thốt nhiên, ông nhớ đến con gái của mình. Thuý cũng tuổi như Cẩm Linh. Khổ, nó là y sĩ, theo ông lên rừng. Thôi thì chạy khắp nẻo. Khi thì bệnh viện, lúc đi với đoàn này đoàn kia. Mà rất thích đi với bộ đội. Giá còn sống, đánh Thượng Đức chắc Thuý cũng không vắng mặt. Bữa đó, ông đi Duy Xuyên. Thúy đòi đi theo. Đoàn của ông tới nống Ông Tình thì lính Nam Triều Tiên càn tới. Cái thằng Nam Triều Tiên lỳ lợm lắm, dai như đỉa. cả đoàn phải nằm lại, chui xuống hầm. Buổi chiều đó, rồi gần một ngày sau nữa, ông không cho ai lên khỏi mặt đất. Lúc ấy, bọn giặc đã hò nhau rút, nhưng ông biết thằng Nam Triều Tiên rất thâm. Nó sẽ gài người ở lại phục. Cái Thúy cứ đòi lên. Nó còn chê ông nhát nữa. Nó vọt lên khỏi hầm. Súng nổ ngay. Ông nhảy lên theo. Lộ rồi, chỉ còn cách rút thôi. Ông ôm gọn con vào lòng, chạy giữa bao nhiêu là đạn. Đạn mờ mịt, sức cũng cạn rồi, người ông bỗng hụt hẫng. Ông ngã sấp, nằm gọn trong cái giếng cạn. Hết ngõ. Không thể chạy nữa. Đằng nào thằng địch cũng đến. Ông rút lựu đạn chờ đợi. Quái! chờ mãi không thấy đứa nào bén mảng. Tiếng súng của chúng cũng thưa dần rồi im bặt. Thế là rõ. Nó ngõ ông trúng đạn chết rồi. Bọn chúng ma quái lắm. Ngại đυ.ng mìn nên không dám đến giếng cạn. Bây giờ, ông mới có thời gian xem vết thương cho con. Trời cao đất dày ơi! Đạn xuyên vào ngực nó. Máu ngập người loang hết quần áo ông. Nó yếu qua rồi. Mắt mờ nhìn ông đẫm nước. Hình như nó biêt mình có lỗi- Tội thế. Nó lo đi cứu bao nhiêu người vậy mà bây giờ lặng lẽ nhắm mắt trên tay ông!

- Chú không muốn con đi chút nào nhưng để anh Thủy đi thì dễ lộ... - Sáu Nam nói với Cẩm Linh.

- Thôi con hiểu rồi- Vào Hà Tân chớ gì? Con nhận lời từ bữa trước lận. Con đi một mình hay đi với ai? - Cẩm Linh mở cặp mắt đen láy nhìn Sáu Nam chằm chặp.

- Bên 304 có cử một trinh sát cùng đi. Anh ta có nhiều kinh nghiệm, Điều quan trọng là làm sao gặp được, nhận được bản đồ mang ra, trước khi các anh lên phương án tác chiến.

- Yên tâm đi chú Sáu.

3

Toản được giao một nhiệm vụ khá nặng. “Nếu không hoàn thành nhiệm vụ sẽ ảnh hưởng đến sự thành bại của trận đánh”. Đó là lời cuối của trung đoàn trưởng Nguyễn Quỳ. Dù sao đi trinh sát vẫn thích hợp với Toản hơn. Những lời xì xào gì đó với Toản không quan trọng. Được đi, được “động” là tốt rồi. Nếu mình lếu láo vô kỷ luật cấp trên đã không dùng. Trung đoàn không nói thật rõ nhiệm vụ lúc đầu, mà phải chờ đợi gì đó. Cũng tốt. Vào ấp vào đồn mới thật là cái thú của anh trinh sát. Công việc nửa kín nửa hở càng hấp dẫn. Chỉ chán là chuyến đi bị động quá. Không biết đường. Không được liên hệ cơ sở. Không nổ súng trừ trường hợp không thể nào khác. Cấp trên chỉ giao mỗi việc bảo vệ cô gái, bảo vệ tài liệu. Toản nhấp nhổm chờ cô gái ở cửa ranh. Hừ! Không biết mặt mũi thế nào đây? Phụ nữ dám vào đồn địch chắc tuổi cũng kha khá, từng trải và nhan sắc hẳn cũng bình thường thôi. Gái đẹp thường nhát. Với lại chăng nõ để cái đẹp phải bươn qua rào kẽm gai. Là nghĩ thế nên khi Cẩm Linh đến, Toản cứ đuỗn mặt ra:

- Tưởng ai. Hoá ra lại vẫn là anh? - Cẩm Linh nhận ra Toản trước.

- Anh đi với em thật sao? - Hỏi xong Toản biết là mình ngớ ngẩn.

Hỏi gì mà vô duyên thế! Cẩm Linh nghĩ nhưng không nói ra.

- Nể thật đây!

- Cái gì nể.

- Em ấy mà, trông cứ như sinh viên, vậy mà...

- Vậy mà sao? Có đi không thì bảo, còn không để báo cáo cấp trên xin người khác.

Vừa xinh vừa đáo để đây. Nghĩ thế nhưng lòng Toản đầy hân hoan. Đi với nàng thì chết cũng bằng lòng. Đời mình hay thế. Muôn năm cái nghề trinh sát.

- Này.

- Nói gì thì nói đi. Bắt đầu xuống chân ranh là Cẩm khẩu và phải cách quãng đúng cự ly.

