Xã đội trưởng Mười Đảnh đã đón sẵn sàng Linh và Kiêu tại gốc cây vυ' sữa trên đồng Chèng Keng.
Anh báo tin cứ đã dời lui vào rạch Thới Hoà. Cứ cũ đã bị đánh điểm tan nát. Đơn vị Linh bị thương nặng một người. Một du kích đã hy sinh.
Mới nghe tới đó, Kiêu đã buông người xuống bờ cỏ:
- Thế có khổ không? Chả chỗ nào ở yên được vài tuần. Lại hy sinh, mất người mất của... Thế... Năm Thúy đâu? Cô ấy có sao không?
Đảnh lắc đầu. Anh nói với Linh:
- Nó lại xuống thêm hai chiến đoàn nữa, nằm đầy nhóc lộ 13. Bọn thám báo giả dạng bung ra cùng gò.
- Biết ngay mà! Đâu có dễ mà mấy ông đã lo húp hủ tiếu ngoài chợ? Húp bom, húp đạn, húp cháo thì có! - Kiêu lầm bầm.
Linh hơi khó chịu. anh kéo Đảnh ra một chỗ:
- Ông dám chắc vụ này có liên quan đến con Tư Hạnh không?
- Khỏi nói rồi! Nó... à, chờ chị Năm xem có tin gì mới không đã.
Từ phía bưng, Thúy mặc chiếc áo bà ba trắng, đội nón lá đi tới. Thấy Linh, chị khẽ gật đầu chào. Linh luống cuống không kịp chào lại. Suốt ngày lặn lội ngoài bưng, Thúy có vẻ gầy thêm, hai bàn tay sạm đen, gò má hốc hác.
Kiêu vuốt nhanh mái tóc, bước lại phía Thuý:
- Nghe nói ở nhà vất vả lắm phải không, Thúy?
- Cũng thường thôi anh Chín ạ! Chuyện ấy xảy ra hoài mà! - Thúy vừa nhặt mấy bông cỏ may trên vạt áo vừa hỏi, không nhằm vào ai - Mấy anh đi họp vế, chắc có nhiều cái mới lắm?
Kiêu lấp lửng sau cái cười khó hiểu:
- Ôi dào! Mới thì nhiều. Nhưng cũ vẫn cũ.
Linh dứt mạnh một trái vυ' sữa. Dòng nhựa trắng đυ.c của nó bắn cả vào áo anh. Cái thằng, ăn nói gì kỳ cục vậy. Chẳng lẽ mình lại nổi nóng với nó trong lúc này?
Mười Đảnh nói:
- Có thêm tin gì không, chị Năm?
- Thím Hai trông rõ con Tư Hạnh ngồi trên chiếc xe Dép của thằng đồn trưởng. Nó tính dẫn bọn lính sục vô cứ.
- Vậy không còn nghi ngờ gì nữa. Đúng nó rồi. Ta báo lên quận xin diệt gấp!
Linh quay lại:
- Tôi đã gặp ánh Sáu. Tiện có chị..., có đủ ban chỉ huy xã đội ở đây, tôi xin truyền đạt lại ý kiến của huyện ủy: bằng mọi cách phải bắt ngay con tình báo nhân dân đó. Chậm sẽ ảnh hưởng đến công việc sắp tới - Thúy gật đầu - Đêm nay được không, ông Chín?
- Lúc nào cũng được. Tùy! - Kiêu khủng khỉnh. Linh xẵng giọng:
- Đồng chí ở nhà. Tôi đi cùng với xã.
- Tùy! - Kiêu đánh lưỡi tóp tóp, vẻ bất cần.
- Tôi đồng ý đêm nay! - Mười Đảnh nói nặng nề rồi lừng lững bước xuống ghe - Về thôi, anh Tám!
Kiêu loay hoay đỡ Thúy ngồi xuống cạnh mình và từ đó anh ta không nói một lời nào nữa.
Khi máy phát điện trong đồn bắt đầu nổ thì họ cũng tiếp cận được bờ đê ấp chiến lược.
Nằm nghe ngóng một lúc không thấy gì lạ, từng người nhoài xuống. Đảnh đi đầu rà trái dẫn đường. Họ ngồi thấp xuống, dò lần từng bước qua những sân trống, những lối đi ngang dọc. Nhà trong ấp, mới chập tối đã đóng cửa im ỉm. Thỉnh thoảng có một tốp thiếu niên rảo bước về phía chợ. Đèn đuốc sáng trưng, thuốc lá hút phì phèo. Còn có người ra đường buổi tối thế này tức là tình hình không căng lắm - Linh mừng thầm. Họ đi tránh xa những mái đầu hồi, những bụi cây. Chúng ưa đặt ổ phục kích ở đó. Sơ sẩy, qua loa một chút là những viên bi clây-mo tiện ngang người bất cứ lúc nào. Những mái nhà, những lùm cây đen ngòm ấy cứ gợi lên một cảm giác rờn rờn, chết chóc. Một tia sáng loé lên. Linh lăn nhanh xuống đất. Không phải! Chớp trời. Đi trong đêm vùng ven, sao ngại ánh chớp trời đến thế! Cứ ngỡ mìn nổ. Hồi anh Sáu còn sống, dù đi đâu, cứ thấy có một cái gì khác thường phía trước là lăn ra đã, mọi việc tính sau. Chính vì vậy mà bao lần lọt ổ kích, anh không hề bị dính miểng và còn nhanh chóng đánh trả lại. Người trinh sát phải tạo được những nút điện thật nhạy trong người. Không hiểu ai đã nói câu đó, nhưng Linh thích lấy hành động của anh Sáu làm kiểu mẫu cho mình.
Hôm qua trên tỉnh, Bảy Hoàng cứ xoay tròn quanh anh, tấm tắc:
- Ông bây giờ khác thằng Linh hồi xưa quá!. Nắng gió đồng bằng hầu như đã đem lại cho anh cái sức vóc của những năm tháng đi trên Trường Sơn. Nước da Linh chuyển thành màu đồng hun từ lúc nào. Linh có một thói quen, dù mưa hay nắng, có địch hay không có địch, cũng phải bơi bốn vòng sông trong một ngày. Những bắp thịt bị sốt rét nhẽo nhợt đã trở nên săn dẻo, rắn chắc trở lại. Không phải Linh cố tạo cho mình một dáng vóc bề ngoài. Dù rằng trong cuộc chiến đấu này, sức khoẻ nhiều lúc quan trọng ngang bằng, thậm chí còn hơn cả tư tưởng. Một thân hình ốm yếu, luôn luôn phải đối phó với bệnh tật thì dù tư tưởng có vững mười mươi, có lúc cũng lỏng tay súng.
Anh cũng đã bắt đầu ngại mặc quản dài. Lúc nào cũng chỉ vận một chiếc quần cụt bằng ni lông, phía trên bận chiếc áo lính rằn ri chật căng, cúc mở phanh để lộ tảng ngực nâu bóng, vuông vức. Cái dáng ngang tàng, vô tư của những tay súng cự phách vùng ven. Mọi suy nghĩ của anh đều trở nên gọn gàng, đơn giản và cụ thể. Chiến sĩ tin ở anh. Mỗi khi ra trận, nhìn thấy vóc dáng hiên ngang của người chỉ huy, khẩu Côn bạc trắng để trần, giắt lệch bên hông, hai băng đạn M.79 vàng chói khoác chéo qua ngực, kềnh kệnh một dây lưng tạc đạn, họ cũng đủ yên bụng rồi. Không riêng gì Linh, cái tác phong của một chiến sĩ biệt động vùng ven cũng đã ngấm dần đến từng chiến sĩ trong đơn vị. Linh rất tự hào về cái đội đặc công bán biệt động ít ỏi của mình. Bất cứ ai đến sống trên mảnh đất này, chỉ cần qua một vài trận đánh đấm sầy vẩy là đã trở nên khôn ngoan, láu lỉnh. Linh chợt nhớ đến lần đầu tiên theo ông cán bộ xã thọt giò bám ấp và quay lại phía sau: các chiến sĩ của anh đang lặng lẽ nhích dần lên, động tác thành thục và nhẹ nhõm như những người thợ săn giàu kinh nghiệm. Phía trước, Mười Đảnh đang cúi lom khom, dù đã cố thu người lại, nhưng cái lưng anh ta vẫn dài ngoằng, kềnh càng. Đêm nay, Linh dẫn một bộ phận nhỏ theo Mười Đảnh đi bắt đứa con gái ác ôn. Họ còn phải vượt qua nhiều đường đất nữa mới tới khu chợ nằm giữa ấp chiến lược.
Đến một cái nhà rách nát, thấp lè tè, Đảnh dừng lại chờ Linh:
- Nhà ông Ba loà đây nè! Ta vào thăm một chút, nhân tiện nắm tình hình.
- Đảm bảo không?
Đảnh gật đầu chắc nịch. Anh vòng ra cánh cửa liếp đằng sau, gõ nhè nhẹ.
- Ai đó?
- Từ trong nhà tối om, một giọng hỏi sợ hãi vang ra.
- Mười Đảnh đây, chú!
Cánh liếp hé ra. Khi Đảnh và Linh ủi vào, ông già vội sập cửa lại. Ông sờ soạng tìm cây đèn dầu châm lửa. Ánh sáng leo lét toả ra trong gian nhà ẩm thấp. Linh thấy một bà gì gầy yếu ngồi bên cửa hầm nổi dưới giường. Trên giường là một chú bé chừng tám, chín tuổi đang nằm trong chăn. Hai con mắt nhấp nháy nhìn lên.
