Tỉnh dậy, An không biết mình đã nằm đây bao nhiêu lâu. Thoạt đầu, anh nghe mơ mơ màng màng như có tiếng xe tăng. Sau đó, anh nhận rõ ra hơn. Đó là tiếng “trực thăng” đang quần đảo ở hướng phân khu bộ và anh nhớ lại tất cả.
Sáng nay, anh đã bị thương ở chân trong khi chạy từ trên đường cái về phía vạt mía. Sau khi xé áo băng lại vết thương, anh đã không tài nào nhấc chân lên được nữa và anh đành phải bò đi. Vừa nhìn lên mặt đường, anh vừa chống hai tay bò thụt lùi vào vườn mía để xóa hết những dấu vết đằng sau. Vào giữa hai luống mía, An kéo lá che kín người và sau đó thϊếp đi...
Thằng Tám Hàn chạy vào trong bốt!...
An nhớ lại quang cảnh buổi sáng và lấy hai tay ôm chặt lấy cái đầu nặng trĩu. “Mình ngu quá!” - Anh tự nhủ như vậy và tự đay nghiến mình, tự tìm ra cho anh bao nhiêu là tội lỗi. Đã có đủ thì giờ suy ngẫm lại, anh nhớ ra theo một trình tự thời gian những việc làm của thằng Tám Hàn... Hắn đã bỏ rơi thằng Hùng rồi rút lui khỏi cầu sắt một cách hớt hải. Hắn ra đi khỏi phân khu bộ một cách vô trách nhiệm. Hắn ra đi không còn cần biết gì về tình hình phân khu sau trận càn. Hắn ta để các đơn vị từ trên đi xuống Bình Mỹ bơ vơ, không liên lạc được với ai... Từ những hiện tượng như thế mà anh đã không phân tách ra, không tổng hợp lại. Đêm qua, chiều qua, nét mặt hắn ta ủ dột, hắn ta không ăn, không ngủ, ngồi hút thuốc liên miên suốt đêm.
Sáng nay anh lại còn mang súng bảo vệ hắn, đưa hắn vào tận bốt cho hắn chiêu hồi. An nghiến răng đau đớn. Bây giờ anh nằm đây, còn cả phân khu thì chưa hề hay biết gì. Làm thế nào mà trở về được?
Tiếng “trực thăng” vẫn quần đảo ở phía phân khu bộ. An đau đớn cảm thấy như mình có trách nhiệm rất lớn trong việc này. Còn ai là người liên quan đến việc này nhiều như An nữa?
Mình đã ngờ nghệch, đã thiếu cái nhạy cảm của người lính cách mạng. Trước đây, ít khi An nghĩ đến công việc của người chung quanh mình. Anh cho rằng: mình lo làm nhiệm I vụ mình cho tốt, như thế là được rồi, còn mọi chuyện khác mình không cần biết. Cũng chính vì như thế mà bấy lâu nay, cũng có khi không đồng ý với Tám Hàn về một vài chuyện này hay chuyện khác, anh định nói, nhưng rồi lại im lặng. Phần nữa, An thường cho rằng, công việc của phó chính ủy làm sao mà mình biết được? Ông ta là cấp trên, ông ta có trình độ, mọi việc tất ông phải hiểu hơn mình. Trao ôi, cái đầu óc sao lại giống đầu óc kẻ nô ɭệ!
Mà tại sao mình lại không bắn chết ngay nó đi khi nghĩ ra điều này? Thật ra lúc đó anh vẫn còn thì giờ để làm việc này. Anh quay trở lại, lúc đó Tám Hàn mới rẽ xuống con đường vào bốt. Lúc ấy anh vẫn còn nghĩ rằng: Hay là phó chính ủy vào bắt nhân mối trong bốt, nếu mình nổ súng không có cân nhắc thì sẽ hỏng mất việc lớn... “Mình ngu quá!” An vẫn cảm thấy đau đớn khi nghĩ đến điều này. Đã nghĩ đến chuyện nó phản bội rồi, vậy mà mình vẫn còn tìm ra một lý do để bào chữa cho nó...
Nhất định rồi sẽ có càn lớn. Đơn vị sẽ chạy về đâu? Ai sẽ chỉ huy đơn vị để vượt khỏi trận càn này? Mình sẽ nằm đây đến bao gìờ? Mà dầu cho có đi được thì đi về đâu bây giờ? Có một lúc, An đã nghĩ: Như thế là hết, sẽ chẳng còn gì trên đời này nữa. Anh sẽ chết trên cái vườn mía này. Sẽ chẳng bao giờ người ta tìm thấy anh, vì chắc chắn hiện nay không còn ai biết mà đi tìm anh cả, nếu anh không tìm về đến được đơn vị.
Những tên lính ngụy sẽ chạy lom khom dọc theo con đường giáp vườn mía kia mà tiến vào bò rạch, nơi đóng quân cùa phân khu bộ. Hôm nay, người ta sẽ ngơ ngác không biết phó chính ủy cùng với anh đi đâu. Có ai biết được cái tai nạn tày đình này không? Và cái tiểu đoàn đang ở trên đường 8 kia, họ chẳng hay biết gì ngay cả việc anh và Tám Hàn ra đi suốt một ngày chưa về. ít ra thì những cán bộ và chiến sĩ phân khu bộ còn lo lắng về cái sự kiện đột xuất này mà đoán già đoán non ra những tình huống có thể xảy đên với họ. Tốì nay ông Ba Kiên sẽ từ bên kia sông sang để gặp Tám Hàn. Có thể may ra, là một cán bộ từng trải, ông sẽ đoán ra sự việc và đi chuyển chỗ đóng quân đi chăng?
Vườn mía, nơi anh nằm đó, chỉ cách cái bến mà nó bắn pháo đêm qua chừng một ki-lô-mét là cùng. Đêm nay chắc chắn Sáu Trang lại đem thương binh về đó. Và những cán bộ địa phương lại ra đấy để chuyển tiếp thương binh cho trạm trên nữa. An càng nghĩ càng thấy lo lắng và hiểu rất rõ: Việc mình trở về được đơn vị sớm phút nào là quan trọng phút đó. Nhưng làm thế nào bây giờ? Lúc đầu anh đã chạy đi được đến ba bốn trăm mét sau khi bị thương mà anh không biết. Khi gần đến cái vườn mía này, anh còn bò đi, tưởng mình có thể về đến nhà được. Anh bò đi một đoạn, lại nằm nghỉ, lại tiếp tục bò, nhưng cứ sau mỗi lần nghỉ như thế, anh cảm thấy kiệt sức. Sự cố gắng càng nhiều lên bao nhiêu thì đoạn đường mà anh nhích lên được càng ngán đi bấy nhiêu. Quãng đường chỉ dài sáu bảy trăm mét ấy cứ kéo mãi ra và cho đến lần cố gắng cuối cùng, anh thấy thực sự mình không còn sức nữa.
Những tia nắng buổi trưa gay gắt của mặt trời dọi vào mắt và anh thức dậy. An nằm giữa cái rãnh của hai luống mía. Những hàng mía cao vào rậm che khuất làm anh không nhìn thấy gì trên mặt đường. Anh lắng tai nghe. Tất cả chung quanh lặng ngắt. Chỉ có tiếng máy bay L.19 quần đâu hướng bên phải, anh cũng không trông thấy.
An bị thương vào cả hai chân. Chân phải bị gãy xương, còn chân trái thì bị một viên đạn xuyên vào gần chỗ mắt cá, sưng húp. Anh lấy tay gác chân phải lên trên chân trái, bò đi bằng hai cùi tay và một cái đầu gối. Bò một lúc mệt, anh lại lật nghiêng mình sang bên trái nằm nghỉ. Lúc đầu thì vài ba phút, sau dăm bảy phút, dần dần phải nghĩ đến nửa tiếng, một tiếng đồng hồ. Rồi cho đến lúc anh thϊếp đi và kiệt sức.
Chỉ có những lúc sắp thϊếp đi như vậy là anh cảm thấy nhẹ nhõm, anh có cảm giác như một người đang buông xuôi hai tay bỏ lại hết trách nhiệm cho cõi đời này. Cũng có những lúc, từ những ý nghĩ đó tác động, anh bỗng cảm thấy bải hoải chân tay, không muốn nhích lên nữa, từ từ gục đầu lên trên báng súng. Nhưng rồi lúc nào anh cũng tỉnh dậy, hoảng hết.
Buổi trưa, An nhìn thấy mặt trời đã đứng bóng thì càng hoảng sợ hơn nữa, vì anh biết quãng đường mà anh bò đi từ sống đến bây giờ chưa được một phần ba quãng đường về đến đơn vị. Cái vườn mía mênh mông bây giờ đây đốì với anh bỗng biến thành một cái rừng. Nếu như, còn năm sáu tiếng nữa, anh không ra khỏi cái vườn mía này thì cũng cố nghĩa là anh sẽ nằm lại đây mãi mãi.
Một ý nghĩ liều lĩnh chợt nảy ra. Song song với những luống mía dài vô tận đó là một con đường mòn. Anh sẽ bò ra đó. Con đường này là con đường nối liền giữa bến đón thương binh và phân khu bộ. Ngày trước, khi phân khu bộ còn đầy đủ các bộ phận, khi bọn địch chưa càn ra vùng này con đường đó vẫn cố người của ta đi lọi tấp nập. Ra đó may ra có gặp được một người nào? Biết đâu lại không có một đồng chí liên lạc của ông Ba Kiên cải trang đi từ bên Tân Thới Hiệp sang. Biết đâu các cậu vệ binh phân khu bộ lại không đi tìm thủ trưởng và tình cờ qua dây. Nhưng mà thật là nguy hiểm nếu như chúng nó càn đến. Tất nhiên chúng nó cũng phải đi trên đường này để đánh một mũi vào phân khu bộ. Chúng nó cũng có thể từ trên bốt Bà Bếp nống ra đây để phục kích những đoàn thương binh của chúng ta.
Nhưng mà đằng nào thì cũng thế. Nằm đây mà đợi chết ư? Dầu như ra đó có phải đối điện với kẻ địch một lần cuối cùng nữa thì cũng được chứ sao? An nghĩ vậy và nắm lấy gốc mía, cắn môi xoay người đi. Anh phải trườn qua hàng chục luống mía, nghỉ lấy sức ba bốn lần. Cuối cùng, An ra đến gần mặt đường. Khi không bị những tàu lá mía che khuất nữa, anh bỗng nhận ra những hố pháo dày đặc ở phía trước.
Đêm qua anh đi lại đây ba bốn lần. nhưng con đường bị bóng tối trùm lên, sau tiếng pháo nổ dứt rồi, người đi đường chẳng còn cảm giác gì nữa ngoài mùi thuốc súng trong đêm tôi. Bóng tối đã che bớt đi những sự sợ hãi. Còn bây giờ, anh trông thấy rất rõ những vết bùn bê bết bán tung trên mặt đường, những cụm mía bên đường gãy gục, thân cây tướp xơ, lá cây bị cắt vụn rắc đầy mặt đất. Con đường ban đêm trông nhỏ vậy mà ban ngày bỗng rộng ra thênh thang. Nếu có tụi địch đi trên đường thì chúng nó chỉ cần chú ý một chút thì cũng nhận ra có người đang nằm trong vườn mía. An định bò quay lại. nhưng mệt quá, lại thôi. Chỗ anh nằm ra đến mặt đường còn cách hai luống mía nữa. Anh kéo một cành mía đắp lên mình và tự nhủ: Nhất định mình phải nằm thức để chờ.
Con đường vẫn lặng ngắt. Chỉ có tiếng đầm già. An nghĩ vớ vẩn và tự nhiên lại nhớ đến Tám Hàn. Nó, cái thằng mà anh dã mấy lần dìu qua sông, mấy lần bảo vệ nó chạy thoát ra ngoài vòng những trận càn.
