Dưới Vẻ Bề Ngoài

Chương 36: Giãy dụa (2015)

Tiếng bước chân anh lại gần thức tỉnh Liên Kiều từ đoạn ký ức chạy trong đầu. Ánh đèn trên cao chiếu xuống người anh, hắt bóng dáng người cao lớn lên người cô.

Tiếng chuông ở đâu đó vang lên trong đêm tối. Một bàn tay nhẹ nhàng xoa khuôn mặt cô, không che giấu sự ôn nhu, lưu luyến, khiến lòng cô tràn ngập sự tuyệt vọng, đau đớn, đến mức cô nghĩ mình sẽ hất bàn tay ấy ra, hét vào mặt anh: Lệ Liệt Nông, anh mở mắt to ra mà xem em là ai!

Nhưng bàn tay cô lại buông xuống, siết lấy vỏ sôpha.

Giọng anh đầy vui vẻ: "Trước kia, em tìm mọi cách mở cửa phòng học của anh, sau khi mở được cánh cửa, em lại tìm mọi cách để có thể ở lại lâu hơn."

"Tất cả đều còn ở đây mà..." chất giọng đầy mê luyến ấy trở nên buồn rầu: "... mà em lại không."

Xem này, ông Lệ lại phát bệnh thật.

Cũng chỉ khi Lệ Liệt Nông bị bệnh thì ngón tay anh mới dịu dàng như vậy và anh mới nói một hơi nhiều lời như thế. Cho dù đó chỉ là những câu bình thường, giọng anh lại ngọt ngào đến thế.

Qua cơn tuyệt vọng, lòng cô như chết lặng. Tay cô hết nắm chặt rồi lại buông ra, đầu ngón tay tê lạnh. Cô dỏng tai lên, Liên Kiều vẫn còn muốn nghe những lời buồn nôn phát ra từ miệng Lệ Liệt Nông. Tốt nhất là anh có thể kể một chút tư thế trên giường của anh và Hứa Qua. Đến lúc đó, khi mà cô và anh xé rách cái mặt nạ giả dối này, cô có thể dùng những lời anh nói hôm nay để cười nhạo.

Nhưng anh lại không. Sau một khoảng im lặng dài đằng đẵng, anh bế cô lên.

Anh ôm cô, bước trên hành lang dài, mỗi bước chân đều rất cẩn thận, nâng niu, như thể cô là viên trân châu dễ vỡ, mà nếu bị vỡ thì sẽ tan vụn rồi biến vào hư không.

Anh đặt cô nhẹ nhàng lên giường, cúi xuống cởi đôi dép lê khỏi chân cô, vén lại mái tóc dài rồi lại không nặng không nhẹ, ghé môi mình lên môi cô. Tất cả những động tác ấy khiến Liên Kiều không nhịn được mà hoài nghi trong lòng, liệu người đàn ông này rốt cuộc có phải Lệ Liệt Nông hay không?

Màu trắng của áo sơmi, màu đen của quần jean, màu đen của chiếc mũ len che khuất vầng trán cao rộng, bóng dáng ấy đứng giữa quảng trường rộng lớn, xung quanh là những ngôi nhà với kiến trúc cổ kính sẽ khiến mọi thiếu nữ tưởng tượng đây là một vị minh tinh nào đó.

Dù anh chỉ hơn họ vài tuổi nhưng những hành động của anh khiến người ta thấy bản thân mình thật nhỏ bé: Đó là người không do dự vươn thân mình ra che chắn cho người bên cạnh trong lúc nguy hiểm, là người sẽ mỉm cười dịu dàng, vỗ về một đứa bé đang lạc mẹ, là người có tiền hào phóng sẵn sàng ra tay giúp đỡ mọi người khi cần.