Ông già giương đôi mắt kéo màng đυ.c lên hỏi thì thào:
- Có ai nhìn thấy chú vào đây không? Đảnh cười:
- Chú cứ yên trí! Bữa nay cháu đưa người chỉ huy hôm nọ tới gãp chú đây?
- Ủa! Vậy hả? - Ông lập cập đứng lên - Đâu? Ҧnh đâu? Sao không nói ngay từ đầu. Tội nghiệp hông?
- Dạ, cháu đây! - Linh tiến lên.
Ông già run run sờ lên mặt, lên vai Linh:
- Còn trẻ phải không? Tiếng nói còn mạnh lắm! Bà già nói, giọng cấm cảu:
- Ông muốn bà cháu tôi phải ra chợ xin ăn hay sao mà nói to dữ vậy?
Chú Ba lòa lặng đi một chút như chợt nhớ lại điều gì, rồi cũng xuống giọng:
- Chú không biết tên, biết thứ anh là gì, nhưng chú muốn gặp anh.
- Dạ, không sao. Cháu thứ tám, tên Linh. Chú cứ coi cháu như con cháu trong nhà.
Ông già nhìn chằm chằm vào mặt Linh mà như nhìn vào khoảng không mờ mịt:
- Anh chỉ huy có tin cái lão già mù lòa này không?
- Dạ tin! - Linh đỡ ông già xuống ghế.
- Chú biết! Có tin anh mới xưng tên. Bà già lại càu nhàu:
- Nói gì thì ông nói ngay đi để mấy chú còn đi.
- Ừ! Ừ! Tôi nói đây. Chú Tám à! Tôi có lỗi với các chú, với Cách mạng. Tôi đã không giữ được thằng con tôi. Nó đi lính, nó cầm súng bắn lại các chú. Nó không phải thằng xấu đâu. Chỉ tại con vợ nó hư hỏng chạy theo ông đồn trưởng mà nó đăng lính tìm cánh trả thù. Chú với thím sanh được một nó. Không biết bây giờ nó đóng ở đâu. Thằng cháu nằm kia là con nó đó! Vợ nó định bắt ra chợ nhưng bà nó không nghe. Có phải vậy không, bà?
- Thì ông cứ nói đi! - Bà già lo lắng nhìn qua kẽ vách.
Rõ là một người chồng nể vợ - Linh nghĩ vậy và đã thấy sốt ruột. Anh nhìn Đảnh: anh chàng vẫn thản nhiên bập thuốc.
Chú Ba nói tiết giọng càng có vẻ khổ sở:
- Giữa trận tiền chẳng may mấy chú có bắn chết nó đi, tôi cũng không đau bằng chính nó lại bắn chết người mình! Mấy chú tha lỗi cho chú thím. Người già chẳng có lòng dạ nào muốn con như vậy đâu. Chú thím hồi nào cũng tưởng về Cách mạng, mong mỏi Cách mạng tới mờ cả mắt. Chỉ hiềm họ làm dữ quá! Lão già này cũng muốn lấy thân chuộc lỗi cho con nhưng tàn tật mất rồi. Chỉ còn biết câu con tôm, con cá nuôi thằng cháu nội tội nghiệp... - Giọng ông già đã bắt đầu rưng rưng.
Linh vội an ủi:
- Hoàn cảnh cả thôi chú ạ! Bọn cháu hiểu mà, chú đừng buồn. Cháu sẽ cố gắng...
- Không! Cháu đừng nói vậy. Chú thím có lỗi, nhưng tấm lòng chú thím không đen bạc đâu. Đây, đây! - Chú kéo Linh đến chân cái bàn thờ ọp ẹp, chỉ cái nắp hầm bằng gỗ được ngụy trang chu đáo - Cái hầm này chú đã đào lâu rồi, từ hồi mắt còn tỏ kia. Bao nhiêu lần chú định nói ở ngoài ấy có cần cứ vào đây chú chứa, chú nuôi. Nhưng rồi ngày ngày nhìn thấy họ hung hăng, độc ác quá, chú lại không dám... Mấy bữa nay nghe xe họ xuống nhiều, làng xóm cứ xôn xao, chú biết sắp có động lớn. Chú mời cháu vào hỏi xem chú thím có giúp được gì không? Cháu đừng chê chú mù lòa...
Linh cầm tay ông già:
- Cháu xin thay mặt anh em xin cảm ơn chú thím. Nếu có việc gì chúng cháu sẵn sàng nhờ chú thím giúp đỡ.
- Ừa! - Mặt ông lão sáng hẳn lên - Nói được ra là chú thấy yên ổn trong lòng rồi! Mấy cháu nhân ái lắm!
Thế mấy cháu đi đâu đây? Chú thường ra cù lao Mía dăng tôm. Có cần gì mấy cháu cứ ra đó gặp chú.
Đảnh ghé sát tai chú Ba:
- Đường đến nhà con Tư Hạnh có gì không, chú? Ông già hấp háy mắt, vầng trán nhăn lại rồi gật gù:
- Chú hiểu! Chú hiểu! Mấy cháu phải làm rứa mới được chứ không rồi bà con lối xóm cứ nơm nớp lo sợ, nghi kỵ nhau. Được! Mấy cháu cứ ngồi đây, để chú thử đi một vòng coi. Mắt chú lòa nhưng tai chú còn tỏ lắm - Ông quay lại - Bà ở nhà dọn cái gì cho mấy chú ăn đỡ. Tôi đi chút về!
Lúc ấy bà má mới đứng lên, đưa cho chồng cây gậy, dặn dò:
- Ông đi cẩn thận nghe ông!
Trong khi chú Ba cầm cây đèn dầu vừa hắng giọng vừa bước ra sân thì bà lôi trong thúng ra một tiệp bánh tráng và nửa can đầu heo củ kiệu muối.
Linh cười, vẫy chú bé xuống ăn. Chú vẫn nằm im, tò mò hết nhìn Đảnh lại nhìn Linh. Đến khi Linh bỏ cái mũ rộng vành ra ngồi vào giường thì chú bé bỗng ngồi dậy chôm hổm, hỏi chõ xuống:
- Chú ơi! Hai chú, chú nào là Diệc Cộng, chú nào là... là... “Cộng sảng”?
Linh bật cười đi đến ôm chú bé vào lòng.
Đã vượt qua được lò cao su đầy muỗi... Con đường bò mát gan bàn chân... Khu vườn chuối tối thui. Nhà tên tội phạm kia rồi. Nhà cửa cao ráo gớm, lại có hàng rào mắt cáo bao quanh đàng hoàng nữa. Không hiểu nó đang ở nhà hay đi cặp với mấy thằng sĩ quan chưa về? Thúy nói nhà nó chỉ còn lại có hai mẹ con. Mẹ bán la-ve ở chợ. Bố là tề xã bị ta diệt năm sáu tám. Thảo nào! Mối thù truyền kiếp với Việt Cộng đây!
- Cái cục gì lù lù bên trái kia, Đảnh?
- Máy cày.
- Sang ghê!
- Nắm kỹ rồi hẵng vào nhé! Làm thật gọn.
- Tôi sẽ bò vào trước.
- Nó đã qua khoá tình báo nhân dân, chắc biết võ và có cả súng nữa, đững coi trường.
- Nhằm nhè gì mấy con mất nết này, ông! Chỉ ngán nó đi vắng.
- Thấp cái đầu xuống!
- Nó là con một à?
- Còn hai thằng anh đi lính. Thằng đầu chết rồi. Còn một thằng ở Đà Lạt.
- Tư Hạnh... Cái tên nghe hiền nhỉ? Chắc nó to lớn, cầm đại liên bắn một tay hả?
- Đâu có! Nó đã từng thi hoa hậu hoa hoẹt gì đó!
- Ái chà!... Bây giờ nó làm gì?
- Sắp thi tú tài toàn phần... toàn thiếu gì đó... Mà hỏi làm gì dữ vậy?
- Ái chà!... - Linh gật gù, - Vô nghen!
- Vô đi!... Sao bò đường đó?
- Đái một cái!
- Khéo đái vào tôn, chó sủa bây giờ.
- …
- Sao!
- Trong nhà tối om, không trông thấy gì cả.
- Có tiếng nói chuyện...
- Thấy tiếng đàn ông không?
- Không.
- Thế thì ngon rồi!
- Mấy giờ?
- Chờ máy điện tắt hẵng vào. Dễ nghe được tiếng động.
… Tiếng máy nổ ngừng. Cả khu ấp chìm nghỉm trong ắng lặng. Sự ắng lặng đột ngột tới ù cả tai. Từng người một tháo rào chui vào.
Sau khí đã dẫn từng người vào vị trí cảnh giới, Linh và Đảnh rón chân tới trước cửa ngôi nhà mái bằng. Linh ấn Đảnh nép sát một bên cửa, anh quan sát lại một vòng trước sau rồi giơ tay lên. Phải chính anh gọi mới được. Giọng Đảnh họ quen quá rồi. Hơn nữa, mọi gia đình cơ sở sẽ không bao giờ mở cửa nếu người gọi nói giọng nam. Họ sợ bọn thám báo giả dạng. Phải gọi giọng bắc mới đúng là bộ đội. Với một gia đình theo địch như gia dình này, gọi giọng nam cũng dễ sinh nghi. Phải kêu bằng giọng bắc lơ lớ nam như bọn ác ôn Bùi Chu thì chắc ăn hơn.
Linh gõ mạnh vào cánh cửa gồ ghề, giọng nóng nảy:
- Mở cửa soát nhà coi! Im lìm...
- Mở!... Im lìm...
- Có ai trong nhà mở cửa ngay! Cảnh sát dã chiến soát nhà mà không mở hả?
Vẫn im lìm...