Anh vẫn tưởng rằng, nó, người đã bao nhiêu lần lấy lời hơn lẽ thiệt khuyên nhủ anh và bao nhiêu người khác, thì thế tất nó phải hiểu hơn anh về mọi vấn đề. Người ta sẽ chẳng nghĩ về mình như thế nào? Mình là công vụ của thằng Tám Hàn, nếu như mình không về được, người ta sẽ cho là mình đã đưa thằng Tám Hàn vào bốt sáng hôm nay. Ý nghĩ đó làm anh không chịu nổi nữa. Nhất định anh phải chứng minh cái điều này cho mọi người thấy. An bò thêm một đoạn nữa ra gần mặt đường. Anh sẽ gặp một người nào hoặc là chết sau một trận chiến đấu. Anh tự nhủ: “Phải canh chừng, nhất định không được ngủ quên đi”. Để làm được việc đó, chốc chốc anh lại tự câ"u vào tay mình gần đến chảy máu.
Nhưng rồi mặt trời cứ xuống thấp mãi. Rồi mặt trời lặn xuống phía sau rặng cây trước mặt. Vẫn không có lấy một người qua lại. Dần dần anh không còn nhìn thấy những đường nét rõ ràng trên cành lá của những hàng cây trước mặt nữa.
Sương đêm xuống, lúc đầu còn là một làn hơi nước man mát, sau đọng thành giọt rơi xuống thấm lạnh vào người. An rùng mình. Anh bỗng nghĩ đến việc phải nằm lại đây một đêm để rồi sáng mai dậy, kiệt sức, chúng nó sẽ tới và khiêng mình bỏ lên “trực thăng”. Hay là bò quay trở lại phân khu bộ? Anh lật người, chống hai cùi tay ướm thử, nhưng lại mệt quá, gục đầu lên báng súng.
Chính giữa lúc đó thì anh nghe có tiếng bước chân. Không thể sai được, vì tai anh đang áp vào mặt đất. Anh cảnh giác quay mũi súng về phía tiếng động và hồi hộp nằm chờ. Dần dần anh nhận ra bóng một cái đầu, rồi bóng hai cái đầu, nhấp nhô...
Khi biết đó là người của mình, anh bỗng nhắm mắt lại và buông súng, tự nhiên như không còn một chút sức nào nữa, lị di, thϊếp dần. Sự cố gắng tột độ đã vắt cạn sức lực của anh. Người nhận ra An đầu tiên là Nghĩa. Nghĩa lùi lại, ngồi xuống, quát lên một tiếng:
-Ai?
Không thấy trả lòi. Anh quát hỏi một lần thứ hai nữa và tiến lên. An đã nằm bất tỉnh. Nhiều người cùng tiến lên một lúc. Trước hết, người ta soi đèn pin và nhận ra đó là một cái xác chết. Tiếp đó, người ta nhận ra là một chiến sĩ bị thương. Sau cùng, Nghĩa kêu toáng lên cái tin quan trọng:
- Cậu công vụ của anh Tám!
Người ta nghĩ ngay đến một việc không tốt lành: Phó chính ủy bị thương... Phó chính ủy bị bắt... Phó chính ủy hy sinh... Không ai nói với ai nhưng mọi người nhìn người bị thương rồi lại nhìn nhau.
Việc trước hết là phải làm tỉnh lại người bị thương. Họ lấy nước dấp lên trán anh. Nhưng vô hiệu. Anh đã quá mệt sau một ngày cố gắng hết sức.
Ông Ba Kiên cho người đi sục sạo khu vực chung quanh, nhưng người ta không tìm ra dấu vết gì chứng minh cho một trận chiến đấu. Chẳng lẽ An lại đi đâu một mình? Nhất định sự việc ở đây xảy ra phải có liên quan đến phó chính uỷ. Vậy thì không thể nào chậm trễ được. Ông Ba Kiên một mặt cử người khiêng ngay thương binh ra bến để kịp đưa về trên đó trong chuyến chuyển thương tối nay. Một mặt, ông cho anh em cấp tốc hành quân về phân khu bộ.
Khi người ta xốc An đặt lên cáng, thì bỗng nghe anh khẽ rên lên một tiếng. Bị chạm vào vết thương đau quá, An tỉnh lại. Cái cáng vừa mới lắc lư, chuẩn bị di chuyển thì An thét lên:
- Đứng lại!
Người ta tưởng anh nói mê, tiếp tục đi.
An hoảng hốt kêu to hơn nữa:
- Đứng lại. Tám Hàn đầu hàng rồi!
Người cáng thương cười phá lên, vẫn tưởng là An đang nói mê. Phải đến lần thứ ba thì cái cáng mới dừng lại thật:
- Thằng Tám Hàn đầu hàng rồi!
- Đứng lại!
- Đứng lại!
Cả hai chiến sĩ cáng thương đều quay lại, kêu ầm lên. Một lát sau, cái cáng được đặt xuống. Người ta vây quanh lấy An, soi đèn pin xuống võng anh. Ông Ba Kiên đến. Mọi người ra hiệu cho anh và chỉ về phía ông Ba Kiên. An ngước mắt lên, nói thong thả:
- Lúc năm giờ sáng nay, thằng Tám Hàn vào bốt Bà Bếp...
Tất cả lặng ngắt đi một lúc có đến chừng một phút đồng hồ. Sau đó, ông Ba Kiên mới hỏi được An câu hỏi đầu tiên:
- Vì sao đồng chí bị thương?
An đã nhắm mắt lại.
Việc trước hết của ông Ba Kiên là rút xà cột, lấy cuốn sổ tay, xé một tờ giấy, soi đèn pin và viết trên đầu gối: “Kính gửi Bộ chỉ huy Miền. 05 giờ sáng ngày... Tám Hàn, phó chính ủy phân khu đã vào bốt Bà Bếp đầu hàng, về chi tiết, người cầm thư sẽ báo cáo với các anh cụ thể hơn. Trung đoàn hiện đang ở Bình Mỹ. Ký tên: Ba Kiên”.
Ông gọi Thị đến:
- Cậu đi theo cáng thương xuống bến, tìm cách về Thanh An ngay tối hôm nay, vào bộ phận tiền phương của bộ chỉ huy Miền, đưa báo cáo này, kể lại tình hình cho các anh nghe cụ thể hơn. Sau đó xin các anh chỉ thị và trở về trung càng sớm càng tốt.
Cáng thương lại ra đi. Người ta vừa nhấc cái cáng lên thì nghe tiếng An rên lên, giằn vặt:
- Đứng lại! Đứng lại! Thằng Tám Hàn đầu hàng! Tháng Tám Hàn đầu hàng...
Lần này thi An nói mê thật.
Đợi cho cáng thương đi xong rồi, ông Ba Kiên cho anh em nghỉ. Ngồi trầm ngâm một lát, ông quấn một điếu thuốc trong lá, châm lửa hút, rồi gọi Nghĩa đến. Ông nhìn đồng hồ, và bỗng nói một mình: “Còn kịp chán!”...
Chung quanh ông, người ta đang xôn xao bàn tán chưa hết. Người ta cho rằng: Chậm lắm là sáng ngày mai nó sẽ càn vào khu vực này. Có người lại còn cho là có thể rồi thằng Tám Hàn sẽ đích thân dẫn tụi nó vào tận phân khu bộ. Người ta cũng bàn tán sôi nổi về những điều tai nghe mắt thấy về tên phản bội này. Có người quả quyết rằng anh ta đã biết nhất định rồi nó sẽ đi đầu hàng sau trận đánh ở cầu Sắt. Hôm ấy trông mặt nó phờ phạc, chạy đi hốt hốt hoảng hoảng. Lại có người có vẻ cân nhắc hơn. Họ lập luận rằng: Trường hợp này chỉ có thể là một tên điệp cài vào hàng ngũ mình từ lâu mà mình không biết. Họ vẫn giữ trong đầu họ cái ấn tượng: Không thể có chuyện một phó chính ủy phân khu lại đi đầu hàng địch. Đã không phải là phó chính ủy thì Tám Hàn chỉ còn có thể là một tên điệp cài lại...
Ông Ba Kiên không nghĩ đến những chuyện như thế. Ông không lo lắng bao nhiêu về cái việc nó sẽ càn vào khu vực này. Khu vực này chỉ bằng một cái bàn tay. Dù thằng Hàn có đầu hàng hay không đầu hàng đi nữa thì tụi địch đã biết rõ những nơi nào mình có thể trú quân, nơi nào thể là cái bến mà đêm nào mình cũng đưa thương binh Chúng nó có thể phục kích đúng những con đường mà ban đêm các đơn vị thường hay đi qua. Biết được như vậy là| kịp rồi. Ông chỉ cần di chuyển đơn vị đi nơi khác là được. Vả lại, từ lâu rồi, cảnh sinh hoạt và chiến đấu của anh em chúng ta ở đây vẫn thế, vẫn phải tính từng ngày một.
Cái điều mà ông Ba Kiên lo lắng hơn cả là cương vị phụ trách rộng lớn của Tám Hàn. Hắn ta được tham dự nhiều cuộc họp cán bộ cao cấp. Hắn nắm được những chủ trương lớn, biết những điều bí mật quan hệ đến vận mệnh của cả một cuộc tổng tiến công. Vừa mới cách đây ít lâu, có một tên trung tá, cũng làm tư lệnh phó ở một đơn vị, ra đầu hàng vì bất mãn, đã làm tiết lộ bao nhiêu kế hoạch quan trọng của Bộ chỉ huy Miền. Ngay sau khi nó đi đầu hàng mấy ngày thì B.52 đánh liên tục hết đợt này đến đợt khác vào căn cứ Bộ chỉ huy ở dọc biên giới. Hầu hết các hậu cứ của các sư đoàn đều cùng bị đánh bom một lúc. Chiến dịch mùa khô đã chuẩn bị phải hoãn lại.
Tám Hàn đầu hàng sẽ gây ra một khó khăn rất lớn cho toàn Miền, chứ riêng cái khu vực bé nhỏ này thì ông lại không lấy làm lo lắm. Để tổ chức thực hiện cuộc tổng tiến công quy mô này, toàn Miền đã triển khai một kế hoạch tiếp tế, vận chuyển rất lớn và rất táo bạo. Những con đường thồ, những kho đạn được, quân trang, vũ khí, những con đường ô tô chạy xuyên rừng, những tuyến ca nô đưa quân dụng xuống tận vùng ven, những trạm tiếp nhận thương binh... tất cả những việc đó, so với trước kia, to lớn gấp bao nhiêu lần, khó khăn hơn gấp bao nhiêu lần. Trong cuộc tổng tiến công này, mọi công việc hậu cần đều triển khai xuống đồng bằng, ngay phía sau lưng địch.
Chúng nó nhất định sẽ triệt để khai thác ở Tám Hàn những điều bí mật này. Đó là điều mà ông Ba Kiên lo nhất từ khi nghe tin hắn ta đầu hàng. Vì vậy việc trước hết của ông là phải gọi Thị đến và giao nhiệm vụ khẩn cấp về Miền báo cáo tình hình. Khi làm xong công việc đó rồi, ông nhìn đồng hồ và cảm thấy mình đủ thì giờ để chuẩn bị một cuộc chống càn cho ngày mai nếu có.
Ông gọi Nghĩa đến:
- Cậu có biết cái ấp bỏ gần đường 8, nơi tiểu đoàn của Thêm đang ở không?
- Chi mà không biết, thủ trưởng? Đường ở đây tôi thuộc như lòng bàn tay!
- Cậu đến gặp ông Thêm và nói ông tổ chức ngay cho những anh em thuộc các bộ phận trung đoàn bộ, tham mưu, chính trị, hậu cần, thành một tổ, ra ngay bến sông, chờ phân khu bộ, rút về trên kia trong đêm nay. Nếu không có ai phụ trách bộ phận đó thì ông Thêm đi với họ. Xem đồng chí nào yếu quá cũng cho sang sông luôn...
- Cho họ rút về hậu cứ trên Thanh An luôn hả, thủ trưởng?