- Rõ rồi! Nói gì nhỉ? E hèm, em có rành đường không đấy? Chuyến đi có nguy hiểm không?

- Hỏi vớ vẩn. Không rành ai cử đi. Không nguy hiểm cần gì anh lẽo đẽo theo sau để bảo vệ.

Đanh đá nhỉ? Nhưng mà hay. Con gái thế mới thích. Vui. Dễ thân. Dễ quen. Mà nhỡ có nhỡ tay chân mồm miệng cũng không đến nỗi bị phạt.

- Anh nói câu này em đừng cho là nịnh nhé.

- Nói đi.

- Anh rất mê những cô gái như em. Từ bữa cùng lên sườn H748 ngó về Thượng Đức ấy, cứ thấy lòng rạo rực thế nào.

- Thì sao?

- Thì... thì cho ôm hôn chẳng hạn.

- Còn lâu nhé. Quên đi... có vợ, có con còn tham.

- Chết rồi!

- Sao chết? - Cẩm Linh giật mình ngoái lại nhìn Toản.

- Anh thế nào mà em lại bảo anh đã có vợ, có con nhỉ? Già lắm sao? Vợ con là nghĩa thế nào? Vừa học xong, nhập ngũ liền. Thú thật nhé. Mới có người yêu thôi.

Nhưng chắc gì đã gặp lại cô nàng. Đang đi với em đây, ngày mai có khi đã là người thiên cổ.

- Dại mồm. Đi với anh dễ xúi quấy, không đi nữa.

Cẩm Linh dừng lại thật. Cô nép mình bên một lùm cây. Đoạn đường trước mặt trong hoang. Giận Toản nói bậy, nhưng cũng đúng lúc phải dừng lại. Trời còn sáng quá, đi tiếp, lính Thượng Đức có thể nhìn thấy. Toản không biết lý do. Anh xin lỗi. Đừng có mê tín vớ vẩn em ạ! Số sống, đạn bắn vào người không chết. Số chết, nằm ở nhà vẫn bị. Định nói thế nhưng sợ Cẩm Linh giận thêm, đành thôi. Anh xích lại gần hơn, vuốt tóc, cô, làm lành. Cẩm Linh hất tóc đứng lui ra:

- Làm cái gì vậy?

- Khó tính ghê... – Thở dài – Đời lính như bọn anh khổ thật. Cứ đánh nhau là đi đầu, vào đồn vào bốt đi đầu. Đến chết cũng chết đầu tiên, vậy mà đυ.ng đến các em là bị loại ra ngay.

Toản nở từng khúc ruột khi thấy Cẩm Linh quay đi tủm tỉm cười. ôi! nụ cười sao đẹp thế! Nụ cười ơi, sao độ lượng bao dung. Nụ cười làm Toản tự tin và dũng cảm hẳn lên. Anh thấy xốn xang. Trời se se. Sương mù giăng trên núi cao níu kéo nhau tràn xuống chân ranh. Nhìn về phía Thượng Đức chỉ còn lảng bảng một khôi sâm sẩm.

- Đi thôi. - Cẩm Linh giục.

- Không đi nữa.

- ủa? Sao vậy?

Nhỡ hy sinh không được biết mùi phụ nữ uống lắm.

- Lại nói năng tầm bậy tầm bạ nữa. - Cẩm Linh bước ra khỏi lùm cây, ngoái lại vẫn thấy Toản đứng đó mặt đờ đẫn.

- Kỳ cục quá! Đi một mình vậy.

Bước thêm vài bước vẫn thấy Toản không nhúc nhích. Cẩm Lỉnh bèn xuống nước động viên:

- Thôi hỉ. Xong nhiệm vụ đã về, nếu còn muốn em dành, tha hồ.

- Không là không. Nhỡ xảy chuyện rủi ro không về nữa thì sao?

- ủa! ông tướng ni khéo sinh chuyện. Đi giữa chừng giữa ©ôи ŧɧịt̠ bỗng dưng dở chứng. Không chừng hỏng hết cả chuyến đi. Đất không chịu trời, trời chịu đất vậy. Cẩm Linh quay lại dỗ dành:

- Em xin! Không đi nhanh lỡ thời cơ đó. Anh cũng chết mà em cũng chết. - Cẩm Linh cầm lấy tay Toản kéo đi.

Ý chí quyết hôn Cẩm Linh đã không còn dùng dằng trong Toản, mặc dù lời lẽ ngọt ngào và bàn tay dịu êm của Cẩm Linh đã làm anh chao chạnh hơn. Nhưng anh không đi không phải vì lý do tình cảm, do yêu thương hay cái gì đó đang dâng lên trong lòng anh. Anh chần chừ vì một lý do khác. Đi, ngượng lắm thôi, Cẩm Linh sẽ cười đến chết. Khổ quá thể. Sao cái “của nợ” của anh lại hư thế không biết. Chướng quá.