- Bay đâu! - Linh cất giọng hách dịch - Không chịu mở cửa là dứt khoát có người trốn lính. M.72 bắn cháy mẹ nó cho tao! - Anh ghé tai vào khe cửa. Có tiếng dép đi ngập ngừng - Chuẩn bị chưa? Dang ra!... - Tiếng dép bước vội vàng ra cửa.
Anh đứng nép sang một bên, cố giấu cặp giò để trần.
Một giọng đàn bà run run hỏi ra:
- Mấy ông là... Ở dâu đó? Trong nhà không có ai đâu.
- Không có cũng mở! Cảnh sát kêu cửa không mở, hay chờ Việt Cộng gọi mới mở? Đ.mẹ!
- Dạ! Mấy chú chờ một chút.
Then cửa kêu lạch xạch rồi cánh cửa trái từ từ hé ra. Không chờ mở hết, Linh và Đảnh ập luôn vào. Mỗi người nhanh chóng núp vào một góc giường. Người đàn bà đứng sững ở giữa nhà trố mắt nhìn. Khi đã nhận rõ được mặt mũi, cách ăn mặc của những vị khách bà ta rụng rời ngồi xuống, run như dẽ.
Tay đèn, tay súng, Đảnh đi xăm soi một vòng quanh nhà. Linh đứng im, lắng nghe từng tiếng động nhỏ, sẵn sàng yểm trợ cho bạn.
Khi không còn chỗ nào để soi nữa, Đảnh ngửa mặt chưng hửng:
- Không có gì cả!
Và anh đứng im như cánh cửa thứ ba dựng đứng ở giữa nhà. Linh tiến lại gần người đàn bà, hỏi ôn tồn:
- Con gái bà đâu?
- Dạ!... Cháu nó đi chơi bên ngoại chưa về.
- Đi hồi nào?
- Ba bữa nay rồi ạ!
“Bậy rồi - Anh nghĩ nhanh. Cách đây hai ngày nó còn ngồi trên xe Dép , chỉ tay vào rừng cơ mà?
- Bà nói dối. Tối tối còn gặp cô ấy ngoài chợ kia mà? Cô ấy về nhà lúc sáu giờ rưỡi. Bà thương con thì đừng giấu. Chúng tôi chỉ hỏi cô ấy vài điều rồi đi ngay. Bà không phải ngại gì cả.
Người đàn bà tóc rũ ra, đập đầu vào tường, tru tréo:
- Trời đất quỷ thần ơi. Tôi từng này tuổi mà còn nói dối sao? Các ông không tin, các ông cứ bắn chết cái thân già này đi!
- Bà nói khẽ chứ. Bà định kêu lính tới bắt tụi tôi hả?
Người đàn bà im bặt, mất lén nhìn theo vệt đèn của Đảnh. Bắt gặp ánh mắt kinh hãi đó, Linh quay ra cửa: Chỉ ánh mắt kia cũng đủ tố giác rồi!.
Đảnh bỗng kêu lên:
- Nắp hầm đây nè!
Linh đi lại. Dưới chân bàn thờ, cái miệng hầm bằng chiếc cặp học trò đang há ra đen ngòm. Anh ngẩng lên:
Mắt bà ta chưa thấy vẻ kinh hoàng. Có thể nó không có dưới này. Nhưng cứ thử xem...
Anh gắt:
- Bà già không biết điều chút nào cả. Thế đây là cái gì? Gọi con gái bà lên đi!
Nét mặt bà ta lạnh lại:
- Nó không có ở dưới đó đâu. Tôi đã nói với mấy ông nó sang bên ngoại ăn giỗ rồi. Mấy ông không tin.
- Thiệt không?
- Thiệt!
Chà! Trả lời gọn đấvl Linh rút phắt trái tạc đạn, để lọt xuống cửa hầm:
- Vậy tôi thảy tạc đạn xuống, con bà chết, bà chịu nhé!
- Dạ chịu - Giọng bà ta quả quyết, còn thoáng một vẻ thách thức. “Không ăn rồi. Linh bảo Đảnh đậy nắp hầm lại. Quái! Nó đi đâu nhỉ? Anh thất vọng buông người ngồi xuống chiếc giường nhỏ ở ngay cửa ra vào, có tấm ri đô màu tím che khuất. Mười Đảnh đứng chống nẹ trừng trừng nhìn như muốn xuyên thủng trần nhà. Người đàn bà lén nhìn Linh rồi rụt rè cất tiếng mời:
- Mời mấy ông ra bàn uống nước! - Bà ta loay hoay mở tủ lấy mấy chai chanh, chai cam.
- Khỏi - Đảnh càu cạu.
Bà già đứng im phắc với chai nước ngọt trong tây. Im lặng.
Linh bỗng thấy nổi gai trong người. Cái rèm cửa màu tím vừa cọ vào cổ anh buồn buồn. Cái rèrn che khuất chiếc giường ở ngay sau lưng anh. Nãy giờ chưa ai sờ đến chỗ này. Anh thong thả quay về phía bà già đang trừng trừng nhìn anh, cánh tay cầm chai nước ngọt run run.
- Thôi thế là mất toi một đêm - Linh đứng dậy thở dài, vẻ ngán ngẩm - Định gặp cô ấy để bàn công chuyện mà cô ấy lại đi vắng. Ngày mai, bà nhắn giùm cô ấy ra gò cho chúng tôi gặp... - Vừa áp lưng được vào tường, Linh quay ngoắt lại, rồi vung tay hất gọn tấm rèm sang bên.
Trước mắt anh, ngay góc tường có một đống chăn lù lù và một đôi mắt hốt hoảng ló ra. Một mùi thơm hăng hắc anh đã ngửi thấy trong những căn hầm Mỹ phả ra nồng nặc.
- Đứng lên, Tư Hạnh! - Linh hất hàm.
Người đàn bà vừa la vừa cố giẫy ra khỏi tay Đảnh, định lao vào Linh.
Anh trừng mắt:
- Nếu bà còn la, con gái bà sẽ mang vạ đó!
Người đàn bà rũ xuống chư chiếc lá khoai héo, rên ư ừ trong cổ họng. Đứa con gái vén chăn đứng dậy, toàn thản như đang lên cơn sốt rét. Linh ra hiệu bảo nó xuống đất. Không thấy nó cầm súng, Linh lật tung đống chăn. Cái gì kềnh kệnh mặt gối lên thế kia? Bàn tay Linh chạm phải khẩu ru-lô còn ấm nóng, đạn đã lên nòng. Ghê gớm thật! Chút nữa thì toi mạng cả hai thằng. Con này không phải tay vừa đâu.
Có tiếng tróc lưỡi bên ngoài. Linh tắt đèn. Gian phòng tối đen. Ngoài đường bò có tiếng chân bọn lính đi tuần lạo xạo dang tiến lại gần. Tư Hạnh hít một hơi thật dài trong cổ. Định kêu chăng? Linh nói sát vào tai nó:
- Nếu cô hé ra một tiếng là lìa đời đó!
Linh đặt mũi súng vào giữa trán nó. Hạnh rùng mình một cái.
Tiếng chân bọn lính đã tới trước sân. Cánh tay mềm, ươn ướt mồ hôi của Hạnh hơi giật lên. Linh vặn khẽ cổ tay. Hạnh rên lên một tiếng rồi ngồi im. Mùi nước hoa hăng hắc từ tóc Hạnh xộc vào mũi Linh. Góc kia, tiếng bà già thở rin rít như người lên cơn hen xuyễn nặng.
Lại có tiếng tróc lưỡi. Bọn tuần tra đã đi khói. Linh bấm đèn vào mặt Tư Hạnh. Anh hơi sửng sốt. Thám báo mà đẹp thế này kia ư? Khuôn mặt thanh tú với mái tóc đen mun chảy dài xuống đầu gối nom giống hình tài tử xi nê Sài Gòn. Bộ quần áo ngủ bằng lụa hoa đắt tiền bó lấy một thân hình cân đối, mảnh dẻ. Và đôi mắt nữa, sắc sợ hãi trong đáy mắt càng làm nó thêm trong veo, ngơ ngác như mắt thỏ. Linh nghiêm mặt:
- Cô bận đồ đàng hoàng rồi đi theo chúng tôi!
Sau phút sợ hãi ban đầu, Hạnh có vẻ dạn hơn. Cô ta hất mạnh mái tóc ra sau, giọng câng câng:
- Mấy ông định đưa tôi đi đâu?
- Cô không cần biết điều đó!
Tư Hạnh nhìn từ đầu đến chân Linh, vẻ kɧıêυ ҡɧí©ɧ:
- Vậy thì tôi không đi.
- Cô phải đi! - Linh rọi một cái nhìn lạnh sắc vào mắt con thám báo.
Tư Hạnh cụp mắt lại rồi liếc xung quanh, vẻ cầu cứu. Mười Đảnh quay ngoắt đi. Bất chợt Hạnh rướn cao đôi lông mày tỉa gọn:
- Đi thì đi!
Linh đến gần người mẹ:
- Thưa thím, chúng tôi là Quân giải phóng tới đây xin phép thím mới cô Hạnh đi có chút việc. Cô ấy có tội với Cách mạng, chắc thím đã rõ. Nhưng thím cứ yên tâm. Có gì chúng tôi sẽ thưa chuyện lại với thím.
Hạnh quơ chân xỏ đôi dép mềm đế hồng và mặc thêm chiếc áo rét. Người đàn bà lắc đầu dữ dội, như không nghe thấy những lời nói của Linh, bà ta nấc lên, lăn lộn trên giường. Đảnh đẩy Hạnh đi ra cửa.
Khi dẫn được con thám báo về tới cứ, trời cũng đã khuya. Thấy giải lên quận không kịp nữa, Linh bàn với Đảnh và Thuý tạm giam lại, chiều mai đưa đi.