"Haha, đừng để bề ngoài của anh ấy lừa gạt." Hứa Qua đã nói với Liên Kiều như vậy. Cô ấy quay người sang chỗ khác, đưa lưng với cô, bàn tay mảnh mai giơ lên cao, khiến ánh nắng nhảy nhót giữa những ngón tay thon dài: "Đó là người lạnh lùng hơn bất kỳ ai, lạnh lùng đến mức đôi khi người ta nghĩ rằng cả người anh ấy không có độ ấm."

Ngày hôm đó, giữa cánh đồng bát ngát, bên cạnh bọn họ còn có vài nữ thành viên tổ chức 1942. Những cô gái ấy mới chỉ khoảng mười lăm, mười sáu tuổi, trong đó cô bé nhỏ nhất tên là Isabel. Isabel là hậu duệ của tộc người Celt, cũng chính là đứa trẻ được người lãnh đạo tiền nhiệm đưa về từ Ireland. Cô nàng lúc nào cũng luôn miệng nói sau này sẽ gả cho nhà lãnh đạo trẻ tuổi nhất của tổ chức, giống như trong bộ phim "Huyền thoại mùa thu", nhân vật của Brad Pitt trong phim cuối cùng đã kết hôn với một cô gái ở Indiana, mà cô gái này cũng tên Isabel.

Lời của Isabel khiến Hứa Qua nở nụ cười, cô ấy hỏi cô bé: "Có muốn biết vị lãnh đạo trẻ tuổi của cô làm gì với vị hôn thê của mình không?"

"Anh ấy á, đã từng đem tôi nhốt vào thuỷ lao 168 giờ đồng hồ, không hơn không kém dù chỉ 1 giây, ai nói cũng không có tác dụng."

Người phản bác lại Hứa Qua là một cô gái khác lớn hơn Isabel một chút, cô ấy vừa gia nhập 1942 năm trước: "Tôi không tin, mẹ tôi bảo ngài Lệ nghe lời cô nhất mà."

Hứa Qua nhướng mày: "Tô cũng cho rằng anh ấy nghe lời tôi nhất."

Trên chiếc xe bán tải chở những cô gái ra khỏi bờ ruộng xóc nảy, Hứa Qua lái xe còn Liên Kiều ngồi ở ghế phụ, những cô gái nhỏ ngồi ở thùng xe không mái phía sau hát những khúc dân ca. Hứa Qua quay sang hỏi Liên Kiều: "Những lời vừa rồi tôi nói khiến cô rất vui đúng không?"

"Cô nói điều ấy có ý gì?" Liên Kiều trau mày hỏi lại.

Hứa Qua không trả lời.

Sau khi tiếng hát phía sau xe dừng lại, Hứa Qua phóng mắt nhìn ra xa, tựa như lầu bầu với chính mình: "So với 168 tiếng đồng hồ kia, điều khiến người ta đau khổ hơn tất cả chính là bị người mình yêu không tin tưởng."

Vài ngày sau, Liên Kiều mới biết thuỷ lao chả có liên quan gì đến nước cả. Cái gọi là thuỷ lao chính là cách căn phòng đó điều khiển nhiệt độ cơ thể người. Bọn họ tính toán phạm vi chịu đựng nhiệt độ của người bên trong là bao nhiêu, rồi tính toán sao cho căn phòng ấy không còn chút độ ấm. Những người từng bị nhốt trong thuỷ lao sau đó kể lại rằng không khí trong ấy lạnh lẽo cực kì, giống như bị đứng ngập eo trong sông băng, lạnh đến mức khớp hàm đều run cầm cập. Đến khi bản thân cho rằng mình không thể trụ nổi nhữa thì họ sẽ được cho một viên chocolate, thế là máu lại tuần hoàn trở lại."

Liên Kiều còn biết thêm rằng Hứa Qua thật sự đã ở trong đó những một tuần, và đó là lệnh trực tiếp của Lệ Liệt Nông.