Bố Cẩm Linh là một trong ba đảng viên Cộng sản của ta nằm lại ở Thượng Đức để hoạt động. Nghe tín hiệu, ông biết con gái về. Ông cất chiếc đèn dầu trên bàn thờ. Tim đập thình thịch. Mấy ngày nay, địch lùng soát rất rát. Mạo hiểm quá đi mất. Nhiều hoạt động của địch cũng đã thay đồi. Ông chưa có cách gì báo ra được thì con gái đã vào. Nhìn thấy cha, nước mắt Cẩm Linh rân rấn, ông ôm lấy con và cũng không ngăn được nước mắt. Lẽ ra, hai bố con ông không nên thế. Phải tranh thủ trao đồi công việc ngay. Ông có nhiều điều muốn nói về Thượng Đức nhưng khi tan cơn xúc động, ông không còn thời gian, ổng chỉ kịp đưa cho Cẩm Linh chiếc bản đồ và dặn con: “Nói với mấy anh tấm bản đồ mới chưa vẽ được. Ba có vào đồn, có gặp quận trưởng Hùng nhưng không có thời gian quan sát để vẽ. Đại loại bên trong có thay đồi nhưng không nhiều lắm. Nếu gấp quá rồi thì tạm dùng chiếc bản đồ này cũng được. Thôi con đi hỉ.” Ông đẩy Cẩm Linh ra mà lòng thì dằng dứng đau xót. Ông ân hận đã không thật trọn vẹn với các đồng chí của mình, với con gái của mình. Ông đã nắm được thóp của quận trưởng Hùng. Ông đã được Hùng và lính trong đồn tin cậy. Giá dấn lên một chút ông đã có thể hiểu kỹ càng hơn về hầm hào, lô cốt, bố phòng của Hùng và Lầu. Ông biết rằng, các đồng chí ngoài đó tin cậy ông rất nhiều. Nếu ông đáp ứng tốt yêu cầu của tổ chức chắc chắn trận đánh sẽ thuận hơn. Xương máu bộ đội sẽ đỡ mất mát hơn. Thật ra, ông đã làm hết sức mình. Không thể khác, không thể hơn. Không biết tổ chức có thấu hiểu cho ông không? Ông cũng chỉ nghĩ được chừng ấy! Nỗi hồi hộp lo âu đang choán hết tâm trí, ổng nghe ngóng. Một tiếng động nào đó dù nhỏ cũng làm ông giật mình. Thi thoảng, Cẩm Linh vẫn về đây. Cẩm Linh là cầu nối giữa trong và ngoài. Mọi lần ông cũng lo, cũng hồi hộp nhưng chưa lúc nào ông lo và hồi hộp như bây giờ. Cầu mong cho con ông thoát ra ngoài nguyên vẹn. Cầu mong cho trận đánh sắp tới nhổ được đồn Thượng Đức, quét sạch lũ giặc, ông muốn đoàn tụ gia đình lắm rồi. Ông muốn gặp gỡ đồng đội đồng chí của ông lắm rồi. Phải đóng vai già Nôm, thân tín với quận trưởng, nhiều khi ông buồn và đau buốt đến tận tim gan. Ông chỉ có thể thanh thản khi nghĩ rằng đây là việc cần thiết, quan trọng mà tổ chức giao. Lần cõng Hùng về ấp quả là ông không biết gì, ông hoang mang. Ông hành động vậy là do suy xét của lý trí. Về sau, biết chắc đó là màn kịch do Hùng tạo ra, ông mới thở phào nhẹ nhõm. Việc ông làm đến lúc nào đó rồi cũng lộ. Nếu lộ, ông cũng đã hình dung ra mọi thảm khốc, ông không sợ cho ông, chỉ thương Cẩm Linh. Chính vì vậy ông mong ngóng giải phóng Thượng Đức từng ngày.

Bỗng có tiếng súng loác toác đâu đó. Tim ông muốn ngừng đập. Ông nhẩm tính. Giờ này Cẩm Linh đang ra khỏi ấp. Ông dướn người về phía tiếng súng nghe ngóng.

Vậy là vẫn tiếng súng như mọi khi. Tiếng súng của lính gác cảnh tỉnh người bên ngoài.

5

Lúc tiếng súng nổ là lúc Toản và Cẩm Linh đã ra khỏi ấp Hà Tân một đỗi đường. Đóng kịch giỏi lắm, lính gác mới cho Cẩm Linh đi qua cửa. Toản không có cách nào lọt được vào ấp như ý định. Lính Thượng Đức tăng cường gắt gao cả vòng trong vòng ngoài. Cũng may là mọi việc trót lọt. Đi gần suốt đêm, bây giờ họ mới tới chân ranh.

- Nghĩ chút đã, mệt muốn đứt hơi. - Cẩm Linh ngồi xuống và nhận ra trời đang tưng mửng sáng.

Toản cũng sà xuống ngồi cạnh Cẩm Linh. Anh ít mệt hơn. Tình huống đến với anh không nhiều. Tính anh không thích những chuyến đi trinh sát êm ả quá. Mà có đi trinh sát quái đâu. Mình đi bảo vệ Cẩm Linh đấy chứ! Dù sao cũng đã hoàn thành nhiệm vụ. Mệt; thì mệt cũng phải tào lao chi khươn một chút cho vui vẻ.

- Cẩm Linh ơi! Có nhận ra chỗ ta đang nghĩ là thế nào không?

- Làm sao?

- Chỗ lúc đi, ta dừng lại và em hứa xong việc sẽ cho anh cái hôn.

- Không biết dơ. Có người yêu rồi còn tầm bậy. Biết anh lăng nhăng như vậy cô ấy chán lắm đó.

- Có gì mà lăng nhăng? Anh kể em nghe. Hồi anh ở Quảng Trị, con gái Huế hay đáo để, rất chiều bộ đội miền Bắc.

- Chiều thế nào?

- Nghĩa là bức bách quá. Muốn ôm hôn, sờ soạng gì đó các cô không chấp.

- Thế có mà rồi đẻ cả đống con không có ba?

- Em buồn cười. Đẻ quái nào được.