- Chín Kiêu đâu rồi?
- Linh hỏi Phận.
- Ổng qua đồng Chèng Hèng nhậu với đám trốn lính nói sớm mai về.
Linh chặc lưỡi. Dạo này, không hiểu sao, Kiêu hay lui tới la cà với dám dân Bù Chao. Má Sáu cơ sở còn cho biết thưởng gặp Kiêu chuyện trò với một người đứng tuổi, mặc đồ tây trắng, đội mũ hon đa, thỉnh thoảng ra bưng. Kiêu nói đó là ông anh bà con, nhờ móc bà già xin ít tiền xài. Từ hồi ở chủ lực Kiêu đã quen xài sang. Chuyện ấy cũng bình thường nên Linh không chú ý đến lắm.
Thúy mang lên siêu nước còn đang bốc khói. Chị dốc gói trà B"lao ra lon sữa bò đυ.c thủng nhiều lỗ ở nắp rồi rót nước sôi vào.
- Mấy anh uống trà cho ấm! - Thúy đẩy cho Đảnh một bát và đưa hai bát cho Phận.
Phận chuyển một bát cho Linh. Linh nâng bát, nhấp một ngụm nhỏ. Thấy rõ cái nóng chạy xuống cổ, xuống ngực râm ran.
Bên cạnh cửa hầm khoét, Tư Hạnh ngồi gục đầu, chân khép nép thu lại sát ngực. Mái tóc dài xổ ra phủ kín lưng. Thỉnh thoảng Tư Hạnh lại ngước nhìn đám uống trà. Linh rót một bát đến đưa cho Hạnh:
- Cô uống đi!
Hạnh lắc đầu. Linh tháo tấm dù quàng cổ đặt xuống bên Hạnh:
- Cô khoác vào cho khỏi muỗi chích. Nghỉ đi! Sáng mai ta nói chuyện với nhau.
Tư Hạnh vẫn ngồi im, hai bàn tay có những ngón thon thon vặn xoắn vào nhau. Những ngón tay đã có lần chỉ chọc cho địch gϊếŧ hại anh em mình. Tộc ác được che đậy dưới một cái hình hài mới dễ thương làm sao chứ!
Linh trở về chỗ ngồi. Bất chợt anh bắt gặp cặp mắt Thúy đang sọi vào mình. Anh vội cúi xuống pha ấm trà thứ ba.
Thúy đưa cho Đảnh một mảnh giấy giấy viết tay. Đảnh xem xong chuyển cho Linh. Linh nhận được mặt chữ quen quen:
Kính gửi Ban chỉ huy xã đội Phú Thạnh.
Tình hình địch án ngữ lộ 13 khá căng. Không thể giải tù binh lên quận được. Nếu bắt được con thám báo, các đồng chí chủ động tiến hành bản án. Tỉnh đã quyết định xử tử hình. Không cần tra hỏi gì thêm. Việc xử lý bản án giao cho đồng chí Linh.
Chúc thành công
SÁU DÔ
Linh hơi bàng hoàng vì chỉ thị đột xuất này. Xử ở đâu chứ xử ở đây và lại do chính tay anh xử thì quả thật Linh chưa hề dự kiến. Anh nhìn qua mép giấy thấy đôi mắt Tư Hạnh cũng đang chăm chú nhìn lên. Nó có biết tính mạng nó đã được quyết định trong mảnh giấy nhỏ này không? Linh vò nhàu mảnh giấy, thờ ơ đưa lên ngọn lửa. Anh bóp vụn mảnh tàn quăn queo của nó trong tay.
Đảnh đứng dậy:
- Tôi đi bố trí gác.
- Khỏi! Linh giữ lại - Bên tôi còn người, xin đảm nhiệm hết. Các đồng chí cứ tiến hành kế hoạch của xã.
Đảnh lấy khăn tay đi xuống bến. Anh chàng cao lớn khác người có thói quen tắm đêm. Thấy Đảnh đi, Thúy cựa quậy rồi cũng vội đứng dậy. Linh bỗng thấy trống trống trong người. Đúng ra cô ấy nên ngồi nán lại thêm chút nữa.
Trời đã sang đêm. Gió bắt đầu lành lạnh. Linh mở bồng lấy chiếc quần đen mặc vào và khoác thêm chiếc áo sĩ quan Mỹ bốn túi dày cộp.
Hạnh vẫn ngồi tựa vào gốc cây, chân duỗi dài, mắt nhắm nghiền. Chắc căng thẳng quá, cô ta đã thϊếp đi. Cứ ngủ đi, ngủ giấc cuối cùng, cô bạn ạ. Sớm mai, lúc tia nắng đầu tiên chiếu rọi xuống đây, tôi sẽ nói chuyện với cô. Cô sẽ phải trả giá những tội lỗi mà cô đã gây ra. Đáng lẽ cô không nên làm những điều bất nhân như thế.
Còn mấy tiếng nữa là sáng, Linh định thức canh chừng luôn, để cho anh em ngủ. Tư Hạnh vẫn ngồi im lìm, không thấy động cựa gì. Cứ để cô ta ngồi thoải mái, chẳng cần phải trói buộc. Xung quanh là những cánh võng mắc chồng chéo, bên ngoài dày đặc mìn trái, chạy đâu cho thoát. Linh bật lửa đốt thuốc. Bất ngờ, qua ánh lửa, anh thấy đôi mắt Hạnh vụt mở to, mở một cách tỉnh táo, loang loáng ngó nhìn xung quanh. Rõ ràng là cô ta chưa ngủ chút nào. Đôi mắt ấy đang chăm chăm nhìn anh. Cô ta nhìn cái gì? Linh búng búng cho mẩu tàn thuốc rơi xuống. Anh ra bàn rót một chén trà. Trà nguội nhưng vị chát vào đậm của nó làm Linh tỉnh hẳn cơn buồn ngủ. Lúc quay lại, anh vẫn thấy đôi mắt ấy dán chặt vào mình. Cô ta đã ngồi thẳng dậy nhưng cặp chân thon dài vẫn nửa co nửa duỗi, cái cổ cao hơi ngả về phía sau.
- Anh Hai ơi!...
Tiếng gọi ngọt như gió thoảng làm Linh gờn gợn trong người. Anh làm thinh, rít, một hơi thuốc thật dài.
- Anh Hai! Cho em hỏi chút mà!
Tư Hạnh lại thì thào gọi. Cô ta muốn gì? Khát nước chăng? Hay... Linh nắn nắn khẩu súng trong túi áo, bước lại gần.
Vừa đến nơi, Hạnh đã kéo tay anh ngồi xuống, hơi thở nóng hổi phả vào mặt anh:
- Ngồi xuống đi, anh Hai... Em có tội tình gì mà mấy anh giam cầm em tội nghiệp... Nhìn mắt anh Hai, em biết anh không có bụng dạ nào... - Linh lạnh lùng quay mặt đi - Kìa, sao anh không nói gì cả? Anh không thương em sao? Anh ác quá! - Hạnh sụt sịt khóc rồi lại rướn lên, nép sát vào Linh. Linh nhột cả người như vừa có một cái gì dính nhớp nháp vào thân thể mình. Bàn tay Tư Hạnh đang quờ quạng nhích sát lại gần túi áo anh. Linh đứng phắt dậy, bật ra một tiếng cười nhạt:
- Tốt nhất là cô nên ngủ một chút đi! Tôi không lạ gì những trò cô vừa bày đặt ra đâu. Mong cô cảm phiền.
Linh đặt khẩu súng lên bàn, mũi súng chĩa về phía Tư Hạnh. Lòng bàn tay cầm súng của anh dinh dính mồ hôi.
Đến lúc này anh mới thấy nổi nóng. Chút nữa thì con đàn bà này đã... Đáo để thật! Nó định lường gạt, mua chuộc mình. Lúc này sao thấy nó giống một con dù” cái trong đám nữ binh Trần Lệ Xuân thế! Bàn tay của nó đã từng làm những cái đầu phơi giữa chợ, đã từng chỉ điểm cho pháo, cho xe tăng, cho B.52 chà xát những cách rừng, những thôn xóm... Nó còn định giở những trò đê tiện gì nữa?
- Phận - Anh bất giác gọi lớn.
- Có! Một giọng ngái ngủ đáp lại.
- Trói nó lại! Đưa xuống hầm.
Phận lồm cồm bò dậy. Uống một ngụm nước xong, anh lẳng lặng rút sợi dây dù trong túi ra, rồi bẻ quặt hai cánh tay Tư Hạnh ra phía sau. Tư Hạnh rêи ɾỉ xuýt xoa.
- Đau đớn gì mày! Đừng có giả đò. Trăm đứa như một - Phận càu nhàu.
Trong khi bị Phận xốc nách đật xuống hầm, Tư Hạnh còn ngoái lại nhìn Linh. Linh ngửa mặt nhìn lên khoảng trời xẩm, tay xoa xoa cái cằm đầy râu. Thấy lý thú chưa, chú mình? Đối với kẻ thù, thì dù nó là đàn ông hay đàn bà, đẹp hay xấu, cũng đừng nên nhìn bằng con mắt mơ màng. Có ngày chết.
Anh dặn Phận bố trí gác cẩn thận rồi mắc võng sát miệng hầm. Sắp sáng rồi, chợp mắt một chút, ngày mai còn bao nhiêu công việc. Linh kéo võng trùm kín người. Bên dưới, có tiếng Tư Hạnh lục sục, cựa quậy. Mặc kệ, cứ ngủ cái đã. Nhưng... dù sao sáng mai mình cũng không muốn trực tiếp làm việc đó. Không muốn. Và cung không biết tại sao cả...