Nguyên nhân cho hình phạt này chính là vì Hứa Qua đã hành động sơ sẩy, làm một thành viên 1942 mất đi hai chân. Tệ hơn là lúc ấy, Hứa Qua lại đang trong kỳ kinh nguyệt, cô ấy đã xin lùi lại vài ngày nhưng Lệ Liệt Nông đã thẳng tay từ chối.

Khi ấy Liên Kiều không hiểu vì sao bản thân lại đi tìm hiểu chuyện này. Đến khi biết được chân tướng, Liên Kiều phát hiện Hứa Qua đã nói trúng tâm tư của mình: Đúng là trong lòng cô có một chút sung sướиɠ.

Sau đó một thời gian, Liên Kiều thật sự tin lời "Đó là người lạnh lùng hơn bất kì ai khác" của Hứa Qua.

Sự lạnh lẽo của Lệ Liệt Nông có lẽ là bẩm sinh, điều đó hiện rõ ngay cả khi anh ấy mỉm cười với bạn, đôi mắt ấy vẫn như bao phủ một lớp băng. Người trước mặt vừa nhẹ nhàng dán môi lên trán cô thật sự là Lệ Liệt Nông sao?

Nhà lãnh đạo 1942 là người sẽ trao cái ôm đầy sức mạnh cho những binh lính trở về từ chiến trường, là người bắt tay khích lệ một người lớn tuổi sau khi ông ấy thoát khỏi những trận tra tấn, là người sẽ hôn lên mu bàn tay người phụ nữ vừa mất chồng, là người sẽ ôm đứa trẻ đang khóc thút thít vào ngực.

Nhưng tất cả những hành động ấy đều giống như những cử chỉ thường thấy của những vị chính khách, người nổi tiếng khi đến thăm những cơ sở phúc lợi, dưới sự tháp tùng của đội truyền thông. Điều đáng nói ở đây là Lệ Liệt Nông có thể làm mọi thứ vô cùng chân thật, không một chút giả dối.

Như vậy, nụ hôn trán bây giờ là gì? Là áy náy sao? Áy náy vì "Em yêu, anh không nên đối xử với em như vậy, không nên nhốt em vào thuỷ lao một tuần liền vào thời điểm ấy."

Nghe nói Hứa Qua sau khi rời khỏi thuỷ lao đã phải nhập viện ngay lập tức. Khi Lệ Liệt Nông vào viện thăm cô ấy, Hứa Qua đã nói: "Nếu sau này chúng ta không thể có con thì anh cũng đừng trách em."

Một số thành viên 1942 đứng gác ở ngoài còn nghe thấy tiếng khóc phát ra từ trong phòng bệnh, và tiếng vỡ vụn của vật gì đó bị ném xuống sàn.

Giờ thì Hứa Qua đã chết, Lệ Liệt Nông chẳng thể làm gì nữa.

Đôi môi ấy nhẹ nhàng rời khỏi trán cô, rồi tiếng bước chân hướng về phía cửa phòng ngủ, Liên Kiều mở to mắt nhìn cánh cửa đã đóng chặt. Tay cô chạm vào cảm giác mát lạnh trên khoé môi mình, ngón tay cô nhích lên một chút nữa, là nước mắt. Kì lạ thật, cô khóc vì cái gì chứ? Cũng không phải cô bị nhốt vào thuỷ lao, bị nhốt vào đó là Hứa Qua, người nói câu "Nếu sau này chúng ta không thể có con thì anh cũng đừng trách em" cũng là Hứa Qua.

Ngày hôm sau, cô đứng ở cửa nghe Lệ Liệt Nông dùng giọng điệu thường ngày thông báo anh phải đi công tác, mấy ngày nữa mới về.

Khi Lệ Liệt Nông nói với Liên Kiều, cô trộm nhìn khuôn mặt anh và phát hiện biểu cảm lẫn giọng điệu vẫn kiểu đều đều, không chút tình cảm như mọi khi. Cô rối rắm trong lòng bởi vì bản thân đã nhìn thấy một biểu cảm và giọng nói y hệt nhưng trong đôi mắt là cả một bầu trời tình cảm mãnh liệt.

