Nhập phòng được vài tháng, một hôm thằng Bảo Nam Định đập đập vai mình chỉ vào một thằng tóc bồng bềnh như Xuân Diệu đang ngồi cong lưng bắn thuốc lào, bảo “Con này thơ của nó phiêu phết!”. Mình trố mắt nhìn cái lưng tôm đang rít thuốc như cháy nhà, hỏi “Thằng nào thế? Ở đâu ra thế?”. Bảo ghé tai lí nhí rất bí hiểm “Hơn anh em ta 3 – 4 tuổi đấy, trước ở ngoại trú, chắc bị chủ nhà đuổi nên mò vào ở ké. TᏂασ mẹ thơ lão quên con mẹ nó sầu luôn!”
Nói thật mình ghét sẵn những thằng suốt ngày thơ thẩn, nhìn chúng nó ấm ớ, ẩm ương bỏ mẹ. Trong mắt mình, những thằng không làm được gì thì sẽ quay sang làm thơ, vì làm thơ nhàn. Lên dòng, xuống dòng gieo ba câu vớ vẩn, càng ra vẻ bí ẩn chữ nghĩa càng dễ lòe người.
Quay lại với cái thằng lưng tôm kia. Trong đám hỗn mang đang vây quanh cái xô nhựa đợi đến lượt bắn điếu cày, mình soi nó kỹ từ đầu đến chân xem thi sỹ thì có khác người thường không. Thi sỹ bận quả quần vải mềm mại thướt tha màu mắm tôm, áo sơ mi trắng cổ cồn, lông mi dài và cong, mũi thuộc dạng nhòm mồm (theo lão Hải quắc thì mũi nhòm mồm tức mũi dài nhọn chìa tận mồm, dạng này làm tới đâu ăn hết tới đấy, nghe bảo vậy biết éo đâu được vì mình không rành tướng số). Tóm lại cũng giống người thường phết, mỗi tội hơi ẻo ẻo, đi đứng dặt dẹo đúng kiểu người trên mây.
Sau màn giới thiệu thì được biết anh tên Khoa. Mình hỏi liệu anh có họ hàng gì với Trần Đăng Khoa không? Gãi gãi mông, anh bảo “Chả họ hàng éo gì cả. Tên khai sinh của tao là Hoan, ở quê đi chăn bò tao hay làm thơ nên bọn nó gọi là Khoa con. Thấy hay hay để mẹ thế luôn!”
Giới thiệu xong, để ra mắt, anh đọc mở hàng bài gì đó quên mẹ rồi. Anh bảo bài này biên tặng con nhổ lông gà. Mấy thằng hỏi con nhổ lông gà là sao? Khoa nheo mắt, thì hồi trước tao làm thêm ở khách sạn, tao phụ bếp còn nó nhổ lông gà. Nhớ mỗi 2 câu gì mà “Em là thiên sứ đời ta. Một thiên sứ liêu xiêu không cánh nhỏ” đại loại thế. Mình giả vờ ngơ ngác hỏi anh:
“Tức là trước đây nó có cánh nhưng sau đó tiện tay nhổ lông gà, nó nhổ luôn đôi cánh thiên thần cho khỏi vướng phải không anh?”.
Khoa lườm “Thẩm thơ như mày phí cả thơ bố. Mày hiểu như này Song Hà nhé, giữa bóng tối cô đơn cuộc đời anh, em hiện về cứu rỗi hồn anh như một thiên sứ. Thiên sứ em, một người bình thường không có đôi cánh trên vai… TᏂασ mẹ hay không?”
Cả lũ vỗ tay rôm rốp nói ȶᏂασ mẹ hay, hay anh ạ. Biển thần ȶᏂασ bảo “Chính ra thơ anh chỉ hay khi anh giải thích. Anh không giải thích chả ai hiểu anh nói cái đéo gì”. Khoa nói, thì thế, thơ chất nó phải thế chứ!
Anh không biết có phải đa tình không nhưng cứ gặp con nào xấu xấu là tối đó anh có ngay bài về nó. Tính anh dị, chính xác là style của anh éo giống ai. Anh hay ưng những em gái mà bọn mình nghe tên lập tức ôm bụng cười vì … xấu, không xấu thì cũng béo quay béo quắt, hoặc tròn tròn, ủng ủng như củ su hào. Nhiều khi cả lũ bảo nhau, đéo biết thẩm mỹ lão này thuộc hệ gì nữa. Nhưng không sao, nguyên mẫu có thể như củ su hào nhưng cứ vào thơ anh là thành thiên thần hết. Thơ nhà trồng được, nên em nào cũng đẹp long lanh, đáng yêu thôi rồi (đọc xong toàn tưởng lão đang tả hoa hậu Bùi Bích Phương).