Ông Ba Kiên suy nghĩ một lúc:
- Nếu có điều kiện thì bảo đồng chí Thêm cho anh em về luôn Thanh An.
Nghĩa toan đi thì ông Ba Kiên gọi lại.
Khoan đã, sau khi tổ chức cho anh em đi xong thì cán bộ phụ trách bộ phận lên ngay trên này họp. Mọi việc phải làm thật khẩn trương. Đồng chí nào lên họp, yêu cầu có mặt tại phân khu bộ trước một giờ. Bây giờ là mười hai giờ mười lăm. Đi đi...
Ông Ba Kiên đứng dậy và ra lệnh hành quân...
Khoảng mười phút sau, ông Ba Kiên đến phân khu bộ. Không để mất một chút thì giờ nào, ông cho tập hợp tất cả cán bộ, chiến sĩ của phân khu bộ lại, phổ biến tình hình và quyết định:
- Tám Hàn đã đầu hàng. Tình hình khẩn trương không cho phép chúng ta bàn cãi nhau lâu được nữa. Tôi đề nghị các đồng chí chuẩn bị ngay ba lô, súng đạn, ra bến sông, sáp nhập vào bộ phận ngoài đó của trung đoàn Mười Sáu rút về phía sau.
Không ai có ý kiến gì khác. Khi họ chuẩn bị về hầm để lấy đồ đạc thì ông dặn thêm:
- Tôi có một đề nghị: trên đường về, nếu không có trách nhiệm, yêu cầu không nên bàn tán nhiều về chuyện này...
Một không khí trầm lặng nhưng lại khẩn trương diễn ra ở phân khu bộ. Những chiến sĩ mới đến thì đi xem lại hầm, còn những người sắp ra đi thì buộc bồng, chuẩn bị súng đạn, xâu lại quai dép. Họ hỏi nhau một vài câu ngắn gọn, bàn giao lại cho nhau hoặc một cái cuốc, hoặc một cái xẻng, hoặc một tấm ni lông rách để trải hầm ngủ ban đêm. Người ta đi qua trước cửa hầm phó chính ủy cũ và chỉ cho nhau.
- Hầm thằng Tám Hàn đó!
Tất cả cán bộ, chiến sĩ phân khu bộ, sau một ngày ngơ ngác, chờ đợi, tự nhiên thấy ông Ba Kiên tới phổ biến cái tin đột ngột đó, cũng không kịp suy nghĩ gì nữa, chỉ biết nhận lệnh và ra đi vì ở đây ông Ba Kiên là người cán bộ chỉ huy có cấp bậc cao nhất. Những người ra đi thì vội vàng, còn những người ở lại thì lặng lẽ, chậm rãi. Những người ra đi sẵn sàng để lại tất cả mọi thứ, có người nhường cả cái ruột tượng còn lại vài ba bát gạo rang:
- Đồng chí cầm lấy mà ăn, chưa chắc ngày mai đã nấu được cơm.
Nếu có anh em nào đó ỏ lại, xin một điếu thuốc lá, họ vội vàng móc cả bao thuốc hút dở, đưa cho đồng đội và nói:
- Đồng chí cầm lấy cả mà hút!
Nhưng cũng chảng có cái gì to tát để nhường lại cho những người ở lại chiến đấu, nếu như có thì chẳng có cái gì họ tiếc cả. Cái không khí tiễn đưa nhau giống như không
khí một buổi tiễn đưa những người đi ra tiền tuyến ở hậu phương xa xôi, có điều ở đây tất cả mọi thứ đều ngược lại. Người ra về hậu phương, còn người ở lại tiền tuyến. Người ở lại không giấu một chút kiêu hãnh, nói với người ra đi:
- Các đồng chí yên trí! Già tay lắm thì chúng nó cũng đến càn một trận như bên cầu sắt là cùng chứ gì?
Người ra đi có vẻ ngượng ngùng như có điều gì không phải đối với người ở lại, đứng im lặng một chốc rồi nói:
- Chúc các đồng chí ở lại chiến thắng!...
Tiếng gà đã rộn lên ở một thôn xóm gần đâu đây. Sao Bắc Đẩu đã xoay ngang lên phía trên bờ sông Sài Gồn. Trời sắp sáng. Họ chào nhau và bắt tay nhau một lần cuối cùng.
Người ta chỉ cho Nghĩa hầm ông Thêm ở phía cuối đơn vị. Trên đường đi đến đó, gặp hầm nào, gặp bất cứ người nào, anh cũng nói oang oang:
- Dậy, dậy đi mà chuẩn bị chống càn! Thằng Tám Hàn chạy vào bót Bà Bếp đầu hàng địch rồi.
Anh vừa đi vừa loan tin như vậy cho nên khi đến trước hầm ông Thêm thì người cũng đã kéo đến đông nghịt. Họ đứng chung quanh nghe anh báo cáo với ông Thêm về mệnh lệnh của ông Ba Kiên. Có người đã biết Tám Hàn cũng có người mới nghe nói đến hắn ta chứ chưa hề gặp mặt. Còn anh em lính mới bổ sung thì hoàn toàn ngơ ngác. Họ cũng chưa hiểu đầu đuôi ra sao, nhưng cứ nhìn vẻ mặt của những người chung quanh, nghe tiếng nói nghiêm trang của Nghĩa, thấy ông Thêm vội vàng cho liên lạc đi gọi đơn vị tập trung ngay giữa nửa đêm thì họ biết là một chuyện rất quan trọng đang xảy ra. Thắng là người được ông Thêm giao cho đi triệu tập đơn vị họp. Mặc dầu anh cũng vừa mới mắt nhắm mắt mở nghe được những điều của Nghĩa truyền đạt lại cho ông Thêm, nhưng tới chỗ nào, anh cũng tỏ ra mình là người biết trước cái tin quan trọng này.
- Thắng! Hượm đã nào? Nói nghe rõ thêm một chút: Thằng Tám Hàn nào đầu hàng?
- Thôi nhanh lên! Thăng Tám Hàn phó chính ủy phân khu chứ còn thằng Tám Hàn nào nữa? Lên ngay họp bây giờ còn chuẩn bị cho kịp!
- Chuẩn bị gì hả mày?
- Thôi không hỏi nữa. Chuẩn bị mà chống càn chứ còn chuẩn bị gì?
- Thắng cũng không biết nội dung họp bàn vấn đề gì nhưng anh cũng cứ nói đại đi như thế để tỏ ra rằng ta đây biết rất nhiều chuyện quan trọng.
Trong khi những người cán bộ lâu nãm tỏ ra lo âu, thì Thắng, một tân binh vừa mới bổ sung về đơn vị, chưa biết hết cái tầm quan trọng của việc Tám Hàn đầu hàng, lại bị kích động bởi một sự tò mò, tỏ ra hứng thú phần nào giống như một đứa trẻ thích thú khi nhìn một cơn lụt tràn đến. Đứa trẻ nhìn cánh đồng trắng mênh mông trước một sự đổi khác đột ngột. Nó không cần biết rồi ra con lũ sẽ đưa tai hại gì đến cho mùa màng sắp tối. Nó ôm những bè chuối bơi giữa tiếng la hét hoảng hốt của bô mẹ nó, và nó quay lại nhìn, cười toe toét.
Trong lúc ông Thêm, Canh và Nam đang hội ý phân công kẻ ở người đi, đang rối lên vì những kế hoạch này nọ, thì Thắng đi triệu tập đơn vị xong, về ngồi bên cạnh một nhân viên của trung đoàn bộ, nói liến thoắng:
- Thôi, thế là mai các cậu sang sông rồi. Bọn mình ở lại chắc là choảng nhau dữ lắm đây!
- Ai nói với câu là chúng tớ sang sông?
- Thì lệnh của ông Ba Kiên mới xuống đấy còn ai nữa?
- Chỉ nói phét! Thôi đi, ông nhóc con ơi, mới lên làm liên lạc mấy bữa mà đã nói năng như ông tướng không bằng!
Cậu nhân viên trung đoàn bộ ngồi bên cạnh Thắng nói như vậy. Cậu ta vốn là chiến sĩ làm công việc in báo ở trong ban tuyên huấn trung đoàn. Những chiến dịch trước đây cậu ta vẫn mang theo hòn đá in, vì vậy người ta vẫn gọi cậu là ông Tuyên “đá”. Tuyên “đá” có nhiệm vụ in báo và nhiều khi còn viết tin cho ông Thêm nữa.
Tuyên “đá” còn một tên nữa là Tuyên “truyền thống”, vì luôn luôn, trong túi dết của cậu ta có cuốn sổ ghi chép truyền thống của trung đoàn do ông Thêm chủ biên và giao cho cậu ta giữ. Lần này đi chiến dịch, ông Thêm sợ mang theo sẽ thất lạc, nên gửi cuốn sổ lại ở hậu cứ. Việc in báo cũng không tiến hành được. Đáng lẽ thì Tuyên “đá” đã phải ở nhà rồi, nhưng không biết nghĩ sao, khi ra đi, thấy Tuyên “đá” nài nỉ mải thì ông Thêm thay đổi ý kiến và biên chế cậu ta vào bộ phận tiền phương của ban chính trị. Ông giao cho Tuyên mang theo một cuốn sổ giấy trắng và làm nhiệm vụ phóng viên, ghi chép những thành tích đơn vị, những gương chiến đấu xuất sắc của cá nhân, đợi đến khi về hậu cứ thì sẽ in một cuốn sách nói vế chiến dịch.
Thực ra khi nghe nói đến việc phải chia làm hai bộ phận, một bộ phận ỏ lại và một bộ phận rút vể hậu cứ, thì Tuyên “đá” cũng nghĩ nhất định lần này anh sẽ ở trong số những người ra đi. Nhưng vì tự ái với Thắng, anh đã cãi lại. Thắng với anh thì cùng một lứa tuổi với nhau, mà so với anh, Thắng lại là lính mới. Từ hôm vể làm liên lạc cho ông Thêm, theo anh, Thắng có vẻ làm bộ ta đây. Lần này, được ở lại trong khi những người khác phải sang sông, hắn có vẻ phấn khởi lắm. Trước đây cũng có cậu liên lạc ở tuyên huấn, cùng nhập ngũ một ngày, cùng một chỗ với Tuyên “đá”. Chỉ vì được bổ sung về đơn vị chiến đấu mà cách hai tháng sau, Tuyên “đá” gặp nó, nó đã phụ trách trung đội trưởng. Nó gặp Tuyên “đá”, vẫn thăm hỏi vồn vã, nhưng Tuyên “đá tránh mặt, vì anh cảm thấy cậu ta ăn nói có vẻ trịch thượng hơn trước.
Tuyên “đá” cho rằng thằng Thắng rồi củng vậy mà thôi. Nghĩ đến người, rồi anh lại nghĩ đến mình. Tuyên “đá" thấy ngán ngẩm cái công tác của anh lắm. Đã nhiều lần anh cố xin với ông Thêm cho xuống đơn vị chiến đấu, nhưng lần nào ông Thêm cũng lại kể chuyện của ông làm công tác tuyên; huấn như thế nào cho anh nghe, ông lại nói đến tầm quan trọng của công tác này: “Cậu phải biết yêu nghề nghiệp của cậu. Muốn vậy, cậu phải nhìn cho thấy hết cái tầm quan trọng của nó. Không có những người công tác ở cơ quan như chúng ta thì làm sao mà đơn vị nâng cao chất lượng tác chiến được? Cậu là đảng viên...”. Ông ta còn nói bao nhiêu chuyện khác nữa mà Tuyên “đá” nghe lâu phát ngán.
Có một lần, anh nói với ông: “Tôi đồng ý với những ý kiến của thủ trưởng, nhưng tôi nghĩ cái gì cũng phải cho công bằng. Nhiệm vụ này tôi làm một thời gian rồi thì phải có người khác thay cho tôi”. Lần đó, ông Thêm im lặng. Và hình như, theo Tuyên “đá” biết, thì trong khi đi đơn vị, ông Thêm vẫn đang cố ý tìm kiếm một người có trình độ văn hóa để thay thế cậu ta. Nhưng tìm cho ra một người có văn hóa, phải có tí chút máu mê văn nghệ, lại đồng ý làm cái công tác mang hòn đá li-tô đi theo chiến dịch không phải là chuyện dễ.