Cẩm Linh lích khích cười rồi đứng dậy:

- Đi thôi, nói chuyện với anh lằng nhằng lắm.

- Đi là thế nào. Hôm qua em bảo xong việc anh muốn làm gì thì làm.

- Nhăng cuội nào. Hôm qua là quá lắm đó. Bữa ni anh không muốn đi thì ở lại. Em về...

“Xuỵt” ngay lúc ấy Toản thấy phía trước có mấy bóng người mặc áo rằn ri, tay lăm lăm súng AR15 từ phía trên núi đi xuống.

- Thám báo! - Anh khẽ kêu lên và kéo Cẩm Linh chạy.

Lập tức, hàng tràng đạn véo véo đuổi theo. Tiếng bọn thám báo hò hét gì đó. Cả Toàn, cả Cẩm Linh ngã lăn lông lốc. Không thể để Cẩm Linh lọt vào tay địch. Cô còn cầm chiếc bản đồ rất quan trọng. Anh đẩy Cẩm Linh về trước rồi chạy dạt lên mé đồi, dùng súng ngắn bắn trả. Thật ra, anh chỉ nổ súng để kéo bọn địch về phía mình. Súng lại nổ choang choác.Hình như tất cả đang châu nòng về phía anh. Chạy đi Chạy nhanh Cẩm Linh à.

Anh thầm kêu lên như thế. Trong lúc chưa nhìn rõ mặt người, bọn thám báo không thể tinh hơn anh. Chạy ở đồi núi mấp mô chúng không thạo bằng anh. Vội vàng có thể trúng đạn. Anh cúi gập người tìm những chỗ trũng lao tới. Bỗng dưng, ạnh thấy người như tụt từ trên không xuống! Thì ra anh đang rơi vào một chiếc hầm không biết của du kích hay của tụi địch. Chiếc hầm khoét vào chân một khối đá lớn. Yên trí. Bây giờ thì chúng mày có bắn cả kho đạn cũng chẳng đυ.ng được đến tao. Im bặt. Chỉ còn mùi khói súng khét lẹt. Bọn thám báo không dám đuổi theo. Chúng sợ. Toản nhấp nhổm nhìn ra xung quanh. Nỗi lo chợt như cả một vùng gió xoáy buốt lanh xoắn vào người Toản. Không khéo chúng nó bám Cẩm Linh, Cẩm Linh không có súng. Anh leo lên khỏi hầm, trườn bò về phía Cẩm Linh. Lặng ngắt. Sao thế được. Bọn thám báo đâu rồi? Cẩm Lỉnh đâu rồi? Chả lẽ Cẩm Linh không còn. Chả lẽ đám thám báo đã bắt được Cẩm Linh. Toản ngồi hẳn dậy quan sát. Kìa, mấy thằng thám báo đang đi về phía Thượng Đức. Ánh ngày đang xua chúng. Chúng đang chạy. Anh đứng dậy, căng mắt nhìn. Không có Cẩm Linh.

- Cẩm Linh. - Anh gọi. Giọng se nhở.

- Cẩm Linh ơí. - Anh gọi to hơn.

Không có ai đáp lại, chỉ có tiếng rì rào của gió mơn man trên cành lá.

Anh cuống cuông chạy quanh quất các bụi cây tìm kiếm. Vừa chạy, anh vừa gọi thê thiết. Anh soi mắt vào từng hô đất, từng bụi cây. Không có máu. Nếu Cẩm Linh bị thương phai có máu dây bám đầu đó. Lòng anh quặn thắt. Anh còn biết làm gì nữa đây. Vùng rừng mênh mông quá. Chỗ nào anh cũng hình dung ra Cẩm Linh đang nằm đó rêи ɾỉ. Chỗ nào cũng hoang vắng giễu cợt anh. Thời gian cứ thế vùn vụt trôi. Quá trưa, hình như anh đang gục đầu cầu khấn gì đó bỗng nghe tiếng Cẩm Linh lanh lảnh: “Anh Toản ơi...”. Anh nhìn ngó. Tiếng em thật hay hồn vía của em? “Anh Toản ơi...”. Tiếng gọi to hơn, gần hơn. Anh đứng dậy.

- Đây rồi. Tiếng Cẩm Linh như tiếng reo của đồi núi.

Trời ơi! Cẩm Linh thật rồi. Đi với cô còn có Bình, Hạnh trong đại đội trinh sát của sư đoàn. Họ nhào tới ôm lấy anh. Ríu ran. Mừng ơi là mừng. Còn sống. Tốt quá rồi. Bị thương gì không? Bọn thám báo cút rồi chứ?

Thì ra, sau khi bị mấy viên đạn súng ngắn của Toản hù doạ, bọn thám báo quay hết nòng súng về phía Toản.

Khi anh nhào xuống chiếc hầm, chúng tưởng anh trúng đạn. Chúng đùn đẩy nhau đi lên phía anh... Chớp thời cơ, Cẩm Linh thoát vào rừng rồi mải miết chạy về đơn vị. Cẩm Linh biết phía sau cô là Toản. Không biết Toản sẽ ra sao khi bọn thám báo đang châu hết vào anh. Anh có thể bị bắt, bị bắn. Anh có thể hy sinh, bị thương. Không bỏ anh đâu nhưng cũng không ở lại với anh được. Phải về đưa bản đồ cho các anh ngay. Việc này liên quan đến trận đánh Thượng Đức, việc này liên quan đến sinh mệnh hàng nghìn con người. Anh với em có thể hy sinh, có thể bị địch bắt nhưng tấm bản đồ thì không thể không đến tay tổ chức của ta. Em sẽ báo cho mọi người hay trường hợp của anh và dẫn bộ đội đi cứu anh ngay. Thông cảm cho em. Ráng đợi nghe anh. cầu mong anh thoát khỏi tay địch.