Một hôm nghỉ giữa tiết mình xin thằng Nam tóc bạc 2k ra quán cóc mua điếu Vina ngậm cho sang mồm. Lò do ra chân cầu thang thì đυ.ng ngay thánh thơ đang ngồi chồm hỗm tán phét thi ca với em Kiều khóa dưới. Kiều tên thật là gì Kiều éo biết, mình hay gọi Thúy Kiều cho nhã. Em này thì mê thơ Khoa tợn, nhìn ánh mắt nó rạng ngời đủ hiểu.
Kiều diện quần vải màu trắng bó sát, ngồi dạng háng nghe thơ rất say sưa, thỉnh thoảng gật như bổ củi, chắc đồng cảm mạnh mẽ trước những ý thơ khi mong manh như mây như khói, khi bạo liệt như đóng than tổ ong, và có khi dâʍ đãиɠ như thơ bà gì tên Hương thế kỷ 19 … của Khoa.
Thấy đôi này hay của nó đây, mình lân la bên cạnh hóng chuyện. Đang nghe thơ Khoa, chợt có con ruồi cực kỳ vô duyên vo ve lượn một vòng thăm dò rồi bất ngờ đậu ngay vào tam giác em Kiều. Quần em màu trắng nên trông càng nổi bật. Mất dạy ở chỗ con ruồi này rất lì lợm, em Kiều ngọ nguậy thì nó bay lên, rồi lại bay xuống đúng chỗ vừa đậu lúc nãy. Nó đậu yên một chỗ đã ngoan, đây nó cứ chạy đi chạy lại như trêu ngươi, Khoa ngứa mắt lắm nhưng không dám giơ tay đập (mình dự thế, vì thấy anh bối rối lắm). Em Kiều đỏ bừng mặt, chỉ dám uốn éo thân dưới cho con ruồi biết ý mà bay đi, trông tếu thôi rồi.
Thấy cảnh tế nhị quá mình bỏ đi. Tối về gặp Khoa, mình hỏi sáng nay cuối cùng như nào anh? Khoa cười dúm dó bảo, đệt, mày soi kinh quá đấy ông mãnh ạ! Mình đọc tặng Khoa mấy câu gọi là tức cảnh sinh tình. Thơ mình thì hay khỏi nghĩ rồi:
“Ruồi là giống rất hiểm nguy
Mỗi chân của nó rất vi trùng nhiều
Thế mà ruồi lại phiêu diêu
Đậu vào “cái ấy” em Kiều mới kinh”
Nghe xong Khoa cười khùng khục, không khen hay nhưng cũng không chê dở, chỉ bảo ȶᏂασ cụ mày, hehe.
Trong phòng Khoa kị Biển thần ȶᏂασ nhất (đã biên trong phần trước). Biển chính là đứa phá hỏng không gian nghệ thuật của anh bằng những cú rắm mà theo Khoa là rất phản cảm. Đêm khuya, khi anh em tắt điện lên giường thẩm thơ thì Biển âm thầm rình cơ hội. Hễ Khoa đọc xong một câu, bên kia giường Biển nhanh như cắt thả ngay phát “bọp” rất nhịp nhàng. Biển tài ở chỗ nó căn khúc nào dấu phẩy thì sẽ thả rắm nhẹ hơn, khúc nào hết ý, tiếng rắm đanh hơn. Kết thúc bài thơ Biển còn tinh tế thả hẳn 3 dấu chấm thành một tràng dài đầy ám ảnh. Tài hơn nữa là Biển không bao giờ cười khi hòa âm cho thơ Khoa. Ở Biển, người ta bắt gặp tâm hồn và tính cách của một nghệ sỹ luôn trăn trở, tâm huyết với nghề, dù đối với Khoa Biển chỉ là thằng nông dân chổng mông vào nghệ thuật!
