Sau Khi Thành Người Cản Thi, Tôi Trở Nên Vô Địch

Chương 14: Trẻ con tị hung

Dịch + biên: Tam ca nặng vía

Người làm nghề tẩu âm cũng là người đi lại trong giang hồ.

Thời đại có thể thay đổi, nhưng quy tắc giang hồ thì không hề đổi thay.

Chớp mắt đã ba năm kể từ khi tôi rời khỏi thôn.

Trong ba năm này, tôi cũng với lão già điên ăn gió nằm sương, cũng giải quyết không ít chuyện.

Được tận mắt chứng kiến những yêu hận tình thù trong giang hồ, cũng biết rất nhiều bí mật không thể để người khác biết.

Theo như lão già điên thường nói.

Ở đâu có người thì ở đó có giang hồ, sở dĩ người cản thi thần bí như thế cũng là vì bản thân họ muốn duy trì trật tự của hai giới âm dương.

Cho nên nhât định phải hành sự thần bí, nếu không ắt sẽ có kẻ lắm điều nhòm ngó, phá vỡ thế cân bằng này.

Rằm tháng Giêng là tiết Nguyên Tiêu.

Tôi đi ra chợ mua một ít chè trôi nước.

Đang nấu dở thì lão điên đi đánh mạt chược trở về.

“Hiên à, mày qua đây!”

Tôi bỏ dở ở đấy, chạy đến trước mặt lão già điên, lão ra ngoài uống rượu, xem ra cũng đã ngà ngà say rồi.

“Học nghề ba năm, có nhớ nhà không?”

Nhớ chứ sao không, ba năm trước tôi chỉ để lại một phong thư rồi bỏ đi, không biết hiện giờ cha tôi như thế nào rồi.

“Cũng đến lúc về thăm nhà một chút rồi.”

Lão già điên rung đùi đắc ý, trông không giống như đang nói lời say.

“Sư phụ, ý của thầy là…?”

Lão điên cười một tràng rồi giải thích: “Thầy đã chẳng còn gì để dạy cho mày nữa, mày theo thầy ba năm này cũng coi như học hành xong cả rồi.”

“Vậy mới nói sư phụ dắt vào cửa, tu hành tại bản thân.”

“Hiên à, mày cũng nên một mình xông xáo giang hồ rồi.”

Lời lão điên không hề giống lời của người say.

Trong lòng tôi cũng tự hiểu, trên đời này không có bữa tiệc nào không tàn, nhưng chia tay thế này thì vẫn thấy không nỡ.

“Sư phụ, thầy đã cứu con, dạy con học nghề kiếm cơm, con phải báo hiếu cho thầy nữa chứ.”

Lão già điên vui vẻ cười to, chậm rãi nói: “Mày có lòng như vậy, thầy cũng thấy đủ rồi, biển rộng cá vùng vẫy, trời cao mặc chim bay.”

“Bao nhiêu năm qua, thầy vẫn còn nhiều bạn bè trên giang hồ lắm!”

“Mày cứ thoải mái về thăm nhà, thầy cũng muốn đi gặp mấy ông bạn già, tính ra cũng tới lúc cả rồi.”

“Bạn già?”

Tôi hơi tò mò, nhưng cũng không dám hỏi nhiều.

Trong ba năm này, tôi cùng với sư phụ vẫn luôn độc lai độc vãng, cũng không thấy ông ấy có người quen nào.

Tôi hành lễ với lão già điên một cái.

Ăn đêm nguyên tiêu xong, chúng tôi mỗi người một ngả.

Tôi ngồi xe trở về quê nhà.

Tôi đứng trong trạm chờ xe, khi ấy bên cạnh có một người phụ nữ đang bế một đứa trẻ sơ sinh.

Xe còn chưa tới, đứa bé kia đã bắt đầu quấy khóc.

Đứa bé cứ gào khóc inh ỏi, những người chờ xe xung quanh đó đều không kiên nhẫn mà tránh xa người phụ nữ kia, mà đứa bé đó thì dỗ cách nào cũng không chịu nín.

“Làm sao thế hả? Vừa ra ngoài vẫn còn đang yên lành, sao tự nhiên lại khóc quấy thế này?”

Ban đầu tôi không để ý cho lắm.

Trẻ sơ sinh thì biết cái gì chứ, tâm trí còn chưa phát triển, khóc lóc là bản năng của chúng rồi.

Chỉ là tiếng khóc này dường như có gì đó là lạ.

Trẻ con khóc đều có nguyên nhân cả.

Thường thì do chúng đói hoặc là sợ hãi, muốn được ôm ấp vỗ về, tiếng khóc vừa nghe sẽ thấy tương đối giống nhau, nhưng nếu nghe kỹ thì sẽ nhận ra được thôi.

Rõ ràng đứa bé này khóc vì sợ.

Người ta thường nói trẻ con trước khi lên bảy tuổi có thể trông thấy những thứ người thường không thể nhìn thấy.

Tôi nhìn trái ngó phải.

Chẳng mấy chốc đã phát hiện ra, những người cùng chờ xe với tôi gần như đều không có cằm.

Thậm chí ngay cả nửa khuôn mặt cũng đã biến mất.

Nhưng chỉ trong nháy mắt, mọi thứ lại khôi phục lại như thường.

Mà xe khách lúc này cũng đã tới, rất nhiều người phía sau đều nhao nhao muốn chen lên trước.