- Không việc gì chứ? - Toản nhìn Cẩm Linh mỉm cười - Lo cho Cẩm Linh quá.

- Em cũng vậy, lo cho anh quá.

- Còn nợ anh đây nhé.

- Biết rồi. Đánh xong Thượng Đức, em sẽ tìm cho anh một cô hết ý.

6

Ở cương vị chủ tịch tỉnh, Sáu Nam bộn bề công việc. Vậy mà được thường vụ tỉnh ủy cử vào bộ chỉ huy đánh Thương Đức, ông mừng không còn cỡ nào mừng hơn. Ông chưa bao giờ là người lính chính thống nhưng bây giờ được ngồi với bộ chỉ huy, được tham gia bàn bạc, quyết định những việc nhà binh, ông thấy vinh dự lắm. Cố nhiên, ông không khỏi lo âu, hồi hộp. Ông biết Thượng Đức không thể chống cự được một lực lượng hùng hậu về người, về vũ khí của Bộ. Nếu chỉ là chủ lực của quân khu và bộ đội tỉnh hẳn là ông chưa tin lắm. Chỗ nào chứ chi khu quận lỵ Thượng Đức, ông không lạ. Ông không nhầm thì quá tam ba bận đánh Thượng Đức rồi. Cứ nhìn nó khống chế bộ đội, nhân dân mà tức ứa máu. Nhưng lần nàv thì mày không thoát được đâu. Thượng Đức ơi! Quân của Bộ vào. Sư 304 thì nổi tiếng quá trời. Ông thầm biết ơn Bộ Quốc phòng. Biết ơn Bộ chỉ huy Quân khu 5, biết ơn Sư 304. Ổng lấy làm vui vì bên tỉnh đội cũng được tham gia hai tiểu đoàn. Còn lại, bộ đội huyện, dân quân du kích các xã phen này tha hồ trổ tài... Xin các anh cứ tin tưởng ở chúng tôi. Các anh sẽ được chứng kiến sự quyết tâm chiên đấu của quân dân Quảng Đà như thế nào. Vì còn phải giữ bí mật nên họp bàn về ý nghĩa mục đích và phương án tác chiến, Sáu Nam chỉ triệu tập thành phần cơ bản nhất: Bí thư huyện ủy Hoàng Thủy, huyện đội trưởng Công Chiến. Cán bộ chủ chốt tiểu đoàn, các xã đội trưởng, xã đội phó. Tất nhiên, không thể thiếu Cẩm Linh, người ông quý như con gái - người giữ rất nhiều chức vụ: Cán bộ Đoàn, cán bộ phụ nữ, cán bộ lương thực, giao liên dẫn đường. Chỗ nào cần thì điều Cẩm Linh đến.

Với sự sung sướиɠ, tin tưởng đến tuyệt đối vào chiến dịch, ông hăm hở nói với những cán bộ của mình tất cả những gì ông biết về trận đánh sắp tới. Ông vắn tắt giao nhiệm vụ cho các đầu mối. Sau chót, ông liếc nhìn về phía Cẩm Linh:

- Còn việc ni nhờ Cẩm Linh, con giao cho ai đó chuẩn bị một lá cờ thật to, thật đẹp, thêu dòng chữ: “Nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng tặng đơn vị chiến thắng...”. Còn vài dòng nữa cứ để trống đó. Việc thứ hai... Thôi được chú sẽ nói với Cẩm Linh sau;

- Tôi xin ý kiến! - Một thanh niên trạc hai mươi nhăm tuổi, người tầm thước, gương mặt thông minh hăng hái đứng lên. Đó là Công Chiến. Ai cũng biết Chiến quê ở Thượng Đức. Anh có một mối tình rất lãng mạn với cô y sĩ ở quê. Sắp đến ngày cưới thì địch nhận ra Chiến là cán bộ cơ sở của ta. Anh vội vàng nhảy núi và chao ôi, thế là cô người yêu xinh đẹp của anh nay đã là phu nhân mệnh phụ của một viên trung uý ngụy đóng ở Thượng Đức. Anh lao vào làm việc để quên nỗi đau, quên mối tình cợt nhả của mình. Sáu Nam vẫn đánh giá Công Chiến là một trong những cán bộ huyện đội tốt nhất của tỉnh. Nhiều lần, ông khuyên Chiến lấy vợ nhưng không hiểu vì sao anh vẫn lắc đầu quầy quậy. Việc Chiến nhanh nhẩu muốn nói ngay khi ông vừa dứt lời là dễ hiểu. Sáu Nam nghĩ thế và chờ đợi:

- Tôi không được tin như đồng chí chủ tịch. Tôi không nghĩ ta đánh được Thượng Đức. Điều tôi nói, anh Sáu và các anh chị ở đây có thể không bằng lòng, nhưng đấy là sự thực.

Phòng họp chợt lặng đi. Mọi người nhìn Chiến rồi nhìn nhau ngơ ngác. Sáu Nam có lẽ là người bất ngờ nhất, tròn xoe mắt, miệng há rộng. Người bối rối lộ ra mặt là Hoàng Thủy. Hoàng Thủy như thấy mình có lỗi. Là bí thư huyện ủy, anh chịu trách nhiệm về tư tưởng của cán bộ trong huyện. Anh đứng dậy, trán xếp đầy nếp nhăn, miệng mấp máy trong đến khổ sở.

