Khi ấy là buổi tối, trăng sáng tròn, thằng Cửu đã lên giường nằm ngủ sao bữa ăn thịt nướng ngon lành. Còn mỗi Đán và bà cụ ngồi đối diện nhau trong ảnh lửa nhỏ nghi ngút. Đán nói chuyện thì thầm với bà cụ:
- Cụ này! Khi nào con kiếm đủ tiền, con cho thằng Cửu đi học vật như cha mẹ nó khi xưa ao ước nhé?
- Ờ... Tôi e là khó lắm cậu ạ. Cậu vốn nghèo giống tôi rồi. – Bà cụ đáp nhỏ, vẻ lo lắng.
- Đừng lo cụ ạ! – Đán trấn an bà cụ - Hàng ngày đi bản củi, con kiếm về nhiều tiền lắm! Con hứa một năm nữa, con sẽ kiếm đủ tiền để cho thằng Cửu ăn học!
- Tốt quá cậu ạ! – Bà cụ thốt lên phấn khích – Nhưng mà cậu ơi, nếu cậu hỏi cưới con gái ông thầy Vương làng kia thật thì tôi biết làm sao đây? Nếu cậu sang ở rể thì ai lo cho bà cháu tôi đây! Nhờ có cậu giúp mà mấy tháng nay tôi chưa ốm một trận nào cả!
- Cụ ơi, nếu cụ không chê thì con dọn nhà cho cụ đến ở nhà ông thầy Vương không ạ? – Đán gợi ý cho bà cụ.
- Tùy cậu thôi – Bà cụ bảo – Nhưng tôi lo quá. Cậu đã quên mất ở làng đấy vẫn còn giai cấp địa chủ à? Bà cháu tôi bị chúng nó bắt thì thật đáng tội!
- Vâng cụ ạ! - Đán thở dài – Cô con gái nhà thầy Vương cũng bị lão phú ông làng đấy dọa phải vào làm hầu gái nhà lão!
Nghe đến đây, bà cụ cảm thấy rất bực với chế độ giai cấp địa chủ. Bà lao ra ngoài sân, kêu lên giãy nảy:
- À thế à! Thật là quá quắt, thật là đáng ghét cái bọn hào phú!
- Cụ ơi! Cụ đừng nổi nóng! Xin cụ bình tĩnh! – Đán vội chạy ra sân đỡ bà cụ vào nhà.
Bà cụ khi đã nằm trên chõng tre, nói cho Đán biết hết chuyện của mình:
- Nghe hoàn cảnh cô con gái của thầy Vương làng kia, tôi thật đau xót cho chính tôi. Đán ơi, ngày xưa, khi tôi còn là thiếu nữ, vì chú tôi nợ lão phú ông trong làng chồng chất, không cỏn cách não khác, ông ấy gả tôi cho con trai lão phú ông để trả hết nợ. Tên chồng đó cùng ba bà vợ cả hành hạ tôi tàn nhẫn, tôi muốn trốn đi cũng bị con ả hầu gái phát hiện, rồi tôi bị ba bà cả đánh đến suýt ngất! Khổ quá cậu ơi! Thôi, trời cũng gần tối muộn rồi, cậu chóng về nhà nghỉ ngơi đi để mai còn lên rừng đốn củi.
…
Sáng ngày hôm sau, bà cụ đã lên sông mò tôm bắt tép, còn Đán chuẩn bị đưa thằng Cửu lên rừng dạy nó đi chặt củi. Đán kéo tay thằng Cửu đang mân mê với bộ đồ chơi que bằng gỗ, nói:
- Cửu à! Hôm nay trời đẹp, tau đưa mày lên núi chặt củi ra chợ bán nhé!
Cửu vừa nghe thấy thì khóc nấc lên:
- Ứ không chịu đâu! Cháu muốn ở nhà! Chặt cửi chỉ càng làm cho cháu khổ thêm thôi!
- Không được, nếu cứ như thế mãi, thì sau này mày sẽ biết làm cái gì đây? Nếu hôm nay lên rừng, mày mà chặt được nhiều củi, tau hứa là sẽ làm thịt nướng cho mày ăn! – Đán đáp, rồi anh bế thằng bé đi ra ngoài sân. Cửu nghe thấy Đán nói vậy nên nó nín ngay và chấp nhận theo Đán lên rừng.
Có tiếng gõ cửa, Đán mở cái cửa tre ra, thì ra là bà Vương, vợ ông thầy lang Vương làng kia.
- Thưa bà, bà đến gặp con có chuyện gì ạ, con chuẩn bị lên rừng rồi! – Đán lễ phép hỏi bà Vương.
Bà Vương đáp:
- À, tôi không dám làm phiền cậu, nếu cậu ngại mà chê làng chúng tôi ở là làng thuộc giai cấp địa chủ đáng ghét ấy, thì cậu không cần phải ở rể nhà cúng tôi đâu! Chúng tôi còn phải đi trả nợ lão phú ông trong làng đấy!
- Ồ, cảm ơn lòng hảo tâm của bà! Con chào bà, con lên rừng đây ạ!
Đán định đi, nhưng thấy Cửu không có phản ứng gì, anh nhắc thằng bé:
- Kìa Cửu! Mày chào bà cụ Vương đi! Sao không nói gì thế? Phải biết lễ phép với người nhớn chứ?
- Bà vợ thầy lang vừa béo vừa xấu, cháu chào làm gì ạ? – Cửu thắc mắc.
Đán đành phải nói với thằng bé:
- Cửu à, dù gì thì bà ấy cũng là người đàn bà tử tế và tốt bụng đấy, nếu mà không chào bà ấy thì bà ấy buồn lắm đó. Cũng như là mày cũng chẳng phải là đứa bé ngoan đâu.
Cửu nghe vậy thì xị mặt xuống. Nhưng rồi thằng bé cũng nói:
- Cháu tạm biệt bà Vương ạ!
- Thằng Cửu ngoan quá! – Bà cụ quay lại nói, rồi bóng bà ấy khuất dần. Chờ bóng bà ta biến mất hản, Đán mới đưa thằng Cửu lên rừng chặt củi.
“Thời tiết đẹp thật!” – Cửu thầm nghĩ. Nó khoa chân múa tay khi nhìn thấy chim bay trên trời, vì nó muốn bay giống chúng.
- Cửu ơi! Ngồi yên! Sắp đến rừng rồi! – Đán nhắc nhở lại nó một lần nữa.
(Còn tiếp)