Lâu lâu sau, Tuyên “đá” lại nhắc lại chuyện này một lần nữa, thì ông Thêm không thuyết lý anh như trước nữa, mà nói rất thật tình: “Mi cũng phải thông cảm với tau một chút với chứ? Mi phải để từ từ tau kiếm được người. Mi lo chuyện riêng phần mi, còn tau thì phải lo công tác chung của cả trung đoàn.
Từ đó Tuyên “đá” không nhắc gì thêm về chuyện này nữa. Anh thấy thương ông Thêm và thấy rằng nếu mình không làm được cho đến nơi đến chốn tức là không biết tự
trọng. Dẫu vậy, cỗ ý nghĩ được đi xuống đơn vị chiến đấu tin nung nấu trong lòng anh...
Anh em tập hợp lên đầy đủ sau vài phút thì ban chỉ huy cũng vừa hội ý xong. Nam và Canh lên trung doàn họp, còn ông Thêm ở lại điều khiển cuộc họp ở nhà.
Tất cả anh em nhóm lại chung quanh hầm ông Thêm, dưới một gốc dừa. Họ cởi dép, trải ni lông ngồi dài trên bò rạch, trong nhũng lùm cây. Trên mặt đường và cả trên nhũng cành cảy xòa ra trên một nước.
Ông Thêm kể lại chuyện Tám Hàn đầu hàng, ông không quên nói rõ Tám Hàn tuy là một phó chính uý, nhưng vì không kiên định lập trường, không tự đấu tranh nổi trong một lúc, nên đã trở thành tên phản bội. Ông còn nói rằng: Chính nhũng lúc khó khăn như thế này mới là lúc thử thách quan trọng. Ai vững vàng, ai nghiêng ngả, lúc này sẽ bộc lộ rõ ràng. Và tiếp đó, ông lại nói đến truyền thống trung đoàn. Đơn vị đã được tặng bốn chữ vàng: Trung Dũng Kiên Cường...
Suýt nữa thì ông sa lầy, may sao lúc đó, Nghĩa, trước khi ra về. nhắc lại chỉ thị của ông Ba Kiên:
- Thủ trưởng bảo sau đây cho anh em tập trung ngay ở ngoài bờ sông và cử một người phụ trách chung cho cả hai bộ phận.
Ông Thêm nhìn đồng hồ rồi nói:
- Tôi biết ở đây nhiều anh em muốn được ở lại chiến đấu, nhưng trong tình hình này, cấp trên yêu cầu chúng ta không nên ở lại nhiều, địa hình hẹp, mà số người nhiều, tổ chức cồng kềnh sẽ ảnh hưởng đến chiến đấu. Vì vậy, tôi đề nghị: Ai đã được phân công sang sông thì chuẩn bị đi ngay, còn những người ở lại thì không bắt buộc, ai thấy mình không đủ sức chịu đựng nổi những thử thách ác liệt thì cứ việc xin đi!
Ông rút cuốn sổ, soi đèn pin nhìn một lần nữa rồi chỉ tay về hai phía phải và trái:
- Bên trái tôi là những người chuẩn bị ra đi, bên phải tôi là những người ở lại. Tôi đọc danh sách từng người và các đồng chí vào vị trí của mình.
Trong khi ông Thêm bắt đầu đọc danh sách thì Thắng bấm vào đùi Tuyên “đá”:
- Ngồi dịch ra ngoài mà chuẩn bị sang bên đó đi! Còn gì nữa mà chờ với đợi?
Ông Thêm đọc hết cả danh sách người ở và người đi, xong tắt đèn pin, hỏi:
- Các đồng chí xem còn sót ai nữa không?
- Hết rồi đó!
- Còn đồng chí nào chưa về đúng vị trí?
Thắng huých vào vai Tuyên “đá”:
- Đi đi!
Tuyên “đá” đứng dậy:
- Báo cáo thủ trưởng...
- Khoan đã, ai muốn có ý kiến gì thì nói sau. Yêu cầu các đồng chí trước hết đứng vào hàng đã!
Tuyên “đá” đi ra. Hai người nữa từ lúc nãy đến giờ cũng ngồi tại chỗ đi theo Tuyên.
Ồng Thêm lại hỏi:
- Có đồng chí nào thấy mình không thể ở lại được cũng cứ nói thật. Cuộc chiến đấu sắp tới sẽ ác liệt. Những người ở lại nhất định yêu cầu phải có một tinh thần xung phong và sẵn sàng hy sinh cho nhiệm vụ. Chúng tôi không bắt buộc mọi người đều phải ở lại.
Có một chiến sĩ chần chừ một lúc rồi đứng dậy. Cậu ta nói là bị đau ngực. Trong hàng có tiếng cười. Nhưng ông Thêm đã cắt ngang ý kiến trình bày con cà con kê:
- Được rồi, sang bên trái. Còn ai nữa không?
Tất cả im lặng.
Đến lượt những người ra đi trình bày. Ông Thêm chỉ cho giơ tay xin ở lại chứ không được nói dài dòng. Tuyên “đá” đứng dậy đầu tiên trong tiếng cười rộn lên ở phía bên phải:
- Cậu không mang theo đá thì lấy gì mà chiến đấu?...
Hai người nữa, rồi đến người thứ tư.
Ông Thêm ra hiệu tất cả ngồi xuống:
- Theo chỉ thị của thủ trưởng trung đoàn thì các đồng chí phải rút về phía sau, vì các đồng chí đều là những người có công tác chuyên môn cả. Sau này trung đoàn sẽ rất cần đến các đồng chí. Chúng tôi hoan nghênh tinh thần xung phong của tất cả các đồng chí nhưng tôi đề nghị các đồng chí chấp hành mệnh lệnh của trung đoàn, về chuẩn bị đồ đạc, mười phút nữa có mặt tại đây.
Ông Thêm gọi một cán bộ trung đội lên giao cho phụ trách đoàn ra đi. Ông tự quyết định cho mình ở lại, vì theo ý kiến ông Ba Kiên thì việc ông phụ trách đoàn ra đi chỉ là việc có thể mà thôi, chứ không bắt buộc. Cái lý của ông là: ông cần có mặt trong những lúc xảy ra sự kiện quan trọng nhất của trung đoàn. Ông đã từng theo dõi lịch sử trung đoàn bao nhiêu năm nay, ông đã và đang viết cuốn sử của trung đoàn. Những ngày sắp tối có thể sẽ là những ngày rất quan trọng, nó đánh dấu một bước ngoặt, một cái mốc lớn trong quá trình lớn lên của một trung đoàn, ông không thể nào vắng mặt được...
Trong lúc ông đang mải mê với cái ý nghĩ đó, thì bỗng có một người tiến đến bên ông:
- Đề nghị thủ trưởng cho tôi ở lại!
Ông nhận ra Tuyên và thốt lên:
- Cái thằng!...
- Tôi xin bảo đảm với thủ trưởng là tôi sẽ chiến đấu thật tốt, và nếu cần, tôi sẽ ghi chép những thành tích mà thủ trưởng giao cho thật đến nơi đến chốn, sắp tới, nhất định trung đoàn sẽ xuất hiện nhiều gương chiến đấu rất anh dũng không có ai làm việc này thì thiệt thòi quá...
Tuyên bắt chước cách nói của ông Thêm và anh mỉm cười trong bóng tối.
- Cái thằng!... Ông Thêm cũng cười thành tiếng.
Tuyên “đá” biết ông sắp đồng ý, tán dữ:
- Tôi biết sở dĩ thủ trưởng phải ở lại đấy cũng là vì muốn ghi chép thành tích cho trung đoàn. Nhất định tôi ở lại, tôi sẽ giúp ích được nhiều cho thủ trưởng...
- Ông “nhóc” ơi, bây giờ tôi mới thấy ông nói tới việc viết thành tích quan trọng như vậy. Nhưng mà thôi được, về hầm đi, không được khoe lung tung. Nhớ đấy! Hễ có một người nữa lên xin là tôi không cho cậu ở lại nữa đâu, nghe!
- Báo cáo rõ!
Tuyên “đá” chạy xô đến véo vào má Thắng đang ngồi trước hầm, rồi cúi xuống, ghé vào sát tai cậu ta, thì thầm chế giễu:
- Thôi, chúc cậu ở lại mạnh khỏe nhé! Mình phải về hầm ngủ một giấc để mai còn tham gia chống càn.
Thắng đang ngồi nghĩ miên man về những sự việc có thể xảy ra trong ngày mai, thấy Tuyên “đá” nói vậy thì giật mình quay lại:
- Này đi đâu? Ngủ thế nào, còn họp bàn triển khai công tác chiến đấu ngày mai nữa cơ mà!
Tuyên “đá” đã chạy về hầm đánh một giấc ngon lành cho đến khi người ta đến gọi dậy đi họp.
Còn bốn tiếng đồng hồ nữa để cho ông Ba Kiên suy nghĩ và quyết định bao nhiêu là việc! Vậy mà việc gì người ta cũng chạy đến hỏi ông:
- Báo cáo thủ trưởng, có phải sửa lại hầm hố để ở đây ngày mai nữa không?
- Báo cáo thủ trưởng còn một ngày mai nữa là hết gạo!
- Báo cáo thủ trưởng, bây giờ ra bờ sông thì liên lạc với ai và ở bên nào?
... Báo cáo thủ trưởng...
Nhưng còn bao nhiêu việc lớn hơn những việc như thế: phải liên lạc ngay với cán bộ địa phương, phải đặt lại trạm hên lạc hậu cần chứ không phải chỉ là gạo cho ngày mai. Để phục vụ cho chiến địch, trước đây, hậu cần Miền đã vận chuyển xuống chiến trưồng này môt khối lượng đạn được, vũ khí, để rải rác ỏ nhiều nơi, các đầu mối này Tám Hàn đều có thể nắm được. Ít nhất là phải đi chuyển kịp thời một số để cố thể đự trữ cho chiến đấu. Những cơ sở, những cán bộ địa phương, những con đường hành quân, những bến tiếp vận trên sông, tất cả sẽ không còn như ngày xưa nữa.
Ngày đầu Tết Mậu Thân, tất cả mọi việc này hầu như công khai. Đân công mang đạn được, vũ khí đi theo đường số một xuống chiến trường chính giữa ban ngày. Chiều đến, cáng thương và xuồng máy chở thương binh đầy nghẹt các bến. Ở nhiều đồn bốt, tụi địch bỏ chạy tan rã, hoặc nằm im. Bây giờ tất cả đã khác. Chúng nó nống ra đóng lại trên các trục đường, chiếm lại những vị trí đã mất. Tình thế đã khác trước.
Mặc dầu ông Ba Kiên không biết rõ chủ trương mới của trên như thế nào, nhưng ông cảm thấy cách hoạt động ở vùng ven này không thể giữ mãi như cũ nữa. Ông đã thoáng cảm thấy điều đó ngay sau trận Cầu sắt. Và ông cứ ân hận mãi về những tổn thất của tiểu đoàn 7, về cái chết của tiểu đoàn trưởng Thực và chính trị viên phó Thận. Ông tự cho là mình có một phần trách nhiệm trong sự việc này. Việc Tám Hàn đầu hàng lúc đầu có làm ông choáng váng một chút, nhưng sau đó ông lại tư bảo: chuyên đó là thường, nếu Tám Hàn không đầu hàng thì trong tình thế này sẽ có những đứa khác đầu hàng. Và rõ ràng ở các đơn vị, các địa phương khác cũng đã có những cán bộ khá quan trọng chạy theo địch. Chuyện Tám Hàn đầu hàng chí đặt ra thêm cho ông Ba Kiên những suy nghĩ mới của một người cán bộ láo thành.