Như có cả một rừng nứa bị cháy, nổ đôm đốp ngay mang tai.
Linh hết hồn choàng dậy. Lửa vẫn đang réo ù ù ngay đầu võng. Nửa mê nửa tỉnh, Linh tung người lao xuống hầm. Đến khi gặp hơi đất lạnh buốt, anh mới tỉnh hẳn và biết mình còn sống. Linh vọt lên cửa hầm. Xung quanh vắng ngắt nhưng còn nồng nặc mùi thuốc đạn. Đảnh, Phận đang hớt hải chạy tới. Linh lập bập:
- Con Hạnh thoát rồi! Đuổi theo mau! Phận kêu lên:
- Anh bị thương rồi!
Linh đưa tay lau máu ở má:
- Đập phải cọc võng. Cậu gác xách thế nào thế?
- Tôi... tôi...
- Thôi! Đảnh dẫn ngay một tổ lên gò. Phận một tổ xuống bến. Phải tìm cho ra. Mau đi!
Linh cầm súng chạy dọc theo đường mòn. Sắp tới bìa gò, anh gặp Thúy hổn hển chạy lại:
- Tôi thấy nó chạy theo đường này. Tôi đuổi theo nhưng mất hút.
- Nó chưa thoát được đâu. Có gì cũng phải chờ trời sáng mới dám ra lộ. Chị về báo hộ cho Phận tung tất cả bộ đội ra chốt các ngả đường mòn. Nó sợ đá trái sẽ không dám cắt rừng. Dứt khoát nó còn núp ở một chỗ nào đó.
Thúy định hỏi vết máu trên má anh, nhưng Linh đã chạy biến mất.
Trời đã sáng trắng. Linh leo lên ngọn cây, nhìn ra lộ. Không thấy gì anh lại tụt xuống, rúc vào tìm kiếm trong những bụi cây rậm rì quanh đấy. Chui rúc một lúc, quần áo mặt mũi anh bị gai cào rách tướp. Linh giận dữ quệt vệt máu trên cổ. Nó mà thoát thì còn ra cái gì nữa? Chỉ còn cách đâm đầu xuống đất. Ngu! Ngu quá! Linh vừa tự xỉ vả mình vừa thất thểu đi trở lại.
Đảnh đang đứng nói chuyện với Kiêu ở mé suối. Giọng anh xã đội trưởng oang oang:
- Con mẹ họ! Rốt cục cả đêm nó không ngủ, chỉ tìm cách trốn. Thằng Phận chủ quan, thấy trời sáng bỏ cả canh gác, đi nấu cơm. Con mất nết chỉ chờ có thế, không biết tháo dây trói từ lúc nào, nó mới luồn lên, luồn qua cả võng ông Tám mà ổng không hay. Đáng lẽ cứ im lặng chuồn thì bây giờ đang đàng hoàng uống cà phê sữa ở quán rồi. Nhưng thấy cây AK của thằng Phận dựng sẵn ở đó, nó bê lên, kê vào đầu ông Tám mà ngoéo cò. Nhưng súng không nổ vì thằng Phận đã đóng nẫy an toàn. Nó vội lên đạn cái rộp. Chị Năm nghe tiếng động nhìn sang thấy vậy, chị quăng gấp cái đèn ngoéo vào người nó. Con này hoảng nên mũi súng lạng đi... Ông Tám hên quá, chớ không thì… Lãnh đủ một băng kia mà! Con tình báo này có bản lãnh đấy! Thằng Phận trói vậy mà nó tháo được. Con mẹ họ!
- Liệu nó có thoát nổi không? - Kiêu lo lắng hỏi.
- Ai biết được?
- Vậy là chết rồi! Linh đâu?
- Lên gò! Thấy sao được nữa mà tìm? Cá đã xuống nước rồi, mấy cha ơi! Thôi, lo mà chuồn sớm đi, không nó lại dẫn lính tới làm cỏ ráo trọi. Thiệt đồ bỏ! Giữ có một đứa con gái cũng không xong. Phen này thì chết hết, chết hết!
Linh hầm hầm đi tới. Anh cố nén cơn bực đang muốn trào ra, ôn tồn nói với Kiêu:
- Đồng chí cho kiểm tra lạl công sự và hệ thống mìn trái. Sẵn sàng đánh càn nếu con khốn nạn tẩu thoát được.
Kiêu nhún vai không trả lời. Người anh ta còn nồng nặc mùi rượu.
Quá trưa cũng chưa tìm thấy Tư Hạnh. Ai nấy đều mệt mỏi rã rời. Mệt mỏi vì thất vọng và lo lắng. Mỗi giờ, phút trôi qua là xích gần tới tối, con thám báo sẽ có thời cơ chạy thoát. Nhưng mỗi một giờ trôi qua cũng là bớt đi một khoảng thời gian chờ đợi địch càn.
Linh còn bơ phờ, thất vọng hơn mọi người. Miếng cơm nuốt cũng không trôi. Anh lội cùng gò, hết sục vào rừng lại xuống bến tìm kiếm, nhưng vô hiệu. Lúc trở về, anh nằm vật xuống gốc cây, thở dốc.
Thúy rón rén lại gần anh, trên tay bưng một bát cháo đậu còn bốc khói, nhưng thấy vẻ mặt dữ dội của Linh, chị lại quay ra.
Đột ngột, chiếc L.19 không biết từ hướng nào đến, è.è ngay trên đầu mọi người. Đôi cánh nó láo liêng. Linh đứng phắt dậy, mắt mở trừng trừng lên khoảng trời xanh ngắt. Con đầm già dừng lại như cánh diều trắng loá rồi nâng bổng cánh bay đi. Ngay tức thì, tiếng đề-pa pháo vang lên poong poong... Rồi cả cụm rừng chao đi đảo lại trong những loạt nổ đinh tai như có ai ném những hòn tạ vào mái tôn. Linh ngồi bệt xuống. Sự hy vọng đã hoàn toàn suy sụp trong lòng anh. Loạt pháo đó báo hiệu chúng nó bắt đầu đánh điểm. Nhưng xót xa hơn là nó cũng chứng minh con thám báo đã trốn thoát. Anh cứ ngồi lì trên cửa hầm, không thèm xuống. Pháo nổ chụm dần, có những trái rớt xuống sông ùng ục lẫn tiếng nước tung lên rớt xuống rào rào.
Ngồi dưới đáy hầm, Kiêu khủng khỉnh nói vọng lên:
- Nè! Nếu bị chôn sống tất cả ở đây thì không hiểu ai sẽ là người chịu trách nhiệm...
- Im đi! - Linh quát.
Kiêu cười không thành tiếng, mắt loè lên tia sáng hằn học.
Một loạt pháo nổ sát cửa hầm. Những thân cây bị tiện đứt, vặn mình gãy răng rắc. Lúc đó Linh mới chịu xuống hầm.
Tiếng đề-pa phút chốc lăng lại... Rồi im luôn. Những loạt nổ cũng biến mất. Một sự im lặng chờn chợn bao phủ lên cả cụm rừng. Nghe thấy cả tiếng cành con rơi lả tả xuống lá khô. Pháo ngưng cho bộ binh ào vào? Linh phán đoán và vọt lên cửa hầm, chạy đến các tổ triển khai sẵn sàng chiến đấu. Rừng xung quanh anh xác xơ, bụi bặm. Chỉ mấy chập pháo mà đã như cái nhà tốc mất nóc. Linh cầm con cóc 1 (Công tắc mìn điện) chấm điện, mắt lừ lừ găm về phía cửa rừng. Một phút... Hai phút... Mười phút trôi qua. Vẫn không thấy gì. Tiếng một con kỳ nhông bò sồn sột trên ngọn cây... Tiếng tạc đạn va nhẹ vào nòng súng ở hầm bên cạnh. Chỉ thế thôi. Văng vẳng tiếng pháo chuyển làn sang bên kia sông. Linh thở hắt ra, nhẹ tễnh cả người. Vậy là không phải đánh điểm rồi. Pháo chúng bắn theo toạ độ thường kỳ thôi. Như thế tức là con Tư Hạnh vẫn còn lẩn quất đâu đây. Tranh thủ lúc rừng còn đang nhả khói nóng hầm hập này, phải chặn ngay lấy đầu nó. Nó phải mò tới chỗ nào pháo chưa bắn, rừng còn kín để náu mình.
Cùng lúc đó, tiếng L.19 lại vè vè xuất hiện. Lần này nó bay có vẻ từ tốn như đang dạo cảnh. Bỗng từ trên máy bay, có tiếng loa vọng xuống như người bị ngạt mũi:
“A-lô! A-lô! Đây là tiếng nói chân thành và chính nghĩa của quân lực Việt Nam cộng hoà gửi tới các bạn cán binh cộng sản đang còn ẩn náu trong rừng!
Các bạn! A-lô!... Các bạn thân mến! Các bạn đừng trông chờ gì vào cái gọi là một cuộc tổng tiến công sắp xảy ra nay mai của các nhà lãnh đạo Hà Nội. Đó chỉ là ảo tưởng, một ý nghĩ ngông cuồng, chỉ đưa tới mục đích lừa dối các bạn. Các bạn đừng để cho bất cứ ai biến các bạn thành những con vật thiêu thân. Máu đổ như vậy đủ rồi. Các bạn không có quyền tự gϊếŧ hại cuộc đời mình trong bom đạn, trong đói khát, thiểu gạo, thiếu thuốc...