- Anh Chiến! Sao lại nói vậy. Anh dựa vào đâu chớ?

- Tôi dựa vào chính tôi đây. Ba lần tôi được dự đánh Thượng Đức. Ba lần ta đều thất bại và may mắn đạn còn chê tôi.

- Thì ra thế! Sáu Nam đã hiểu phần nào sự dao động trong lòng Chiến. Công tác tư tưởng khó là vậy. Những điều Chiến dẫn ra không sai. Ông cũng đã chứng kiến những lần đánh Thượng Đức. Bộ đội không lọt vô được trong hàng rào. Tổn thất người của đã đành, tổn thất về lòng tin đến nay vẫn còn đóng băng.

- Tôi thông cảm với anh Chiến. - Ông từ tốn nói - Nhưng những lần trước chỉ có quân khu và tỉnh. Lần này quân của Bộ vào, vũ khí của Bộ vào. Khác trước nhiều đấy anh Chiến ạ!

- Bộ, tôi càng nghi ngờ. - Giọng Chiến to hơn, gương mặt anh cau lại như người chực cãi nhau - Họ mới vào nên chưa biết Thượng Đức là thế nào đâu. Cứ để rồi xem.

Phòng họp ồn ào. Người ủng hộ Chiến. Người phản đối Chiến. Sáu Nam rơi vào tình trạng khó xử. Huyện đội trưởng mà nói vậy thì còn bàn soạn chi được chớ? Thật hết ngõ rồi. Người phát biểu đầu tiên rất quan trọng. Sự chán nản ở Chiến không khỏi gieo vào lòng người khác. Nhìn vẻ mặt buồn rười rượi của chủ tịch tỉnh, Hoàng Thủy càng ân hận. Chiến là đảng viên, là huyện đội trưởng mà ăn nói không tính. Tư tưởng sớm dao động. Mới bàn đã thế, lúc vào trận, còn ra thể thống gì? May ở đây toàn thành phần cốt cán. Quần chúng nghe được họ cười vào mũi. Người Hoàng Thủy nóng bừng. Càng nghĩ càng ức. Anh nói to, quay mặt về phía Chiến:

- Tôi nói anh Chiến đừng giận. Là cán bộ đảng viên, lại ở cương vị huyện đội trưởng, anh nghĩ vậy, nói vậy không đúng đâu. Cái trò đánh nhau có trận thua trận thắng. Thua thắng đều phải động viên nhau. Anh có thể nghĩ vậy nhưng không được nói vậy. Vai trò của anh với quần chúng ở chỗ nào chớ? Tôi nghe anh Sáu Nam định giao một việc rất quan trọng cho anh. Nhưng ý chí của anh như vậy, làm sao hoàn thành được nhiệm vụ... Tôi đề nghị ta chỉ bàn việc tiến công không ai được bàn lùi. Ai bàn lùi thì đừng phát biểu. Ở đây chỉ bàn cách xáp vào làm. Một chiến dịch lớn, ngoài Bộ tính toán kỹ lắm rồi, cân nhắc chán ra rồi, đâu phải chuyện giỡn…

Không đợi Hoàng Thủy nói hết, Chiến đứng dậy, mặt đỏ au, giọng rèn rẹt như tiểu liên:

- Anh nói chi lạ? Nghe không được. Trước hết tôi hỏi anh có tin không đã.

- Tin chớ sao không?

- Anh tin là việc của anh, cũng cho người khác cái quyền không tin chớ? Tôi không phải là cán bộ chính trị. Anh Sáu kêu gọi phát biểu thì tôi phát biểu. Tôi nói thẳng nói thật chớ không dối lòng mình. Không nghĩ một đằng nói một nẻo. Còn việc tổ chức phân công lại khác. Tôi sẽ cố gắng hết sức mình.

- Cố thế quái nào được khi đã không tin. - Hoàng Thủy lầu bầu trong miệng - Không biết đồng chí chủ tịch có dám giao nhiệm vụ cho anh không chứ tôi thì xin chịu.

- ủa sao lại thế được chớ? - Chiến dướn người về phía trước, tay vung lên - Anh Thủy liệt tôi vào loại phản động sao? Ba lần đánh Thượng Đức dù không thắng nhưng trên bảo làm gì tôi vẫn làm và làm tốt. Không tin khác với không muốn đấy anh Thủy ạ! Tôi muốn giải phóng Thượng Đức kém gì anh đâu. Gia đình tôi cũng đang kẹt trong đó. Bao nhiêu bạn bè đồng chí của tôi chết, cụt tay, cụt chân vì thằng Thượng Đức. Tôi tin là không thắng nhưng ngay bây giờ anh Sáu Nam bảo tôi phải vào Thượng Đức, dù có phải hy sinh tôi vẫn đi ngay. Không nấn ná, không thắc mắc gì. Công tác tư tưởng của ta từ lâu hay thành kiến với những phát biểu không hợp với mình. Tôi thấy trong hội nghị đa phần nói một chiểu theo lãnh đạo. Người nào gan lắm thì ngồi im. Như vậy thì sao còn gọi là bàn bạc, phát huy sáng kiến, tự do tư tưởng? Các anh bảo làm công tác tư tưởng là lòng có nghĩ vậy cũng không dám nói vậy? Thế thì muôn đời tôi không dám dây vào việc của các anh. Xin anh Sáu Nam, anh Thủy có sai bảo tôi việc gì thì cứ quân sự chạy thôi hỉ?