Năm 3 lớp có kỳ thực tập. Khoa điên, mình, Hải quắc và 3 đứa con gái được biên chế vào một nhóm, cơ quan thực tập cách Hà Nội mười cây số. Thực tập thì anh em lạ gì, đi ngất ngất ghi chép ba thứ lăng nhăng rồi về làm bài báo cáo gửi chủ nhiệm. Hàng ngày mấy đứa lượn lờ một vòng quanh khắp cơ quan, xem có tìm ra được một tấm gương điển hình nào không để viết. Cơ quan có một em ngon thôi rồi, tên Nga. Chiều chiều Nga đóng bộ váy da lươn, áo sơ mi cộc tay đi đi, về về gian nhà tập thể nằm trong khuôn viên cơ quan. Mình đập vai Khoa “Ê, anh viết về con này đi. Nó ngon thế cơ mà?” Khoa ngó nó một lượt từ đầu đến chân rồi thở dài hiu hắt “TᏂασ mẹ tầm của nó cao quá, tao đéo đủ tự tin”. Thật, mình cũng thấy em Nga ở một đẳng cấp khác so với phần còn lại các gái ở cơ quan. Mặt Nga lạnh như băng không cảm xúc, đẹp một vẻ đẹp vừa kiêu sa vừa gợϊ ȶìиᏂ, 3 đứa mình đều ưng.
Khoa thích em Nga lắm nhưng chỉ dám đứng từ xa vừa đái vừa run. Mỗi lần em nó đeo cái túi xách bé tí uốn éo đi qua là Khoa nhà ta thở dốc, mồ hôi lấm tấm rỉ trên trán. Mình bảo đệt, anh mong manh nhỉ. Khoa không nói gì, xé tờ giấy trong sổ thực tập biên ngay bài thơ. Chữ anh như rồng bay phượng múa, viết xong anh bảo mày thẩm xem hay không. Mình bảo đèo mẹ, người thật việc thật nó đi qua thơm phưng phức trước mũi đéo dám mở mồm, thơ ca giải quyết cái mẹ gì. Thế trong thơ anh gọi nó là gì, thiên sứ hả? Khoa bảo không, tao ví nó là cánh chuồn chuồn ớt mong manh trước gió vì liên tưởng đến quả váy da lươn mỏng mỏng của nó. Mình phì cười bảo đúng là Khoa điên!
Một tối mùa hè đầy gió, đang bắn thuốc lào trước sân chợt phát hiện bóng một thằng đàn ông lủi nhanh như cắt vào phòng em Nga. Mắt Khoa kém nên không thấy, mình véo tay bảo “Có biến rồi, vào phòng xong đóng bịt cửa thế kia thì xong rồi!”
Hải quắc và mình thả dép cho Khoa giữ rồi nhẹ nhàng tiếp cận cửa sổ phòng em Nga. Cửa sổ bên trong dán giấy báo, chỉ hở mấy lỗ bé bằng ngón tay nên rất khó quan sát toàn cảnh. Trong ánh đèn mờ mờ, nói thật là chả thấy mẹ gì, chỉ đoán thằng kia đang ôm ấp cánh chuồn ớt của Khoa điên sau lớp ri đô mỏng. Hải quắc lùn nên không xem được, thi thoảng mình phải quay ra update diễn biến.
“Làm gì rồi?” Hải quắc kéo áo hỏi.
“Đang cháo lưỡi!” Mình bốc phét.
Nghe xong Hải quắc chạy ra thông báo cho Khoa “Cháo lưỡi rồi nhé” rồi lại chạy vào nghe mình update tiếp.
“Đến đâu rồi? Phang chưa?”
“Sờ đến vếu rồi!”
Hải quắc cà giật chạy ra sân ghé tai Khoa “Vếu rồi, vếu rồi”. Mình gắt “Chạy ra chạy vào làm cái éo gì thế? Bảo vệ đi tuần thấy được thì vỡ mồm”. Hải quắc gãi tai “Mẹ thằng ôn Khoa, nó đang khóc hay sao ấy. Cho nó sáng mắt một thể, này thì cánh chuồn ớt mong manh này… Mà tập trung đi, đến khúc nào rồi?” Mình bảo bình tĩnh.
Hải quắc năm ấy 36 hay 37 tuổi éo rõ. Ngồi quán nước tán mấy em khóa dưới chúng toàn gọi chú, Hải chau mày “Chú gì, vớ vẩn”. Anh có điệu đi cà giật, cà giật như đồng hồ điện tự nên Nam tóc bạc đặt cho cái nhũ danh Hải quắc. Mặt nhàu rất đúng tuổi, nhưng phần còn lại bên dưới của anh giống đứa học sinh lớp 6. Hồi ấy Hải quắc có con Babetta đỏ, đi đâu chở mình hay vênh mặt ra sau hỏi “Mày thấy xe anh nổ ngon không, êm nhể?” mình cười bảo ngon. Hải ưng lắm.