A-lô! Con đường tất nhất là các bạn hãy tự cứu lấy thân mình bằng cách bỏ rừng trở về với quốc gia. Các bạn sẽ được đối đãi tử tế…”. Tiếng loa bị gió thổi bạt đi. Linh chỉ nghe bập bõm. Anh nhảy xuống hầm lấy chiếc bật lửa đánh rơi. Kiêu vẫn còn ngồi im trong góc hầm hút thuốc, khói cuốn vòm lại như hun chuột, mắt nhìn đăm đắm vào vách hầm. Thấy Linh tụt xuống, Kiêu ho húng hắng rồi cũng lồm cồm ngồi dậy lết ra cửa hầm.
Từ trên máy bay lại vọng xuống một điệu ru con thẽo thợt. Lúc ru điệu bắc, lúc ru điệu nam. Chốc chốc lại bật lên tiếng trẻ con khóc u oa...
Linh nhổ nước miếng. Đồ con nít Không hiểu trình độ tâm lý, trình độ sư phạm chúng mày học ở đâu mà xoàng thế! Dưới này có phải toàn trẻ con thò lò mũi xanh, ưa của ngọt cả đâu! Thôi được! Cừ ì ới đi cho vui tai. Tự nhiên anh uốn lưỡi huýt sáo theo điệu ru con dân ca miền bắc đó.
Phía bàn trà, Thúy đang trao đổi gì với Đảnh. Bộ đội cũng đã ngoi lên khỏi hầm, ngồi phì phèo hút thuốc. Kiêu vẫn ngồi ủ rũ ở cửa hầm, không động đậy. Phận tới gần Linh, rụt rè đề nghị:
- Anh Tám! Cho tôi dẫn một tổ ra chốt ở bờ sông. Pháo bắn thế, nó không dám bứt lên gò đâu.
Linh gật đầu. Anh cũng đứng lên đi xuống bến. Tắm một cái cho tỉnh táo rồi tìm một lần nữa. Còn nước còn tát. Biết ăn nói với tỉnh với quận thế nào đây? Trước ngày làm ăn lại gặp phải chuyện rủi ro. Số phận thật!
Linh ngụp cả người xuống nước. Đầu óc thấy giãn ra, nhẹ nhõm hơn chút ít. Giữa dòng, cá bị pháo chết nổi trắng cả sông. Linh thờ ơ nhìn những lườn cá trắng như bẹ chuối đang dập dềnh trôi xuôi.
Thốt nhiên, anh thấy một vật gì khác màu, bèn bẹt đang giạt vào gần bờ. Không phải cá! Linh nhoài ra vớt lên. Một chiếc dép mềm. Linh bóp quăn chiếc dép trong long bàn tay, sững sờ. Đây rồi! Đúng nó đây rồi! Chiếc dép mềm xinh xẻo đế hồng. Con thám báo chỉ ở quanh quẩn đâu đâu thôi. Linh hồi hộp áp sát mặt xuống nước, nhìn ngược dòng. Những cành lá ken sít vào nhau, bít chặt lấy mắt anh. Linh bỏ nước, rón rén trèo lên một ngọn cây. Chân tay anh cứ quýnh quáng như bị nít gân. Mày chết! Mày thoát làm sao được? Linh xoi mói lục lạo từng bụi cây từng mảng bèo lục bình trôi lềnh bềnh trên sông. Anh nhoài ra sát mép nước. A!... Linh suýt reo bật lên thành tiếng khi thoáng nhìn thấy một dải tóc đen xoà ra trên mặt nước sát bờ, ẩn hiện sau vòm lá chà là. Chắc khi pháo bắn, nó mới mò ra bờ sông. Định vượt sông chăng? Khoan đã, chờ tao một tí nhé! Linh vội cởϊ áσ để lại trên chạc cây, chuội nhẹ xuống, ngực muốn nghẹt thở.
Thúy nhét khẩu K.54 vào hăng-gô rồi phủ cơm lên trên. Chị ra gò tìm gặp thím Hai thông báo tình hình con Tư Hạnh để cơ sở bên trong biết mà đề phòng. Nhân tiện chị phổ biến tình hình mới cho chi bộ mật. Mười Đảnh đã xuống ghe đi từ nãy. Anh đến tranh thủ những người trốn lính, giúp họ nhận rõ thời cơ mới lúc này mà nhiệt tình đóng góp sức mình cho Cách mạng.
Ra tới bìa gò, Thúy giở chiếc áo tê tơ rông màu lá mạ định mặc vào thì bất ngờ Kiêu từ trong lùm cây lặng lẽ đi ra. Hắn đứng chặn trước mặt chị. Thúy hơi giật mình lùi lại. Chị không nhận ra được Kiêu nữa. Hắn vận một chiếc sơ mi trắng chật căng, bỏ ra ngoài cái quần đen ống rộng, đầu đội chiếc mũ trắng như của mấy người lái xe đò. Trông hắn già xọp hẳn đi.
Thuý ngờ ngợ, hỏi:
- Anh Chín cũng ra gò đấy à?
- Không! Tôi muốn gặp riêng Thúy một chút!
- Việc chi vậy, anh?
- Việc rất cần. Còn sớm, ra gò lúc này bất lợi. Thúy ngồi vào đây gần hố pháo này lỡ cối bắn bất tử.
Thúy gượng gạo ngồi xuống:
- Anh không đi lùng bắt con Tư Hạnh à?
- Việc gì phải lùng? Chắc chắn lúc này nó đang ngồi trên ghế xa- lông giữa chi khu rồi!
- Chưa hẳn như vậy đâu.
- Thúy...! Đây chính là điều tôi muốn nói với Thúy. Con Tư Hạnh trốn thoát, sớm muộn gì chúng nó cũng sẽ cào nát cụm rừng nhỏ này - Kiêu dừng lại thăm dò Thúy. Chị vẫn ngồi yên, bình thản nhìn ra gò. Trong đáy mắt chị thấy cả một trưa nắng chói chang. Kiêu nuốt nước bọt, nói tiếp - Thúy ạ! Lúc đó, cả tôi, cả Thúy, cả mỗi người sẽ chôn chung một mồ!
- Anh Chín ạ, theo tôi, nó chưa thoát đâu. Mà nếu nó trốn thoát được thì cũng có sao? Rừng còn nhiều chỗ ở được kia mà!
- Nhưng ta lại sắp mở cuộc tiến công. Thằng địch đã biết tỏng rồi... Lúc nãy Thúy có nghe chúng nó nói gì không? Chúng nó sẽ đập nát ngay từ trong ý đồ... Lúc ấy thì một lùm cây bụi cỏ cũng không còn. Sao Thúy giản đơn quá vậy? Thúy tưởng cuộc tiến công này sẽ thắng lợi sao? Không đâu. Sẽ chỉ chuốc lấy thất bại thôi. Tôi đâu còn lạ gì... Chẳng lẽ chúng ta cứ chết mòn chết mòi như thế này mãi?
Thúy nhìn sâu vào mắt Kiêu. Hắn đang đánh đòn cân não chị hay hắn nói thực lòng? Đôi mắt ấy đang vằn lên những tia khác lạ mà từ ngày quen biết Kiêu đến giờ, Thúy mới nhận thấy. Bất giác chị đưa mắt nhìn xung quanh.
- Chúng ta đâu có phải là kẻ sợ chết. Mà có chết ở đây cũng là một cái chết xứng đáng...
- Thúy vẫn ngây thơ hết sức! Ngây thơ lắm, Thúy ơi! Thúy không hiểu gì cả. Có lẽ phải nói thẳng ra thế này: dù ta tiến công một đợt hay cả chục đợt thì đâu vẫn hoàn đấy. Bao đợt tiến công, bao cuộc đồng khởi bị bẻ gấy không làm Thúy mở mắt ra sao? Chúng ta đã cuồng tín tin ở thắng lợi cuối cùng. Nhưng chúng ta chưa nhìn thấy thực chất giữa ta và địch. Tôi đã cầm súng trên chục năm, tôi đã nghe, đã thấy nhiều rồi. Tôi không còn non dại gì nữa. Cách mạng có mặt tốt, mặt hay của nó nhưng Cách mạng hết thời rồi. Càng tiến lại càng thoái thôi.
Thúy sửng sốt nhìn Kiêu:
- Anh Chín! Anh nói cái gì thế? Mà sao anh lại nói với tôi?
- Đừng! Đừng! Thuý đừng hỏi tôi như thế. Thuý phải tự hỏi mình kia? Mà Thuý đã tự hỏi lòng Thuý rồi đấy! Đúng không? - Thuý im lặng - Đừng dối lòng nữa? Chúng ta lửa dối nhau, tự lừa dối mình như vậy là đủ rồi! Đã đến lúc chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật đang diễn ra trước mắt hàng ngày. Đã đến lúc ta phải tìm một cái gì mới hơn...
Thuý cười nhạt:
- Có lẽ anh say rượu rồi đấy, anh Chín ạ! Thôi, anh xuống hầm ngủ một giấc đi. Tỉnh dậy lại thấy Cách mạng là thế nào ngay! Nghe anh nói mà ghê quá. Sao giống luận điệu của bọn tâm lý chiến trên đài Sài Gòn thế? Muộn rồi, tôi phải đi đây. Tối tôi về nói chuyện tiếp nghe anh Chín!