Thấy Thủy nhấp nhổm đứng lên, Sáu Nam khoát tay ra hiệu cho anh ngồi xuống. Sáu Nam hiểu giữa Thủy và Chiến chưa ai chịu ai. Bao nhiêu con mắt đang nhìn ông. Hình như họ muốn nghe ông phân giải sự đôi co giữa hai người, ông là người không thích những kẻ dĩ hoà vi quý.

Đời ông chỉ đứng về một phía. Phải trái chi không biết nhưng là phía của ông. Vậy thôi. Thế nhưng trường hợp của Thủy và Chiến ông lại thấy cả hai đều có lý. Cương vị của Thủy không thể khác. Anh làm công tác chính trị tư tưởng mà nói không tin vào trận đánh sắp tới thì mọi người còn coi anh ra gì. Mặc nhiên, cũng như ông, Thủy tin ở trận đánh lắm chớ. Nhưng không vì thế mà bắt Chiến cũng phải như Thủy. Anh ta làm quân sự là chính. Anh ta có quyền nói những điều anh ta nghĩ. Anh ta không tin mà bắt anh ta tin phỏng có ích gì. Giả dụ, anh không tin và anh thoái thác nhiệm vụ? Đằng này không tin đấy nhưng anh ta vẫn tuân thủ sự phân công của tổ chức. Người như thế quý lắm chớ. Tính Đảng cao lắm chứ. Từ trong ruột gan, ông tin là Chiến sẽ làm như đã nói. Con người đó ông từng tiếp xúc nhiều, ông biết.

- Thôi thế này hỉ? Cái việc tranh cãi của anh Thủy và anh Chiến tính sau. Tôi cũng không thể kết luận. Hoặc cả hai anh cùng đúng hoặc cả hai anh cùng sai chăng? - Ông dừng lại nhìn mọi người, cười hì hì. Hàm răng ông đều, trắng bóng. Cái cười của ông bỗng làm dịu nhẹ những gương mặt đăm chiêu căng thẳng.

- Chừ tôi muốn hỏi một người ít tuổi nhất trong chúng ta. Cẩm Linh đã nghe rõ cả rồi đó. Anh Thủy bảo tin vào thắng lợi của trận đánh, anh Chiến bảo không tin. Cẩm Linh ủng hộ ai, chọn ai, nói đi.

Không đắn đo, Cẩm Linh đứng dậy nhoẻn cười.

- Chú Sáu. Sao chú lại bắt con phải chọn ý của hai ảnh. Chú đã cho con ngồi dự họp nghĩa là con cũng được bình đẳng như mọi người chớ? Con sẽ chọn đúng ý của con thôi. Nói như anh Thủy con cũng không đồng ý. Chưa chi đã tin là thắng dễ chủ quan, ỷ lại. Anh Chiến, lý lẽ của anh đưa ra thiếu thuyết phục quá. Anh bảo Thượng Đức ba lần đánh đều thua nên trận này anh tin là không thắng phải không? Nếu không thua mà thắng thì sao? Ba lần thua, lần thứ tư vẫn có thể thắng chớ. Mà theo con đã không tin là thắng thì không nên tham gia làm gì. Rủi lắm.

Cả phòng họp rộ lên tiếng cười. Nhiều gương mặt bừng sáng. Nhiều tiếng xì xào khen ngơi: “Con nhỏ nói năng hay quá hè”. “Nó học lúc nào giỏi rứa không biết”...

- Con xin nói tiếp được không ạ?

- Nói nữa đi. Nói nhiều vào, Cẩm Linh nói hay lắm à! - Một ai đó khuyến khích.

- Theo con, thắng hay thua còn phụ thuộc vào mình. Nếu chuẩn bị chu đáo, ai cũng quyết tâm thì thắng lợi là cầm chắc.

- Chú hỏi nhé. Cẩm Linh tin là thắng hay không thắng? Trả lời dứt khoát vào, nói vầy còn chung chung quá.

Cẩm Linh lại mỉm cười. Cô tự tin và hồn nhiên tới mức không ai giận mặc dù thời gian eo hẹp và công việc đang bàn là rất nghiêm túc.

- Dạ, chú Sáu có hỏi, con ủng hộ ai? Chọn ai phải không hí? Để con trả lời: Con ủng hộ đồng chí bí thư ạ.

Còn nếu được chọn, con chọn anh Thủy. - Cẩm Linh dừng lại, cười thành tiếng, cô ngó nghiêng mọi người rồi nói tiếp - Từ bữa được chú Sáu phân công đi với chủ lực miền Bắc bỗng dưng con nghĩ: Nếu trận đánh không thắng thì còn mặt mũi đâu nhìn nhau nữa chớ.

Tất cả lại cười rộ lên. Sáu Nam cười nhiều hơn cả.

- Hội nghị của chúng ta được kết luận rồi đó. Đúng là thắng thua là do ta quyết định. Phải dựa vào thực tiễn. Anh Thủy và anh Chiến có lẽ vẫn còn thiếu cơ sở để tin hay không tin. sắp tới, bên chủ lực có cuộc hội nghị bàn về quyết tâm chiến đấu, tôi sẽ nói với mấy anh mời luôn anh Thủy và anh Chiến cùng dự. Chừ, tôi sơ bộ phân công. Anh Chiến phối hợp với Tiểu đoàn 10 của tỉnh đội giải quyết địch ở các thôn 12, 13, 14, 15; xóa sổ bọn nguy quyền ở đây. Được không? Anh không tin là không tin có thể đánh được cái thằng to, thằng chính, chớ mấy cái nhỏ nhỏ phía ngoài anh tin chớ?