Ông Ba Kiên vốn là một người rất thích sống cởi mở, yêu ghét rõ ràng, nghĩ sao nói vậy. Mỗi khi nói điều gì, phải đẩy đủ mặt này mặt nó, cân nhắc chi li là một điều ông không thích. Ông cho đó là công việc của các cán bộ chính trị. Chính vì cái tính đó mà nhiều lần cáp trên đã phê bình ông là không thận trọng. Đó là câu chuyện ngày xưa. Hồi ấy ông là cán bộ trung đội. được bình bầu đi đự đại hội chiến sĩ thi đua toàn quân. Khi kể thành tích với một phóng viên đến gặp, ông nói:
- Sau trận ấy nghĩ gì à? Còn gì nữa mà nghĩ? Sợ bỏ mẹ! Đêm về nằm nghĩ rùng mình...
Lần đó ông bị phê bình, suýt nữa thì mất chiến sĩ thi đua. Nhưng sao lại phê bình? Sợ thì phải nói là sợ chứ? Ông vẫn giữ ý kiến đó rất lâu. Sau này, càng lên cương vị cao, càng ngày ông càng thấy ra: Đúng là có những lúc, có những sự thật nói ra không có lợi. Nhưng cũng không phải vì thế mà lúc nào cũng phải giữ kẽ với cấp đưới. Chính lúc này đây, mọi người đều đứng trước cái sông và cái chết, và nhìn tháng vào nó mà hành động. Thái độ của mỗi người phải thật rõ ràng. Những lúc như thế này, ông chủ trựơng: Mọi việc đều phải nói thẳng, nói hết, không giấu, trên, không giấu đưới. Thắng thì phải nói thắng, thua thì phải nói thua. Làm nhiệm vụ có thể hy sinh thì cũng phải nội cho người nhận mệnh lệnh biết rõ. Chỉ khi nào thật tự giác tự nguyện thì mới giao.
Đã đến lúc trung đoàn phải độc lập tác chiến. Và rồi đây ông hình dung ra những trận chiến đấu, từng cá nhân cũng sệ độc lập tác chiến. Phải nhanh chóng thay đổi mọi cách suy nghĩ. Ông Ba Kiên cả quyết cho hết trung đoàn bộ về phía sau. Ông cả quyết tinh lọc các chiến sĩ còn lại. Chính vì vậy mà ông đã chỉ thị cho ông Thêm: Ai không hoàn toàn tự nguyện thì cho hết về phía sau. Hình thái của cuộc chiến đấu có một cái gì rất mới. Chưa bao giờ một đơn vị chủ lực lại đứng chân lại ở một vùng ven đô như thế này. Trong thòi kỳ đánh Mỹ, việc này lại là một việc càng khó khăn hơn gấp bội. Lúc đầu, ông còn tin là đứng chân ở đây để chờ một cơ hội lại tiến vào Sài Gòn, nhưng càng về sau thì ông không nghi đến điểu đó nữa. Vậy thì tại sao trung đoàn ông vẫn còn phải đứng chân ở đây làm gì? Ông tự đặt câu hỏi và tự trả lời. Đây là một thế bố trí chiên lược trung đoàn mình đang gánh chịu một mũi kiềm chế, hay nói khác đi, là uy hϊếp địch ngay sát ven đô.
Trước đây một vài tuần, anh em trung đoàn vẫn nghĩ rằng hoặc là trung đoàn mình sẽ đánh vào Sài Gòn, hoặc là sẽ rút ra. Cả hai giả thiết đó đều làm cho người ta cảm thấy thoải mái. Nhưng bây giờ có một giả thiết thứ ba. Điều này có lẽ chỉ mới có ông Ba Kiên nghĩ tới và may ra trước đây Tám Hàn cũng đã nghĩ tới. Và có thể nghĩ đến giả thiết này mà Tám Hàn đã đầu hàng chăng?
Phải nói thật với anh em bằng cách nào đây? Hồi chín năm, trung đoàn ông - tức trung đoàn 16 bây giờ cũng đã là một trung đoàn từng luồn lách trong lòng địch, chịu đựng những cuộc càn quét liên miên, thu hút địch cho các đơn vị chủ lực khác có điều kiện tập trung mở những chiên địch lớn. Làm thay đổi cán cân lực lượng trên toàn bộ chiến hường. Trung đoàn đã có lúc phải chịu đựng những tổn thất, những hy sinh khá lớn. Nhưng so với bây giờ thì chắc chắn là chưa thấm vào đâu. Điều này ông cũng phái làm sao nói cho cán bộ, chiến sĩ biết trước...
Trong cuộc họp chớp nhoáng này, việc trước hết của ông Ba Kiên là nắm lại quân số, vũ khí. Trừ những người ra đi, trung đoàn còn lại tất cả hai mươi người. Ông chia làm ba đội, giao cho Nam, Nghĩa, Canh, mỗi người phụ trách một đội. Số đạn được còn lại, cộng với số anh em ra đi giao cho, có thể chiến đấu trông vài trận. Sau khi làm xong công việc đó, ông Ba Kiên mở bản đồ, soi đèn pin, khoanh ba khu vực giao cho ba đội phụ trách. Ông quy định chỗ gặp nhau hàng ngày: địa điểm chính và địa điểm dự bị. Đang họp nửa chừng thì ông Thêm đến. Ông Ba Kiên ngừng lại, nhìn ông Thêm:
- Sao? Ông không đi với bộ đội à?
- Báo cáo, tôi đã giao cho một cậu cán bộ trung đội phụ trách.
- Thôi... Nhưng mà ông đến đây càng tốt.
Ông Ba Kiên nói vậy rồi đứng đậy, kéo ông Thêm ra một chỗ. Hai người nói với nhau chuyện gì một lúc thì thấy ông Thêm có vẻ vui vẻ và ra đi vội vàng. Ông Ba Kiên về lại chỗ cũ, cuốn một điếu thuốc, trầm ngâm. Ông Thêm tỏ ý hoàn toàn đồng tình với đề nghị của ông. Vì vậy, khi nghe ông giao nhiệm vụ, ông Thêm không có ý kiến gì và sốt sắng đi ngay.
Sau trận cầu sắt, rồi tiếp đến tin phó chính ủy Cường hy sinh, ông Ba Kiên bỗng nghĩ đến ông Dũng, chính ủy cũ của trung đoàn vừa đi khỏi đơn vị ít lâu. Ông bỗng nảy ra ý kiến xin phân khu cho ông Dũng quay trở lại. Giữa lúc tình hình đơn vị đang rối bời lên như thế này, có được ông Dũng bên cạnh, thì ông Ba Kiên thật là yên tâm. Ông Thêm phải về phân khu nói rõ tình hình của trung đoàn hiện này, mặt khác gặp riêng ông Dũng thì may ra có được.
Từ trận càn Thanh Hương nổi tiếng của trung đoàn, ông Dũng đã cùng chiến đấu với ông Ba Kiên trông một tổ ba người. Sự trưởng thành của hai ông đã gắn liền với lịch sử của trung đoàn 16.
Và cứ như vậy, hai ông sóng đôi nhau, khi tách ra khi lại cùng về ở chung trong một đơn vị, phục vụ trong trung đoàn cho mãi đến bây giờ. Ông Dũng lên chính trị viên đại đội thì ông Ba Kiên lên đại đội trưởng. Ông Dũng lên chính trị viên tiểu đoàn thì ông Ba Kiên lên tiểu đoàn trưởng. Sau đó, một ông về tham mưu, một ông về chính trị. Rồi một ông chính uỷ, một ông trung đoàn trưởng. Hai ông cứ như vậy đi với nhau suốt chặng đường lịch sử dài như hình với bóng.
Hai ông bổ sung cho nhau, giúp đỡ nhau. Nói đến thành tích ông Dũng, không thể không nói đến ông Ba Kiên. Mặt khác, nói đến thành tích ông Ba Kiên cũng không thể không nói đến ông Dũng. Nếu như ông Ba Kiên dũng cảm, xông xáo, cởi mở, chan hòa, chí tình chí nghĩa với anh em đồng đội, thì ông Dũng kiên định, chín chắn, có một tình thương yêu chiến sĩ kín đáo, sâu lắng, có đôi lúc giống như lạnh lùng, có một sự dũng cảm được cân nhắc thận trọng...
ông Dũng làm việc cần cù, không biết mệt mỏi, đến nỗi anh em trông ban chính trị nói: “Ông Dũng ông ấy làm việc quên cả đi đái, đến khi đi đái quên cả cài cúc quần.”...
ông Dũng rất thương cán bộ. Trường hợp ông ta giúp đỡ đìu dắt cậu Tư làm ông Ba Kiên nhớ mãi. ông Ba Kiên đã nói với ông Dũng về trường hợp này: “Tôi chỉ biết đưa cán bộ đi đánh, còn anh mới là người bồi dưỡng ra cán bộ trung đoàn”.
Trước đây, trông trung đoàn có cậu Tư, một cán bộ đại đội đã lâu, công tác rất tích cực, nhưng vẫn chưa phải là đảng viên. Sở dĩ có chuyện như thế là Tư bị bắt trong một trận càn hồi kháng chiến chống Pháp. Nhờ có một người anh họ trong vùng địch lúc bấy giờ xin cho, nên Tư được địch thả ra và trở về đơn vị. Cơ sở Đảng không xác minh được lý lịch người anh họ cũng như thái độ của Tư trong tù, do đó việc vào Đảng của Tư chưa được xét.
Tư chán nản và muốn xin ra khỏi bộ đội. Mỗi lần tổ Đảng họp. Đang làm việc, anh lại gấp sổ đứng dậy ra ngoài, chắp tay sau lưng, lừng thững đi lại một mình. Ông Dũng rất thông cảm hoàn cảnh của Tư. Ông gọi anh về trung đoàn bộ xếp làm công tác tuyên huấn, và cứ mỗi lần gặp làm việc, lại động viên riêng. Mặc dầu không phải là đảng viên, nhưng để giúp đỡ cho anh công tác, ông Dũng luôn luôn nhắc ban chính trị cho anh được đi dự các lớp tập huấn và các cuộc họp cần thiết cho nghiệp vụ.
Khi xác minh xong được những vấn đề nghi vấn về lý lịch. Tư được cơ sở Đàng đề nghị kết nạp. Thời gian thử thách kéo dài đến bốn năm năm nhưng Tư đã kiên trì phấn đấu và tích cực công tác. Một phần lớn nhờ được ông Dũng luôn khuyến khích. Hôm làm lễ kết nạp, Tư nói:
- Không có anh Dũng thì hôm nay tôi đã không được ngồi đây với các đồng chí.
Về sau. Tư chuyển sang cán bộ quân sự theo đề nghị của ông Dũng. Và anh đã trở thành một cán bộ chỉ huy rất xuất sắc. Khi Tư bị thương, mất sức chiến đấu, phải về phía sau, ban chỉ huy trung đoàn rất tiếc. Cho đến nay, thỉnh thoảng Tư vẫn gửi thư về trung đoàn, và thư nào cũng nhắc đến ông Dũng.
Đối với trung đoàn, ông Dũng đã có công đào tạo nên bao nhiêu lớp cán bộ. Ông Ba Kiên cảm thấy như là vì sự nghiệp chung của đơn vị, ông Dũng đã quên cả mình đi. Ấy là cái hổi ông được phong anh hùng. Thực ra thành tích ông Dũng cũng không kém gì mấy, nhưng khi phát biểu để chọn lựa chiến sĩ thi đua trong một cuộc hội nghị, ông Dũng đã nói:
- Tôi đề nghị bầu đồng chí Kiên, vì thành tích của đồng chí đó gắn liền với thành tích của trung đoàn, thành tích đồng chí đó mới tiêu biểu cho những chiến công của trung đoàn.