Thuý cầm nón định đứng dậy. Kiêu giữ lại, mắt đỏ lên:
- Thúy nhầm rồi! Thuý đừng giễu tôi. Tôi không say rượu đâu! Đây là lúc tôi tỉnh táo nhất. Điều ấy đã giày vò tôi rất lâu từ sau Mậu Thân kia... Thúy!... Kiêu bất ngờ nắm chặt lấy tay Thúy – Thúy!... Thúy không hiểu gì hay cố tình không hiểu tình cảm của tôi. Tôi... tôi...- Giọng Kiêu rung lên, một bên má hắn giần giật - Tôi yêu Thúy! Yêu điên cuồng. Chẳng lẽ Thúy lại không biết sao? Tôi yêu ngay từ ngày đầu gặp Thúy, từ cái buổi chúng ta cùng hành quân xuống đây đó... Thúy đẹp lắm! Thúy tốt lắm! Ôi chao! Nếu Thúy biết rằng tôi đâm đầu xuống cái địa bàn chó chết này là vì Thúy, vì muốn được ở gần Thúy!... Không đứa nào bắt được tôi xuống cả. Tự tôi đã xin đi. Thúy tưởng tôi vui thích với cái chức đại đội phó này lắm sao? Vui thích khi thằng Linh cấp dưới của tôi ngày trước, bây giờ lúc nào cũng muốn lên mặt dạy đời khiển trách tôi sao? Tôi nhổ vào tất cả những thứ đó. Tôi cắn răng nén nhịn tất cả là vì Thúy, vì tình yêu đối với Thúy...
- Anh làm sao thế? Bỏ tay ra đi! - Thúy nhăn mặt ghê tởm, gò má chị đỏ lựng lên.
Kiêu càng siết chặt cổ tay Thúy:
- Tôi biết Thúy không ghét bỏ tôi... Thúy cũng... cũng thương tôi phải không? Thúy thương tôi chứ?
Thúy giãy mạnh ra khỏi tay Kiêu. Kiêu càng sấn lại gần Thúy hơn:
- Không! Không đời nào tôi bỏ nữa đâu. Dù có chết ngay bây giờ. Nếu Thúy thương tôi thì Thúy hãy nghe tôi nói... Tôi muốn Thúy... muốn em được sung sướиɠ. Anh không thể ngồi nhìn cái chết luôn đe dọa trên đầu em được. Anh cũng vậy. Anh không muốn mình chết thảm chết hại. Thật vô lý khi ta cứ tự giam mình ở khúc sông này cho kỳ đà rỉa thịt. Chúng ta phải thoát ra khỏi cái địa ngục này. Thúy ơi! Anh có một ông cậu mở tiệm vàng ở thị xã. Ông hứa đảm bảo sanh mạng nếu cả hai đứa mình ra ngoài. Ra ngoài đó làm ăn lương thiện, không làm thiệt hại gì cho Cách mạng cả. Em... em sẽ đi học tiếp hay ở nhà trông coi một sạp vải, một tiệm quán gì đó... Em sẽ hết sốt rét, hết vất vả. Anh sẽ yêu em suốt đời, sẽ không bao giò làm em phải buồn khổ. Chúng ta sẽ sống hạnh phúc, con cái chúng ta sẽ sống trong cảnh yên ổn, giầu sang suốt đời… Thuý!...
Thúy rụt phắt tay lại như vừa chạm phải con rắn độc. Mắt chị tái xanh.
- Anh nói thiệt hay nói đùa vậy?
- Đùa sao được, em! Anh không muốn đùa giỡn với cõi chết. Anh đã tính rồi. Ta sẽ đi ngay bây giờ. Em bỏ nón, bỏ súng lại, chỉ mặc chiếc áo xanh thôi. Chúng nó sẽ không nghi ngờ gì cả. Ta có thể dễ dàng lọt tới chợ. Cậu anh chắc sẽ mừng lắm. Tối nay ta sẽ ăn một bữa cơm thật tươm tất. Anh sẽ...
Thúy bàng hoàng lùi lại một bước. Chị định kêu lên báo cho anh em trong cứ biết nhưng kịp nén lại. Sao mình không nhận ra hắn ngay từ đầu? Bây giờ hắn đã tự bộc lộ chân tướng là một thằng chiêu hồi, một thằng phản bội. Một thằng phản bội đê tiện, hèn mạt. Thúy cầm hăng gô cơm lên, giọng chị đanh lại:
- Anh câm mồm đi! Đừng giở giọng chiêu hồi ra với tôi!
- Thúy...! Anh yêu em!...
- Tôi không yêu anh!
- Em nói xạo!
- Tôi nhắc lại: tôi không hề yêu anh và tôi sẽ không đi đâu cả. Kiêu lặng đi một chút rồi cười méo xẹo:
- Phải rồi, cô đâu có yêu tôi. Cô yêu thằng Linh đại đội trưởng kia! Thế mà tôi cứ tưởng...
- Tôi không yêu ai cả.
- Cô yêu nó!
- Thì yêu đó! Đã sao? Anh không thích à?
- Á à! Ghê gớm nhỉ? Cô là một con đàn bà xảo trá tới tồi tệ!
- Anh tưởng tôi yêu anh hả? Lầm rồi đó! Tôi đã nói tôi yêu anh bao giờ đâu...
- Thôi! - Kiêu cắt ngang câu nói của Thúy - Tôi thừa biết bụng dạ cô rồi. Cô biến tôi thành cái bung xung để trêu tức, để trả thù thằng Linh phải không? Hả? Hả?... - Hỏi một câu, hắn bước lại lên một bước.
Thúy mím môi gật đầu.
- Hé! Ngon! - Kiêu sùi bọt mép - Ngon đó. Cứ yêu đi! Lấy đi rồi ôm nhau mà chết chùm! Hừ! Mai mốt chẳng may hết chiến tranh, cô có ôm con theo được nó ra cái xứ sở Bắc Kỳ nghèo đói, rét mướt đó không? Hả? - Hắn tiến đến sát Thúy.
Chị không lùi lại, vẫn lặng lẽ gật đầu, vẻ mặt đầy thách thức.
- Khốn nạn! - Kiêu rít qua kẽ răng và giơ tay định tát. Thúy gạt mạnh tay hắn ra khiến Kiêu mất đà ngã giụi vào gốc cây. Chị nhặt chiếc nón, khinh bỉ nói:
- Tôi cũng đã có ít ngày ở biệt động thành đó, đồng chí đại đội phó ạ!
- Vất mẹ nó cái đại đội phó ấy đi!
- Đừng nói bậy! Đồng chí vào đi! Vào trỏng mà hỏi anh em xem có nên ra chợ mở quán rượu hay không?
Chị quay lưng bỏ vào cứ. Kiêu nhảy lên chặn trước mặt:
- Không đi đâu cả! Cô định lừa tôi vào bẫy phải không? - Kiêu bỗng xuống giọng năn nỉ - Thúy ơi...! Tôi xin lỗi Thúy! Thúy không yêu tôi cũng được. Nhưng... Thúy hãy đi với tôi đi. Ra ngoài đó... tất cả tôi sẽ dành cho Thúy. Tôi sẽ coi Thúy như bạn... như em gái... Đi nghen Thúy?
- Không! - Thúy trả lời gọn lỏn.
- Vậy thì xin lỗi! - Kiêu đanh mặt, trợn mắt lên - Cô ở lại, tôi đi một mình. Cho gửi lời chào thằng người tình của cô. Tạm biệt!
Hắn quay ngoắt lại, đi nhanh ra bìa gò. Thúy rút nhanh khẩu súng trong gô cơm, quát to:
- Đứng lại!
Kiêu đứng sững rồi từ từ xoay lại. Hắn nhìn chằm chằm vào họng súng bằng con mắt có lòng xanh xám màu lá cây:
- Đồng chí bí thư xã định bắn tôi à?
- Đứng im! Nhúc nhích tôi bắn!
- Nếu tôi cứ bước thì sao?
Thúy lên đạn cái rộp, găm thăng mũi súng vào ngực hẳn. Kiêu tái xám mặt lại. Đột ngột hắn nở nụ cười, cái cười nhăn nhó, khổ sở:
- Thật đúng là một cán bộ Việt Cộng sửng sỏ. Thôi, hạ súng xuống di, Năm Thúy! Khéo lại cướp cò bây giờ. Tôi nói đùa một chút cho vui thôi mà! Cặp mắt thế kia, hèn gì đã có bao nhiêu anh tài phải gục ngã...- Vừa nói hắn vừa nhích lại, tay đặt lên cành găng đầy gai trước mặt.
Thúy vẫn lăm lăm khẩu súng.
- Đi vào! Mọi người cần phải biết cái trò đùa này của anh. Đi! - Thuý hất nhẹ mũi súng, ra hiệu.
Kiêu thở dài sườn sượt:
- Thôi, dại rồi! Nóng tính đôi khi cũng không có lợi. Thúy tưởng tôi định bỏ đi thiệt, sao? Thúy đã xua đuổi tôi, cự tuyệt tình yêu của tôi... Tôi...- hắn liếc nhanh cành cây đang vịn - Trên chục năm cầm súng rồi, còn trẻ dại gì nữa... Bất ngờ hắn vít mạnh cành găng xuống. Cành lá đầy gai đập mạnh vào giữa mặt Thúy. Chị tối mặt lại, ngã ngồi xuống, khẩu súng trên tay văng xuống đất, phát ra một tiếng nổ đanh gọn.
Nghe có nhiều tiếng chân người đang chạy đến, Kiêu hấp tấp chỉ tay vào mặt Thúy:
- Tao tạm gửi cái mạng mày đó! Chuyện này chưa xong đâu. Hắn vùng chạy ra gò. Khi Thúy moi được khẩu súng trong bụi ra thì thằng phản bội đã mất hút.