- Mấy cái đó thì được. Ngon lành. - Chiến có vẻ đắc ý.

- Còn anh Thủy, việc nặng đấy. Huy động dân đi làm đường kéo pháo. Lo cho mấy nghìn người ở các ấp khi giải phóng xong. Nào nhà cửa, cơm ăn nước uống, chăn mùng, thuốc chữa bệnh... Tôi cũng sẽ phụ giúp với anh.

Thấy gương mặt Thủy lặng đi, buồn rượi. Ông quay qua Cẩm Linh. Cô gái sẽ là người tạo ra không khí sôi động.

- Cẩm Linh thì có vô vàn việc đó. Nhưng bữa ni chưa cụ thể được, Cẩm Linh giữ chân liên lạc giữa tỉnh với phía bộ đội hỉ. Cả chủ lực của Bộ và chủ lực của tỉnh. Rồi làm giao liên dẫn các đoàn của trên của dưới từ phía sau lên phía trước, từ phía trước về sau. Thứ nữa, khi cần chú gọi, anh Thủy gọi, anh Chiến gọi, Cẩm Linh phải có mặt ngay để giúp các việc khác...

- Dạ được ạ! Con chỉ sợ bây giờ các chú còn nhớ, đến lúc đánh nhau lại quên tiệt. Ấy, nhưng các chú nhớ cho, lịch sử nước Nam ta, đánh nhau nữ cũng nhiều tướng lắm, nhiều anh hùng lắm. Con kể sơ hỉ? Bà Trưng, Bà Triệu, Nguyễn Thị Định... nhiều lắm.

- Nhiều lắm sao chỉ kể được mấy người. - Một ai đó đế vào.

Cẩm Linh cười, mặt ngẩn ngơ:

- Lúc ni con chỉ nhớ được vậy.

Tất cả mọi người trong cuộc họp cười ầm.

Ông Sáu Nam cười, nói thêm:

- Ai dám quên Cẩm Linh. Bây giờ tôi đọc bức thư của tỉnh ủy gửi Sư đoàn 304 ta nghe chung hỉ? Thư này cùng với lá cờ quyết thắng chốc nữa ta sẽ đem đến trao cho sư đoàn.

Ông Sáu Nam e hèm vài tiếng rồi bắt đầu đọc. Giọng ông sang sảng: “Các đồng chí sắp ra quân! Thay mặt Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà xin trao tặng các đồng chí lá cờ tượng trưng cho ý chí quyết tâm và lòng tin của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh. Mong rằng một ngày không xa, lá cờ này sẽ được phấp phới tung bay trên cứ điểm Thượng Đức giải phóng”.

- Trao cờ, trao thư ngon lành rứa mà rồi đánh không thắng thì sao hè? - Chiến lên tiếng. Hình như anh vẫn không tin khả năng đánh thắng Thượng Đức của quân ta.

Căn phòng lại ồn ã tiếng nói cười. Khó trả lời câu hỏi của Chiến quá. Một chiến dịch lớn không tin vào chiến thắng cũng kỳ mà khẳng định nhất định thắng, dứt khoát thắng cũng chẳng ai dám. Mọi cặp mắt lại đổ về phía Sáu Nam.

- Vâng, tôi xin kể mẩu chuyện sau. Nghe xong chắc mỗi người sẽ tìm được câu trả lời cho riêng mình. Bữa đó, tôi đang dự hop với chỉ huy Sư đoàn 304. Bỗng có một ông già râu tóc bạc phơ xin vào gặp lãnh đạo, chỉ huy sư đoàn. Râu tóc vậy nhưng ông quắc thước lắm. Ổng tự giới thiệu ông là già làng của một bản người dân tộc. Ổng đi bộ từ Hiên tới đây. Một tay ông vuốt mồ hôi đang túa ra đầm đìa trên mặt, một tay giơ cao chai mật ong đầy ự, vàng ươm, nói to: ‘Tao sẽ tặng phần thưởng này cho thằng nào chỉ huy đánh thắng Thượng Đức”. Ông Lê Công Phê, sư trưởng Sư đoàn 304 cười rạng rỡ đưa hai tay lên đỡ chai mật ong dõng dạc tuyên bô: “Con xin nhận, nhưng mà sẽ sử dụng vào lúc cờ giải phóng cắm trên đỉnh chi khu quận lỵ Thượng Đức. Lúc đó con sẽ hoà mật ong với rượu để mọi người cùng uống mừng chiến thắng". Các đồng chí có biết ông già dân tộc nói gì với ông Lê Công Phê không? "À được, mày khá lắm Thượng Đức chết đến nơi rồi. Chừ mày lấy rượu pha mật ong khao trước mọi người đi. Tao uống với mày một chén. Bữa sau, tao cùng bà con sẽ biếu thêm mấy chai để mày khao quân chiến thắng”. Thế là rượu được mang ra, được pha mật ong. Mọi người đã uống. Mặt ai nấy đỏ say sở. Đỏ như màu cờ chiến thắng. Có chiến thắng thật không? Mọi người tự trả lời lấy thôi...

Cuộc họp giải tán, để lại trong lòng mỗi người những nỗi niềm khác nhau. Tài, ông ấy tài thế. Làm công tác tư tưởng thế mới ngon. - Không biết nghĩ gì, trên đường về, Chiến cứ khen Sáu Nam rối rít.