Khi ông Ba Kiên được tuyên dương anh hùng, tình bạn giữa hai ông càng thêm thắm thiết. Ông Dũng không hề tỏ ra một chút gì suy bì, tị nạnh, mặc đầu thành tích của ông không phải ít. Ông Ba Kiên có cảm giác như ông Dũng đã đem thành tích của mình góp hết cho ông Ba Kiên, để rồi cả hai người cùng vui mừng khi ông Ba Kiên nhận được cái danh hiệu Anh hùng quang vinh mà nhân dân đã trao cho. Vì vậy, trong những lần báo cáo thành tích của mình, ông Ba Kiên luôn luôn nhắc đến ông Dũng.
Sau đợt một, trung đoàn rút về hậu cứ, ông Dũng xuống thăm. Biết ông Ba Kiên buồn vì cán bộ và chiến sĩ trung đoàn thương vong nhiều, ông Dũng đến mắc võng nằm cùng hầm với ông mà tâm sự suốt đêm. Hai ông cùng nhắc lại với nhau những trận càn địch hậu năm 50. 51. có lúc đại đội chì còn lại bốn, năm người, nhắc lại những ngày đói và sốt rét ỏ chiến khu Dương Hòa. mỗi buổi sáng thức dậy lại thấy khiêng đi một người chết. Rồi những ngày hai ông mang ba lô đuổi giặc không kịp đừng lại ăn cơm suốt hàng ngàn ki- lô-mét trên chiến trường Trung Lào. Những chặng đường chiến đấu và tình bạn thuở cả hai người còn là chiến sĩ. Chuyện cũ như có sức mạnh làm cho ông Ba Kiên cảm thấy trẻ lại, vui lên. Ông nói với ông Dũng:
- Bây giờ anh lại về trung đoàn cùng tôi thì hay biêt bao nhiêu!
Ông Dũng:
- Tôi cũng đang nghĩ như anh.
Hôm ra đi đầu đợt hai, ông Ba Kiên đã toan đề nghị với phân khu ý kiến này, nhưng sau đó ông thấy có lẽ cái ý kiến này không hợp lý. Vì, có một phần nào đó nó xuất phát từ tinh cảm riêng tư giữa hai người. Đến hôm nay. ông bỗng nhớ lại. Tự nhiên ông thấy số phận của ông, của ông Dũng và cả trung đoàn này có cái gì gắn bó với nhau, không thể tách ra được. Vậy là ông quyết định đề nghị xin ông Dũng trở về.
Khi ông Ba Kiên quy định xong vị trí cho từng đội thì Canh, Nam, và Nghĩa đều hỏi:
- Vậy sở chỉ huy ở đâu?
- Không có sở chỉ huy nào cả!
- Nhưng tôi nghĩ cũng phải làm cách nào để tổ chức chỉ huy chứ? - Canh nói.
- Tôi sẽ ở đội đồng chí Nghĩa. Chúng ta sẽ gặp nhau hàng ngày ở địa điểm liên lạc. Bây giờ tôi cần một cậu liên lạc biên chế thêm vào đội của đồng chí Nghĩa, các đồng chí thấy có đồng chí nào làm được việc này không?
- Thằng Thắng được đó, Nam nhỉ? - Canh nói vậy và nhìn Nam.
Ông Ba Kiên gấp tấm bản đồ bỏ vào xà cột:
- Các đồng chí ngồi xuống đi! - Ông nói vậy, vì từ nãy đến giờ Nghĩa vẫn cúi lom khom bên cạnh ông.
Cuốn xong điếu thuốc, ông nói tiếp:
- Tôi cũng như các đồng chí, hiện nay chưa hiểu nhiệm vụ của trung đoàn sắp tới sẽ làm gì nữa? Nhưng có điều chắc chắn là chúng ta đang đứng ở vùng ven và sẽ còn đứng ở vùng ven này cho đến khi có lệnh mới. Theo tôi, trong tình hình các đơn vị đã rút. lực lượng của chúng ta không còn bao nhiêu, muốn đảm bảo được nhiệm vụ, thì chúng ta phai phân tán và tập trung linh hoạt nhưng cơ bản là phân tán, độc lập tác chiến. Có thể có những trận đánh chỉ có một người hoặc hai người, sắp tới, chúng ta sẽ hoạt động trong điều kiện vô cùng thiếu thốn, gian khổ và ác liệt. Mỗi một người đều phải có trách nhiệm chính trị với chính mình và có trách nhiệm với danh dự của trung đoàn ta. Các đồng chí phải nói rõ sự thật đó với tất cả anh em, nhất là những anh em mới: Cứ nói với họ là ở chung quanh ta không còn đơn vị nào khác, trên đang giao cho ta một nhiệm vụ rất nặng nề. Có thể, theo tôi, đây là một sự tín nhiệm của cấp trên đôì với trung đoàn ta. Điều này chúng ta cũng cần nói cho anh em biết để chúng ta thêm tự hào chớ không phải lo sợ. Tôi thay mặt trung đoàn. chính thức giao nhiệm vụ cho các đồng chí từ nay sẽ là ban chỉ huy của các bộ phận tiền phương này. Nếu tôi có việc gì thì đồng chí Canh thay, nếu đồng chí Canh có việc gì thì đồng chí Nghĩa thay. Nếu đồng chí Nghĩa có việc gì thì đồng chí Nam thay. Và cứ như thế. chúng ta thề quyết đứng vững trên vùng đất ven này cho đến người cuối cùng, các đồng chí có đồng ý như vậy không? Tất cả ba người đều đứng dậy:
-Đồng ý!
Ông Ba Kiên nắm tay từng người một thật chặt, điều mà từ trước đến nay ông chưa làm bao giờ. Cái sự kiện này được coi như một buổi ăn thề.
Họ chia tay nhau ra về vội vàng. Còn bao nhiêu việc phải làm. Họ vừa đi vừa nhìn chân trời phía trước, cái chân trời đang chờ họ để sáng lên.
Tiễn đưa Nam. Canh và Nghĩa đi xong rồi. ông Ba Kiên lại nhìn đồng hồ và ngồi chờ làm việc với cán bộ địa phương. Trông khi đó, các chiến sĩ chuẩn bị bồng, súng để di chuyển về địa điểm mới. Theo lệnh của ông Ba Kiên. Nam và Canh điều về cho tổ của Nghĩa hai chiến sĩ: Thắng và Tuyên “đá” Thắng kiêm luôn nhiệm vụ liên lạc cho ông Ba Kiên vì ông cùng ở trong tổ của Nghĩa. Còn Tuyên “đá” thì ông Thêm có ý định đưa về đây để đồng thời theo dõi viết lại thành tích trung đoàn trong cái bước ngoặt lịch sử quan trọng này.
Gần sáng, ông Ba Kiên mới làm việc xong. Thắng đi theo đoàn hành quân lên, ngồi chờ bên cạnh ông một lúc, rồi ngủ quên từ lúc nào không biết. Ông Ba Kiên đánh thức cậu ta dậy:
- Cậu tên là gì?
- Thắng ạ!
- Đánh nhau trận nào chưa?
- Cháu đánh một trận rồi.
- Ở đâu?
- Ở trên bờ sông.
- Thắng kể lại chuyện anh đánh chiếc “trực thăng” trên bờ sông Sài Gòn cách đây mấy hôm. Ông Ba Kiên nghe xong cười. Và hai người chuẩn bị ra đi. Thắng vừa đi được mấy bước thì ông Ba Kiên lại hỏi:
- Cậu
- Rồi ạ.
- Khóa chốt an toàn chưa?
- Rồi ạ.
- Vậy thì trong khi đi, tay phải luôn luôn để bên chốt an toàn, súng phải cầm như thê này để luôn luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu...
Ông Ba Kiên cầm lấy khẩu súng làm động tác mẫu, rồi trả lại cho Thắng.
- Từ hôm nay cậu sẽ đi liên lạc cho tớ. Muốn làm được liên lạc, phải có kỹ thuật. Chúng ta bắt đầu tập làm quen với công tác liên lạc từ hôm nay. Cậu đi trước và hãy theo vết chân của các đồng chí đã đi mà tìm vể địa điểm xem có được không?
Vừa đi, ông Ba Kiên vừa chỉ cho Thắng những dấu vết: gợn nước đυ.c mà người đi trước vừa mới lội qua một con rạch, dấu chân ướt của họ trên một chiếc cầu... Thực ra ông Ba Kiên định chọn một chiến sĩ bảo vệ. Ông không gọi họ bằng cần vụ, vì theo ông, chữ đó nghe nó thế nào ấy. Không những ông không muốn gọi chiến sĩ đó là cần vụ, mà thực chất tính chất công tác mà ông giao cho họ trong khi đi với ông cũng không có nghĩa như vậy. Không bao giờ ông giao cho họ những công việc có tính chất giúp đỡ cho riêng ông: như mang vác đồ đạc, giặt giũ quần áo, v.v. Việc chủ yếu của chiến sĩ đi theo với ông là làm liên lạc, bảo vệ cho ông và khi hành quân đến một địa điểm mới thì cùng với ông đào một cái hầm.
Trước đây, ông cũng có một chiến sĩ công vụ, nhưng vì đơn vị thiếu quân số, cho nên, kết hợp với nguyện vọng của đồng chí đó, ông đã cho cậu ta đi cách đây hơn một tháng.
Từ đó, mỗi khi đi đâu ông lại lấy liên lạc hoặc trinh sát của trung đoàn. Lần này, ông chưa nói ra, nhưng ông có ý định chọn một chiến sĩ bảo vệ. Nếu như Thắng sẽ làm vừa lòng ông, cũng như ông sẽ làm vừa lòng câu ta, thì lúc đó ông sẽ tuyên bố cái quyết định này. Ông không muốn ép buộc người khác, nên khi chọn một chiến sĩ bảo vệ rất khó. ít chiến sĩ thích làm việc này và ông cũng cho như thế là hợp lý. Chỉ có những chiến sĩ sau khi sống gần ông, mến ông, mỗi tự nguyện cùng đi với ông mà thôi. Nhưng hầu hết những chiến sĩ đã cùng đi với ông trong một thời gian thì sau đó đều không muốn xa ông nữa...
Ngay từ phút đầu Thắng đã thấy cái công tác này có lẽ hấp dẫn. Cậu ta hành quân đến địa điểm, gặp Tuyên “đá”. Tuyên “đá” hỏi:
- Sao bảo cậu lên trung đoàn bộ với thủ trưởng?
Thắng chỉ ông Ba Kiên lúc đó đang đứng nói chuyện với Nghĩa:
- Thủ trưởng kia kìa!
Tuyên “đá” giơ ngón tay trỏ ngoác ngoắc trước mũi, rồi siật hai cánh mũi, chớp mắt lia lịa:
- Hì hì... được làm công vụ thủ trưởng, sướиɠ nhất đời nhá.
Thắng đỏ mặt và quay đi. Chỉ trước đó mấy phút, anh cứng bao nhiêu thì bây giờ anh lại nghĩ: “Có lẽ nhận làm nhiệm vụ này là sai lầm chăng?”.
Đơn vị đi về phía sau mãi gần sáng mới ra đến bờ sông. Họ bắt buộc phải bơi qua quăng sông chỉ cách bốt địch có năm trăm mét. Ông Thêm giao cho cậu trung đội trưởng phụ trách hành quân bơi qua sông trước, còn ông ở lại bên này để trông chừng. Họ bơi qua từng tếp ba người, nhìn chừng nhau, hết tốp này đến tấp khác, xuống bến.
Ông Thêm đứng trên bờ đếm từng tốp một. Cho đến hết tốp thứ bảy thì ông thở phào nhẹ nhõm và đi xuống bờ sông, đặt cái bồng, đẩy ra. Ông bơi thật bình tĩnh, nhìn vào cái chấm sáng bằng hạt gạo ở bên kia bờ. Đó là ánh sáng phát ra từ cái đèn pin của cậu Sơn trung đội trưởng, mà ông đã cho sang trước. Pha đèn pin bịt kín bằng giấy đen, chỉ trừ một lỗ nhỏ vừa đủ soi ánh sáng xuống đất cho người bơi giữa sông nhìn thấy. Ông Thêm bơi ra đến giữa sông thì ánh đèn tắt. Chờ một phút, rồi một phút nữa, vẫn không thấy Sơn bấm lại đèn pin. Tốp đi trước ông đã vào đến gần bờ.