Có khi, Liên Kiều thấy Cao Vân Song và Lệ Liệt Nông mới là một đôi. Bọn họ phối hợp ăn ý, thậm chí chỉ cần một ánh mắt là hiểu nhau.

Khi Lệ Liệt Nông quay sang Cao Vân Song, cô ấy sẽ bước nhanh thêm vài bước rồi hai người đó bắt đầu thấp giọng trao đổi, thời gian nói chuyện thậm chí còn lâu hơn với cô.

Cô nhìn theo bóng dáng Lệ Liệt Nông ngồi lên xe, nhìn đoàn xe nối đuôi nhau rời khỏi gara ngầm. Từ gara ngầm rẽ ra có hai hướng, hướng bên trái chính là ra đường quốc lộ, còn hướng bên phải chính là một con đường chạy ngầm khoảng một dặm, nối tới một khu chung cư khác. Mỗi ngày có rất nhiều xe ôtô lái ra khỏi chung cư đó.

Xe của Lệ Liệt Nông là chiếc xe thuộc dòng phổ biến nhất ở Las Vegas, năm chiếc xe Toyota mới bóng. Nhìn vậy thôi nhưng những chiếc xe đó được cải tiến thành xe chống đạn tương đương với xe tăng.

Dù là đi về nhà hay từ nhà rời đi, xe Lệ Liệt Nông đều luôn đi con đường bên phải cánh cổng. Đằng sau ánh hào quang mà anh đứng chính là vực sâu vạn dặm.

Mỗi lần trong gara không có ai, Liên Kiều sẽ đều lén cầm kính lúp đi kiểm tra những chiếc xe chống đạn ấy xem có bị trầy chỗ sơn nào không. Ví dụ như lần này, từ sáu vết từ lần trước đã tăng lên thành mười ba vết, nhiều hơn gấp đôi. Hơn nữa có một vết cực kì sâu, giống dấu vết của vũ khí nặng.

Nếu hỏi vì sao Liên Kiều biết điều này thì đó là vì ngày xưa, cô đã từng thấy vết tương tự trên xe của Liên Hách.

Lần này trong đoàn tuỳ tùng của Lệ Liệt Nông lại có thêm khuôn mặt mới. Người đàn ông cằm ngắn này thay thế cho anh chàng với đôi mắt to và lông mày rậm lúc trước. Vậy người đàn ông mắt sâu râu rậm kia biến mất đâu rồi? Nếu chưa chết thì có khi anh ta đang hôn mê bất tỉnh trong viện.

Liên Kiều thật sự sợ hãi khi nghĩ một ngày nào đó, Lệ Liệt Nông sẽ giống như anh chàng mắt to mày rậm kia. Cô từng dùng thân phận bà Lệ gây áp lực với anh, giống như những người vợ bình thường khác làm khi chồng đi xa.

"Có một số thứ anh phải tuân thủ." Anh đã nói với cô như vậy.

Những thứ trong miệng Lệ Liệt Nông chính là thiết bị định vị vị trí gắn trên người anh để báo cho những người trong tổ chức. Ngoài đoàn tuỳ tùng thì chỉ có ba người trong 1942 biết, nhưng điều đáng nói ở đây chính là thân phận ba người đó được giữ bí mật, không ai trong họ biết ai.

Sự vô tâm của Lệ Liệt Nông khiến Liên Kiều tức điên lên được, nhưng cô lại không thể làm gì. Giống như bây giờ, cô chỉ có thể nhìn anh rời đi, ngắm anh không rời mắt nhưng chẳng nhận được một cử chỉ hay lời an ủi nào.

