Chuyến Xe Bus Số 14

Chương 25: Máu gà chấm lên đầu chó

Trong thôn có người chết, tôi cũng không tiện đi nghe ngóng, đành trở về khách sạn suy nghĩ làm thế nào có thể và trong nhà bà Phùng?

Những con gà kia thực sự lợi hại, chỉ cần có người tiến vào sân là con gà liền có thể trong nháy mắt báo cho bà Phùng, vì thế nên tôi không có cách nào vào trong nhà được.

Suy nghĩ hồi lâu không tìm được cách, tôi liền nhớ tới bác Hải.

Bác Hải có thể ở thời khắc mấu chốt cứu tôi một mạng, rõ ràng chính là một nhân vật có bản lĩnh, vì sao không nhờ bác Hải giúp?

Tôi gọi cho bác Hải.

“Bác Hải, bác có bận không?”

Đầu bên kia điện thoại truyền đến một câu: Chiếu tướng! Ha ha, ta thắng. Sau đó mới truyền đến tiếng bác Hải: “Tiểu tử, tìm ta có chuyện gì?”

Bác hải hẳn là đang chơi cờ tướng, và có vẻ vừa thắng nên tâm trạng khá tốt. Tôi nói: bác Hải, cháu muốn hỏi bác vài điều.

“Chuyện gì thế?”

“Bác Hải, bác có biết Bốn mắt môn đồng không?” Tôi vừa dứt lời thì âm thanh đánh cờ đột nhiên dừng lại, sau đó không có một chút âm thanh nào, hình như là bác Hải dùng tay che điện thoại.

Một lúc sau giọng nói của bác Hải vang lên: “Tiểu tử, làm sao cậu lại biết Bốn mắt môn đồng?”

Bác Hải hẳn là đã đi tới một nơi yên tĩnh, bởi vì trong điện thoại không lẫn một tiếng tạp âm nào. Tôi lên tiếng: “Có người đã nói cho cháu, hiện tại cháu có chút việc muốn làm, nhưng mấy con

Bốn mắt môn đồng quá lợi hại, mỗi lần cháu đế là lại bị phát hiện. Bác Hải có biết có biện pháp gì để hóa giải không?”

Dừng lại chốc lát, bác Hải nói: “Lần sau cậu đến chỗ đó, hay mang theo một con chó”.

Tôi cả kinh, hỏi: “Mang một con chó đi là được?”

Bác Hải nói tiếp: “Cậu mang một con chó đến, là loại chó gì cũng được miễn đó là chó, đực hay cái cũng được. Sau đó cậu hãy tìm một con gà trống, nhớ kỹ là gà trống, nhổ một cái lông đuôi, dùng lông đuôi này chấm lên đầu con chó một cái nốt đỏ. Nốt đỏ này cậu dùng chu sa hoặc máu tươi, mực đỏ đều được, hiệu quả sẽ có khác biệt nhưng sẽ không khác nhiều lắm”.

Xác định bác Hải đã nói xong, tôi mới hỏi: “Bác Hải, cháu phải chấm nốt đỏ ở chỗ nào?”

“Không quan trọng, miễn chấm trên đầu chó là được. Đầu chó lớn như thế, chả lẽ cậu có thể chấm nhầm trên móng chó?”

Tôi nói chắc chắn không ạ, rồi cảm ơn bác Hải, hẹn khi nào tìm bác uống rượu.

Bác Hải cười nói hãy cẩn thận, rồi cúp điện thoại.

Lúc này tôi đến thẳng chợ, muốn có một chiếc lông đuôi gà trống, chuyện này quá đơn giản.

Hầu như mọi người đều đã từng ăn thịt gà, nhưng không phải ai cũng đã từng mổ gà. Khi tôi còn bé đã mổ gà một lần, cầm dao phay dùng sức cắt trên cổ gà, không cắt đứt cổ gà, chỉ cần cắt khí quản là được, sau đó ném con gà ra sân rồi mặc kệ.