Bỗng ông nghe có tiếng động cơ ở phía bên phải: Ca nô. Ông ước lượng cự ly. Phải đến bốn chục mét nữa. Một luồng ánh sáng tự nhiên chói rực, quét ngang mặt sông. Lúc đó ông Thêm bỗng cảm thấy mình chậm chạp lạ thường. Ông cố rướn chân đạp, nhưng nước sông cứ như bị cản lại. Càng cố gắng, ông càng cảm thấy mình bơi chậm hơn. Chiếc ca nô càng chạy gần đến nơi, tiếng động cơ càng lẫn đi trong tiếng sóng rào rào. Ánh đèn pha tắt rồi lại sáng, sáng rồi lại tắt, cứ như thế quét đi quét lại trên mặt nước, giống như đùa giỡn với người đang bơi. Có lúc ông đã tính thả trôi. Biết đâu tụi ngồi trên xuồng lại không nghĩ rằng cái vật đang trôi bập bềnh trên sông này là một cụm bèo hay là một vật gì khác. Nhưng rồi ông lại nhớ là mình đang bơi chỉ cách cái bốt nó có năm trăm mét, và nước đang chảy xuôi về phía đó...
Chiếc ca nô đến rất gần tung bọt trắng xóa mà vẫn chưa bắn. Chúng nó định bắt sống mình? ông Thêm nghĩ vậy, và ráng bơi nhanh vào bờ. Nếu quả như thế thì thật là hay.
Còn vài ba sải tay nữa. Không cần giữ bí mật, ông Thêm đẩy cái bồng thật mạnh về phía trước và lao vào bờ.
Cũng vừa lúc đó thì chiếc ca nô vòng trở lại. Ông nắm được cành cây rì rì xòa ra trên bến và chồm vào bờ. Một bàn tay nắm lấy ông lôi lên. Lúc đó chiếc ca nô đã chạy sát vào cụm rì rì, nhưng nó vẫn không bắn. Sơn vừa đưa tay dìu ông vừa quay mũi súng vào chiếc xuồng nhưng ông kịp thời cản lai. Lên bờ rồi, mình chủ động hơn nó. Ông nép vào sau lùm cây đề phòng chúng nó rọi đèn pha, nhìn ra. Chiếc ca nô chạy chậm lại gần như tắt máy. Một giọng nói ngái ngủ, rè rè của một người thức đêm quá nhiều, thốt lên:
- Lần sau các anh đi cẩn thận, gặp tụi nó vầy là chết hết đó nghen! Đi mau mau ra khỏi khu vực này đi. Mai ở đây có càn lớn. Có người các anh vào đầu hàng đó.
Tiếng ca nô lại nổ máy và ánh đèn pha lại quét sáng rực trên mặt sông. Ông Thêm mệt quá, toan nằm xuống, nhưng Sơn đã kéo ông dậy:
- Ta đi thôi anh, gần sáng rồi!
Họ băng qua bãi sình, người đằng sau nhìn chừng cái bóng mũ người trước. Lúc đầu họ còn dò dẫm tìm các mô đất ở dưới chân để bước, nhưng sau dần, họ cứ bước ào, đang trên khô bỗng hẫng một cái, bước xuống vùng sình sâu ngang bụng. Ngã xong họ lại đứng dậy chạy, chạy sao cho bịp cái bóng mũ tai bèo nhấp nhô đằng trước. Trời vẫn tối nhờ nhờ, thỉnh thoảng, từ xa, một cái pháo dù bắn vọt lên, người đằng sau lại phải vội vàng tranh thủ cái ánh sáng phút chốc ấy để bám sát sau lưng người đi trước. Mỗi chốc lại truyền xuống:
- Truyền sau bám sát, ai không bám sát bỏ!
Ai không bám sát thì bị bỏ, mà bị bỏ lại ở giữa cái cánh đồng sình mênh mông này thì thật là đáng sợ, bốn chung quanh đều là địch. Hầu hết tân binh lần đầu tiên xuống đồng bằng, nào ai đã biết nước cái như thế nào. Cứ vậy, các chiến sĩ ngã rồi lại chạy, chạy theo bám vào cái bóng đen trước mặt. Đi suốt hai tiếng đồng hồ vẫn chưa ra khỏi bãi sình thì trời đã sáng. Đơn vị tạt vào một bờ đất có cây lúp xúp, tản ra và nghỉ lại. Các chiến sĩ ngụy trang những cái hầm cũ có lẽ là của một đơn vị nào đó đào từ hồi hành quân xuấng giữa Tết Mậu Thân. Ông Thêm đi một vòng, dặn cậu Sơn những điều cần thiết trong việc trú quân, rồi trở về hầm, cứ để nguyên bùn đất như vậy, nằm vật lên trên sình mà ngủ...
Nhưng rồi chỉ một lát sau, người ta đã làm ông phải tỉnh dậy. Mấy cậu tân binh ngồi chụm đầu bên hầm đang cãi nhau một chuyện gì đó. Ông giụi mắt và nghe tiếng máy bay. Rồi từng tràng bom giội xuống nghe rùng rùng.
- Tớ bảo là nó đánh bên bờ sông, chỗ mình vừa đi qua khi đêm.
- Xà, theo tớ thì nó đánh vào chỗ ỏ của tụi mình hôm qua.
- À, nó đánh cả hai nơi. Kia kìa, hai đυ.n khói...
Ông Thêm nhổm dậy, nhìn về phía những đυ.n khói bom đang đùn lên xám ngoét. Tiếng bom phải cách đến hàng chục ki-lô-mét. Ông mở bản đồ trong xà cột, trải ra trưdc mặt, rồi rút cái địa bàn ô thất lưng đặt vào đó lấy hướng. Tiếng bom nổ ở hướng bốt Bà Bếp. Ông lại gấp tấm bản đồ lại và nói một minh:
- Đúng chỗ mình rồi...
Mấy cậu chiến sĩ trẻ trố mát nhìn ông. Một cậu thì thào:
- Tao đã nói mà, đúng là nó đánh vào chỗ phân khu bộ...
Ngớt tiếng bom một lúc thì có tiếng “trực thăng”. Ông Thêm vẫn nhìn về hướng đó không chớp. Đúng là chúng nó càn lớn như anh lính ngụy hồi đêm đã nói với ông. Có tiếng súng con nữa đó, thủ trưởng nghe không?
- ừ, có tiếng súng con...
Ông Thêm nói theo cậu chiến sĩ như một cái máy, ông nghĩ đến ông Ba Kiên và những anh em ở lại trong vòng càn. Đêm qua, ông định ở lại, nhưng khi lên để dự họp bàn kế họach tốc chiến thì ông Ba Kiên đã gọi ông ra nói riêng:
- Cậu phải về đi. Đây là nhiệm vụ. Cậu cần phải về gặp anh em đang nằm ỏ bệnh viện, động viên họ an tâm điều trị để mau hồi phục trở về đơn vị. Xin tân binh bổ sung. Củng cố lại trụng đoàn. Cậu cũng lên phân khu, đề nghị xin anh Dũng về lại chính ủy trung đoàn. Tình hình này rồi đơn vị sẽ phải liên tục chiến đấu. Có người làm nhiệm vụ ở phía trước cũng phải có người củng cố đơn vị ở phía sau. Số anh em có chuyên môn ở trung đoàn bộ cần phải giữ lại để làm khung, đừng để họ ở đây nữa, thương vong vô ích. Cậu nói với thằng Thị, khi nào có tân binh về, chú ý chọn một số anh em thật khá cho đội trinh sát. Sắp tới, nhiệm vụ trinh sát sẽ rất nặng. Thôi đi đi. Cho mình gửi lời thăm anh em đang nằm ở bệnh viện và cố gắng gặp anh Dũng, nói với anh ấy là vì tình xưa nghĩa cũ, anh cố xin trên về lại đơn vị trong lúc khó khăn này.
Ông Ba Kiên hình như còn muốn nói nữa, nhưng vội quá, ông lại giục Thêm ra đi cho kịp.
Phải chăng ông dự kiến đến việc có thể xảy ra: Nếu như ông có thế nào thì phải có một người có đủ khả năng và bản lĩnh để tiếp tục chèo lái đơn vị trong giai đoạn đầy sóng gió này...
Trung đoàn trải qua bao nhiêu cuộc thăng trầm, hơn hai mươi năm nay rồi. Nó đang sắp bước vào một thời kỳ lịch sử mới. Ông Thêm tin như thế. Cứ mỗi lần thay đổi, nó lại lớn lên. Cũng có những lúc tưởng như nó không cưỡng nổi được nữa nhưng rồi chỉ ít lâu sau.
Ông Thêm nhìn các cậu tân binh và bỗng nhớ đến ngày vỡ mặt trận ở thành phố Huế. Cái ngày ấy ông bỏ nhà ra đi bỏ lại cái thành phố sau lưng ngùn ngụt lửa khói. Cũng từ đó, đến nay hơn hai chục năm rồi, ông biền biệt không còn tin tức gì của gia đình nữa. Ông đã lấy cái trung đoàn này làm một gia đình thứ hai của ông. Nỗi vui buồn của trung đoàn cũng là nỗi vui buồn của ông. Một chiến thắng của trung, đoàn là một niềm vui của ông. Một tổn thất của trung đoàn là một nỗi đau của ông. Những thời kỳ mà trung đoàn phải phân tán đi hoạt động lẻ, ông cảm thấy như đây là một cuộc ly biệt đối với những người thân. Những lần trung đoàn họp mặt đầy đủ sau một chiến dịch, ông coi đây như cuộc đoàn tụ của một đại gia đình. Ông đã từng sống với trung đoàn trong những ngày hoạn nạn, và chứng kiến biết bao thay đổi. Hồi đánh Pháp, ở chiến khu Dương Hòa, ăn sắn ba bốn tháng ròng. Ở hậu địch Bình Trị Thiên, sau những trận càn, có lúc “anh nuôi” đại đội ông tối ngày ngồi ôm một thúng cơm mà khóc vì chẳng còn ai trở về. Ở khu Sáu, ăn lá bép, nhịn đói vẫn phải mở đường đánh địch mà đi. Suốt ngày mấy lần hành quân vượt Trường Sơn. Bộ đội khênh nhau trên cáng mà về đến địa điểm tập kết đúng kỳ hạn, không thiếu một người... Những chuyện như thế được ông nhắc đi nhắc lại không biết bao nhiêu lần trong những ngày “giỗ” trung đoàn. Ông Thêm gọi ngày thành lập trung đoàn là ngày giỗ. Cứ đến ngày đó, dù ai đi đâu về đâu, hễ đã công tác và chiến đấu trong trung đoàn 16 là nhất định được ông Thêm gửi đến một cái giấy mời...
Bây giờ, lại một lớp người nữa qua đi. Trung đoàn lại sắp qua một kỳ thay da đổi thịt. Ông biết chắc chắn rồi đây những lớp mới này sẽ lớn lên, như bao nhiêu lớp cán bộ đã từng lớn lên trong trung đoàn này, nhưng sao cứ mỗi lần như thế, ông vẫn thấy nao nao trong lòng... Những Thực, Thận, những Cường, Thân, những lớp người mới cùng ông lớn lên đó, mới trải qua một thời kỳ sóng gió đó, tưởng như không thể nào chết được: tiếng cười, tiếng nói của họ vẫn văng vẳng bên tai cái dáng dấp đi đứng của họ vẫn phảng phất bên cạnh ông. Bây giờ...