Ba chiếc xe Toyota lần lượt biến mất, cô thức tỉnh bản thân, trong lòng âm thầm thề: "Lệ Liệt Nông, anh cứ đợi đấy." Sau mỗi lần cô nói như vậy, lúc nào cô cũng chăm chú nghe từng bản tin trên TV. Liên Kiều cho rằng nếu một ngày Lệ Liệt Nông xảy ra chuyện, cô chỉ có thể biết được qua phóng sự của nhà đài.

Điều khiến người ta không thoải mái chính là người phát ngôn của 1942, đại đa số thời gian anh ta đều như người câm, thi thoảng mới tung ra một cái tin chẳng lợi chẳng hại để đối phó truyền thông.

Có lẽ chính vì như vậy mà những thông tin cụ thể về tổ chức 1942 cũng như người lãnh đạo đều được người ta đồn thổi như thần. Có người nói rằng mỗi khi anh xuất hiện ở trước đám đông đều sẽ đeo mặt nạ, người khác lại nói rằng anh có cả chục vệ sĩ thế thân bên cạnh. Người khác còn nói thực ra trông anh hoàn toàn khác, có khi dáng người còn xồ xề.

Về phỏng đoán Lệ Liệt Nông có người đóng thế khiến nhóm người ủng hộ anh bác bỏ lịch liệt, nguyên nhân là: Trên thế giới này không thể tìm ra một "màu lam Lucifer'" thứ hai. Ngoài ý muốn những người này, câu bác bỏ kia được giới truyền thông cực kỳ yêu thích.

Sau khi Lệ Liệt Nông rời khỏi Las Vegas mười mấy tiếng, phát ngôn viên của 1942 tuyên bố: Nhà lãnh đạo của họ hiện đang ở Slovakia.

Ba tiếng sau, thư ký văn phòng thủ tướng Slovakia phát ra thông cáo: Nhà lãnh đạo 1942 đã chấp nhận lời mời của thủ tướng Slovakia, hai người đi tàu hoả đến Vienna nghe hoà nhạc, trong thời gian di chuyển trên tàu, bọn họ sẽ bàn luận các vấn đề hợp tác trong tương lai.

Sau đoạn tin tức này còn có hai bức ảnh thủ tướng Slovakia cùng đoàn đại biểu ra đón nhà lãnh đạo 1942 ở sân bay. Hai bức ảnh này cũng chính thức xuất hiện trên website chính thức của 1942, như muốn nói: Nhà lãnh đạo của chúng tôi không hề đeo mặt nạ, hơn nữa, dáng người còn rất đẹp.

Thái độ khác thường của 1942 được một số nhà phân tích quốc tế giải thích: "Nhà lãnh đạo trẻ tuổi đang bị sự thị uy của chính phủ Séc dồn ép."

Nếu bạn chưa biết thì Slovakia và Séc được tách ra từ Tiệp Khắc, ở giữa hai nước tồn tại sự nhạy cảm chính trị không hề nhẹ.

*Tiệp Khắc (Czechoslovakia) vào 1/1/1993 đã tách ra thành hai nước riêng là Séc (Czech) và Slovakia.

Cho dù không chụp cận mặt nhưng người ta vẫn rất hứng khởi bàn luận tin tức, vì Lệ Liệt Nông trước giờ chưa từng đăng bất cứ ảnh gì lên mạng. Nhóm fan của anh chỉ bằng một bóng dáng bước xuống máy bay mà kêu gào: Nhìn đi, dáng người "màu lam Lucifer" của chúng ta có thể đánh bại bất kỳ người mẫu nam nào. Lời này có hơi khoa trương, nhưng sau khi người ta phóng to bức ảnh, tư thế bước xuống máy bay của Lệ Liệt Nông hoàn toàn có thể khiến muôn vàn thiếu nữ rung rinh thổn thức.

Chiếc cầu thang được trải thảm đỏ còn anh một thân vest đen, trên cao là bầu trời xanh trong với mây trắng bông bềnh, Lệ Liệt Nông từ tốn bước xuống từ đó.