Con gà đã bị gắt cổ, nhưng vẫn vỗ cánh bay nhảy, kết quả toàn bộ sân đều là vết máu tươi. Hiện tại kinh tế phát triển, mọi người ăn gà đều là trực tiếp tới siêu thị mua sẵn, lông đều đã bị nhổ sạch, vì thế làm sao rút được lông, khả năng có nhiều người chưa tự mình thử mổ gà.

Đi đến chợ, tôi một lời vô bổ cũng không nói, cầm vài tờ tiền, đối với người ông chủ kia nói rằng: “Thấy không? Chiếc lông cao vυ't trên mông của con gà trống kia kìa! Tôi muốn nó!”

Ông chủ tuy không hiểu làm sao lại có người muốn mua lông gà, nhưng vẫn thoải mái nhận tiền, một tay nắm lấy đầu gà trống, một tay tóm chặt túm lông đuôi, liền rút ra, con gà trống kia thấy đau không ngừng vỗ cánh.

Chiếc lông đuôi này dài hơn 40cm, dài hơn lông đuôi của chim trĩ. Trên đường trở về khách sạn, tôi tính toán xem kiếm một con chó ở đâu.

Nếu mà mua một con chó chỉ để mang vào nhà bà Phùng, liệu có đáng không?

Trước tiên không nói có đáng giá hay không, sau khi lẻn vào nhà bà Phùng xong xuôi hết chuyện cần phải làm, vậy con chó này làm sao thu xếp? Đây quả là một vấn đề.

Vấn đề này thực sự rất đau đầu. Tôi xuống dưới lầu của khách sạn qua quầy mua một chai bia, rồi ngồi xổm tại một chỗ rầu rĩ, nhấm nháp chai bia.

Cũng chính lúc tôi đang mê mang, có một con chó màu vàng bẩn thỉu ngoắt cái đuôi hướng về tôi chậm rãi đi tới, đến chỗ tôi, thè lưỡi chảy nước miếng và nhìn tha thiết vào chai bia trong tay tôi.

Tôi nở nụ cười, nói: “Đại ca à, ngươi còn có thể uống rượu?”

Không biết con chó kia có phải hiểu tiếng người hay không, hướng về tôi sủa hai tiếng, vẫn nhìn chai bia trong tay tôi chảy cả nước miếng.

Tôi nhìn bên cạnh vừa vặn có một cái thùng cũ nát, bên trong hơi bẩn nhưng không thủng, tôi đổ bia vào và đặt xuống đất. Con chó vàng liền ngoắt cái đuôi hùng hục chạy tới, liếʍ mãnh liệt.

Ai da, con chó này cũng sẽ thật là biết uống bia?

Đúng lúc ông chủ quầy cũng mang một chai bia mang ra, hình như do trong phòng quá nóng nên ra ngoài cửa ngồi hóng gió, tôi liền hỏi hắn: “Ông chủ, chó này của nhà ai vậy? Bia cũng biết uống? Ha ha, thật thú vị”.

Ông chủ là một người trung niên ngoài ba mươi, ngồi xuống cạnh tôi rồi nói: “Không biết con chó hoang này từ đâu tới, không ai quản nó, không ai cho nó ăn, cũng chưa từng thấy nó ăn gì. Một cách nào đó nó không bị chết đói, có điều con chó này chỉ thích uống bia rượu”

Tôi cũng cười nói: “Con chó này thật thú vị. Cơm có thể không ăn, tửu không thể không uống”

Ông chủ nói: “Tất cả mọi người ở đây đều gọi nó là con chó rượu”

Sâu rượu tôi biết, nhưng chó rượu thì lần đầu nghe thấy.

Con chó kia rất nhanh đã liếʍ hết bia trong thùng, lúc này hướng về tôi vẫy đuôi không ngừng, tôi cười, không biết tại sao rất thích con chó hoang này.