Quay lại diễn biến phòng em chuồn ớt cảnh mỏng. Dưới ngọn đèn vàng 25w, sau tấm ri đô bập bùng, mình cố căng mắt nhưng chỉ thấy ảo ảo chịu không biết chúng nó đang làm gì. Được ông Hải quắc cứ xung xăng chạy đi chạy lại, chốc chốc lại rướn chân hỏi “Sao rồi? Xung trận chưa?”, nên càng cuống, định thò ngón tay xé luôn mảnh báo bên dưới cho ông ấy soi đỡ hỏi lắm nhưng sợ lộ nên thôi.
“Hình như… sắp phang!”
“Hình như là sao? Mày thấy rõ lại còn phải đoán, phang chưa, phang chưa?”
Thấy ông kễnh xoắn quá, chém bừa.
“Rồi nhé, đang triển!”
Chỉ chờ có thế, Hải quắc chạy ra bắn vào tai Khoa điên.
Đang ghé tai thẩm xem liệu có âm thanh lạ nào phát ra không, vì nhìn mãi éo tưởng tượng được gì, thì nghe cái “bụp” ở ngay cửa sổ. Một hòn đá rơi xuống dưới chân mình. Hoảng quá Hải quắc cong đít chạy trước, mình rẽ hướng khác chạy sau.
10p sau thấy không có gì ầm ĩ, mình lủi theo lối tắt qua mấy gốc xà cừ mò về phòng. Về đến nơi thấy Hải quắc đang chửi Khoa xơi xơi. Mình hỏi gì đấy? Hải lừ lừ bảo.
“Mẹ, thằng điên này ném đá này! Làm bố mày tưởng ai, chạy tụt cả quần!”
Hóa ra tác giả viên đá ấy là Khoa. Mình hỏi anh ném làm cái éo gì thế? Khoa đi đi, lại lại giữa phòng, bảo “Bố thích thế!”. Á à, nhẽ chàng ghen với thằng bồ của chuồn chuồn ớt cảnh mỏng? Mà kể cũng phải, mình an ủi anh “Thôi anh ạ, tình nó phũ thế đấy! Mình thì thơ thơ, thẩn thẩn lãng mạn vãi đái ra, nó thì chả coi ra mẹ gì”. Khoa ậm ừ hỏi lại “Nhưng anh hỏi thật là chúng làm gì chưa?. Mình thương anh quá, nhe răng cười “Thì em có thấy mẹ gì đâu, nhưng một giai một gái trong đêm hôm khuya khoắt, theo anh thì làm gì là hợp lý nhất?” Khoa im lặng không nói thêm câu nào. Kể từ đó anh thôi làm thơ về chuồn chuồn ớt cánh mỏng.
Kết thúc kỳ thực tập, mình lấy cái truyện ngắn từng in báo nộp, còn Khoa biên bài thơ khỉ gió gì đó đưa cho thầy chủ nhiệm. Chả thấy thầy ý kiến gì, nên mình yên tâm kỳ thực tập đã thành công rực rỡ.
Hôm kia nhận được tin nhắn trên FB “Song Hà ơi, anh Khoa điên đây”. Mình lo toát mồ hôi vì sợ anh chửi cho trận vì can tôi viết bậy về anh. Thăm hỏi qua loa, anh bảo mày điên à, anh rất vinh dự vì có mặt trong trang viết của mày. Mày viết hóm và duyên lắm, anh ưng, nhưng nhớ biên thêm về thằng Bảy bò, thằng Bảo Nam Định, thằng Nam cận (làm bên VTV)… Hỏi bây giờ đời ngon chưa anh ơi? Khoa điên bảo ngon, anh lấy vợ lần thứ 3 rồi, trẻ hơn con vợ đầu 15 tuổi, lãi mày nhỉ. Ở quê anh bây giờ chủ nông trại, nuôi nghìn con gà, 3 vạn con vịt và trồng 2 héc ta hoa. Thơ thì vẫn biên đều, nhà trồng được mà. Anh tặng mày mấy câu:
“Anh giờ nhớ chuyện ngày xưa
Giời đang nắng, bỗng đổ mưa trong lòng”
Nghe xong mình bảo thơ anh vẫn hay như trước, em nghe mà cứng hết cả cái thằng mất dạy lên. Khoa hỏi thật a, thật a? Mình bảo thật.
Hehe.