“Mọi người hãy nghe tôi nói, đừng có lên xe.”

“Ai còn trên xe thì tranh thủ xuống ngay đi!”

Nhưng chẳng ai thèm đếm xỉa đến lời tôi nói.

Những chiếc xe này đều là xe cá nhân, lái xe chủ yếu nhận chở thêm hàng để kiếm tiền.

Nghe thấy tôi đứng ở phía dưới hô hào gọi mọi người xuống xe, hai thanh niên lơ xe bước xuống, hằm hằm đi tới chỗ tôi.

“Mày làm cái trò gì đấy?”

“Chỗ chúng tao làm ăn, mày muốn kiếm chuyện đúng không?”

Có thể việc tôi hô hào nãy giờ trong mắt họ chính là đối thủ đến cướp khách, làm cái nghề này quan trọng nhất là phải đoàn kết.

Tôi vội giải thích: “Tôi không phải đến cướp khách, xe của các anh không thể chạy chuyến này được, sẽ gặp nguy hiểm đấy.”

“Biến mẹ mày đi!”

Đối phương đã sắp không nhịn được nữa, nói xong đã đút tay vào trong túi quần.

Tôi thấy vậy cũng chỉ đành lùi về sau hai bước, có những người có thể cứu, nhưng cũng có những người không cứu được, tôi nhắc cũng nhắc rồi, bọn họ không nghe theo thì chịu thôi.

“Chị gái à, chị có định lên xe không?”

Chỉ còn lại chị gái ôm đứa bé, chị ta chân tay luống cuống, đứa bé trong ngực vẫn khóc ngằn ngặt không dứt.

“Thôi, tôi đợi chuyến sau cũng được.”

Lơ xe hừ lạnh một tiếng: “Chuyến tiếp theo phải đợi một giờ nữa đấy, thôi thôi, không lên thì thôi.”

Hai người đó leo lên xe, lớn tiếng hỏi: “Mọi người đều mua vé hết rồi đúng không, khởi hành thôi.”

Cửa xe đóng lại rồi từ từ lăn bánh.

Ngay sau khi chiếc xe đi khỏi, đứa bé trong ngực người phụ nữ bỗng dưng ngừng khóc, chị ta bất lực, nhịn không được mà mắng nó: “Thiệt cái tình! Tại mày mà chúng ta lỡ chuyến rồi đó!”

Tôi thấy vậy thì quay sang nói với chị ta: “Chị gái à, chị đừng trách em bé, cháu nó vừa mới cứu chị đó.”

Người phụ nữ ngạc nhiên, ôm chặt đứa bé vào lòng.

“Chú em nói vậy là có ý gì?”

Tôi bèn giải thích: “Đứa bé khóc là vì bị dọa sợ đấy, vừa rồi những người đứng chờ xe cùng chúng ta đều không có cằm, điều này nghĩa là chuyến xe đó sắp xảy ra tai nạn.”

Người phụ nữ sau khi nghe xong thì ôm con chạy đi thật xa.

Ánh mắt kia cứ như nhìn thấy bệnh nhân tâm thần vậy,

Tôi không bất ngờ cho lắm, tình huống như vậy tôi đã gặp nhiều rồi, không ít người đều có thành kiến đối với những người làm nghề tẩu âm như chúng tôi.

Khoảng chừng một tiếng sau.

Chiếc xe tiếp theo đã đến, loại xe khách về quê thế này không thiếu.

Đã thành thông lệ, cứ cách một giờ sẽ có một chuyến.

Xe tới nơi, tôi lên xe móc tiền ra.

Người phụ nữ ngồi phía sau cách tôi ba ghế.

Thu tiền vé xong thì xe lập tức chạy đi, lúc đi ngang qua một khe núi thì gặp một đội cứu hộ ở ven đường.

Tất cả mọi người đều tò mò nhìn thử.

Đội cứu hộ kéo lên không ít người, có người gãy chân, có người bị thương nặng, số người chết cũng không ít.

Nhìn ra ngoài cửa sổ xe là có thể thấy rõ.

Trong lòng tôi khẽ động, đúng là chiếc xe đầu tiên, quả nhiên đã xảy ra chuyện.

Lái xe bên này dừng lại, quay sang cậu thanh niên bên cạnh nói: “Tôi thấy hình như là xe của Thường Tỏa, cậu xuống dưới hỏi xem đã gặp chuyện gì thế.”

Cậu thanh niên nọ lập tức xuống xe.

Không bao lâu lđã quay lại, nói: “Đừng nói nữa, Thường Tỏa lật xe rồi, cả xe hơn bốn mươi người chỉ còn tám người sống sót.”

“Sao lại lật xe chứ?”

“Người ta nói là thắng xe không ăn, xe lật rơi xuống khe núi.”

Mọi người trên xe đều nghe được cuộc nói chuyện của lái xe và cậu thanh niên kia.

Xe lại tiếp tục chạy, người phụ nữ ôm đứa bé đi đến bên cạnh tôi: “Chú em, đó có phải chính là chiếc xe chúng ta đợi lúc đầu không?”

Thấy chị ta tò mò như vậy, tôi bèn gật đầu.

Trên mặt chị ta lộ ra biểu cảm vô cùng phức tạp, vừa kính nể lại có phần sợ hãi, ôm đứa bé ngồi bên cạnh tôi, tiếp tục hỏi dò: “Chú em à, chú có phải tiên không?”