Ông chợt nghĩ đến ông Ba Kiên và những người bây giờ ở bên đó đang cách ông một con sông. Có thể sau này và mãi mãi họ sẽ ở cách ông một con sông như thế trong tưởng tượng. Nhiệm vụ của ông bây giờ là trở về củng cố trung đoàn như ông Ba Kiên đã nói, để nếu như có thế nào... ông ngồi nhẩm tính số người còn lại. Tiểu đoàn 8, ở lại sau đợt một, lúc rút về hậu cứ còn khoảng vài chục người. Số người hiện đang cùng đi với ông cũng ngót nghét vài chục. Số anh em nằm rải rác ở các bệnh viện của phân khu và của Miền, từ trước chiến dịch đến nay, cũng vào khoảng hơn vài trăm. It nhất, trong số đó cũng có một trăm người về được đơn vị. Chắc rồi thế nào sau đợt này, cấp trên cũng bổ sung cho trung đoàn dăm sáu trăm người. Vấn đề quân số không lo lắm, nhưng cái khung cán bộ thì thật là rắc rối. Ông đếm trên đầu ngón tay...
Những lúc gặp khó khăn như thế này, ông Thêm thường hay nghĩ đến truyền thống. Theo ông, truyền thống là một cái gi rất thiêng liêng, có khi rất khó cắt nghĩa. Ví dụ như cái đại đội 2 Anh hùng hiện nay đó, đã có một lần, trong kháng chiến chín năm, sau một trận đánh công kiên tiếp đó là trận chống càn, trở về vỏn vẹn còn có một chiến sĩ. Trung đoàn tập trung xây dựng lại, chỉ ba tháng sau, lại đánh một trận tiêu diệt xuất sắc. Cái truyền thống đó mang phong cách riêng. Đơn vị này thì có cách tiến công ào ạt, đơn vị kia thì đánh đến đâu chắc đến đó. Có điều lạ lùng là những cán bộ được trưởng thành lên trong một đơn vị nào thường thường hay có tác phong chiến đấu giống nhau, y như cùng một khuôn đúc. Ông tin rằng, dẫu có thế nào đi nữa, thì rồi đây, nhân cốt được giữ lại đó, sẽ làm sống lại đơn vị, sẽ đưa nó lên một thời kỳ rực rõ chưa từng thấy. Chính trong kháng chiến chín năm, vào những ngày cuối cùng, sau những trận chống càn ác liệt ở hậu địch, trung đoàn hầu như mất sức chiến đấu, vậy mà chỉ sau một mùa huấn luyện nó đã tr ở thành một đơn vị tình nguyện sang Lào, đủ sức vượt Trường Sơn, hành quân hàng ngàn ki-lô-mét, đuổi giặc suất từ Trung Lào xuống đến Hạ Lào, tiêu diệt hàng ngàn sinh lực địch, mở ra một mặt trận quan trọng phối hợp với chiến dịch Điện Biên lịch sử. Nghĩ như vậy và ông bỗng thấy yên tâm. Rồi tụi cán bộ mới chúng nó sẽ đảm đương cái trách nhiệm nặng nề này. Ông nghĩ đến tụi thằng Lâu, thằng Thị. Hồi năm 54, ông Ba Kiên cũng như chúng nó bây giờ...
Cả ngày, đơn vị lại ăn gạo rang và uống nước lã múc từ dưới mương lên. Bên kia sông tiếng súng và tiếng bom vẫn nổ rền không ngớt.
Sáu giờ rưỡi chiều, khi đơn vị chuẩn bị hành quân, ông Thêm mở đài BBC. Ông bỗng nghe một giọng nói quen quen. Ông nhận ra giọng nói thằng Tám Hàn.
- Thằng phản bội! Ông quát lên giận dữ và suýt nữa thì đánh rơi cái đài bán dẫn xuống đất. Máu trong người ông như sôi lên.
Ông bàng hoàng rồi ông căm giận. Nhưng rồi ông bình tĩnh lại...
Rõ ràng thằng Tám Hàn là một con người bằng xương bằng thịt. Rõ ràng nó đã từng là phó chính ủy phân khu. Nó cũng đã từng nói những điều mà ông đã nói với các chiến sĩ của ông. Mới hôm nào đó, đối với ông, nó còn là đồng chí, đồng đội. Nó cũng đã đi theo cách mạng hai mươi năm nay! Chắc chắn nó cũng đã có những lúc vào sinh ra tử. Chẳng lẽ bọn CIA lại cài được một tên gián điệp như thế vào Đảng ta từ hai chục năm nay? Chẳng lẽ một tên điệp đã ngoi lên được một địa vị như thế mà trong phút chốc, bọn chủ nó lại chịu bỏ mất, cho nó xuất đầu lộ diện mà không đổi lại được một hành động phá hoại cách mạng nào đáng kể?
Không. Công bằng mà nói, thằng Tám Hàn đã có một thời kỳ đi theo cách mạng, đã có những cống hiến và rõ ràng Đảng đã giao cho nó một cương vị. Vây thì tại sao, đùng một cái, nó quay ngoắt một trăm tám mươi độ? Và ngay sau khi đầu hàng, thì sự phản bội và tội ác theo ngay sát gót chân của nó?
Đó là điều mà ông Thêm cần phân tách, cần phải rút ra một bài học cho cán bộ, chiến sĩ trong trung đoàn. Ông là càn bộ tuyên huấn. Việc Tám Hàn đầu hàng không thể bỏ qua không nói cho cán bộ, chiến sĩ trong trung đoàn nghe. Đây là một cuộc thử thách, một sự sàng lọc nghiêm khắc.
Trong lò lửa chiến đấu này, vàng thau sẽ được phân biệt.
Việc Tám Hàn không chịu đựng nổi sự ác liệt mà rời bỏ hàng ngũ như một tấm gương cho mọi người một lần nữa tự soi vào mình, chuẩn bị cho mình đầy đủ tinh thần, ý chí cách mạng vượt qua những thử thách mói. Tám Hàn mặc dầu ở cương vị một phó chính ủy phân khu, đã có nhiều năm công tác, nhưng hắn ta vẫn chưa dứt khoát được chỗ đứng, khi cần đến sự hy sinh cao nhất cho sự nghiệp cách mạng, hắn ta đã dao động. Người ta nói: Tám Hàn đầu hàng vì dao động về đường lối. Họ dẫn chứng là khi ông Năm Truyện còn sống, trong nhiều cuộc trao đổi ý kiến, chính ông và chính ủy phân khu đã phát hiện ra điều này. Ông Thêm cho đó cũng chỉ là một trong những nguyên nhân. Người ta cũng nói: Tám Hàn vì bất mãn mà đầu hàng. Đó cũng chỉ là một lý do. Cái cốt lõi của vấn dề là: Tám Hàn đã không có một lập trường cách mạng triệt để, săn sàng hy sinh cao nhất cho quyền lợi nhân dân. Hắn đã đi theo Đảng như một phần tử cơ hội, mang theo những động cơ cá nhân. Những con người như thế, không chóng thì chầy, sẽ bị sa thải.
Ở cuộc thử thách chưa đủ độ, thì vàng thau vẫn còn lẫn lộn. Vấn đề quan trọng là cuộc thử thách này đây. Ai là người thật sự cách mạng? Ai là kẻ cơ hội? Ngọn lửa của cuộc chiến đấu đang sàng lọc. Điều đó ông phải nói với bộ đội. Ông phải vạch mặt thực chất thằng Tám Hàn.
Thằng Tám Hàn đã từ bỏ con đường cách mạng. Điều đó càng làm cho chúng ta cứng rắn thêm lên, vững vàng thêm lên, tự hào thêm lên. Chúng ta là vàng, vàng đã được thử lửa.
Còn thằng Tám Hàn, mặc dầu mới hôm nào đó, nó còn được cấp trên giao cho một cương vị, nay lộ mặt phản bội. Nó đang gây tội ác và sẽ càng ngày càng lún sâu vào vũng bùn của tội ác. Phải nói với tất cả mọi người điều này...
Ý nghĩ đó làm cho ông Thêm nóng bừng bừng, hai tai đỏ rực.
Cuộc hành quân sắp bắt đầu thì ông Thêm ra lệnh dừng lại. Gần hai chục chiến sĩ quây chung quanh mô đất. Ông nói, giọng vẫn còn run lên vì chưa hết cơn giận:
- Tổ chức hành quân thì đồng chí Sơn đã phổ biến hết. Tôi chỉ nhắc thêm một điều: Nếu không may chúng ta sa vào ổ phục kích, thì tất cả mọi người phải chiến đấu đến viên đạn cuối cùng. Không để mình lọt vào tay giặc. Nếu không may có đồng chí nào bị thương, bị giặc bắt, thì phải giữ vững khí tiết, nhất định không khai báo một lời, giữ vững truyền thống của trung đoàn. Các đồng chí hãy nhớ rằng, trung đoàn ta, từ hồi vào Nam cho đến bây giờ, chưa hề có một cán bộ, chiến sĩ nào đi đầu thú, đầu hàng giặc, làm cái chuyện nhục nhã như thằng Tám Hàn. Những lúc khó khăn nhất, các đồng chí hãy nhớ đến truyền thống của trung đoàn, nhớ đến những lời hứa hẹn của chúng ta khi từ hậu phương ra đi...
Nếu như không phải hành quân thì chắc ông Thêm còn nói nhiều nữa.
Đêm ấy, họ lại hành quân suốt một đêm nữa, có những chặng họ phải đi cả bốn năm tiếng đồng hồ liền, không có chỗ đặt bồng nghỉ, vì dưới chân họ chỉ có sình và nước. Đến ngày thứ tư thì đoàn người xơ xác vì đói mệt đó, lên đường 14. Họ tạt vào rừng cao su để đi xuyên về căn cứ. Ở đây cũng vừa mới có một trận càn. Rừng cao su bị đốt cháy, tro than còn nóng hầm hập. Những thân cây khô đen, trơ cành cụt, và thỉnh thoảng từ trên ngọn bốc lên một ngọn lửa đỏ lập loè, nổ lốp bốp và để rơi xuống những mảnh vỏ đỏ rực, tung tàn bụi.
Các chiến sĩ tóc dài đến mang tai, hốc hác, quần áo dính đầy bùn lầy. Bây giờ họ mới nhìn nhau cười.
Họ bắt đầu nói những câu chuyện khôi hài. Người ta dừng lại bên những cây gùi, những cây lá chua, đặt bồng nằm xoài trên những trảng cỏ. Thấy ông Thêm đau, anh em tân binh lại gọi:
- Đi lên đây, thủ trưởng! Thủ trưởng kể chuyện truyền thống trung đoàn cho chúng em nghe đi... này, thủ trưởng lấy một chiếc dép của em mà đi cho đỡ đau chân...
Ông Thêm đi tập tễnh. Đôi dép của ông bị rơi mất trong hôm bơi qua sông Sài Gòn. Lên đến đường 14, ông phải lấy vải quấn chặt vào hai bàn chân để đi cho đỡ đau. Vậy là anh em chiến sĩ, mỗi người nhường cho ông một chiếc dép. Hái được quả gùi chín, họ cũng tìm đến đưa cho ông. Những tân binh vào đơn vị, vừa mới một đợt hành quân, mà sao tác phong của họ lại đã giống y như những chiến sĩ cũ vậy!
Tối ngày thứ bảy thì họ về đến căn cứ trung đoàn cũ.
Những anh em giữ cứ mừng quá, vội vàng, ngay trong đêm, mang bồng ra Thanh An mua rau.
Chuyện đầu tiên họ nói là chuyện thằng Tám Hàn đầu hàng. Họ đưa cho ông xem một tờ truyền đơn in lời kêu gọi của Tám Hàn. Tờ truyền đơn một bên chụp hình hắn ta đang đứng bên cạnh người vợ cũ ở Sài Gòn, một bên là lời kêu gọi của hắn, dưới có chữ ký.
- Nó rải trắng rừng ra đó, thủ trưởng ơi, chúng em tưởng đâu kỳ này...
Sau đó, họ hỏi chuyện những người còn lại dưới đó. Và họ ngồi im lặng, tưởng như còn nghe tiếng súng càn mà ông Thêm đã nghe thấy sáng cái hôm vượt sông Sài Gòn.