Xuống tới đất, Linh mới chợt nhớ mình không có súng trong tay. Quay về lấy sợ muộn mất, Linh thận trọng luồn trong những gốc cây, tiến về phía bụi chà là. Con mồi hiện ra quá bất ngờ trong lúc tưởng đã hết hy vọng khiến Linh vẫn còn nghi ngại ở cặp mắt của mình. Có đúng là mái tóc nó không, hay anh quáng mắt trông nhầm đám rễ chà là. Nhưng còn chiếc dép đế hồng?... Linh nín thở bò qua một đám gai, cố không để phát ra một tiếng cành khô gãy, một tiếng động nhỏ. Đây rồi! Con thám báo ngồi gần như lọt gọn trong đám gốc chà là tua rua sát mép nước. Dưới những tia nắng, mái tóc nó ánh lên màu hung hung, đang lượn lờ rời khỏi bờ. Thỉnh thoảng nó lại quay nghiêng ngửa dòm ngó xung quanh bằng cặp mắt của con thú cùng đường. Linh nhón một chân xuống nước. Bong bóng nước nổi lên Linh nghe tưởng như cả một vạc dầu đang sôi. Chỉ một hai bước chân, Linh đã tới sau lưng con thám báo. Chỉ cần anh vươn tay ra là quặp chặt ngay được nó. Nhưng Linh chưa muốn ra tay vội. Anh muốn kéo dài cảm giác khi kẻ thù đã nằm gọn trong tầm tay mình. Đứa con gái đang thong thả đưa tay búi gọn tóc thành một cục sau ót, để lộ ra một đường gáy trắng muốt. Chắc nó đang chuẩn bị lội sông. Chờ đúng lúc cái đầu con thám báo nhô hẳn lên để lấy trớn hụp xuống, Linh đưa tay ra chộp cứng lấy cổ nó. Con thám báo ức lên một tiếng trong cổ, cố sức dún người thụp đầu xuống lần nữa. Nhưng bàn tay Linh đã khoá cứng nó lại ở tư thế nửa chìm nửa nổi đó: Miệng nó phun nước phi phì, chân tay vùng vẫy làm bùn nước văng tung toé ra xung quanh. Một chân nó chòi mạnh đạp vào bụng Linh đau điếng. Anh nổi nóng nâng bổng cả thân hình nó lên khỏi mặt nước, ném mạnh vào bờ. Đứa con gái bị quật xuống đất như một cái bao gạo. Nó vội lăn người vùng dậy định chạy nhưng tảng ngực vuông vức, nước đang chảy ròng ròng của Linh đã đứng chặn ngay trước mặt. Con thám báo đành nằm quắp lại thở dốc. Nước và bùn đọng thành vũng dưới lưng nó. Thoáng thấy mảnh ngực trắng như lườn cá ẩn sau cái áo gần hở hết cúc, Linh nghiêng mặt:
- Ngồi dậy, cài nút áo lại!
Tư Hạnh ngồi phắt dậy, vừa lính quýnh cài xiên xẹo những cái nút áo mạ bạc vừa van vỉ:
- Đừng gϊếŧ tôi!... Đừng gϊếŧ tôi!...
Lần này thì nó khóc thật. Nước mắt lẫn nước sông chảy chan hoà trên mặt nó. Linh nhếch miệng cười. Đừng gϊếŧ tôi! - Bây giờ thì không có gì cứu văn được cuộc đời mày nữa. rồi. Anh quyết định sẽ xử lý nó ngay bây giờ, tại chỗ này. Bản án được thi hành xong, ngày mai Năm Thúy sẽ thông báo cho chi bộ mật trong ấp. Bà con trong đó không còn lạ gì tội trạng con con thám báo đã nhiều lần gây nợ máu với Cách mạng, với nhân dân. Thế là ổn. Phải nhanh tay lên kẻo Năm Thúy ra bưng mất - Linh bỗng thấy cồn cào sốt ruột.
Tư Hạnh bỗng ôm mặt khóc nấc lên:
- Má ơi! Con không được về với má nữa đâu. Con chết mất! Linh dịu giọng:
- Đừng lo cô Hạnh ạ! Cô có tội lớn với Cách mạng, nhưng nếu cô thật thà ăn năn hối cải, chúng tôi sẽ trả cô với gia đình. Cô sửa sang quần áo, đầu tóc lại đi!
Tư Hạnh mở to mắt nhìn Linh. Anh đang thản nhiên cuộn một điếu thuốc. Có vẻ phần nào yên bụng, Tư Hạnh ngoan ngoãn vấn lại tóc, vuốt lại quần áo, thỉnh thoảng lại sụt sịt như trẻ con.
- Cô có biết mình bị bắt vì tội gì không? - Linh đột ngột hỏi.
- Dạ! Em... em khờ dại nghe mấy ông xã bày đặt. Em biết lỗi rồi.
- Ai cũng như cô thì chỉ chết những người như chúng tôi - Linh tháo chiếc khăn rằn thắt múi nơi cổ xuống, lau mồ hôi trên mặt - Bây giờ mời cô đi về hầm. Mấy anh trong xã sẽ hỏi han cô chút đỉnh.
Nếu cô thật lòng khai báo, chúng tôi sẽ cho người dẫn cô về nhà. Theo nguyên tắc bí mật, cô cảm phiền để tôi bịt mắt lại một chút. Lỡ mai mốt bị địch bắt đánh đập, cô chịu không xiết lại dẫn lính vô thì kẹt lắm!
- Dạ... - Hạnh trả lời lưỡng lự, mắt nhìn Linh dò xét.
- Ráng chịu chút xíu thôi, - Vừa nói Linh vừa đưa nhanh tấm khôn vòng qua mắt Hạnh và thít chặt nơi gáy.
- À! Đau! - Tư Hạnh hơi rùng người một cái.
- Không sao! - Linh nới nới ra một chút rồi lại thắt chặt như cũ. Kể không có bọn thám báo rình rập và đồn bốt địch lổm chổm xung quanh, chỉ cần kê súng vào thái dương nó, nháy cò một cái là xong. Linh cúi xuống nhặt một đoạn cây dài chừng ba gang tay, nhỏ hơn chiếc cọc võng một chút. Anh tung tung nó trên lòng bàn tay. Tư Hạnh đang đứng ngửa mặt lên trời, khuôn mặt như bị co rút lại. Nó đã cảm thấy rồi chăng? Anh vung nhẹ chiếc gậy lên nhưng lại hạ ngay tay xuống. Gáy nó tóc phủ dày thế kia, đập một nhát chưa chắc đã chết. Anh không muốn kéo dài sự ngắc ngoải của con thú. Vừa lúc đó, một chiếc L. 19 vè vè liệng đến. Linh giả bộ hốt hoảng:
- Đầm già!... Thấp xuống không ăn rốc két bây giờ!
Nghe tiếng máy bay, Tư Hạnh định vùng đứng dậy. Được thể, Linh ấn mạnh đầu nó xuống:
- Cô định chỉ điểm cho máy bay hả? Thấp xuống không nó bắn chết cả hai...
Mái tóc Hạnh rũ qua một bên để lộ một mảng gáy trắng muốt, phẳng phiu. Không để chậm một giây, Linh vung cao đoạn gậy lên. Roạt! Cây gậy vướng phải cành chà là trên đầu vang lên một tiếng khô khốc. Con thám báo giật nảy người, toàn thân nó run bắn, mặt xanh mét. Nó quỳ sụp xuống, chắp tay vái lia lịa:
- Ông ơi! Ông! Ông đừng làm thế! Ông đừng gϊếŧ con, tội nghiệp. Má con chỉ có một mình con... Ông thương con, ông đừng gϊếŧ con...
Ông ơi!
- Đồ ngu! Làm gì mà dữ vậy? - Linh gắt.
- Ông ơi! - Con thám báo gọi thảm thiết.
- Thì cúi thấp xuống. Nó bắn tan xác bây giờ! - Linh chăm chú nhìn theo con đầm già đang “bói ở giữa sông.
Đứa con gái im bặt nhưng vẫn không cúi thấp xuống. Lát sau từ từ đứng dậy, nói bằng một thứ giọng khác hẳn, nghe âm âm như từ dưới huyệt vọng lên:
- Tôi biết, trước sau gì mấy ông cũng không để cho tôi sống. Tôi biết tội tôi đáng chết. Đừng lừa dối tôi nữa. Tôi chỉ mong các ông gϊếŧ rồi đưa hộ xác tôi về chợ.
Nói xong nó lặng lẽ quỳ xuống, hất tóc sang một bên vai rồi run rẩy cúi đầu. Mảng gáy căng ra có những sợi tóc xoăn nhỏ li ti...
Ngay lúc đó có tiếng súng ngắn nổ rất đanh ở bìa gò. Linh vội nhún chân nhảy lên một mô đất nhìn về phía ấy. Đứa con gái thừa cơ bứt tuột khăn, lao người xuống sông.
- Đứng lại, con kia! - Linh thét to và lao người định nhảy xuống nước. Một cái rễ cây ngáng vào cổ chân anh làm Linh ngã đập trán xuống mảnh bom xăng sắc cạnh. Lúc anh ngẩng lên, con thám báo đã ra tới giữa sông. Mặc cho máu chảy thành dòng xuống má, Linh nhào xuống, bơi gấp. Nhưng mới được một quãng, Linh vội ngụp hẳn xuống. Ngay trên đầu anh, chiếc L.19 đang hạ độ cao, tưởng như đôi cánh của nó sắp chao xuống nước. Có vẻ đã “bói được mồi, chiếc máy bay trinh sát vọt lên cao, lượn một vòng hẹp rồi lại cắm xuống. Chợt toàn thân nó sững lại và nghiêng cánh. Từ bền mình nó, một luồng khói trắng phóng xuống sông.
“Cảo… Xèo!...” - Trái rốc két dựng nước ngay chỗ cái đầu con thám báo đang lặn hụp. Cái đầu biến đi trong một giây. Khi cột nước đổ ập xuống thì Linh trông rõ cả thân hình đứa con gái ác ôn nổi phềnh lên. Một đám bèo lục bình lừ lừ trôi đến, cuốn luôn cái xác đó bồng bềnh trôi ra cửa sông.