Tôi đem hết phần bia còn lại cho con chó này, nhìn nó vui vẻ, khiến cho tâm tư tôi không khỏi nhớ lại mười bảy năm trước.

Năm ấy, tôi mới chín tuổi.

Tôi nhớ rất rõ ràng hồi đó cha tôi tích cóp được chút tiền, muốn xây một căn nhà ở nông thôn. Nông thôn với thành thị không giống nhau, nơi này không có cửa chống trộm và an ninh cũng không tốt. Duy nhất có thể giữ nhà, chỉ có chó.

Vấn đề là, gia đình tôi chưa bao giờ nuôi chó.

Vào ban ngày các thợ xây đến làm việc, đến đêm vật liệu xây dựng vẫn còn để ở ngoài, bởi vì sân chưa hoàn thành nên tám mặt gió lùa, buổi tối cha tôi liền nằm trên chiếc giường gỗ nhỏ cạnh công trường vì lo có ai đó đến trộm đồ.

Khi đó ông nội tôi còn sống, ông nói với bố tôi: Nếu con nuôi một con chó thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Cha tôi cũng không để ý, sau đó mấy ngày tôi cùng cha ngủ trên chiếc giường gỗ ngoài trời đó thì tầm 4-5 giờ, cũng chính là lúc trời mới tờ mờ sáng, tôi liền cảm thấy trên giường có cái gì đó động đậy.

Tôi cho rằng là cha tôi đã tỉnh, nhưng ông cũng sẽ không nhàn rỗi không có việc gì tới quấy rầy giấc ngủ của tôi chứ?

Mơ mơ hồ hồ mở mắt, có một con chó vàng to, chính là nó cắn ga trải giường rồi dùng sức kéo.

“Cha, cha nhìn kìa”.

Cha tôi tỉnh, cũng rất là mừng. Ông ngập ngừng đưa tay chạm vào đầu nó, tôi sợ con chó cắn cha liền bảo ông hãy cẩn thận một chút. Khi cha tôi đưa tay ra, nó híp mắt, ngoắt ngoắt cái đôi, rất là ngoan ngoãn.

Cha tôi đem dây thừng buộc nó lại, nó hoàn toàn không phản kháng. Sau đó con chó này giúp chúng tôi trông nhà, dù rất vui nhưng lại làm cho cả nhà một phen bối rối.

Con chó này, có kích thước khổng lồ, rất uy mãnh, nhưng nó bị câm!

Không sai, từ khi lần đầu nhìn thấy con chó này, chưa có ai thấy nó sủa một tiếng bao giờ! Kể cả rên một tiếng cũng không.

Tại sao chó có thể trông nhà? Cũng là bởi vì chó sủa sẽ khiến kẻ trộm sợ hãi, con chó này bị câm, vậy trông nhà sao được?

Nhưng dù sao có cũng hơn không, cha tôi mỗi ngày vẫn cho nó ăn. Ba tháng sau, ngôi nhà đã hoàn thành. Dựa theo quy củ là phải đốt pháo, thỉnh thần, đặc biệt là dùng bút lông viết lên giấy đỏ, sau đó treo lên các cột của căn nhà, nó sẽ khiến yêu ma kinh sợ.

Tôi nhớ buổi tối hôm ấy mưa rất lớn, cha tôi đi vệ sinh, lúc trở lại cười nói: “Con chó câm này, thật biết điều, xây nhà ba tháng nay chưa kêu một tiếng, nhưng mà vừa nãy hình như nó đã kêu một tiếng”

Tôi cũng cười nói:” Có phải đang mưa đúng không cha, ngày mai dựng một cái lều cho nó đi”

Ông nội vừa hút thuốc vừa thở dài nói: “Văn Đình, mấy năm trước con đi làm ăn ở trong thị trấn, còn nhớ chuyện người ăn mày câm chết không?”